Giám Sát An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Dựa Vào Quân Dân Y Kết Hợp


thuốc bảo vệ thực vật, quy trình nuôi trồng, thu hoạch, sơ chế, bảo quản...Các sản phẩm chế biến muốn tham gia chuỗi phải kiểm duyệt ở tất cả các khâu. Các nguyên liệu đưa vào chế biến phải là các sản phẩm thuộc chuỗi, quy trình chế biến, việc sử dụng phụ gia, chất bảo quản phải theo đúng quy định về an toàn thực phẩm [102].

Qua các biện pháp đã triển khai, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố từng bước đã được cải thiện, góp phần ngăn chặn thực phẩm không đảm bảo an toàn đến tay người tiêu dùng, khống chế không để xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm truyền qua thực phẩm như Tả, Cúm A/H5N1 và hạ thấp số vụ ngộ độc thực phẩm qua từng năm. Trong năm 2010, số vụ ngộ độc thực phẩm đã giảm 45,8% so với năm 2007 và đến năm 2011, số vụ ngộ độc thực phẩm đã giảm thêm 38,5% so với năm 2010.

Vì giải pháp này mới ở giai đoạn đầu nên cần có thêm thời gian để đánh giá chính xác hiệu quả của giải pháp. Nhưng có thể nhận thấy, quản lý chuỗi thực phẩm từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng là một ý tưởng hay. Người tiêu dùng và cơ quan chức năng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc thực phẩm và tìm ra được cá nhân chịu trách nhiệm khi có các vấn đề không ATTP. Tuy nhiên cần kết hợp với các giải pháp khác để bảo đảm thực phẩm tới người tiêu dùng được an toàn. Đặc biệt là nâng cao vai trò giám sát, chủ động phát hiện sai phạm của cộng đồng, của các tổ chức chính trị xã hội, của các đoàn thể và nhân dân đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.

Ngoài ra, trong vòng 10 năm trở lại, nước ta đã có nhiều giải pháp khác được nghiên cứu áp dụng tại cộng đồng để tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý vệ sinh ATTP ở tất cả các cấp, ngành và để hạn chế tối đa số người ngộ độc thực phẩm, số ca NĐTP như: làng văn hóa sức khỏe, tháng hành động về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, giám sát an toàn thực phẩm dựa vào quân dân y kết hợp, giám sát ATTP dựa vào cộng đồng…

1.3.2.4. Làng văn hóa sức khỏe

Giải pháp được Bộ Y tế triển khai thí điểm từ năm 2004 tại 6 tỉnh thành, sau đó phát triển rộng ra nhiều địa phương. Làng văn hóa sức khỏe gồm 13 tiêu chí,


trong đó có tiêu chí liên quan đến ATTP như: không có người bị ngộ độc thực phẩm, không có trẻ suy dinh dưỡng; có đủ 3 công trình vệ sinh đảm bảo như nhà tiêu, nhà tắm, nước sạch; các thành viên trong gia đình thực hiện lối sống lành mạnh… [9].

Tại mỗi địa phương, làng văn hóa sức khỏe sẽ xây dựng mục tiêu cụ thể phù hợp với địa phương mình. Ngay từ năm 2004, tại Hà Nội, các cơ quan ban ngành đã phối hợp triển khai “Làng sức khoẻ” trên địa bàn thành phố. Khu dân cư đạt tiêu chuẩn “Gia đình sức khoẻ" khi có ít nhất 70% số hộ gia đình được công nhận “Gia đình sức khoẻ”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Tiêu chí “Tổ dân phố sức khoẻ”: Ngoài các tiêu chí của “Làng sức khoẻ”, các khu dân cư phải có ít nhất 80% số hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình sức khoẻ” mới được công nhận “Tổ dân phố sức khoẻ”. Từ những kết quả đã đạt được, làng văn hóa sức khỏe ngày càng được nhân rộng [9].

Tại Nghệ An, các địa phương đang nhân rộng làng văn hóa sức khỏe, trong đó tập trung phát triển công tác y tế dự phòng như: phong trào vệ sinh môi trường phòng tránh bệnh tật và các biện pháp kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm; nâng cao năng lực giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh, đặc biệt là HIV/AIDS và các dịch bệnh mới phát sinh. Ngành y tế tổ chức tập huấn trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người dân chủ động phòng bệnh và rèn luyện nâng cao sức khỏe; ngành văn hóa tiếp tục đưa hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao, nhất là kiến thức về sức khỏe tới các làng văn hóa sức khỏe ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... xây dựng các tiêu chí ăn sạch, ở sạch, uống sạch, bảo đảm cho các làng văn hóa sức khỏe người dân được sống trong môi trường tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan [7].

Thực trạng và hiệu quả giải pháp can thiệp thực thi pháp luật an toàn thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - 6

Có thể nhận thấy, triển khai làng văn hóa sức khỏe có những kết quả tích cực, nâng cao nhận thức của người dân địa phương về sức khỏe và khá phù hợp với điều kiện làng xã thuần nông.

1.3.2.5. Giám sát an toàn thực phẩm dựa vào cộng đồng

Việc thực hiện giám sát an toàn thực phẩm muốn thành công trước hết phải


xuất phát từ hiểu biết và hành vi của người tiêu dùng. Để giúp người tiêu dùng nâng cao hiểu biết và có công cụ phù hợp xác định nhanh tình trạng vệ sinh an toàn của thực phẩm cần phải giám sát dự phòng thích hợp, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương cụ thể. Giải pháp này có tác động tích cực tới kiến thức, thái độ, thực hành của người tiêu dùng và người làm dịch vụ thực phẩm. Qua đánh giá tại Nam Định, Hoàng Cao Sạ (2011) cho thấy hiệu quả của giải pháp này tới kiến thức của người tiêu dùng và người làm nhiệm vụ kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm. Chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp đạt 30,7%; 21,4% và 11,2% lần lượt ở các nhóm nhân viên kinh doanh, nhân viên chế biến và người tiêu dùng [77].

Cũng trong nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ (2011) cũng cho thấy giải pháp giám sát ATTP dựa vào cộng đồng đã đạt được những kết quả tốt. Đối với điều kiện vệ sinh của cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm đã được cải thiện. Mức độ có côn trùng đã giảm đáng kể, rác thải đã được xử lý tốt. Các mức độ ô nhiễm về không khí, nước, thực phẩm giảm đáng kể [77].

1.3.2.6. Giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm dựa vào quân dân y kết hợp

Ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi mạng lưới y tế dự phòng và y tế cơ sở còn nhiều khó khăn do địa bàn rộng, nhân lực mỏng, cơ sở vật chất thiếu thốn, vì vậy khả năng giám sát ATTP khó thực hiện. Tại đây, các đơn vị bộ đội là những người trực tiếp và thường xuyên tiếp cận với nhân dân. Trong nhiều năm qua, mô hình kết hợp quân-dân y trong phòng chống dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn thảm họa đã được thực hiện và đem lại kết quả tốt.

Hoàng Cao Sạ (2011) đánh giá giải pháp giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm dựa vào kết hợp quân-dân y rất hiệu quả. Giải pháp được tiến hành trên các địa bàn tại tỉnh miền núi Hà Giang. Các hoạt động can thiệp có tác động rất tích cực tới người tiêu dùng và cơ sở kinh doanh thực phẩm. Tỷ lệ đạt về kiến thức, thái độ và thực hành của nhóm can thiệp đều tăng. Điều kiện vệ sinh của các cơ sở kinh doanh thực phẩm ở nhóm can thiệp được cải thiện. Đánh giá tổng hợp tình trạng vệ sinh của các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm cho thấy, 72,5% cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh, cao hơn sau can thiệp (trước can thiệp 56,8%). Chỉ số hiệu quả của nhóm


can thiệp đạt 25,0%, ở nhóm đối chứng chỉ đạt 8,0%. Tỷ lệ nhiễm vi sinh vật, ký sinh trùng và hóa chất giảm rõ rệt ở nhóm can thiệp, nhưng vẫn ở mức khá cao. Trong đó, tỷ lệ nhiễm E. coli là 21,6% và nhiễm Coliform là 16,2%. Tỷ lệ này tăng lên ở nhóm chứng. Tổng số trường hợp ngộ độc thực phẩm giảm rõ rệt ở nhóm can thiệp nhưng có chiều hướng gia tăng ở nhóm đối chứng. Đây là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố đem lại: do nhận thức của người dân được nâng cao, thực hành ATTP của các cơ sở dịch vụ thực phẩm có cải thiện và công tác kiểm tra, giám sát được chú trọng. Chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp cao gấp 6,7 lần so với nhóm chứng [76] [77].

Mô hình kết hợp quân dân y trong giám sát dự phòng nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm là một giải pháp sáng tạo cao, có tính khả thi trong phòng chống dịch bệnh. Có thể áp dụng tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Kết hợp lực lượng quân dân y trong bảo đảm ATTP còn là thực hiện chủ trương lớn của đảng và nhà nước nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thông qua nhiều chương trình kết hợp quân dân khác. Tuy nhiên, do một số đồng bào dân tộc không biết tiếng Kinh nên việc tiếp cận với tuyên truyền ATTP còn hạn chế. Điều kiện đi lại, giao thông khó khăn và phương pháp truyền thông chủ yếu là trực tiếp nên việc duy trì thường xuyên các buổi truyền thông gặp nhiều khó khăn. Do vậy, giải pháp này vẫn có những hạn chế nhất định.

1.3.2.7. Chợ an toàn vệ sinh thực phẩm

Rất nhiều các tỉnh thành trong cả nước đã triển khai giải pháp này. Tại tỉnh Bến Tre, đã tiến hành xây dựng “Chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm”: chợ Bến Tre - phường 3, thành phố Bến Tre (quầy rau và quầy thủy hải sản) và chợ thị trấn Ba Tri - huyện Ba Tri (quầy thịt). Mô hình này thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương [69].

Tại tỉnh Lạng Sơn, ngày 06/02/2012, UBND tỉnh đã có quyết định số 126/QĐ-UBND, phê duyệt dự án chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Dự án chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện tại chợ Chi Lăng, thuộc công ty cổ phần chợ Lạng Sơn với mục đích nâng cao


nhận thức cũng như hướng dẫn các hộ tiểu thương, kinh doanh tại chợ thực hiện đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời, tăng cường năng lực quản lý cho cán bộ ngành công thương, ban quản lý chợ trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ. Qua đó, làm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do ngộ độc thực phẩm gây ra trong kinh doanh thực phẩm tại chợ [111].

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2015 có 80% người kinh doanh thực phẩm và 100% người thực hiện công tác quản lý chợ trong dự án có hiểu biết đúng và thực hành đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm và trên 80% các quầy kinh doanh thực phẩm trong chợ thuộc dự án được xây dựng, nâng cấp đúng chuẩn theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chợ thí điểm được xây dựng dựa trên các căn cứ, tiêu chí nhất định và quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm của các chủ thể tham gia. Với các nội dung chính như xây dựng, sửa chữa quầy, sạp hàng, hệ thống xử lý nước, rác thải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đào tạo, tập huấn, trang bị kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh, cán bộ quản lý chợ. Bên cạnh đó, hỗ trợ cho hộ kinh doanh các dụng cụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cải tạo hệ thống nước thải, xây dựng pano nội quy, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm treo tại chợ. Sau đó sẽ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.

Có thể nhận thấy, chợ an toàn này có thể áp dụng tại nhiều địa bàn chợ các tỉnh thành, bảo đảm quá trình chuyển sản phẩm từ nhà cung cấp tới tay người tiêu dùng bảo đảm an toàn. Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là một mắt xích trong một chuỗi nhiều nội dung để bảo đảm an toàn thực phẩm, gần tương tự như xây dựng chuỗi thực phẩm bảo đảm vệ sinh. Cần phải lồng ghép nhiều nội dung để có được một giải pháp kiểm soát ATTP đồng bộ.

1.3.2.8. Cơ sở giết mổ gia súc gia cầm an toàn

Việc quản lý giết mổ gia súc, gia cầm có thể coi như một “Mắt xích” quan trọng trong quá trình kiểm soát “Tận gốc” thực phẩm có nguồn gốc động vật, góp phần ngăn chặn dịch bệnh lây lan và bảo vệ sức khỏe con người. Theo thống kê,


hiện nay cả nước có trên 17.000 lò giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó số lò giết mổ lậu là khá lớn, đây chính là nơi khởi nguồn để mầm bệnh lây lan phát tán nếu không được quản lý chặt chẽ. Vì thế, muốn ngăn dịch bệnh thì ngay bây giờ, ngành thú y và các địa phương phải tăng cường kiểm tra và có biện pháp chế tài thật mạnh để loại bỏ những cơ sở giết mổ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sau khi có Chỉ thị số 30/2005/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc “Tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” [97], một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng đã đầu tư xây dựng một số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Nhưng có một thực tế là các cơ sở giết mổ này chỉ hoạt động được một thời gian ngắn rồi phải đóng cửa, do sản phẩm không thể cạnh tranh được với các điểm giết mổ tự do; một số cơ sở khác thì hoạt động cầm chừng, nên chỉ cung cấp một lượng nhỏ cho các siêu thị, nhà hàng.

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm tra vệ sinh thú y trung ương I, phần lớn các cơ sở, điểm giết mổ tại các tỉnh phía bắc đều không có hệ thống xử lý chất thải, nước thải theo yêu cầu vệ sinh thú y, thậm chí nhiều cơ sở giết mổ đã đổ thẳng chất thải xuống ao hồ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chính đây là nguy cơ tiềm ẩn lây lan dịch bệnh cho người và động vật. Hầu hết ở những chợ kinh doanh thịt gia súc, gia cầm, cán bộ thú y chỉ đơn giản thực hiện kiểm tra, đóng dấu kiểm soát giết mổ tại chợ, như là một giải pháp “Tạm thời”, làm yên lòng người tiêu dùng. Nguyên nhân của hiện tượng này một phần do lãnh đạo nhiều địa phương chưa chỉ đạo quyết liệt tới ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc xây dựng, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; chưa có chế tài xử lý triệt để, thường xuyên việc giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y và ATTP. Đồng thời, các chủ giết mổ, người kinh doanh thực phẩm vẫn chưa ý thức được trách nhiệm của mình về việc phải cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm sạch bảo đảm ATTP [6].

Thực tế tại nhiều địa phương, lực lượng thú y không có đủ quyền hạn và sự phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan liên quan như y tế, môi trường, công an,


quản lý thị trường với cơ quan thú y trong việc quản lý, kiểm soát tiêu thụ thịt trên thị trường chưa chặt chẽ. Vì vậy, công tác kiểm dịch gia súc bảo đảm vệ sinh thú y mới đơn thuần là lăn dấu, dán tem ở chợ mà lý ra phải thực hiện ngay tại các lò mổ.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 140/KH-UBDN ngày 2/11/2012 về lưu chuyển rau an toàn vào nội thành mục đích kiểm soát chất lượng rau lưu thông trên thị trường đồng thời thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Phát triển các điểm bán rau, của quả, thực phẩm an toàn tại khu dân cư, khu tập thể, các cơ quan bằng hình thức bán hàng lưu động hoặc qua sàn giao dịch tại Hà Nội [112].

Trên đây là một số giải pháp can thiệp nhằm nâng cao thực thi pháp luật ATTP. Tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương để áp dụng cho phù hợp. Việc kết hợp hoàn chỉnh kiểm soát chặt chẽ các khâu từ sản xuất, phân phối, chế biến và sử dụng thực phẩm thì thực thi pháp luật ATTP mới có những chuyển biến tích cực. Theo chúng tôi các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi pháp luật ATTP là:

- Sự hiểu biết, thái độ, thực hành pháp luật ATTP của những người quản lý thực phẩm; những người sản xuất, kinh doanh, chế biến và tiêu dùng thực phẩm; của các cấp, các ngành và mỗi người dân.

- Sự phối hợp của các cấp, các ngành, các đơn vị trong thực thi pháp luật

ATTP.


- Tính bền vững, đồng bộ trong thanh, kiểm tra các hoạt động quản lý ATTP.

- Thực thi chế tài xử phạt trong lĩnh vực ATTP.

- Sự đồng bộ về các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau có ảnh hưởng

điều chỉnh trong lĩnh vực này.

- Lực lượng làm công tác quản lý ATTP và kinh phí tổ chức triển khai các quy định pháp luật về ATTP đủ và đáp ứng với tình hình thực tế.

Qua đó công tác tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hướng dẫn pháp luật ATTP, Luật Thương mại, Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, Luật Dược, Luật Quảng cáo, các nghị định, thông tư hướng dẫn luật cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu và thực


hiện là đặc biệt quan trọng. Qua tuyên truyền giáo dục để nâng cao vai trò, trách nhiệm của những nhà quản lý; sự phối hợp và vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành; sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi và ứng xử pháp luật ATTP của mọi tầng lớp nhân dân có ý nghĩa then chốt trong thực thi pháp luật ATTP.

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí