Bản Sắc Văn Hóa Tày Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Hữu Tiến

44

trở thành công nhân lái xe đất mỏ Thin Tốc. Ở đây, Hoàn đã gặp Hồng, người con gái chạy trốn đám cưới do lời hứa của bố với ông Khan bởi món nợ năm xưa. Bố Hồng vay vàng của Khan để có tiền cưới mẹ, trong khi Hồng lại đem lòng yêu Thang. Và khi Hồng rủ Thang bỏ trốn... Hồng mới hiểu được tình yêu đơn phương của mình. Thang chỉ là gã trai hời hợt, bất tài. Cuộc trốn chạy đưa cô luồn rừng, vượt núi mấy ngày đường đến lưng chừng thung lũng Thin Tốc, cô ngất xỉu vì đói rét ngay trước cửa nhà Nguyệt. Nguyệt đã cưu mang, giới thiệu cô với ông giám đốc Mỏ. Vậy là Hồng trở thành công nhân điều vận... Và Nguyệt, một cô gái nhu mì, giàu lòng vị tha cũng tình cờ gặp Khâu ở Thái Nguyên trên đường từ bến xe về Trường Văn hóa nghệ thuật. Đã ba ngày Nguyệt không mua nổi vé xe về tết. Gặp Khâu, gã lái xe nhanh nhẩu, nhiệt tình mời vô tư. Vậy là Nguyệt được ngồi ca bin cùng Khâu kịp về Cao Bằng ăn tết. Người ta thường nói cánh lái xe rằng “cơm chợ vợ đường”, âu cũng có chút lửa nên mới có khói! Dọc đường, Nguyệt thấy Khâu là người chín chắn, nói chuyện rất có duyên, cô liền có cảm tình. Chuyến đi ấy hai người thuộc về nhau, sau này thành vợ chồng.Với công việc, Khâu là một trưởng ca nghiêm khắc, điềm tĩnh. Nhưng cuộc sống gia đình lại là nỗi ám ảnh với Khâu và Nguyệt. Bốn mươi tuổi đầu mà họ vẫn son rỗi, mặc dù cả hai không ai muốn nói ra. Khâu lao vào công việc để quên đi cái lạnh lẽo cuộc sống, còn Nguyệt thì gửi ước mong được làm mẹ vào những mũi kim đan chiếc mũ len tai mèo xinh xắn của trẻ nhỏ! Buồn chán, Khâu vướng vào cuộc tình với Hạc. Nhưng Hạc lại có quan hệ với cả Khâu và ông Quắn. Khi Hạc cho ông Quắn biết mình có thai, ông ta liền bố trí cho Hạc đi cùng Khâu về Thái Nguyên nhận xe đại tu vì Hạc là cán bộ kĩ thuật. Chuyến đi định mệnh ấy, Khâu rơi vào bẫy tình của Hạc. Bởi vì Hạc không muốn mất ông Quắn – người tình có quyền hành. Mặt khác, Khâu là một người đàn ông mạnh mẽ, là một trưởng ca lại chưa có con. Nhân cơ hội này, Hạc phải ràng buộc Khâu với mình. Hơn tháng sau, Hạc cho biết mình có thai, Khâu mừng lắm và quyết định

45

ly hôn với Nguyệt để lấy Hạc. Đến lúc này, Khâu mới chợt hiểu: Nguyệt là người đàn bà vô sinh! Cuộc đời là cả một nỗi buồn tênh đối với nhân vật này.

Có thể khẳng định: viết về cuộc sống thường ngày, hàng ngày, về những con người nhỏ bé vô danh tưởng như vô nghĩa trong cái đám đông chen chúc, hỗn độn ở vùng làng quê miền núi trong những ngày tháng đổi mới sau chiến tranh, là cả một sự đổi mới mạnh mẽ của ngòi bút Nguyễn Hữu Tiến. Nhìn sâu vào trong cốt truyện của tiểu thuyết “Dòng đời” hay “Hữu hạn”, ta đều thấy là những chuyện đời thường, vặt vãnh không có gì đặc biệt. Chuyện đời trong sáng tác của Nguyễn Hữu Tiến không có nhiều cách biệt với chuyện đời có thật ngổn ngang ngoài xã hội thực. Kể những chuyện vặt vãnh thường ngày, nhà văn muốn làm nổi bật sự lạc điệu, trật khớp đang diễn ra ở các ngóc ngách mỗi nhà, mỗi con người như gợi dậy ở người đọc ấn tượng về sự bất ổn, về những tâm tư, góc khuất trong quan hệ đời sống của con người. Trong những trang văn của Nguyễn Hữu Tiến, từ việc khắc họa chân dung, đời sống của nhân vật Lâm cho tới lớp nhân vật công nhân trong “Hữu hạn” đều nổi bật tấn bi kịch mà mỗi người họ đều mang trong mình. Những tấn bi kịch ấy khắc khoải trong lòng họ với những khúc đoạn không rõ ràng, những chênh vênh không giống nhau. Mỗi số phận có những mất mát, buồn đau riêng như cuộc sống chẳng bao giờ hết sự ngẫu nhiên và chẳng ngẫu nhiên nào giống hệt ngẫu nhiên nào.

Cuộc đời không có gì là chắc chắn, không có gì là toàn vẹn, cũng chẳng có gì là vững bền. Cuộc đời là bao nhiêu cái bấp bênh, lạc điệu và bất ổn. Cuộc đời của Lâm, của On trong “Dòng đời” hay cuộc đời của Hoàn, của Hồng, của Thang, Nguyệt, Khâu, Hạc trong “Hữu hạn”... cho thấy thân phận của con người trong xã hội xô bồ thật bèo bọt và mong manh. Họ luôn có một nội tâm rất phong phú, giàu suy nghĩ, cảm xúc, luôn có sự trăn trở và ý thức cố gắng vươn lên tìm đến ánh sáng của tự do, của hạnh phúc nhưng không may họ lại rơi vào những tình huống bi kịch. Bởi vậy, cuộc đời họ gặp nhiều

46

biến cố với những bi kịch trong số phận cứ dai dẳng giằng xé tâm hồn mỗi con người.

2.3. Bản sắc văn hóa Tày trong tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến

2.3.1. Văn hóa lễ hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Có một đặc điểm chung trong dòng văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng là các tác giả luôn ý thức và cố gắng tái hiện một cách khéo léo văn hóa của tộc người Tày, Nùng. Ví như, trong các tiểu thuyết của cố nhà văn Vi Hồng, rất nhiều khúc hát Lượn ngọt ngào được đặt trong những khung cảnh và môi trường diễn xướng quen thuộc như: chợ phiên, lễ tết, hát trên nương rẫy... Ở hầu hết các tác phẩm, như một tình yêu cố hữu, sâu thẳm, những khúc hát Lượn dễ thương ấy cứ tự nhiên đi vào những trang văn của Vi Hồng mộc mạc, giản dị như nó vốn có. Từ “Núi cỏ yêu thương” (1984), “Thung lũng đá rơi) (1985), đến “Tháng năm biết nói” (1993)...ca từ hát Lượn xuất hiện rất nhiều. Khác với Vi Hồng, ở trong những trang văn của Cao Duy Sơn dấu hiệu của bản sắc văn hóa dân tộc được tác giả thể hiện ngay từ bút pháp xây dựng nhân vật với hình tượng con người lao động miền núi cao lớn, mạnh mẽ, khỏe khoắn được thể hiện một cách cụ thể, sinh động, tinh tế cho đến việc sử dụng giọng văn, ngôn ngữ... Ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh văn hoá lễ hội Cao Bằng trong các tiểu thuyết của Ma Trường Nguyên với các lễ hội, phong tục, tập quán đều được tái hiện một cách sinh động và chân thực. Đó là lễ hội đón nàng Trăng, lễ hội Lồng Tồng, hội giã cốm trong những đêm trăng giữa nam nữ các bản làng...

Và Hữu Tiến, người con của Cao Bằng cũng luôn chú ý thể hiện những nét bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Tày nói riêng và của các dân tộc thiểu số miền núi Việt Bắc nói chung trong từng tác phẩm của mình. Trong văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, các chi tiết đời sống đều mang trong nó một ý nghĩa văn hóa nào đó. Miêu tả chân thực, sinh động các phong tục tập quán, những làn điệu dân ca và những nghi lễ dân gian truyền thống chính là miêu tả điệu hồn riêng của các dân tộc thiểu số. Nguyễn Hữu

Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến - 7

47

Tiến đã khéo léo lồng vào trong câu chuyện kể của mình những yếu tố văn hoá đặc sắc của quê hương như hoạt động văn hoá lễ hội. Lễ hội là hình thức văn hóa truyền thống có quy mô lớn nhất, đồng thời là nơi thể hiện rõ nét nhất những đặc trưng văn hóa của dân tộc đó. Khác với lễ hội cồng chiêng của người Tây Nguyên, quê hương Việt Bắc nổi tiếng là miền đất của nhiều lễ hội dân gian mang màu sắc riêng độc đáo như hội “tung còn”, hội “thi cấy”, hội “lồng tồng” (xuống đồng vào dịp đầu xuân năm mới)... Nguyễn Hữu Tiến miêu tả lễ hội như một cách tái hiện đời sống văn hóa của người Tày bằng chính câu chuyện của các nhân vật. Trong “Dòng đời”, chỉ bằng một thủ pháp nghệ thuật tả kể, qua hình ảnh đi chơi hội của đôi trai gái Lâm và On tác giả đã gián tiếp giới thiệu về lễ hội Nà Nâm hết sức sinh động. “Nà Nâm là vùng đất trũng của Quảng Trù, ba mặt núi, một mặt sông. Bản làng bám vào chân núi, mặt hướng ra sông. Đất ở đây bằng phẳng, mầu mỡ. Ruộng hai vụ, nhà nào thóc cũng đầy bồ không lo thiếu đói. Ở giữa đám ruộng trồi lên một gò đất bằng bẳng. Trên gò đất có một ngôi đền cổ được che bởi tán lá xum xuê của cây đa cổ thụ mọc trước cửa đền. Người ta đồn rằng ngôi đền này lập lên để thờ một ông quan thời phong kiến đã có công đánh giặc giữ yên bờ cõi... Hàng năm vào khoảng trung tuần tháng giêng, dân quanh vùng kéo đến đây mở hội... Hội Nà Nâm là hội lớn của Quảng Trù.”[24, tr. 48]. Trong lễ hội, nam nữ thanh niên thi nhau trổ tài ném quả còn qua cái vòng nhỏ trên cây tre trồng giữa ruộng để lĩnh thưởng... Một bên nam, một bên nữ, người bên này tung, người phía bên kia đón. Quả ngũ sắc cứ chao qua chao lại trong không gian... Hội chỉ diễn ra trong một ngày nhưng đã để lại biết bao nỗi nhớ nhung trong lòng các chàng trai, cô gái ở bản gần, bản xa”. Tất cả những lễ hội này đều thể hiện quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo vốn được lưu truyền từ xa xưa của người Tày. Nguyễn Hữu Tiến đã chú ý vừa giới thiệu về vùng đất Nà Nâm vừa đan xen để nói về lễ hội của vùng. Tung còn – một trò chơi đặc sắc thu hút các nam nữ thanh niên nhiều nhất. Trong tung còn, có hai hình thức tung: tung giải trí (nhặt được quả còn nào cũng tung) và tung có chủ ý - người

48

tung phải chọn còn phù hợp rồi mới tung, lúc này, quả còn mang thông điệp của tình yêu, mỗi đường còn họ tung cho nhau là ngôn ngữ tỏ tình thể hiện khát vọng yêu đương, hạnh phúc nên duyên vợ chồng. “Lâm và On không rời nhau nửa bước. Cả hai cùng rạng ngời trong biển người ngày hội...” [24,tr.49]. “Hai người đi đến đâu cũng được mọi người mời hát lượn, tung còn...” [24,tr.50] Lâm đứng vào cạnh mấy chàng trai, cầm quả còn quay mấy vòng tròn rồi thả tay. Quả còn vút lên không trung bay về hướng On đang đón đợi. On kiễng chân, xòe tay đón lấy quả còn thật êm nhẹ trong sự trầm trồ thán phục của nhiều người. Rồi On lại quay quả còn tung trả cho Lâm. Quả còn cứ bay đi bay lại gữa hai người mà không hề rơi xuống đất...” [24, tr.50, 51] Loòng ngất nghểu hơi men, nó cũng ngước mắt nhìn lên và “Loòng móc trong túi ra một quả còn. Nó ném đi và cố tình nhằm trúng ngực On. On bất ngờ bởi quả còn lạ. Cô cúi xuống nhặt còn ném ra xa.Loòng sán đến gần - Cô em nỡ ném cục tình của anh đi sao?”[24, tr. 51].

Chỉ bằng một đoạn văn ngắn nhưng trong “Dòng đời”, người đọc có thể cảm nhận rõ không gian lễ hội của người Tày, của những trò chơi dân gian mang đậm chất Việt Bắc, một không gian đầy sắc xuân của núi rừng. Dù trong những năm tháng đầy gian khổ, song đồng bào Tày vẫn luôn bảo lưu, gìn giữ những nghi lễ truyền thống của dân tộc mình.

2.3.2. Văn hoá nhà sàn, văn hoá chợ

Trong xã hội truyền thống, tộc người Tày thường cư trú ở vùng núi thấp, thung lũng sâu và có độ ẩm cao. Họ thường sống trong những ngôi nhà sàn được dựng lên từ nguồn vật liệu sẵn có trong vùng. Loại hình nhà ở này nằm trong một văn hóa kiến trúc bền vững, bộc lộ nhiều mặt ưu việt, hòa hợp với yếu tố vùng miền và tâm lý dân tộc. Trong nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Tày, các nhà nghiên cứu đã chú trọng đề cập đến yếu tố văn hóa tộc người như: đời sống sinh hoạt, tục lệ, tập quán nhà ở, các phương diện văn hóa vật chất và tinh thần khác trong đó có văn hóa nhà sàn… Nhà sàn người Tày tuy giản dị nhưng thông qua kỹ thuật và nghệ thuật tạo hình, người ta

49

thấy ngay được giá trị tinh tế lâu đời của nó. Nhà sàn là nơi sinh hoạt chung của các thành viên. Cách sắp đặt không gian trong nhà cũng thể hiện quan hệ trong gia đình. Từ đây hình thành các phong tục, nghi lễ mang đậm tinh thần văn hóa. Người Tày có câu “Đảy kin nhằm mồ mả, thoong thả nhằm tỉ rườn ” (nghĩa là: làm ăn nên nhờ mồ mả, được an nhàn nhờ nền nhà). Miêu tả về nhà sàn ở bản Nà Nọi, gián tiếp lấy hình ảnh ngôi nhà của tổng đoàn Tàng – một ngôi nhà có thể nói là khang trang nhất trong khoảng sáu chục nóc nhà ở xã Quảng Trù hẻo lánh, ít dân; Nguyễn Hữu Tiến viết: Nhà tổng đoàn Tàng ở giữa bản...Nhà được làm từ lâu...Trong bốn bức tường là căn nhà gỗ nghiến năm gian rộng rãi, thoáng mát...cột xà đều bào bóng lộn, mộng mẹo ăn vào nhau, đổ nước không thấm.... Đây là kiểu nhà sàn đặc trưng của Cao Bằng, nhà có nhiều gian nhưng gian chính ở giữa là gian quan trọng nhất, thờ tổ tiên và diễn ra những hoạt động quan trọng của gia đình. Vì thế mà, trong lễ giỗ vợ của tổng đoàn Tàng, Nguyễn Hữu Tiến đã đặc biệt quan tâm và mô tả về ngôi nhà sàn của tổng Tàng như một cách giới thiệu rất tự nhiên, gần gũi.

Trong tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến, ngoài hình ảnh ngôi nhà sàn, nhà văn còn nhắc tới một đặc trưng rất riêng biệt của vùng núi cao, đó là văn hóa chợ. Chợ được nhắc đến ở đây là những chợ phiên của đồng bào dân tộc. Đặc sắc nhất là ở mỗi phiên chợ ấy có rất đông các thanh niên trai gái người Tày. Họ đến chợ để gặp nhau và để hát lượn Ở đó họ có thể lượn theo từng đôi hay từng tốp, có thể lượn với những người quen biết cũng có thể lượn với những người khách lạ. Từ những khúc hát lượn ấy mà bao đôi trai gái quen biết nhau, yêu thương nhau rồi nên vợ nên chồng. Như Va Đáo và Thế Ru trong tiểu thuyết “Phụ tình” của Vi Hồng, họ cũng yêu nhau qua những câu lượn trong phiên chợ Nặm Cáp, họ là hai cây lượn làm “nghìn người say mê”... Họ không chỉ lượn khi vui mà họ lượn cả lúc buồn, khi gặp những điều bất công. Khi Va Đáo bị viên tri châu bắt về hát then, lúc này tiếng hát của nàng không còn khao khát yêu thương mà là nỗi chua chát khóc than cho số phận của mình:

50

Hoa tiên nở lưng trời


Cây tiên trồng giữa đám mây năm sắc Đóa hoa bằng chiếc ô rực rỡ và ngọt ngào Mong ong thiêng bướm quí đến đậu

Ngờ đâu lại bị lũ bọ hung đến vờn

Như Thang, như Hồng trong tiểu thuyết “Hữu hạn”, “từ những cuộc lượn, Hồng và Thang đã bén duyên nhau”. “Thang có giọng lượn hay, thuộc nhiều bài lượn. Các bài lượn báo, lượn mời, lượn chia tay... Thang đều thuộc làu không cần người nhắc...Hồng cũng là cây lượn có tiếng” [25, tr.65]. Có lần bên con suối chảy qua trước bản, khi Thang cất lời hỏi Hồng về làm vợ anh, “trong lòng Hồng thổn thức câu lượn của Thang:

“Anh chờ em như chờ cây ngô trổ cờ/ Anh đợi em như đợi cây lúa trổ bông” [25, tr.66]

Hay như câu chuyện trên xe về Cao Bằng giữa Nguyệt và Khâu cũng trong tiểu thuyết “Hữu hạn” của Hữu Tiến, những khúc hát lượn và trò chơi tung còn cũng là điểm nối để hai người lạ mới quen trở nên gần gũi hơn. Và khi xe Khâu đưa Nguyệt về bản, Khâu được mời ở lại, thấy nhà Nguyệt có khách lạ đến chơi, ăn cơm xong bọn con gái trong bản rủ nhau đến thử tài hát lượn của khách, họ cất giọng:

“Nghe đồn khách lạ vào làng/ Em đây xin bắc cầu vàng sang chơi” [25, tr.123] Nghe mời hát lượn, Khâu đã cất lời, giọng vang lan cả vách núi trước bản: “Hai ta còn lạ chưa quen/ Lượn then chưa biết cất lên bao giờ/ Để anh

được nghỉ em ơi/ Ngày mai trời sáng anh thời còn đi” [25, tr.123]

Các cô gái và Khâu hát đối đi đối lại. Và từ đó, người già, người trẻ bản Nà Ngỏa được thưởng thức giọng hát lượn bay bổng, quyến rũ của Khâu. Sau đêm hát lượn ấy, lòng Nguyệt thêm yêu Khâu. Một năm sau họ làm đám cưới”.

Ở tiểu thuyết “Dòng đời” cũng thế. Nguyễn Hữu Tiến miêu tả lễ hội Nà Nâm và cũng nhắc tới những khúc hát lượn nhưng nhà văn không miêu tả cụ

51

thể mà lại lồng trong những câu miêu tả về hình ảnh Loòng cô đơn trong chính lễ hội Nà Nâm, “Loòng cũng chen chân góp mặt. Thấy đám hát lượn nó ghé vào hát mấy câu tục tĩu...chẳng ai để ý đến nó. Nó đi hết tốp này đến tốp khác. “Ém me thẩu mừ, năm nay bọn gái đẹp rúc vào đâu hết cả. Nó vừa đi vừa lảm nhảm mấy câu tục tĩu” [24, tr.49]. Mấy năm nay, chưa năm nào Loòng bỏ hội Nà Nâm nhưng năm nay thì khác, Loòng đi hội nhưng trời đã ngả chiều mà anh vẫn chưa vui vì chưa tán được cô nào. Vì vậy, Loòng ghé vào đám hát lượn nhưng lại hát mấy câu tục tĩu...Không đưa vào chi tiết từng lời ca tiếng hát lượn như trong văn Vi Hồng, không để cho nhân vật của mình đắm chìm trong các làn điệu dân ca để bộc lộ cảm xúc về cuộc sống nhưng qua cách miêu tả lồng ghép hai yếu tố văn hóa và văn học, Nguyễn Hữu Tiến vẫn gợi mở cho người đọc hình dung được về một tập tục đặc sắc của người Tày: hát lượn trong các phiên chợ. Dù cách miêu tả khác nhau, cách sáng tác khác nhau nhưng Vi Hồng hay Nguyễn Hữu Tiến, theo phong cách riêng của mình đã có những thể hiện rất riêng, những niềm tự hào riêng về vẻ đẹp văn hóa chợ của dân tộc mình qua từng trang viết. Và qua đó, nhà văn đã giới thiệu đồng thời khẳng định với người đọc những giá trị văn hóa giàu bản sắc của nhân dân các dân tộc thiểu số phía Bắc nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số Cao Bằng nói riêng.

2.3.3. Văn hóa tang ma và đám cưới thể hiện vẻ đẹp nghĩa tình của con người miền núi

Là tác giả người dân tộc thiểu số, yêu quê hương Cao Bằng, Nguyễn Hữu Tiến luôn chú trọng khám phá, bảo lưu văn hóa của mình qua sự biểu đạt khá ấn tượng trong sáng tác. Cũng giống như Vi Hồng, trong các cuốn tiểu thuyết của nhà văn đều xuất hiện những con người miền núi mộc mạc, chất phác. Sự trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp tính cách, tâm hồn của đồng bào dân tộc Tày, Nùng qua những câu hát lượn khiến cho các tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến mang đậm bản sắc dân tộc. Nguyễn Hữu Tiến đã khéo léo mang đến cho người đọc thêm những hiểu biết về đặc điểm văn hoá người Tày khi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/02/2024