độ xây dựng cầu Hàm Luông, mở rộng nâng cấp quốc lộ 1A và các tuyến N1, N2 cùng dự án đường sắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ. Đầu tư phát triển các điểm dịch vụ dọc các tuyến du lịch và các đầu mối giai thông.
- Đầu tư bảo tồn, tôn tạo để làm tăng giá trị tài nguyên và môi trường sinh thái cho các khu khai thác du lịch.
- Đầu tư phục hồi, phát triển các lễ hội nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của lễ hội.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- Đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ - khoa học trong quản lý và kinh doanh du lịch.
- Đầu tư cho nghiên cứu ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong hoạt động khai thác phát triển du lịch.
3.2.3. Định hướng du lịch của tỉnh Tiền Giang
3.2.3.1. Định hướng phát triển du lịch theo ngành
Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh. Du lịch phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Có thể bạn quan tâm!
- Khách Du Lịch Đến Các Khu, Điểm Du Lịch Tiền Giang Qua Các Năm
- Kinh Phí Và Số Lượng Lao Động Đào Tạo Phục Vụ Du Lịch Tiền Giang,
- Dự Kiến Tăng Trưởng Khách Du Lịch – Phương Án Ii, Giai Đoạn 2015 – 2020
- Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang - 16
- Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang - 17
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
- Phát triển ngành du lịch theo nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước, vì sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và tỉnh nhà. Cần đảm bảo tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh, phát triển và hoạt động một cách bình đẳng, có hiệu quả, đúng pháp luật.
- Có kế hoạch khai thác một cách đúng đắn, hợp lý ưu điểm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn trong tỉnh, phối hợp liên kết các tuyến điểm của các tỉnh lân cận, nhằm tăng cường chất lượng, trao đổi học tập, tìm kiếm thị trường, tạo nên sản phẩm có chất lượng cao thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước đến tham quan nghỉ dưỡng, đồng thời giới thiệu được đời sống văn hóa dân tộc cho khách du lịch quốc tế và giáo dục truyền thống, lịch sử đối với du khách trong nước.
- Hoạt động kinh doanh du lịch luôn luôn gắn liền với việc tổ chức quản lý, đảm bảo việc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt phải nâng
cao nhận thức bảo vệ giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc và đảm bảo môi trường sinh thái, môi trường xã hội lành mạnh theo phương châm “Quản lý và phát triển du lịch bền vững”.
3.2.3.2. Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ
Xây dựng cù lao Thới Sơn thành làng du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, tạo điểm nhấn phát triển du lịch sinh thái của tỉnh và của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái kết hợp các di tích văn hoá - lịch sử, các lễ hội; xây dựng các cơ sở lưu trú có chất lượng cao; khai thác lợi thế tự nhiên để phát triển du lịch trên cả 3 vùng:
+ Vùng sinh thái nước ngọt: phát triển du lịch sinh thái sông nước miệt vườn trên các cù lao và vùng dân cư nằm dọc sông Tiền.
+ Vùng sinh thái ngập mặn: phát triển du lịch biển Tân Thành - Hàng Dương phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ biển.
+ Vùng sinh thái ngập phèn: phát triển du lịch dã ngoại và về nguồn với khu sinh thái Đồng Tháp Mười.
Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ tức là vấn đề tổ chức không gian du lịch, dựa trên các giá trị và sự phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng. Tổ chức không gian du lịch sao cho có mối liên hòan và quan hệ về tài nguyên lân cận để có kế hoạch phát triển và mở tour, tuyến hiệu quả nhất.
Trên cơ sở định hướng theo không gian lãnh thổ, mà có kế hoạch tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù cho từng khu vực trong tỉnh như các tuyến điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, khu trung tâm, khu phụ cận, trung tâm lưu trú giao tiếp và điều phối các hoạt động du lịch trong toàn tỉnh.
Từ định hướng trên, qui hoạch không gian lãnh thổ để phát triển du lịch của tỉnh sẽ được phân làm 3 khu vực, như sau:
Khu vực 1: gồm TP Mỹ Tho - huyện Châu Thành - huyện Chợ Gạo và huyện Tân Phước.
Khu vực 2: gồm huyện Cai Lậy và huyện Cái Bè.
Khu vực 3: khu vực Gò Công gồm : Thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công tây.
Thành phố Mỹ Tho và cù lao Thới Sơn vẫn là trung tâm hạt nhân: huyện Cái Bè, Tân Phước, thị xã Gò Công, biển Tân Thành là trung tâm phụ. Hình thành 2 tam giác phát triển du lịch: Mỹ Tho - Cái Bè - Tân Phước và Mỹ Tho – Thị xã Gò Công - biển Tân Thành.
3.3. Các giải pháp đề xuất chủ yếu để thực hiện chiến lược phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2020
3.3.1. Giải pháp về vốn
Các định hướng đầu tư phát triển du lịch muốn thành công thì cần có biện pháp giải quyết nhu cầu vốn đầu tư. Các nguồn vốn có thể bao gồm: vốn ngân sách, vốn đầu tư trong nước, vốn ODA và vốn với hình thức huy động khác. Hiện nay tỉnh đã quy hoạch chi tiết, dự kiến các nguồn vốn như sau:
3.3.1.1. Từ nguồn ngân sách tỉnh
Tranh thủ nhận được sự hỗ trợ từ nguồn vốn của Trung ương và địa phương, chỉ tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch. Dự kiến ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 6% số vốn cần thiết.
3.3.1.2. Thu hút đầu tư
Khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp với nguồn tích luỹ từ nhân dân, để đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường liên doanh trong nước, mở rộng hợp tác với các tỉnh du lịch trọng điểm, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng, nâng cấp khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch,... Dự kiến số vốn thu hút từ đầu tư trong nước đáp ứng khoảng 58% tổng số vốn.
Tập trung vào các dự án lớn, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài. Tranh thủ từ nguồn vốn ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, cải thiện môi trường môi sinh,... Dự kiến số vốn thu hút từ đầu tư nước ngoài đáp ứng khoảng 8% tổng số vốn.
Tranh thủ vốn vay với lãi suất ưu đãi, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm du lịch. Tập trung đầu tư vào các dự án thu hồi vốn nhanh. Dự kiến nguồn vốn tín dụng đáp ứng khoảng 28% số vốn cần thiết.
Quan dự kiến nguồn ngân sách của tỉnh từ các nguồn thu hút ta thấy, với nguồn tỷ lệ đưa ra rất khả thi, tuy nhiên cần chú ý các giải pháp sau:
- Đối với nguồn ngân sách từ tỉnh: dự kiến là 6% trong tổng nguồn vốn đầu tư là còn ít. Cần tập trung nguồn ngân sách phục vụ cho du lịch trong giai đoạn khá dài đến 2020, nên phải là khoảng 8%. Nguồn ngân sách này không những tập trung xây dựng cở sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, tuyên truyền quảng bá mà còn hỗ trợ cho doanh nghiệp gặp rủi ro trong kinh doanh du lịch. Đồng thời cần đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ tầng xuống cấp, xây dựng mới các điểm vui chơi, giải trí trọng điểm của tỉnh nhất là khu vực thành phố Mỹ Tho. Ngoài ra, còn đầu tư cải tạo môi trường cảnh quan, an ninh, an toàn trong du lịch, đây là nhiệm vụ hết sức cần thiết để tiến đến một ngành du lịch bền vững.
- Đối với vốn thu hút đầu tư: trong vốn này, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài khá cao khoảng 8%, đây là nhiệm vụ vô cùng khó. Bởi như đã nêu trong phần thực trạng du lịch Tiền Giang, xét về các thành phần kinh tế tham gia làm du lịch trong những năm gần đây thì thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là hầu như không có, nên cần đưa ra khoảng 5% trong những năm tiếp theo còn 3% nên đưa vào nhóm thu hút từ trong dân, vì đây là lực lượng tham gia mạnh mẽ nhất trong quá trình làm du lịch của tỉnh. Thông qua các hoạt động cá thể, chứng minh rằng đây là lực lượng nồng cốt cùng với các cấp chính quyền tham gia làm du lịch khá hiệu quả. Tuy nhiên, về chất lượng còn hạn chế nhiều mặt, nhưng về cơ bản đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng du lịch khi đến Tiền Giang.
3.3.2. Giải pháp liên doanh, liên kết các công ty du lịch
- Việc phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long là chiến lược vô cùng quan trọng, khi mà các sản phẩm du lịch của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thường trùng lắp với nhau, thì việc tăng cường hợp tác liên kết sẽ thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái bền vững.
- Liên kết với các công ty trong và ngoài nước để thu hút vốn đầu tư như đã dự kiến để xây dựng các điểm, khu, tuyến du lịch ngày một đáp ứng nu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
- Chú trọng liên kết với các công ty liên vùng nhất là đồng bằng sông Cửu Long , Sài Gòn tourist nhằm tạo ra hệ thống liên hoàn trong các tuyến du lịch của tỉnh nối với các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
- Liên kết với các công ty du lịch nước ngoài, đặc biệt là thị trường Campuchia theo các tuyến sông Tiền, tạo ra các tuyến ven sông đến tận nước bạn. Đây là một trong những tuyến được coi là lợi thế của tỉnh.
3.3.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy tổ chức
3.3.3.1. Đào tạo nguồn nhân lực
- Trong các năm qua đã đưa đi đào tạo các trường nghiệp vụ du lịch ở Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh các lớp: nghiệp vụ bàn, bếp, buồng nhưng số lượng còn rất khiêm tốn. Cho nên ngành không những liên kết với các cơ sở đào tạo trong nước mà còn nên liên kết với các trường đại học nước ngoài có kinh nghiệm trong đào tạo nhân lực cho du lịch, từng bước nâng cao nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu cao trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nhìn từ thực trang nguồn nhân lực du lịch Tiền Giang trong những năm qua còn rất ít nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, kể cả nguồn ngân sách đầu tư cho công tác này. Năm 2010 công tác huấn luyện đào tạo với số lượng 220 người với kinh phí 176 triệu đồng. Năm 2012 dự kiến huấn luyện đào tạo 287 người với kinh phí 230 triệu đồng. Với số lượng như trên tỉnh cần có các công tác thu hút nguồn nhân lực các tỉnh trong cả nước, với chính sách đãi ngộ, đây là giải pháp ít tốn chi phí nhất.
- Từng bước ổn định tổ chức nhân sự theo chiều dọc, không những đầu tư nguồn nhân lực cho tuyến tỉnh mà nên tạo nguồn, bổ sung thường xuyên lao động có chuyên môn, nghiệp vụ tại các huyện, thành phố, thị xã, thậm chí tại các tuyến, điểm, khu du lịch để khai thác tốt các tài nguyên du lịch sắn có. Bên cạnh đó, còn phát huy thế mạnh về tài nguyên, đồng thời để phát triển bền vững cho du lịch.
- Huy động, kêu gọi cộng đồng tham gia làm du lịch, chính sách này phát huy các lợi thế về sự am hiểu, mang âm hưởng sắc thái của từng đại phương. Gây sự hứng thú cho khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế. Trong du lịch không những tham quan cảnh quan mà khách du lịch còn muốn tìm hiểu về văn hóa, con người của từng địa phương vùng đất. Vừa sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ vừa khai thác tiềm năng sẵn có của con người ngay các điểm, khu du lịch.
3.3.3.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức
- Triển khai quy họach tổng thể phát triển du lịch thời kỳ 2006 - 2020 và chương trình phát triển du lịch qua các giai đoạn thực hiện đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang đã tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chương trình phát triển du lịch của tỉnh, phát huy ưu thế về du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng biển gắn với phát triển du lịch văn hoá - lịch sử, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch nhằm tạo tiền đề vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
- Triển khai Nghị định 39/2000/NĐ-CP của Chính phủ về cơ sở lưu trú, Nghị định 27/2001/NĐ-CP ngày 5/6/2001 của Chính phủ và Thông tư số 04/2001/TT- TCDL ngày 24/12/2001 của Tổng cục Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định 27/2001/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn viên du lịch cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Triển khai Nghị định 50/2002/NĐ-CP ngày 25/4/2002 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.
- Ban hành các Quy chế về hoạt động du lịch trong tỉnh, từng bước củng cố, ổn định góp phần phát triển tiềm năng du lịch phù hợp quy họach phát triển tổng thể của ngành.
- Phối hợp với các ban ngành như: công an, quân đội, chính quyền địa phương, nơi có các điểm, khu, tuyến du lịch hoạt động nhằm đảm bảo an ning, an toàn trong du lịch.
- Củng cố đoàn kiểm tra liên ngành, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 07/2000/CT- TTg ngày 30/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ, đã phối hợp các ban ngành có liên quan kiểm tra các khu, điểm du lịch như : Khu du lịch Thới Sơn, Chùa Vĩnh Tràng, Khu du lịch biển Tân Thành, khu du lịch Cái Bè,...góp phần chấn chỉnh trong công tác lữ hành, mua bán hàng rong, giữ gìn vệ sinh môi trường ngày càng lành mạnh hơn.
3.3.4. Giải pháp phát triển du lịch bền vững
3.3.4.1. Nhóm giải pháp về kinh tế
Trong thời gian qua, việc phát triển du lịch chỉ mới quan tâm đến số lượng mà chưa chú ý nhiều đến chất lượng nguồn khách, thể hiện qua sự biến động liên tục của nguồn khách qua các năm. Bên cạnh đó, phát triển thị trường khách quốc tế ổn định đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch tỉnh trong những năm tiếp theo.
Cùng với khách du lịch, sản phẩm du lịch cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định sự phát triển và hiệu quả kinh doanh du lịch. Cần được nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong thời gian đến. Đồng thời tạo ra nét đặc trưng riêng về du lịch Tiền Giang, không trùng lắp với các sản phẩm du lịch của các tỉnh bạn trong vùng.
Tăng cường giữ chân khách ở lại với Tiền Giang lâu hơn, vì trước đây do các cơ sở lưu trú không đủ đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng nên khách không ở lại lâu thường trong ngày là về. Từ đó mà ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh như công suất thuê phòng giảm, đạt hiệu quả không cao, bình quân chi tiêu khách tăng không đáng kể, các dịch vụ kinh doanh ăn uống giảm doanh thu...
Cần chú trọng xây dựng cở sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật như: nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn 4 – 5 sao, các khu vui chơi, giải trí và các dịch vụ bổ trợ, tạo cho du khách không khí thoải mái khi đi du lịch trên các địa bàn của tỉnh, tránh các tình trạng lôi kéo, ép khách mua hàng,...Từ đó, khách du lịch trở lại Tiền Giang cao hơn, không những thế mà còn là hình ảnh tiếp thị quan trọng cho các du khách khác chưa có dịp đến Tiền Giang. Do đó, ngành du lịch cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa
các ban ngành của các địa phương để thực hiện các mục tiêu mà ngành du lịch đặt ra trong các năm tiếp theo. Qua đó, mà góp phần phát triển du lịch của tỉnh một cách bền vững và lâu dài hơn.
Vì đây là ngành làm cho con người thoải mái hơn, giảm áp lực công việc hàng ngày, nên càng phục vụ cho khách hài lòng bấy nhiêu thì khả năng tái lao động của người đi du lịch càng cao bấy nhiêu. Không những khách ngoài tỉnh và khách quốc tế mà cả khách du lịch trong tỉnh cũng hưởng lợi ích từ việc ngành du lịch mang lại. Góp phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như các địa phương khác trong cả nước.
3.3.4.2. Nhóm giải pháp về môi trường
Môi trường du lịch là sự tổng hòa của rất nhiều thành phần như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái vật chất khác, trong đó có cảnh quan môi trường. Đối với hoạt động du lịch, yếu tố cảnh quan môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Căn cứ vào những yếu tố tạo thành và tác động lên cảnh quan môi trường, có thể xác định các phương thức bảo vệ cảnh quan tại các khu, tuyến, điểm du lịch ở Tiền Giang như sau:
- Giữ nguyên trạng: đây là phương thức đòi hỏi ngăn ngừa tất cả các tác động làm biến đổi cảnh quan; hạn chế các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của cảnh quan, và nếu sự tác động vẫn diễn ra thì phải đảm bảo khả năng phục hồi được một cách tự nhiên. Việc giữ nguyên trạng đòi hỏi cơ chế quản lý chặt chẽ và chi phí lớn, đặc biệt đối với những cảnh quan chịu sự tác động mạnh của các yếu tố thiên nhiên. Giải pháp này đối với ngành du lịch tỉnh chủ yếu chỉ bảo vệ được các di tích lịch sử
- văn hóa là chủ yếu. Còn về các địa điểm du lịch nghiêng về cảnh quan thiên nhiên có thể bảo vệ được nhưng không triệt để.
- Biến đổi ở mức độ cho phép: đây là phương thức bảo vệ mà theo đó, các hoạt động, bao gồm cả hoạt động du lịch và hoạt động khác tại nơi có cảnh quan phải được quản lý, điều tiết để những tác động lên môi trường mặc dù gây ra những thay đổi nhưng không làm suy giảm giá trị của cảnh quan chung. Đây là giải pháp