Khó Khăn Khi Tiếp Cận Gói Vay Mua Nơxh (Đơn Vị:%)



4.Khó khăn

15,8

5.Rất khó khăn

1,7

Tổng (N=352)

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay - 18

Ngu n: Khảo sát của luận án, 2018

Đánh giá về việc tiếp cận các gói vay, mức độ “bình thường” chiếm hơn ½ số người trả lời, ở mức độ khó khăn và rất khó khăn chiếm gần 18%. Tìm hiểu những lý do khó khăn gặp phải trong tiếp cận các gói vay, lý do lớn nhất được cho rằng đến từ “Thủ tục chứng minh tài chính còn rườm rà”( 52,3%), thứ hai là do “Yêu cầu nhiều giấy tờ” (42%). Các lý do khác được lựa chọn với tỷ lệ thấp hơn như “Phải đặt cọc mua nhà thì mới được vay” (17,8%), “Lao động tự do nên khó tiếp cận chính sách” (16,7%) và các lý do “Khác” (2,9%).

Bảng 3.11: Khó khăn khi tiếp cận gói vay mua NƠXH (Đơn vị:%)


Khó khăn

Tỷ lệ

1.Lao động tự do nên khó tiếp cận chính sách

16,7

2.Phải đặt cọc mua nhà thì mới được vay

17,8

3.Thủ tục chứng minh tài chính còn rườm rà

52,3

4.Yêu cầu nhiều giấy tờ

42,0

5.Khác: tìm kiếm ngân hàng cho vay

2,9

Ngu n: Khảo sát của luận án, 2018


Qua phỏng vấn sâu người dân mua nhà cũng cho kết quả khá tương đồng với 52,3% người cho biết lý do khó khăn đến từ “Thủ tục chứng minh tài chính còn rườm rà” bởi lẽ, khi họ mua nhà thì giấy tờ chứng minh tài chính là thuộc mức thu nhập thấp, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân thì đến khi đủ điều kiện mua nhà, làm thủ tục vay ngân hàng thì cần chứng minh ngược lại, tất cả các nguồn thu nhập ở mức cao nhất để có thể chi trả nguồn vay


đồng thời đảm bảo mức cơ bản cho đời sống của gia đình họ.


Tôi mua căn nhà đang ở hiện nay, ngoài số tiền tiết kiệm được tôi cũng vay người thân 2/3. Ban đầu tôi cũng làm thủ tục vay ngân hàng Viettin ank, nhưng sau khi làm h sơ tôi cần chứng minh nhiều ngu n thu nhập khác nhau để có thể trả gốc lẫn lãi khi vay. Do đó tôi không vay nữa mà thay vì đó là vay người thân.

(PVS, Nữ, 28 tuổi, Khu NƠXH Tây Mỗ, Nam Từ Liêm. Hà Nội)


Nhìn chung, khó khăn chính mà người mua nhà gặp phải khi tiếp cận các gói vay chủ yếu nằm ở các thủ tục hành chính. Đây cũng là khó khăn chung của rất nhiều hoạt động khác, là mối quan tâm mà các cơ quan quản lý nhà nước đang cố gắng tìm cách cải thiện.

Về số tiền người mua nhà ở xã hội phải trả ngân hàng hàng tháng trung bình gồm cả gốc và lãi là 3.810.732 đồng. Trong đó số tiền nhỏ nhất là

1.000.000 đồng (2 người), lớn nhất là 10.000.000 đồng (5 người), mức tiền nhiều người trả nhất mỗi tháng là 3.000.000 (32 người). Với số tiền chi trả khoản vay mua nhà như vậy, có 38,3% người trả lời cho biết họ gặp khó khăn khi trả tiền. Lý do khó khăn được người trả lời đưa ra là: không đủ tiền, thu nhập thấp, không cân bằng được thu chi (59 người) và lãi suất cao (10 người).

Về thời gian trả các gói vay ưu đãi mua NƠXH, hơn một nửa người mua nhà đều cho rằng thời gian như vậy là “Phù hợp, không khó khăn gì. Tuy nhiên, vẫn có những quan điểm chưa đồng ý với phương án đó, đồng thời cũng có đến gần 20% người trả lời mong muốn “Mở thêm các gói vay mới nhằm giảm tình trạng chậm giải ngân”.

Với gói hỗ trợ ưu đãi duy nhất là gói 30.000 tỷ thì người mua nhà ở xã hội phải đợi giải ngân khá lâu trong khi nhu cầu lớn. Thậm chí có nhiều người



không thể tiếp cận gói vay này mà phải vay ngân hàng thương mại với lãi suất đến 11-12%/năm. Điều này mang lại khó khăn thêm rất nhiều cho người mua nhà. (PVS, Nữ, 39 tuổi, khu NƠXH Hưng Thịnh)


Đánh giá cụ thể của người dân về thời gian trả các gói vay được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.12: Đánh giá quy định về thời gian trả các gói vay ưu đãi mua NƠXH

Khó khăn

Tỷ lệ (%)

1.Phù hợp, không khó khăn gì

56,9

2.Tăng thời gian chi trả các gói vay

8,8

3. Giảm mức chi trả hàng tháng

10,6

4. Mở thêm các gói vay mới nhằm giảm tình

trạng chậm giải ngân

19,5

5. Khác

4,2

Tổng

100

Ngu n: Khảo sát của luận án, 2018


Việc được áp dụng các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân có nhu cầu mua nhà. Tuy nhiên không phải ai cũng cũng được tiếp cận với nguồn vốn này vì khi họ mua được nhà thì gói hỗ trợ cũng đã tạm dừng và để đợi gói vay mới cũng chưa biết đến khi nào. Trên thực tế, chưa có sự nhất quán trong triển khai các gói hỗ trợ tín dụng ưu đãi với các bên liên quan, gây ra khó khăn không chỉ với với mua nhà mà ngay cả với phía chủ đầu tư. Chẳng hạn, gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07-01-2013 của Chính đã có khoảng 10.000 người


được mua NƠXH. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đã công bố kết thúc gói tín dụng ưu đãi này sau 3 năm thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế đã phát sinh hai vấn đề: 1) các chủ đầu tư dự án NƠXH đang xây dựng dở dang đã không còn được tiếp tục vay vốn ưu đãi, điều đó dẫn đến dự án thiếu vốn; 2) chủ đầu tư phải vay ngân hàng với lãi suất thương mại, điều đó làm cho công trình bị kéo dài, thậm chí bị dở dang. Trong khi đó, theo quy định, kể từ ngày 01-01-2017 đến nay, người mua NƠXH mà chưa được nhận nhà trong năm 2016 thì không được tiếp tục giải ngân vốn tín dụng ưu đãi, mà phải chuyển sang vay ngân hàng với lãi suất thương mại, điều đó khiến cho người mua nhà lâm cảnh cực kỳ khó khăn, dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện.

Ngoài ra, quy định mức lãi suất cho vay mua NƠXH và lãi suất nợ quá hạn có nhiều vướng mắc, bất cập, chồng chéo khi thực hiện. Ví dụ, theo Quyết định 370/QĐ-TTg và Quyết định số 117/QĐ-TTg của Chính phủ, vay tiền mua NƠXH tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong năm 2018 thì lãi suất vay chỉ 4,8%/năm, lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất vay; còn vay tiền mua NƠXH tại các ngân hàng như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank, thì người mua NƠXH phải trả lãi suất 5%/năm. Trong khi đó, theo Quyết định 2735/QĐ của Ngân hàng Nhà nước thì những trường hợp đã mua NƠXH theo gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng phải chịu lãi suất 5%/năm trong năm 2018; còn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thì chỉ 4,8%/năm.

Mặc dù còn khó khăn trong việc trả tiền vay cũng như tiếp cận gói vay, song nhìn chung các gói vay hỗ trợ người thu nhập thấp mua NƠXH đều đem lại những lợi ích sự hỗ trợ nhất định. Khi được hỏi về tính hữu ích của các gói vay này, có 236 người đã tham gia trả lời (67%), kết quả cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3.13: Đánh giá về gói vay ưu đãi mua NƠXH


Mức độ

Tỷ lệ(%)

Điểm trung





bình

1.Rất hữu ích

60,6


4,34

2.Hữu ích

22,5

3. Bình thường

7,2

4. Không hữu ích

9,7

Tổng

100

Ngu n: Khảo sát của luận án, 2018

Theo số liệu từ bảng, nhìn chung hầu hết người vay vốn đều đánh giá cao tính hữu ích của các gói vay hỗ trợ. Có trên 80% người trả lời từ hữu ích trở lên với gói vay ưu đãi, 7,2% người mua đánh giá ở mức “Bình thường”. Đánh giá ở mức “Không hữu ích” có 9,7% người trả lời với các lý do chủ yếu là lãi suất vẫn cao, khó khăn trong chi trả, lãi suất tăng dần theo năm... Với các tính điểm theo các thang lần lượt từ 5 đến 1, tương ứng từ “Rất hữu ích” đến “Rất không hữu ích”, điểm trung bình thu được đạt 4,34 điểm, tương ứng với mức đánh giá “Hữu ích”. Qua đây, có thể thấy các gói vay hỗ trợ đã đem đến những hiệu quả tích cực, giúp người thu nhập thấp có điều kiện để sở hữu nhà ở cho riêng mình. Bởi vậy, khi được hỏi “nếu mua nhà với mức lãi suất ngân hàng thương mại, ông bà có mua không” thì có tới 56,6% trả lời là “Không”. Lý do đưa ra là do lãi suất cao hoặc không đủ điều kiện kinh tế để chi trả lãi, gốc và đảm bảo cho chi tiêu cuộc sống hàng ngày. Kết quả này khá tương đồng với thông tin phỏng vấn từ một số cán bộ ngân hàng như BIDV, Viettinbank...về khả năng vay vốn của người mua NƠXH.

Người vay mua NƠXH cần phải chứng minh họ có khả năng trả nợ, chủ yếu chứng minh qua thu nhập ( trả lương qua ngân hàng) hoặc ngu n khác có thể minh chứng. Thông thường những đối tượng tham gia gói vay này là người thu nhập thấp. Tuy nhiên Viettin ank thường giải quyết cho những trường hợp có thu nhập của hộ gia đình khoảng 16-18 triệu đ ng/tháng hoặc nếu có



1 con nhỏ thì tổng thu nhập gia đình vào khoảng hơn 20 triệu đ ng/tháng. Nếu thu nhập quá thấp thì không đảm bảo chi tiêu cuộc sống hàng ngày sau khi ngân hàng trừ nợ hàng tháng cả gốc lẫn lãi.

(PVS, nữ, cán ộ ngân hàng Vietin ank)


Để xác định những yếu tố tác động đến khả năng vay gói 30.000 tỷ để mua NƠXH, tác giả đã chạy mô hình hồi quy logistic gồm 3 biến độc lập là nghề nghiệp, khả năng tích lũy tại thời điểm mua NƠXH và kênh thông tin về gói vay 30.000 tỷ và biến số phụ thuộc là “có vay gói 30.000 tỷ)

Bảng 3.14. Mô hình hồi quy logistic các yếu tố tác động đến khả năng vay gói 30.000 tỷ để mua NƠXH



Tỷ số chênh lệnh

Số lượng

Nghề nghiệp



Phi chính thức

1

130

Chính thức

2,3***

210

Khả năng tích lũy kinh tế tại thời điểm mua NOXH



Không có tích lũy

1

52

Có tích lũy nhưng không

đủ mua nhà

0,6*

222

Có tích lũy đủ mua nhà

0,3*

66

Kênh tiếp cận thông tin



-Thông tin từ bạn

è/người thân



1

176

Không

0,5*

164

-Thông tin từ truyền thông

đại chúng



1

116

Không

0,8

224

-Thông tin từ chính

quyền/cơ quan/ ban quản lý dự án





1

48

Không

0,4*

292

( Ngu n: Khảo sát của luận án, 2018) (Chú thích: Mức ý nghĩa thống kê: *p<0,1 **p<0,05 ***p<0,01)


Kết quả mô hình hồi quy logictic cho thấy yếu tố nghề nghiệp có tác động đáng kể đến khả năng tiếp cận gói vay 30.000 tỷ. Cụ thể, nhóm nghề nghiệp ở khu vực chính thức (công nhân, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, hưu trí, nhân viên hợp đồng trong các cơ quan) có khả năng tiếp cận gói vay ưu đãi cao gấp 2,3 lần so với nhóm nghề nghiệp phi chính thức (kinh doanh tự do, nội trợ, tiểu thủ công nghiệp…).

Về khả năng tích lũy kinh tế tại thời điểm mua nhà ta thấy có tỷ lệ nghịch giữa việc có tích lũy với khả năng tiếp cận gói 30.000 tỷ để mua nhà. Khả năng tiếp cận gói vay 30.000 tỷ ở các nhóm có tích lũy ở các mức độ khác nhau thấp hơn nhiều so với nhóm không có tích lũy. Ở nhóm có tích lũy đủ mua nhà, khả năng vay gói 30.000 tỷ chỉ bằng 0,3 lần so với nhóm không có tích lũy. Khả năng vay của nhóm có tích lũy nhưng không đủ mua nhà bằng 0,6 lần so với nhóm không có tích lũy. Từ đó có thể thấy rằng, chính sách cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước đã tiếp cận đúng các nhóm đối tượng cần vay.

Các kênh thông tin có tác động khác nhau đến khả năng tiếp cận gói vay 30.000 tỷ. Số liệu cho thấy kênh thông tin từ bạn bè/người thân và thông tin từ chính quyền/cơ quan/ ban quản lý dự án là hai kênh thông tin có tác động đến khả năng tiếp cận gói vay 30.000 tỷ ưu đãi. Nhóm không được tiếp cận nguồn thông tin từ bạn bè/người thân có khả năng tiếp cận gói vay ưu đãi chỉ bằng 0,5 lần so với nhóm được tiếp cận. Tương tự với nhóm không được tiếp cận thông tin từ chính quyền/cơ quan/ ban quản lý dự án có khả năng tiếp cận gói vay ưu đãi chỉ bằng 0,4 lần so với nhóm được tiếp cận. Kênh truyền


thông đại chúng trong trường hợp này không có tác động đáng kể đến khả năng vay gói vay ưu đãi của người mua NƠXH.

Tiểu kết chương 3

Phân tích thực trạng tiếp cận NƠXH, cả về mặt chính sách lẫn thực tiễn cho thấy, tiếp cận chính sách về NƠXH, qua các thời kỹ đã có những điều chỉnh để mở rộng nhiều cơ hội tiếp cận và sở hữu nhà ở cho người thu nhập thấp. Bên cạnh chính sách khuyến khích cung ứng NƠXH, nhà nước cũng đưa ra biện pháp hỗ trợ tài chính thông qua gói cho vay ưu đãi mua trả góp trong nhiều năm. Nghị định 188/2013 và Nghị định 100/2015 ban hành ngày của Chính phủ đã đưa ra quy định người mua NƠXH có thể được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Những ưu đãi đối với chủ đầu tư NƠXH ngày càng được mở rộng, từ gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ được đưa ra đầu năm 2013 hay chính sách tín dụng hỗ trợ nhà ở cũng như sự triển khai Quyết định số 370/QĐ-TTg về lãi suất cho vay ưu đãi NƠXH năm 2018 tại NHCSXH với lãi suất 4,8%/năm.

Đặc điểm đối tượng mua nhà ở xã hội cho thấy phần lớn (hơn 70%) người mua nhà không có tích lũy hay tích lũy ít, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp cận NƠXH nếu như họ không có được sự hỗ trợ từ các gói vay ưu đãi.

Đánh giá về điều kiện tham gia NƠXH cho thấy người mua cần đáp ứng 3 tiêu chí lớn: khó khăn về nhà ở, cư trú và người thu nhập thấp tương ứng với 07 nội dung cần xác nhận mà hầu hết người mua nhà đều gặp những khó khăn nhất định trong quá trình hoàn thiện hồ sơ mua nhà. Tuy nhiên, khó khăn nhất là vấn đề hộ khẩu, tiếp đến là xác nhận mức thu nhập và cuối cùng là xác nhận điều kiện nhà ở/đất ở. Nhận định về sự phù hợp của tiêu chí chấm điểm vẫn còn đến gần ¼ người trả lời cho là chưa phù hợp hay mới chỉ phù hợp 1 phần. Quy định về tiêu chí chấm điểm và số điểm sẽ quyết định đến cơ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2023