Tình Hình Vận Dụng Lý Thuyết Liên Văn Bản Trong Nghiên Cứu Tiểu Thuyết

Bakhtin. Theo ông, tính đối thoại là quan hệ vi mô, tồn tại trong một VB, còn tính LVB là vĩ mô, là quan hệ giữa VB này với VB khác. Ông cho rằng: “lí luận về thi pháp học của Bakhtin (Liên Xô) đã chỉ rõ tính LVB trong tác phẩm của Ra-bơ-le (Rabelais) và Đô-xtôi-ép-xki, tạo ra tính “đa âm” (polyponique) và “tính đối thoại” (dialogique) hết sức chân thực và sống động trong các tiểu thuyết” [137, tr.476]. Cũng trong công trình này, Hoàng Trinh giới thiệu phương pháp phân tích thơ của M.Riffaterre, qua đó, gián tiếp giới thiệu quan niệm LVB của chủ nghĩa cấu trúc – ký hiệu học. Như vậy, trong công trình của Hoàng Trinh, thuật ngữ LVB chỉ được nhắc đến một cách khái quát, chưa có hệ thống và tại thời điểm ra đời, nó chưa gây được những tác động đáng kể đến lí luận phê bình.

Công trình thứ hai có nhắc đến thuật ngữ LVB là bài giới thiệu Bakhtin của Trần Đình Sử (Những vấn đề thi pháp Đốt-xtôi-épxki - 1993). Trong bài viết, tác giả khẳng định vai trò đặc biệt của tác phẩm, giới thiệu những tư tưởng của M.Bakhtin về thi pháp học, tính đối thoại, về tiểu thuyết đa thanh/phức điệu và có nhắc đến thuật ngữ LVB. Ông viết: “Ở đâu cuốn sách cũng gây được hứng thú sâu sắc, thúc đẩy tìm tòi. J.Krixtêva [J.Kristéva] vận dụng quan niệm đối thoại của Bakhtin đã xây dựng khái niệm LVB được công nhận rộng rãi ở phương Tây” [9, tr.12]. Việc Kristéva vận dụng Bakhtin để sáng tạo ra thuật ngữ LVB gắn với không khí học thuật Pháp lúc bấy giờ, đó là khi tư tưởng giải cấu trúc xuất hiện, đòi xem xét lại toàn bộ các quan niệm của chủ nghĩa cấu trúc về văn học và ngôn ngữ, họ phát hiện ra sự bất ổn của nghĩa và đòi tuyên bố về cái chết của chủ thể. Cho nên tính đối thoại (của Bakhtin) và tính LVB (ở Kristeva và các nhà giải cấu trúc khác) có những điểm khác biệt. Lúc đó, Trần Đình Sử không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Tác giả chú ý đến lí thuyết thi pháp học. Năm 1995, trong công trình Lí luận phê bình văn học, Trần Đình Sử tuy không nhắc đến lí thuyết LVB, nhưng tác giả đã phân tích tư tưởng đối thoại của Bakhtin và chỉ ra những sai lầm của nghiên cứu lí luận phê bình những năm đầu thế kỉ XX khi độc tôn vai trò của tác giả. Trần Đình Sử

cho rằng: “Phê bình đối thoại là con đường thâm nhập vào cội nguồn văn hóa của tác phẩm, bộc lộ sự đa dạng về văn hóa của văn học.” [109, tr.173]. Năm 2008, trong giáo trình Lí luận văn học (Tập 2) Tác phẩm và thể loại văn học, ông có cập nhật ngắn gọn lí thuyết LVB khi diễn giải quan niệm của Kristeva và R.Barthes về VB và tác phẩm văn học: “mọi VB đều là LVB với nghĩa là bao hàm tiền VB, VB văn hóa, VB nhìn thấy và VB không nhìn thấy, sự dẫn văn vô thức và tự động,… VB và ý nghĩa của nó là sản phẩm của quá trình tiếp nhận có tính xã hội” [110, tr.23]. Như vậy, những tiền đề của tính đối thoại và vấn đề LVB đã xuất hiện nhiều lần trong công trình nghiên cứu của Trần Đình Sử. Đây cũng là một trong những tiền đề lí luận để triển khai nghiên cứu và vận dụng thuyết LVB vào phê bình văn chương.

Đỗ Đức Hiểu, trong cuốn Thi pháp hiện đại viết “Ký hiệu văn chương là một vật sống và cũng là đối thoại”, “Julia Kristéva phát triển tính đối thoại của Bakhtin thành khái niệm “tính LVB” (Intertextualité)” [62, tr.58]. Trước đó, ông viết: “Tiểu thuyết, bản thân nó là đối thoại hết sức đa dạng và phức hợp. Đa âm, hoặc LVB (Intertextualité), bởi vì nó đối thoại với các VB đồng thời, nó quan hệ với các VB khác, trước nó và sau nó, với các cấu trúc xã hội, nghệ thuật và văn hóa” [62, tr.56]. Kristéva phát triển lí thuyết về tính LVB từ quan niệm tính đối thoại của Bakhtin, mặc dù có những điểm khác biệt giữa quan niệm tính LVB của Kristeva và quan niệm tính đối thoại ở Bakhtin. Nhưng về cơ bản có thể thấy rằng các quan niệm về tính đa thanh, tính đối thoại của Bakhtin cũng là những quan niệm khác nhau của tính LVB. Từ cách nhìn đó, Đỗ Đức Hiểu đã vận dụng tinh thần đối thoại ở Bakhtin, tính LVB ở Kristeva và hướng tiếp cận LVB đối với văn học Việt Nam qua các bài viết: Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ, Phiên chợ Giát, Đọc Phạm Thị Hoài, Thân phận tình yêu của Bảo Ninh,… Những nội dung nghiên cứu của Đỗ Đức Hiểu đã góp phần đặt thêm nền móng cho việc nghiên cứu lý thuyết LVB, đây còn là những gợi ý quan trọng cho việc ứng dụng nghiên cứu những sáng tác cụ thể. Sau này, Đỗ Đức Hiểu là người viết mục Tính LVB trong Từ điển văn học (Bộ

mới), tác giả trình bày ngắn gọn những quan niệm khác nhau về khái niệm tính LVB. Như vậy, thuật ngữ tính LVB đã chính thức có vị trí của riêng mình trong từ vựng nghiên cứu – phê bình văn học Việt Nam hiện đại.

Trên tienve.org, Nguyễn Minh Quân có bài Liên văn bản – sự triển hạn vô cùng của tác phẩm văn học (2001). Người viết đã trình bày những lý thuyết căn bản và sự ứng dụng của khái niệm LVB trong phạm vi phê bình văn học hậu hiện đại. Theo tác giả, từ điểm nhìn tổng quát, người ta chia LVB thành hai loại: Kinh điển và Hậu hiện đại. Có thể thấy rằng “Khái niệm LVB kinh điển sẽ không đóng góp bao nhiêu vào việc sáng tạo”, nó vẫn có ích cho văn học Việt Nam ở chỗ “loại trừ được thói ăn gian và biển lận tư tưởng đối với không ít người viết thích cầm nhầm tư duy của kẻ khác” và “giáo dục người đọc tuân thủ một lối đọc nghiêm túc – tìm hiểu một vấn đề đến nơi đến chốn để tránh đi hai cố tật: hàm hồ và nói leo.”. Ngược lại, LVB hậu hiện đại mới chính là phần trung tâm nhất của lý thuyết về tính LVB. Tác giả khẳng định vai trò của tư duy LVB hậu hiện đại gắn chặt chẽ với lý thuyết của việc đọc, chính tư duy này đã dẫn đến “sự cáo chung của chủ thuyết cấu trúc luận” vì “LVB đã phá vỡ những hàng rào của cấu trúc để kéo dài biên cương của ngôn ngữ đến vô tận.”. Người viết đã có những luận giải để cho thấy LVB chính là đặc trưng quan trọng nhất của chủ nghĩa hậu hiện đại.

Nguyễn Hưng Quốc trong các bài viết Văn bản và Liên văn bản (2005), Mấy vấn đề phê bình và lí thuyết văn học (2007) cho rằng, nếu VB là một phát hiện quan trọng nửa đầu thế kỉ XX thì LVB là một phát hiện quan trọng ở nửa sau thế kỉ XX. Tác giả đã phân tích chi tiết những luận điểm chính làm nên nội hàm khái niệm LVB theo quan niệm của Kristéva: “VB không được hình thành từ những ý đồ sáng tác riêng tây của người cầm bút mà chủ yếu là từ những VB khác đã hiện hữu trước đó: mỗi VB là một sự hoán vị của các VB, nơi lời nói từ các VB khác gặp gỡ nhau, tan loãng vào nhau và trung hòa sắc độ của nhau. Nói cách khác, không có VB nào thực sự cô lập, một mình một cõi, như một sáng tạo tuyệt đối: VB nào cũng chịu sự tác động của VB văn hóa (cultural

text), cũng chứa đựng ít nhiều những cấu trúc ý thức hệ và quyền lực thể hiện qua các hình thức diễn ngôn khác nhau trong xã hội” [102]

Nguyễn Nam (Viện Harvard-Yenching) quan tâm đến việc nghiên cứu LVB ở Mỹ và Trung Quốc, tác giả nhận định: “Với LVB, cả người viết lẫn người đọc đều là những nhân tố thao tác giữa những mạng VB, liên tưởng, chọn lựa, phối kết, và sáng tạo ra những VB mới của mình. Trong phê bình, nghiên cứu văn học, chủ thể người đọc được chú trọng vì đây chính là nơi sản sinh ra những cách đọc mới cho VB, làm phong phú thêm hàm nghĩa của nó, khiến cho sức sống của tác phẩm không bị cạn kiệt mà luôn được sáng tân.” [87]. Như vậy, Nguyễn Nam cũng chú ý đến vai trò của người đọc – người đồng sáng tạo VB. Luận điểm này tuy không mới, nhưng nó tiếp tục góp phần khẳng định vị trí của lý luận phê bình hậu hiện đại trong nghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay. Năm 2009, nhận lời mời của Khoa văn học Đại học KHXH & NV TP Hồ Chí Minh, TS Nguyễn Nam đã có buổi thuyết trình về “Lý thuyết LVB trong nghiên cứu văn học và Hán Nôm” tại Khoa vào 14h ngày 24.4.2009. Tại buổi thuyết trình, Nguyễn Nam trình bày những công trình đã công bố của diễn giả liên quan đến vấn đề LVB, cung cấp một cái nhìn tổng quan về vấn đề LVB - một vấn đề đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu Văn học trong và ngoài nước hiện nay. Nguyễn Nam thể hiện một quan niệm khá “uyển chuyển” về VB và LVB: tất cả VB đều là LVB, điều quan trọng là mỗi người đọc phải tự thiết lập cho mình một mạng lưới LVB (rộng hơn là "liên văn hóa") riêng để tự tìm ra cho mình một phương án lý giải tác phẩm. Tất nhiên, điều đó phụ thuộc vào “phông văn hóa” của mỗi người, khả năng ứng dụng nó để phân tích ra các tầng bậc ngữ nghĩa khác nhau trong tác phẩm nghệ thuật. Thực chất, LVB là một khái niệm, cho phép nhận ra mối quan hệ phức hợp giữa một văn bản với những VB khác. Theo hướng này, cả người viết lẫn người đọc đều được xem như những nhân tố thao tác giữa những mạng VB, liên tưởng, chọn lựa, phối kết, và sáng tạo ra những VB mới của mình. Trong phê bình, nghiên cứu văn học, chủ thể người đọc được chú

trọng vì chính đây là nơi sản sinh ra những cách đọc mới cho VB, làm phong phú thêm hàm nghĩa của nó, khiến cho sức sống của tác phẩm không giới hạn mà luôn được mở rộng đa chiều. Những bài viết tiêu biểu của Nguyễn Nam: Cái bóng và những khoảng trống trong văn chương (Đọc Chuyện người con gái Nam Xương) (Nghiên cứu văn học, số 4/2004), Từ Chùa Đàn đến Mê Thảo, Liên văn bản trong văn chương và điện ảnh (Nghiên cứu văn học, số 12/2006), Người đọc am tường, liên tưởng mở rộng, điểm qua mấy hướng tiếp cận Liên văn bản ở nước ngoài (Tạp chí Đại học Sài Gòn, số chuyên đề 2011), Sự thực tuyệt đối trong tự sự: Tiếp nhận và cải biên Rashõmon ở Việt Nam (Nghiên cứu văn học số 8/2012).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Trương Đăng Dung xuất phát từ cái nhìn hệ thống về ngôn ngữ học và triết học ngôn ngữ, tác giả đã đề cập đến một vài khía cạnh và nguồn gốc của lí thuyết LVB. Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu như Tác phẩm văn học như là quá trình, Khoa học văn học hiện đại – hậu hiện đại, Tri thức và ngôn ngữ trong tinh thần hậu hiện đại,… Theo ông, “nói tác phẩm văn học như là quá trình tức là thừa nhận những yếu tố LVB trong quá trình tiếp nhận và cắt nghĩa một tác phẩm văn học.” [27, tr.16] “lí luận văn học hậu hiện đại đã khám phá ra quá trình tạo lập đời sống của VB văn học trong quan hệ với sự tiếp nhận của người đọc.” [27, tr.17]. Người viết đã cho thấy cái nhìn mới về bản chất của ngôn ngữ của triết học ngôn ngữ từ M. Heidegger đến H. G. Gadamer. Qua công trình, tác giả đã cho thấy việc tiếp nhận, diễn giải VB, tất yếu phải đặt VB vào không gian LVB, nơi đó nghĩa “không ổn định mà thường xuyên thay đổi” [32, tr.10], nơi mà “nghĩa được xác định không phải qua cái hệ thống sức mạnh cá nhân, nhưng lại có hiệu lực thông qua những hoạt động sử dụng kí hiệu cá nhân.”. Những phân tích của Trương Đăng Dung hướng đến việc nghiên cứu vấn đề tính LVB như một sự đọc. Đây có thể xem là một sự gợi ý cho việc nghiên cứu sâu hơn ở những công trình tiếp theo.

Trịnh Bá Đĩnh là một trong những nhà lí luận có nhiều nghiên cứu về lý thuyết tính LVB. Trong bài nghiên cứu Nguyên lí đối thoại của Bakhtin trong

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản - 5

hệ hình lí luận đương đại, tác giả đã “diễn giải tư tưởng đối thoại của M.Bakhtin và bối cảnh của nó trong bối cảnh lí luận đương đại” [44]. Từ sự lí giải cách hiểu đúng về thuật ngữ đối thoại theo quan niệm của Bakhtin, Trịnh Bá Đĩnh đã chỉ ra những phạm vi mà đối thoại thực hiện và dấu hiệu nhận biết của nó: trong ngôn ngữ là “lời kẻ khác”, trong văn học là tiểu thuyết phức điệu, trong văn hóa thì văn hóa như là giao tiếp. Những nội dung trên khi được đặt vào trong hệ hình mới đã gắn liền với tính LVB (tên gọi này do Kristéva đề xuất dựa trên nguyên lí đối thoại của Bakhtin) và lí thuyết Thông diễn học (hermeneutics). Bài nghiên cứu cung cấp những tri thức khoa học mang tính khái quát nhất về Tính đối thoại – là cơ sở để tìm hiểu tính LVB. Trong một bài nghiên cứu khác Về các kiểu quan hệ Liên văn bản (Hay là “nghiên cứu văn học ở cấp độ 2”), Trịnh Bá Đĩnh đã vạch ra hướng tiếp cận lý thuyết về tính LVB từ công trình Palimpsetste của Genette. Công trình đã chỉ ra năm kiểu quan hệ LVB (theo quan niệm của Genette) và cụ thể hóa cách hiểu lý thuyết này bằng những dẫn chứng lấy từ thực tiễn văn học Việt Nam. Công trình đã vạch ra hướng thực hành tiếp cận lý thuyết LVB vào trong nghiên cứu văn chương. Trong một công trình nghiên cứu dài hơi khác “Liên văn bản: Lí luận và thực tiễn văn học Việt Nam”, một công trình do Trịnh Bá Đĩnh chủ biên (do quỹ Nafosted tài trợ), tính LVB đã được nghiên cứu một cách có hệ thống và mang tính khoa học trong lý luận phê bình văn học Việt Nam đương đại. Công trình đi từ bình diện lý thuyết, trong đó chỉ ra những vấn đề cơ bản của lý thuyết LVB của các nhà nghiên cứu Bakhtin, Kristeva, Roland Barthes, Riffaterri,… đến bình diện thực hành nghiên cứu văn học Việt Nam thông qua những trường hợp cụ thể. Ngoài ra, Trịnh Bá Đĩnh cũng ngầm hướng đến một loạt các luận án, luận văn theo hướng này Nguyễn Nhật Hùng, Nguyễn Văn Thuấn, Lê Thị Dương,... Đây có thể xem là công trình có quy mô đầu tiên ở Việt Nam khái quát và hệ thống lý thuyết LVB.

Năm 2019, Nguyễn Văn Thuấn đã cho ra mắt Giáo trình Liên văn bản. Công trình thể hiện sự dày công nghiên cứu của tác giả khi đặt ra các vấn đề

về lý thuyết cũng như thực tiễn nghiên cứu tính LVB trên thế giới và sự vận dụng ở Việt Nam. Công trình có hai phần lớn. Phần một cung cấp những vấn đề lý thuyết và lịch sử. Trong phần này, tác giả đi từ chủ nghĩa hình thức Nga, nguyên lý đối thoại của Bakhtin, đến Giải cấu trúc, cùng các nhà nghiên cứu tiêu biểu: Julia Kristeva, Roland Barthes, Michael Riffaterre, Umberto Eco. Phần hai đề cập những vấn đề thi pháp và triển khai các hình thức chính của tính LVB: Lắp ghép và Trích dẫn, Viết lại và Viết tiếp, Giễu nhại và Phỏng nhại, Ảnh hưởng và Đọc nhầm. Sự xuất hiện của cuốn giáo trình này đã góp phần không nhỏ cho việc nghiên cứu lý thuyết LVB và ứng dụng lý thuyết này vào thực tiễn lý luận phê bình văn học ở Việt Nam.

Tóm lại, ở Việt Nam nội dung của khái niệm tính LVB đã được quan tâm giới thiệu khá nhiều mặt, có chất lượng. Hiện nay, nội hàm khái niệm LVB đã không còn bó hẹp trong lĩnh vực văn học như quan niệm khởi thủy của Kristéva, mà họ đã xem văn hóa, xã hội, lịch sử, bản thân con người cũng có thể được “đọc” như những VB, nghĩa là chúng sẽ tạo nên những LVB. Lý thuyết đó là sự kết hợp một cách mạch lạc, hệ thống các lý thuyết về ký hiệu học, văn hóa học, mỹ học tiếp nhận..., đề cao cả những yếu tố nội tại lẫn ngoại tại VB, nối kết các loại VB và mở rộng hàm nghĩa của “việc đọc” (theo nghĩa rộng). Quan niệm LVB này cho phép phát huy tối đa khả năng “đồng sáng tạo”, “tái sáng tạo” của người đọc, nhưng đồng thời cũng thách thức khả năng hiểu biết sâu rộng của họ trước các lĩnh vực mênh mông của tri thức văn hóa và khả năng ứng dụng, tái tạo chúng trong quá trình đọc VB. Những tiền đề lí thuyết trên chính là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiến hành vận dụng lý thuyết vào việc nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc nhìn LVB.

1.3. Tình hình vận dụng lý thuyết Liên văn bản trong nghiên cứu tiểu thuyết

Lý thuyết LVB đã được sử dụng thành tiền đề lý luận quan trọng trong việc nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại ở các bài báo khoa học. Trong cuốn Văn học hậu hiện đại diễn giải và tiếp nhận (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia năm 2011) có các bài nghiên cứu: “Yếu tố liên văn bản trong tiểu

thuyết lịch sử Giàn thiêu của Võ Thị Hảo” (Nguyễn Văn Hùng), “Liên văn bản trong tiểu thuyết chân dung cát của Inrasara” (Nguyễn Thị Quỳnh Hương), “Liên văn bản trong nhan đề và đề từ tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ và khi tôi hấp hối của William Faulkner” (Hoàng Thị Quỳnh Trang), “Liên văn bản: từ Mikhai Bakhtin đến Julia Kristéva” (Nguyễn Văn Thuấn). Sự xuất hiện của nhiều bài viết nghiên cứu và nhìn nhận từ lý thuyết LVB có thể cho thấy được sự vận dụng sôi động lý thuyết này vào thực tiễn nghiên cứu văn chương ở Việt Nam. Các bài viết trên cho thấy nỗ lực xem xét từ nguồn gốc và nội hàm của khái niệm LVB để soi chiếu lý thuyết đó và từng tác phẩm cụ thể của văn học Việt Nam. Với việc chỉ ra những biểu hiện của các hình thức của LVB tiến đến giải mã lịch sử, mã văn hóa, sự tương tác các VB thể loại để từ đó ghi nhận những nỗ lực trong việc làm mới kết cấu tiểu thuyết.

Năm 2013, Nguyễn Văn Thuấn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Có thể nói, đây là một trong những công trình đầu tiên cung cấp một cách toàn diện và tương đối có hệ thống lý thuyết về LVB trên thế giới và việc khai triển ở Việt Nam, từ đó vận dụng lý thuyết này tìm hiểu các sáng tác của một tác giả cụ thể - trường hợp Nguyễn Huy Thiệp. Nguyễn Văn Thuấn triển khai việc vận dụng lý thuyết LVB với hai vấn đề quan trọng. Thứ nhất là vấn đề tính đối thoại LVB. Từ chỗ tường minh khái niệm “tính đối thoại LVB”, tác giả đã chỉ ra các khía cạnh biểu hiện khác nhau trong sáng tác của nhà văn và kết luận: “Trong thực tiễn đối thoại, ý thức, tư tưởng, quan niệm của ông là một liên ý thức, liên chủ thể được cấu thành từ hệ hình tri thức tam giáo Phương Đông, thực tiễn văn hóa Việt Nam, triết lí hiện sinh phương Tây và tinh thần dân chủ hiện đại.” [123]. Tác giả hẳng định đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp đã “khơi động một làn sóng mới trong hành vi sáng tạo, tiếp nhận, phê bình, diễn giải trong thực tiễn văn học Việt Nam sau Đổi mới.” [123]. Thứ hai, khi nghiên cứu các hình thức LVB trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả đã chỉ ra các hình thức LVB phổ biến: Ảnh hưởng và đọc sai, Trích dẫn và giễu nhại; Sự pha trộn thể loại. Từ đó khẳng

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí