TPHA : Phản ứng ngưng kết hồng cầu chẩn đoán giang mai
(Treponema pallidum Hemagglutination)
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
UNAIDS : Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về AIDS
(United Nations programma on AIDS)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội, 2009 - 2010 - 1
- Hành Vi Tình Dục (Sexual Behavior): Là Những Hành Động Như Âu Yếm, Vuốt Ve, Hôn, Giao Hợp... Nhằm Thể Hiện Và Thỏa Mãn Tình Dục.
- Các Hành Vi Tình Dục Và Sử Dụng Chất Gây Nghiện
- Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tình Dục Nguy Cơ
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Bảng Nội dung Trang
1.1 So sánh hành vi tình dục giữa nhóm NBDĐG và nhóm NTDĐG không bán dâm tại Thẩm Quyến, Trung Quốc 16
2.1 Khung chọn mẫu nhóm NBDĐG trong nghiên cứu 35
3.1 Các đặc trưng nhân khẩu cơ bản của nhóm NBDĐG 48
3.2 Nhận dạng giới và nhận dạng tình dục 49
3.3 Giới tính thích QHTD theo tự nhận về giới 50
3.4 Kiến thức về HIV/STIs 51
3.5 Các hình thức QHTD và sử dụng BCS với các loại bạn tình trong lần đầu tiên 53
3.6 Số lượng khách hàng nam và số lần QHTD trung bình trong 30 ngày qua 55
3.7 Số lượng khách hàng nam qua các hình thức QHTD trong 30 ngày qua 56
3.8 Đặc điểm hoạt động bán dâm 57
3.9 Đặc điểm của khách hàng nam trong lần bán dâm đầu tiên và gần đây nhất 63
3.10 Đã từng sử dụng các loại chất ma túy của đối tượng nghiên cứu 65
3.11 Kết quả xét nghiệm HIV và một số STI 68
3.12 Một số yếu tố liên quan đến QHTD qua đường hậu môn không sử dụng
BCS trong lần bán dâm gần đây nhất 73
3.13 Mối liên quan giữa một số đặc điểm cá nhân và nhiễm ít nhất 1 STI 75
3.14 Mối liên quan giữa hành vi tình dục không sử dụng BCS và nhiễm ít nhất 1 STI 76
3.15 Mối liên quan giữa hành vi sử dụng chất gây nghiện và nhiễm ít nhất 1 STI. 78
3.16 Mối liên quan giữa số khách hàng nam trung bình và số lần bán dâm
trung bình trong 30 ngày qua và nhiễm ít nhất 1 STI 79
3.17 Mô hình hồi quy logistic 79
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Nội dung Trang
3.1 Quan hệ tình dục với các loại bạn tình 52
3.2 Sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất với Khách hàng người Việt Nam và nước ngoài 54
3.3 Tỷ lệ đã từng sử dụng chất gây nghiện 65
3.4 Các vấn đề do sử dụng rượu bia trong 30 ngày qua 66
3.5 Sử dụng dịch vụ y tế 67
3.6 Tiếp cận các chương trình can thiệp phòng chống HIV 68
3.7 Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số STI qua kết quả xét nghiệm và qua
đối tượng tự khai báo 69
3.8 Tỷ lệ nhiễm một số STI theo các bộ phận được xét nghiệm 70
3.9 Tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI phân theo nhóm tuổi 70
3.10 Tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI phân theo trình độ học vấn 71
3.11 Tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI phân theo tình trạng hôn nhân 71
3.12 Tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI phân theo quê quán 72
3.13 Tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI phân theo đã từng sử dụng ít nhất 1 loại ma túy 72
DANH MỤC CÁC HÌNH/SƠ ĐỒ
Hình/Sơ đồ Nội dung Trang
Hình 1.1. Khung can thiệp dự phòng HIV và STIs cho nhóm NTDĐG/NBDĐG 29
Sơ đồ 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm HIV và STIs 32
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước [16].
Ở Việt Nam, kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), cho đến nay 100% số tỉnh, thành phố báo cáo có người nhiễm HIV/AIDS. Tính đến ngày 30/11/2013, cả nước đã có 216.254 người nhiễm HIV hiện đang còn sống, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 66.533 người, 68.977 trường hợp tử vong do AIDS [6]. Riêng tại thành phố Hà Nội, có 20.972 người nhiễm HIV hiện đang còn sống, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 5.271 và 3.808 trường hợp tử vong do AIDS [13].
Các báo cáo về mô hình dịch HIV/AIDS ở khu vực châu Á đều đề cập đến nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới (NTDĐG) là một trong ba nhóm có nguy cơ cao, bên cạnh nhóm tiêm chích ma tuý (TCMT) và phụ nữ bán dâm (PNBD). Theo UNAIDS, nhóm NTDĐG đã trở thành một hợp phần quan trọng và ngày càng gia tăng của đại dịch AIDS trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương [66].
Nhóm nam bán dâm đồng giới (NBDĐG) là một thành phần của nhóm NTDĐG. Những nghiên cứu Dịch tễ học và xã hội học về lây nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) trên nhóm NTDĐG/NBDĐG đã chỉ ra rằng, trong nhóm NTDĐG thì NBDĐG là nhóm có tỷ lệ nhiễm HIV và STIs cao. Các nghiên cứu cũng chỉ ra nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs của nhóm NBDĐG là do có quan hệ tình dục không an
toàn với nhiều loại bạn tình, số lượng bạn tình nhiều và sử dụng chất gây nghiện [9], [14], [19], [22], [30], [38], [55], [57], [62], [71].
Các kết quả nghiên nghiên cứu trên cho thấy tầm quan trọng của nhóm NBDĐG trong việc lây truyền HIV và STIs. Tuy nhiên tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên biệt về nhóm NBDĐG, đặc biệt là các nghiên cứu mô tả các đặc điểm nhân khẩu học và xã hội, các yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và STIs. Xuất phát từ tồn tại đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009 - 2010 với mục tiêu:
1. Mô tả nhận dạng tình dục, kiến thức về HIV/STIs, hành vi tình dục, sử dụng chất gây nghiện và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009 - 2010.
2. Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường
tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009 - 2010.
3. Phân tích một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009 - 2010.
Từ đó đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp phòng nhiễm HIV và
một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm NBDĐG tại Hà Nội.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan các khái niệm
1.1.1. Giới tính và Giới
1.1.1.1. Giới tính (sex): Chỉ các đặc điểm sinh học của cơ thể nam và nữ
Ví dụ: Phụ nữ có âm hộ, âm đạo, buồng trứng; nam giới có dương vật, tinh hoàn, tinh trùng hay phụ nữ có thể mang thai, nam giới không thể mang thai…
Các đặc điểm này là bẩm sinh, nếu không vì một hoàn cảnh đặc biệt nào đó như bệnh tật hay đột biến gen thì mọi phụ nữ hay nam giới trên khắp thế giới đều có các đặc điểm này. Khi một người nam giới được phẫu thuật chuyển thành phụ nữ thì người đó có thể có hình thể của phụ nữ nhưng không có buồng trứng, không thể mang thai và tiết sữa…
1.1.1.2. Giới (gender): Là quan niệm xã hội về vai trò, hành vi, hoạt động, đặc điểm được coi là phù hợp với nam và nữ;
Ví dụ: Nam giới thì phải mạnh mẽ, giữ vai trò trụ cột kinh tế, kết hôn/quan hệ tình dục với phụ nữ. Ngược lại, phụ nữ thì phải dịu dàng, chăm chỉ, kết hôn/quan hệ tình dục với nam giới, v.v.
Xã hội phân loại con người thành hai giới: Nam và nữ dựa vào các đặc điểm giới tính của họ (mà chủ yếu là bộ phận sinh dục ngoài), từ đó gán cho họ những đặc điểm và vai trò giới nhất định, trông đợi tất cả mọi người phải thể hiện các đặc điểm đó và thực hiện đúng các vai trò mà họ được gán cho. Tuy nhiên, vai trò giới không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian và có sự khác biệt lớn trong và giữa các nền văn hóa. Nhiều phụ nữ và nam giới ngày nay đã không thực hiện một số vai trò giới truyền thống và sự thay đổi đó dần dần đã được xã hội chấp nhận.
Trong một số nền văn hóa những người không thể hiện các đặc điểm giới và không thực hiện các vai trò giới mà họ được gán cho trên cơ sở các đặc điểm giới tính của mình thường không được xã hội chấp thuận. Ví dụ: ở một số nước, quan hệ tình dục giữa nam giới với nam giới bị coi là bất hợp pháp và những người NTDĐG có thể bị trừng phạt nặng nề.
Một số khái niệm giới cơ bản
• Khuôn mẫu giới: Một số đặc điểm mà xã hội gán cho người nam
hoặc nữ. Ví dụ nam cương nghị, cứng rắn, nữ thùy mị, dịu dàng…
• Giá trị giới: Một cá nhân hoặc một nhóm người đưa ra chuẩn mực thế nào là một người phụ nữ/nam giới thực sự. Nam bị hấp dẫn bởi nữ và ngược lại...
- Vai trò giới (gender roles): Các chức năng của nam và nữ theo quan niệm xã hội.
Ví dụ: Phụ nữ phải nội trợ; chăm sóc con cái; nam giới được coi là người có trách nhiệm phát triển kinh tế gia đình.
Vai trò giới có thể thay đổi tùy thuộc vào từng điều kiện và hệ thống xã hội cụ thể và việc thực hiện các vai trò này cũng thay đổi tùy điều kiện của từng cá nhân…
- Nhận dạng giới (gender identity): Là cảm nhận của mỗi cá nhân tự coi mình là nam hay nữ.
Nhận dạng giới của đa số mọi người trùng với giới tính sinh học. Một số ít người có cơ thể nam nhưng lại cảm nhận mình là nữ và ngược lại [64].
1.1.2. Tình dục và các khái niệm liên quan
1.1.2.1. Khuynh hướng tình dục (Sexual orientation): Là chỉ sự bị hấp dẫn một cách lâu dài về tình cảm và/hoặc tình dục bởi người khác giới tính hoặc người cùng giới tính với mình hoặc cả hai.