Tiểu thuyết của Mạc Ngôn nhìn từ lý thuyết liên văn bản - 24

PHỤ LỤC 3

Cao lương đỏ - Tác phẩm đưa tên tuổi Mạc Ngôn vươn tầm thế giới

Cao lương đỏ của nhà văn Mạc Ngôn chỉ sau một năm hoàn thành đã được đạo diễn Trương Nghệ Mưu đưa lên màn ảnh rộng năm 1987, với sự góp mặt của hai diễn viên chính là Củng Lợi và Khương Văn.

Tác phẩm điện ảnh đã gặt hái được nhiều thành tựu ở nước ngoài, góp phần đưa tên tuổi đạo diễn, diễn viên và cả tác giả nguyên tác vươn ra thế giới. Bộ phim đã đoạt vô số giải thưởng cao quý tại các kỳ Liên hoan phim Quốc tế, phải kể đến giải Gấu Vàng – Golden Bear Award – tại Liên hoan phim Quốc tế Berlin 1988, giải Gấu bạc tại Liên hoan phim Montreal 1988, top 10 phim tiếng Trung Quốc hay nhất tại Liên hoan phim HongKong 1989, giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 1994…

Chính Mạc Ngôn từng bày tỏ: Tiểu thuyết tôi viết xong thì chỉ có người trong giới văn quan tâm chứ chẳng ai biết đến. Nhưng sau tết năm đó, có lần giữa đêm đi trên đường cái vẫn còn nghe thấy tiếng nhiều người hát ca khúc trong phim. Gặp được con người như đạo diễn Trương Nghệ Mưu đối với tôi quả thật là một điều vô cùng vinh hạnh!”


Poster phim điện ảnh Cao lương đỏ do Củng Lợi thủ vai chính năm 1987 – Đạo 1


Poster phim điện ảnh Cao lương đỏ do Củng Lợi thủ vai chính năm 1987 – Đạo diễn Trương Nghệ Mưu

Năm 2014, tác phẩm lại một lần nữa được chuyển thể thành phim, lần này là phim truyền hình với độ dài 60 tập, do Trịnh Hiểu Long đạo diễn, Châu Tấn và Chu Á Văn diễn chính. Bộ phim cũng gặt hái được nhiều giải thưởng lớn, đặc biệt là thắng cả ba hạng mục Phim truyền hình xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Hoa Đỉnh 2015.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.


Poster phim truyền hình Cao lương đỏ do Châu Tấn thủ vai chính năm 2014 – Đạo 2

Poster phim truyền hình Cao lương đỏ do Châu Tấn thủ vai chính năm 2014 – Đạo diễn Trịnh Hiểu Long

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí