Dân Tộc, Bản Sắc Văn Hóa, Các Làng Nghề Truyền Thống, Văn Hóa Ẩm Thực

Sự phong phú các loài động thực vật trên địa bàn tỉnh Long An, tạo cho tỉnh phát triển nhiều loại hình du lịch đặc trưng vùng sông nước Cửu Long như: du lịch sinh thái Miệt Vườn, khu du lịch sinh thái. Nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên mà tạo cho vùng có những cảnh quan nguyên sơ và đa dạng các loài. chính vì vậy mà khi du khách đến đây không chỉ được tham quan nghỉ ngơi mà còn được khám phá về sự sinh sống và phát triển của nhiều loài, qua đó giáo dục bản thân đối với môi trường sống.


2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn‌

2.2.2.1. Di tích lịch sử văn hóa‌

Trong số các loại tài nguyên du lịch nhân văn, các di tích (văn hóa, lịch sử, cách mạng, kiến trúc…) có ý nghĩa hàng đầu.

Theo số liệu thống kê ngày 28 tháng 2 năm 1996, toàn tỉnh Long An có khoảng 186 di tích các loại, trong đó số di tích dự kiến đề nghị Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử

- văn hóa quốc gia là 53. Đến nay (tháng 3 năm 1998) đã có 7 di tích được xếp hạng. Đây là một nguồn tài nguyên du lịch quan trọng có khả năng thu hút đông đảo khách du lịch ở trong và ngoài nước.

Có thể chia các di tích đã được xếp hạng và chuẩn bị đề nghị xếp hạng thành 2 nhóm : nhóm di tích lịch sử - cách mạng và nhóm di tích lịch sử - văn hóa.

Nhóm di tích lịch sử - cách mạng: Là nhóm di tích chủ đạo của Long An. Chính từ nơi đây dã ghi lại bao dấu ấn của cuộc đấu tranh vũ trang cách mạng của nhân dân Nam Bộ anh hùng với những di tích lừng danh Đồng Tháp Mười, với chiến thắng Mộc Hóa vang dội gắn với danh tiếng của tiểu đoàn 307 oai hùng. Do vậy không kể hàng trăm di tích chưa được xếp hạng, chỉ trong số 53 di tích được xếp hạng và đang đề nghị được xếp hạng của Long An đã có tới 12 di tích lịch sử cách mạng, chiếm 24% tổng số nhóm di tích trên. Điều này sẽ rất có ý nghĩa trong việc định hướng khai thác và quy hoạch phát triển du lịch Long An.

Trong số các di tích lịch sử cách mạng có giá trị khai thác phục vụ du lịch phải kể đến di tích Chiến khu Nhơn Hòa lập (Tân Thạnh), ngã tư Đức Hòa (Đức Hòa)…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Nhóm di tích lịch sử, văn hóa: Trước tiên cần phải nhấn mạnh một nét đặc sắc trong nhóm di tích lịch sử văn hóa của Long An, đó là nhóm di tích khảo cổ học thuộc văn Óc Eo nổi tiếng. Trên địa bàn Long An có tới hàng trăm di tích Óc Eo thuộc nền văn hóa này mà tiêu biểu là cụm di tích Bình Tả, các di chỉ Gò Tháp lớn, Gò Tháp lớn, Gò Tháp nhỏ ở Đức Hòa, di chỉ Gò Hàng ở Tân Hưng…Nét đặc sắc của nền văn hóa này là những kiến trúc gạch nung, những đồ trang sức nghệ thuật bằng vàng đã thu hút sự chú ý không chỉ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, mà còn của cả những du khách.

Nhóm di tích đáng chú ý khác là những di tích lịch sử văn hóa liên quan đến thời kỳ lịch sử triều Nguyễn, trong đó bao gồm các di tích gắn với cuộc đấu tranh yêu nước chống thực dân Pháp và những di tích lịch sử kiến trúc, nghệ thuật. Trong số các di tích trên tiêu biểu phải kể đến di tích chùa Tôn Thạnh, nơi tưởng niệm về nhà thơ yêu nước của dân tộc Nguyễn Đình Chiểu; lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức, hay mộ và đền thờ Nguyễn Văn Tiến, một tướng tài của Nguyễn Trung Trực…

Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững - 7

Các di tích kiến trúc nghệ thuật của Long An tuy không phong phú như một số địa phương khác nhưng cũng có giá trị phục vụ du lịch cao. Nếu biết tổ chức khai thác đúng hướng chúng sẽ phát huy được giá trị và thu hút được khách du lịch, đặc biệt là nếu biết kết hợp khai thác du lịch sinh thái với du lịch tham quan di tích.

Hiện nay các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Long An đang được chú trọng đầu tư thu hút khách du lịch rất nhiều nhờ sự quan tâm của Đảng bộ nhân dân tỉnh Long An.

Một số di tích Lịch Sử văn hóa: Ngã tư Rạch Kiến:

Ngã tư Rạch Kiến nằm tại trung tâm xã Long Hòa, huyện Cần Đước. Với những phế tích của căn cứ Mỹ Rạch Kiến, nơi đây ghi dấu một thời hào hùng của Đảng bộ và quân dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với thế trận chiến tranh nhân dân độc đáo: Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến.

Địa điểm này đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch ) công nhận l di tích lịch sử - văn hóa năm 1996.

Ngã tư Đức Hòa:

Ngã tư Đức Hòa nằm ở vị trí trung tâm thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hoà. Ngày 4/6/1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là đồng chí Châu Văn Liêm và đồng chí Võ Văn Tần, đồng bào các xã trong huyện đã tham gia cuộc biểu tình lớn nhất Nam Bộ với khoảng 5.000 người, kéo về dinh quận địch, chống sưu cao thuế nặng, chống đàn áp nhân dân. Nơi đây chính là địa điểm xử bắn các chiến sĩ Nam Kỳ Khởi Nghĩa 1940 và là chiến khu quân sự địch ở Đức Hoà, căn cứ sư đoàn 25 nguỵ, là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu ở địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Với ý nghĩa lịch sử trên, ngày 5/9/1989, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận Ngã tư Đức Hòa là di tích lịch sử – văn hoá.


Các địa điểm thuộc căn cứ Bình Thành:

Bình Thành là vùng đất có địa hình khá phức tạp thuộc huyện Đức Huệ. Trong kháng chiến chống Pháp, khu vực Bình Thành là căn cứ của Tỉnh ủy Chợ Lớn và Khu 7 với tên gọi

“Quân khu Đông Thành”. Từ đây, Tỉnh ủy đã lãnh đạo phong trào cách mạng ở tỉnh nhà cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

Xung quanh khu vực Bình Thành vẫn còn lại nhiều dấu tích, những địa danh vang bóng một thời phản ánh quá trình hoạt động của Đảng bộ và quân dân Long An trong hai thời kỳ kháng chiến. Năm 1998, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận các địa điểm thuộc Căn cứ Bình Thành là di tích lịch sử – văn hóa.

Vàm Nhựt Tảo:

Vàm Nhựt Tảo là nơi giao hội giữa hai con sông Vàm Cỏ Đông và Nhựt Tảo, thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ. Ngày 10/12/1861, dưới sự chỉ huy của người anh hùng dân tộc Nguyễn Văn Lịch (tức Nguyễn Trung Trực), tàu L’ Espérance của quân xâm lược Pháp đã bị nghĩa quân nhấn chìm ở nơi đây. Những hiện vật của con tàu này đang được trưng bày tại Bảo tàng Long An.

Vàm Nhựt Tảo đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận l di tích lịch sử – văn hoá năm 1996. Tại đây, Đền tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và những hạng mục công trình khác thể hiện chiến công lừng lẫy năm xưa đang được xây dựng và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010, hứa hẹn vùng sông nước lịch sử và nên thơ này là một điểm đến hấp dẫn .

Gò Bắc Chiêng:

Gò Bắc Chiêng nằm bên bờ sông Mộc Hóa, nay là chợ Mộc Hố, thuộc thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa. Tại đây, ngày 16 đến 18 tháng 8 năm 1948, Trung đoàn 120 phối hợp với Tiểu đoàn 307 cùng lực lượng địa phương đã “ Công đồn đả viện” đồn Mộc Hóa. Chiến thắng lẫy lừng này của quân và dân Long An trong chín năm kháng chiến chống Pháp đã đi vào thơ nhạc và điện ảnh cách mạng với bài Tiểu đoàn 307 (thơ Nguyễn Bính) và bộ phim Trận Mộc Hóa - bộ phim đầu tiên khai sinh nền điện ảnh cách mạng do tổ điện ảnh Khu 8 thực hiện. Địa điểm này đã được dựng bia lưu niệm sự kiện trên vào năm 1994, được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá.

Đồn Rạch Cát:

Đồn Rạch Cát là pháo đài quân sự đồ sộ vào loại nhất nhì nước ta do thực dân Pháp xây dựng hoàn thành năm 1910 tại ấp Long Ninh, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước. Công trình kiến trúc quân sự độc đáo và hiện đại này nằm ở vị trí chiến lược án ngữ cửa biển Cần Giờ, là chứng tích về sự thất bại của thực dân Pháp trước quân dân Long An nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Gò Ô Chùa:

Gò Ô Chùa một di chỉ tiền sử chuyển tiếp sang Óc Eo, tọa lạc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng. Năm 1997, Bảo tàng Long An phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tổ

chức cuộc khai quật lần đầu tin di chỉ này và những cuộc khai quật về sau đã thu thập được những hiện vật như chạc gốm, dọi xe chỉ, công cụ sắt, hạt chuỗi đá quý, lục lạc, vòng đồng, mảnh khuôn đúc, nồi rót kim loại, xương, răng động vật, mộ đất chứa di cốt người , mộ vò chứa di cốt trẻ em, nhiều vỏ trấu và hạt lúa… Di chỉ khảo cổ học Gò Ô Chùa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa ngày 19/01/2004.

Khu phế tích kiến trúc khảo cổ Bình Tả:

Khu phế tích khảo cổ Bình Tả thuộc xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa là 3 di chỉ kiến trúc thuộc văn hoá Óc Eo, có niên đại từ thế kỷ I – VII, gồm Gị Năm Tước, Gò Xoài, Gò Đồn, được khai quật năm 1987. Tại đây, những hiện vật có giá trị đã được phát hiện như tượng thần Siva, Vishnu, Ganesa. Đặc biệt là sưu tập hiện vật vùng Gị Xồi, trong đó có bản minh văn bằng chữ Phạn cổ khắc trên một lá vàng mỏng ghi cuả kinh Phật. Năm 1989, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận Khu phế tích kiến trúc Gò Đồn, Gị Xồi, Gị Năm Tước là di tích lịch sử văn hóa.

Lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức:

P P

Cách thị xã Tân An khoảng 4 km về phía Tây, lăng Nguyễn Huỳnh Đức là một trong những kiến trúc lăng mộ cổ nhất ở Long An còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đây là một quần thể kiến trúc bao gồm các công trình chính như cổng, lăng mộ, đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức. Khuôn viên lăng có diện tích hơn 665 m2, được xây dựng năm 1817 theo

kiến trúc cổ.

Đến tham quan di tích lăng Nguyễn Huỳnh Đức chúng ta có dịp chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc lăng mộ đầu nhà Nguyễn và những cổ vật quý giá cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ

XIX. Lăng được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa ngày 11/5/1993.

Thánh thất Cao Đài Long An:

P P

Nằm trên quốc lộ 1A, thuộc phường 2, thị xã Tân An, Thánh thất Cao Đài Long An là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của đạo Cao Đài. Ngay bên ngôi điện thờ Phật Mẫu là Thánh thất Cao Đài thờ Đức Chí Tôn và biểu tượng Thiên Nhãn. Diện tích ngôi Thánh thất khoảng 4000 m2. Bên trong thánh thất trần phẳng, trang trí nhiều ô tròn gồm 6 con rồng chầu mặt trời, hình rồng còn được đắp nổi ở các khu vực bát quái đài rất uy lực, các vòng tròn

nhiều màu lồng vào nhau tượng trưng cho các tôn giáo. Ngôi Thánh thất được hoàn thành vào năm 1956.

Đình Vĩnh Phong:

Đình Vĩnh Phong nằm bên vàm Rạch Cây Giáo, thuộc thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, là ngôi đình cổ có kiến trúc cuối thời Nguyễn. Chánh điện đình Vĩnh Phong được xây dựng theo lối cổ với kết cấu tứ trụ, mái lợp ngói âm dương, trên nóc có đôi rồng bằng gốm

tráng men trong tư thế lưỡng long tranh châu. Đến với đình Vĩnh Phong, chúng ta có dịp chiêm ngưỡng nghệ thuật chạm trổ tài hoa của những nghệ nhân thời trước, hiểu thêm sự đóng góp lớn lao của cha ông trong quá trình khai phá đất đai. Đình Vĩnh Phong được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử-văn hóa ngày 31/8/1998.

Chùa Tôn Thạnh:

Chùa Tôn Thạnh thuộc xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc là ngôi chùa nổi tiếng từ lâu trong lịch sử và văn học. Ban đầu chùa có tên là Lan Nhã, do hòa thượng Viên Ngộ khai sáng vào năm Gia Long thứ bảy (1808). Trong những năm 1859 -1862, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã về đất Thanh Ba, ở chùa Tôn Thạnh dạy học, sáng tác thơ văn, trong đó có áng văn bất hủ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Hiện chùa Tôn thạnh đã được trùng tu theo kiến trúc cổ với chất liệu truyền thống hoàn toàn bằng gỗ. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di tích có giá trị như tượng đồng Địa Tạng Vương Bồ Tát, chuông đồng thế kỷ XIX, bảo tháp sư Viên Ngộ... Chùa Tôn Thạnh được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử-văn hóa năm 1997.

Chùa Kim Cang:

Chùa Kim Cang tọa lạc tại ấp Bình Cang, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XIX, theo kiến trúc truyền thống. Trong chùa còn lưu giữ những bản kinh chữ Hán, khắc gỗ và nhiều pho tượng cổ. Đây là một trong những trung tâm Phật giáo của đất Gia Định xưa, thể hiện qua việc in ấn kinh Phật và đào tạo tăng tài.

Chùa Linh Sơn:

Chùa Linh Sơn còn gọi là chùa Núi, thuộc khu di tích khảo cổ Rạch Núi, nằm trên một gò đất cao khoảng 6m tại xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc. Chùa Linh Sơn do hòa thượng Minh Nghĩa khai lập vào năm 1867. Chùa có nhiều tượng Phật, phần lớn có niên đại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có pho tượng cổ Tiêu Diện Đại Sĩ bằng gỗ, cao 0,4 m thể hiện bởi phong cách chạm khắc rất lạ.

Chùa Nổi - Cổ Sơn Tự:

Chùa Nổi - Cổ Sơn Tự được xây dựng đầu thế kỷ XX, toạ lạc trên một gò cao thuộc ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng. Ngoài ý nghĩa là một ngôi chùa đẹp và hiếm hoi trên vùng Đồng Tháp Mười, nơi đây còn là di chỉ khảo cổ học bởi nhiều hiện vật thời tiền sử đã được tìm thấy ở đây. Chùa Nổi được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 2004.

Nhà Trăm Cột:

Di tích Nhà Trăm Cột tọa lạc tại vùng đất ven biển thuộc địa phận xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước. Được xây dựng vào những năm 1901-1903 với kiến trúc thời Nguyễn, mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế.

Nhà Trăm Cột được làm hoàn toàn bằng gỗ (cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật), mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Các gian nội tự và ngoại khách là nơi tập trung cao nhất giá trị thẩm mỹ của công trình mà người xưa đã gửi gắm trên từng nét chạm.

Nét đặc thù trong phong cách chạm gỗ ở đây là bên cạnh phong cách tả thực khéo léo, tỉ mỉ là phong cách cách điệu phóng khoáng đã tạo thêm sự phong phú, sinh động. Tất cả được thiết kế hài hòa trong không gian kiến trúc làm toát lên nét trang nghiêm và đầy tráng lệ của một công trình kiến trúc điêu khắc truyền thống. Nhà Trăm Cột được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa năm 1997.


2.2.2.2. Lễ hội‌

Lễ hội cũng là một tài nguyên du lịch nhân văn, bởi vì khả năng hấp dẫn khách du lịch của nó rất cao. Thông qua lễ hội, trong chừng mực nhất định, du khách có thể biết được phong tục, tập quán của nhân dân địa phương.

Long An là tỉnh cư trú của nhiều dân tộc. Ở đây có truyền thống văn hóa cộng đồng phong phú và được biểu hiện qua các lễ hội.

Một số lễ hội chủ yếu gồm có: lễ Kỳ Yên (cầu yên) vào dịp đầu năm, lễ cầu mưa, lễ tống phong (hay còn gọi là lễ tống ôn vào ngày 6/3 âm lịch) được tổ chức khá phổ biến ở các địa phương tỉnh Long An như ở xã Tân Phước Tây (Tân Trụ) và Bình Lập (Tân An). Thông thường những lễ hội này đều có đám rước rất sôi nổi với những trang phục lễ hội sặc sỡ. Những loại hình lễ hội này nếu nghiên cứu tổ chức phục vụ du lịch sẽ thu hút được nhiều du khách. Đặc biệt nếu kết hợp với những trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật… lại càng hấp dẫn.

Một số Lễ hội Long An: Lễ hội Làm Chay:

Hàng năm nhân dân thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tổ chức lễ hội làm chay vào ngày 15, 16 tháng giêng âm lịch. Đây là lễ hội dân gian cổ truyền mang bản sắc riêng của nhân dân địa phương. Nhằm khôi phục các giá trị truyền thống dân gian, cầu mong mưa thuận gió hòa, nhân dân sống trong cảnh thái bình, an tâm lao động sản xuất đạt vụ mùa bội thu. Đúng 12 giờ đêm ngày 16 là xô giàn Ông Tiêu, người đi lễ tranh nhau giành đồ cúng mong tìm được chút lộc đầu năm, ai tranh được cái lưỡi của Ông Tiêu là năm đó làm ăn phát tài. Ngày hội làm chay đã trở thành lễ hội truyền thống, một nét văn hóa đặc sắc của người dân Long An.

Lễ Húy Kỵ Đức nghệ nhân Nhạc Sư Nguyễn Quang Đại:

Đức nghệ nhân Nguyễn Quang Đại là một quan nhạc của triều đình nhà Nguyễn. Cuối thế kỷ XIX đã hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp, vô Nam truyền dạy nhạc tài tử và nhạc lễ. Ông là người có công khai sáng ra bộ môn đờn ca tài tử và nhạc lễ Nam Bộ mang đậm nét đặc thù bản sắc dân tộc.

Hàng năm vào ngày 19 tháng giêng lễ Húy Kỵ diễn ra tại đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước. Lễ hội tập trung các nghệ nhân đờn ca tài tử Nam Bộ trong và ngoài tỉnh và du khách đến viếng, tưởng niệm cố nghệ nhân Nguyễn Quang Đại.

Lễ hội vía Bà Ngũ Hành ở Long Thượng, Cần Giuộc:

Miếu Bà Ngũ Hành tọa lạc tại chợ Long Thượng, cạnh rạch Tràm nằm về hướng Đông thị xã Tân An và về phía Tây Bắc của thị trấn Cần Giuộc tỉnh Long An. Nơi đây, thờ phượng Ngũ Hành Nương Nương - năm vị phúc thần giúp cho mưa thuận gió hoà, bảo hộ nghề nghiệp thủ công…

Lễ vía Ngũ Hành Nương Nương được tổ chức vào ngày 20 tháng giêng âm lịch hàng năm (diễn ra trong 3 ngày), được tổ chức khá long trọng với các nghi thức của một Lễ Kỳ Yên và nghệ thuật diễn xướng dân gian như: Chầu mời, thỉnh bà, dâng bông, dâng mâm, bán lộc, đặc biệt là hát chặp Địa Nàng... . Hằng năm lễ hội thu hút hàng chục ngàn lượt khách thập phương. Bởi những giá trị văn hóa và lịch sử được tàng trữ tại đây, Miếu Bà Ngũ Hành (Long Thượng) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hố cấp tỉnh vào tháng 2 năm 1997.

2.2.2.3. Dân tộc, bản sắc văn hóa, các làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực‌

Với lịch sử định cư trải qua 4 đến 5 nghìn năm trong quá trình hình thành nên vùng đất Long An ngày nay thì đại bộ phận cư dân chủ yếu của Long An chính là người Kinh. Dân tộc kinh chiếm tỷ lệ khoảng hơn 99% dân số cả tỉnh. Ngoài ra còn có người Hoa, Khơ Me, Chăm… các dân tộc này chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Cơ cấu dân tộc nói trên đã cho thấy những nét đặc trưng về văn hóa, lối sống của người dân Long An. Văn hóa Việt chiếm vị trí chủ đạo nơi đây. Chính vì vậy các phong tục tập quán trên địa bàn tỉnh Long An mang tính thuần Việt. Đây là một thuận lợi để mang văn hóa thuần việt cho du khách trong và ngoài nước khi đến du lịch tại tỉnh Long An.

Các nghề thủ công truyền thống: Long An có nhiều nghề thủ công truyền thống. Đây vừa là đối tượng tham quan, vừa là nơi cung cấp các mặt hàng lưu niệm cho khách du lịch. Trong số các nghề truyền thống của Long An, có một số nghề tương đối độc đáo có thể khai thác phục vụ khách du lịch. Tiêu biểu là nghề chạm gỗ ở huyện Cần Đước và huyện Bến Lức của hai dòng họ Đinh và họ Huỳnh. Hiện nay, số con cháu của những người này đóng vai trò

nòng cốt trong nghề chạm gỗ của công ty mỹ nghệ tỉnh Long An. Nghề kim hoàn ở Phước Vân (Cần Đước) cũng khá nổi tiếng, chủ yếu là nghề sản xuất đồ nữ trang bằng vàng, nghề đóng ghe cũng khá phát triển ở Cần Đước. Những loại ghe này có thể khai thác dùng chở du khách du lịch rất hấp dẫn. Nghề dệt chiếu ở Cần Giuộc là một nghề truyền thống đã có một thời gian phát triển. Ngoài ra ở các huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hóa còn có nghề đan lát bằng thân cây bàng cũng đặc sắc. Những nghề này nếu khéo tổ chức có thể đem lại nguồn thu hút lớn đối với du lịch.

Văn hóa dân gian: Nhìn chung, văn hóa dân gian cũng là dạng tài nguyên hấp dẫn đối với khách du lịch. Cũng như bao miền quê khác, nền văn hóa nghệ thuật của Long An cũng mang đậm bản sắc truyền thống Việt Nam, cần cù, chịu thương chịu khó, thông minh, lãng mạn, yêu đời.

Long An nổi tiếng với những làn điệu hò như hò cấy, hò chèo ghe, hò xay lúa, trong sinh hoạt vui chơi có hò cuộc, hò lờ; trong tang lễ có hò đưa linh…; các làn điệu lý đặc trưng của vùng Nam Bộ, các điệu vè…

Về ca múa nhạc truyền thống có múa hát bong rỗi và hát bội.

Các đặc sản địa phương: Thiên nhiên, đất đai, sông nước Long An đã cho con người những sản vật quý giá như lúa nàng thơm chợ Đào, thơm Bến Lức, thanh long Châu Thành, dưa hấu, các loại cá, chim, mật ong,…từ đó với tài khéo léo của con người đã tạo ra những món ăn đặc sản khó quên của Long An.

Một số Làng nghề truyền thống và ẩm thực tỉnh Long An:


Làng nghề dệt Chiếu:

Trên địa bàn tỉnh Long An có 2.301 cơ sở dệt chiếu, thu hút khoảng 4.875 lao động, trong đó tập trung chủ yếu ở các xã Nhựt Ninh, An Nhựt Tân huyện Tân Trụ và các xã Long Cang, Long Định, Phước Vân, Long Sơn huyện Cần Đước.

Sản phẩm chiếu rất đa dạng gồm nhiều loại như chiếu đơn, chiếu đôi, chiếu trắng, chiếu màu, chiếu lẫy, chiếu hoa… được tiêu thụ khắp các tỉnh thành trong cả nước nhưng chủ yếu là thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Làng nấu Rượu Gò Đen:

Làng rượu đế Gò Đen tại thị tứ Gò Đen, xã Phước Lợi, huyện Bến Lức nổi tiếng hàng trăm năm nay. Rượu Gò Đen có hương vị độc đáo nhờ có cách chọn nguyên liệu từ các loại gạo nếp như: nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp thổ địa, nếp than đen huyền cả hạt… Tất cả các loại gạo nếp này được trồng tại địa phương rất dẻo và thơm ngon. Gò Đen là vùng đất gò cao nên thích hợp với cây lúa nếp, loại nguyên liệu chính làm nên danh rượu Gò Đen.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 10/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí