HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ MINH LONG
CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước
Mã số: 9310202
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS, TS. DƯƠNG TRUNG Ý
HÀ NỘI – 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Lê Minh Long
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU | 1 | |
Chương 1: | TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN | 6 |
1.1 | Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài | 6 |
1.2 | Các công trình nghiên cứu ở trong nước | 12 |
1.3 | Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án tập trung nghiên cứu | 23 |
Chương 2: | NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG | 29 |
2.1 | Khái quát về các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng và xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ở đồng bằng sông Hồng | 29 |
2.2 | Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ - khái niệm, nội dung, phương thức | 47 |
Chương 3: | XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ VÀ CÁC TỈNH UỶ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM | 71 |
3.1 | Thực trạng xây dựng khu vực phòng thủ ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng | 71 |
3.2 | Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ - thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm | 83 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Đồng Bằng Sông Hồng , Sự Lãnh Đạo Của Cấp Ủy Địa Phương Ở Đồng Bằng Sông Hồng Trong Các Lĩnh Vực Của Đời Sống
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Sự Lãnh Đạo Của Đảng, Cấp Ủy, Đảng Bộ Địa Phương Về Xây Dựng, Hoạt Động Khu Vực Phòng Thủ
Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ ĐẾN NĂM 2030 | 122 | |
4.1 | Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng trong xây dựng khu vực phòng thủ | 122 |
4.2 | Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng trong xây dựng khu vực phòng thủ của đến năm 2030 | 133 |
KẾT LUẬN | 172 | |
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN | 174 | |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 175 | |
PHỤ LỤC | 190 |
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
AN | |
Anh ninh chính trị | ANCT |
Bảo vệ Tổ quốc | BVTQ |
Chủ nghĩa xã hội | CNXH |
Dân quân tự vệ | DQTV |
Dự bị động viên | DBĐV |
Đồng bằng sông Hồng | ĐBSH |
Kinh tế | KT |
Khu vực phòng thủ | KVPT |
Hệ thống chính trị | HTCT |
Lực lượng vũ trang | LLVT |
Mặt trận Tổ quốc | MTTQ |
Quân sự | QS |
Quốc phòng | QP |
Trật tự an toàn xã hội | TTATXH |
Xã hội | XH |
Xã hội chủ nghĩa | XHCN |
Văn hóa | VH |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cha ông ta đã tổng kết thành chân lý: Dựng nước phải đi đôi với giữ nước; lo giữ nước từ sớm, từ xa, từ lúc nước chưa nguy; “biên phòng cần có phương lược tốt, giữ nước nên có kế lâu dài”. Tư tưởng “ngụ binh ư nông”; giặc đến nhà đàn bà cũng đánh; mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng, xã, thôn, bản là một pháo đài, làng giữ làng, xã giữ xã, huyện giữ huyện, tỉnh giữ tỉnh, cả nước là một thế trận liên hoàn, vững chắc... đã trở thành tinh hoa, truyền thống, nghệ thuật quân sự độc đáo, cực kỳ quý báu của dân tộc.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, quan điểm bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) từ sớm, từ xa luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam đặt lên hàng đầu, thể hiện ở chủ trương chiến lược về xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ (KVPT) vững chắc. Nghị quyết số 28-NQTW ngày 22/09/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) khẳng định: “khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là bộ phận hợp thành hệ thống phòng thủ chung của quân khu và cả nước, giữ vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[11, tr.3]
Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra cơ hội phát triển chưa từng có nhưng cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp mới, khó lường; những thách thức an ninh phi truyền thống, xung đột sắc tộc, tôn giáo, sự tranh giành ảnh hưởng trên các địa bàn chiến lược, tranh chấp chủ quyền biển đảo, tài nguyên… diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ. Sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của Trung Quốc với sự trở lại của chủ nghĩa dân tộc cực đoan và những toan tính thực dụng, bất
chấp luật pháp quốc tế đang gây ra những điểm nóng trong khu vực, nhất là khu vực biển Đông. Trong nước, các thế lực thù địch đang tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta; không loại trừ chúng có thể tiến hành “cách mạng màu” hoặc can thiệp vũ trang, chiến tranh cục bộ, chiến tranh xâm lược kiểu mới… đối với nước ta.
Các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ; nơi tập trung các trung tâm kinh tế (KT), văn hóa (VH) – xã hội (XH) của cả nước, là địa bàn chiến lược trọng yếu với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không phát triển; dọc bờ biển có nhiều cửa sông lớn, nhỏ; ngoài khơi có nhiều đảo, ngoài giá trị về KT còn là những vị trí tiền tiêu bảo vệ đất nước, là “cửa ngõ”, “phên dậu” bảo vệ thủ đô Hà Nội. Do đó, xây dựng các tỉnh ở ĐBSH thành các KVPT vững chắc có vị trí chiến lược trong thế trận phòng thủ chung của các Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3 và cả nước.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới”, các tỉnh ủy ở ĐBSH đã lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng KVPT, công tác tuyên truyền, giáo dục được đẩy mạnh tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân trong xây dựng KVPT; thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, góp phần quan trọng làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, giữ vững an ninh chính trị (ANCT), trật tự an toàn xã hội (TTATXH), tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH ở địa phương. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của các tỉnh ủy về xây dựng KVPT ở ĐBSH trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế, bất cập, đó là: Năng lực lãnh đạo đối với nhiệm vụ xây dựng KVPT của một số cấp ủy còn hạn chế; nhận thức của một số cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành về nhiệm vụ QP, QS nói
chung, xây dựng KVPT nói riêng còn giản đơn, chưa đầy đủ, việc tuyên truyền, giáo dục về QP - AN chưa được quan tâm đúng mức; việc lãnh đạo kết hợp phát triển KT với QP, AN; QP, AN với KT có nơi còn chưa thực sự được chú trọng; chất lượng, hoạt động của các lực lượng trong KVPT có mặt còn hạn chế; việc xây dựng thế trận còn nhiều khó khăn, bất cập...
Trước yêu cầu của thực tiễn, đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng đối với nhiệm vụ xây dựng KVPT. Đây là vấn đề thực sự cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Do vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo xây dựng KVPT, luận án xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSH trong xây dựng KVPT đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, khái quát kết quả cơ bản của các công trình đó và chỉ ra những nội dung luận án cần nghiên cứu, giải quyết.
- Nghiên cứu, luận giải rõ những vấn đề lý luận về các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo xây dựng KVPT giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng KVPT của các tỉnh ủy ở ĐBSH.
- Dự báo tình hình, xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng trong xây dựng KVPT đến năm 2030.