Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật An Toàn Thực Phẩm


chuẩn về vệ sinh; việc khắc phục những sai sót của cơ sở sản xuất; các yêu cầu về ghi chép, lưu giữ hồ sơ; việc kiểm tra của cơ quan thẩm quyền…[125].

Tại Trung Quốc, Luật An toàn thực phẩm của Trung Quốc được ban hành ngày 28 tháng 2 năm 2009, quy định các nội dung nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh ô nhiễm thực phẩm và những yếu tố có hại đối với sức khoẻ con người, cụ thể bao gồm các vấn đề: kiểm soát và đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm; các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; sản xuất và kinh doanh thực phẩm; thanh tra và kiểm nghiệm thực phẩm; xuất nhập khẩu thực phẩm; xử lý sự cố về an toàn thực phẩm; giám sát và quản lý công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; nghĩa vụ pháp lý của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ quan nhà nước quản lý công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Tuy vậy, hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra do ý thức chấp hành luật vệ sinh an toàn thực phẩm không tốt, đặt lợi ích kinh tế lên trên sức khỏe cộng đồng [149]. Năm 2012, Bộ Y tế nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ghi nhận 6.685 vụ ngộ độc thực phẩm, 146 người chết vì ngộ độc [147].

Tại Thái Lan, Pháp lệnh thực phẩm được ban hành lần đầu tiên vào năm 1963, sau đó được sửa đổi vào năm 1978. Pháp lệnh gồm có 8 chương với 78 điều quy định về Hội đồng thực phẩm, xin cấp giấy phép và cấp giấy phép, trách nhiệm của người được cấp phép liên quan đến thực phẩm, việc kiểm soát thực phẩm, vấn đề đăng ký và quảng cáo thực phẩm, cán bộ có thẩm quyền về an toàn thực phẩm, việc đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép, các chế tài xử phạt. Thái Lan chú trọng cải cách, hoàn thiện pháp luật theo hướng quy định rõ các biện pháp giám sát dựa trên phân tích nguy cơ để cập nhật các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến, nhập khẩu và phân phối hợp lý, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng và nhu cầu của thị trường quốc tế; áp dụng các biện pháp giáo dục người tiêu dùng, kỹ thuật, giám sát, hợp tác nhằm kiểm soát chất lượng của thực phẩm trước khi đưa ra thị trường. Đây là một nước tương đối thành công trong quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, cần thiết để chúng ta có thể nghiên cứu áp dụng [133].

Tại Malaysia, Pháp lệnh Thực phẩm năm 1983 của Malaysia được ban hành (sau đó được sửa đổi, bổ sung vào năm 1985). Nghiên cứu pháp luật về an toàn thực


phẩm của Malaysia cho thấy, thường xuyên có sự rà soát lại các các quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn cụ thể cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật trong thực phẩm, phù hợp với yêu cầu của công nghiệp thực phẩm và người tiêu dùng, đáp ứng với yêu cầu thương mại trong nước và quốc tế. Là thành viên của WTO, Malaysia đã tích cực hướng tới những qui định, tiêu chuẩn thực phẩm của mình theo Codex để tạo điều kiện cho giao lưu thương mại, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn thực phẩm, thực phẩm mới, quy định nhãn mác, quy định sử dụng các chất phụ gia thực phẩm và đã soạn thảo quy định về thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen theo quy định của ASEAN và Codex. Hiện nay, Malaysia vẫn đang tiếp tục xây dựng các chính sách lớn, xây dựng chiến lược, tiêu chuẩn thực phẩm, rà soát các văn bản pháp luật và đẩy mạnh thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm [137].

Nhật Bản có nhiều pháp lệnh liên quan đến an toàn thực phẩm như: Pháp lệnh vệ sinh thực phẩm ban hành ngày 24/12/1947, Pháp lệnh thi hành luật vệ sinh thực phẩm ngày 31/8/1953, Quy chế thi hành Luật vệ sinh thực phẩm ngày 13/7/1948. Dưới các pháp lệnh là các thông tư hướng dẫn về thống kê lượng thực phẩm, quy định về xử lý ngộ độc thực phẩm... Ngoài ra, còn các văn bản khác như: thoả thuận phân vùng trong công tác sức khoẻ và vệ sinh, thoả thuận chi tiết về điều hành hệ thống hành chính trong vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn xử lý liên quan đến sức khoẻ và vệ sinh [131].

1.1.3. Pháp luật an toàn thực phẩm tại Việt Nam

Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội thông qua ngày 28/06/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011. Luật An toàn thực phẩm có 12 chương, 72 điều, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong đảm bảo thực phẩm; điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn, kiểm nghiệm, phân tích nguy cơ đối với thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông và trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm [74]. Theo pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm thì thực phẩm do nhiều bộ, ngành quản lý do đó gặp rất nhiều khó khăn, bất cập trong triển khai thực hiện [27].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.


Nhưng Luật ATTP quy định có 03 bộ quản lý đó là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công thương. Luật quy định rất rõ và cụ thể trách nhiệm của từng ngành và trách nhiệm quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân các cấp [74].

Thực trạng và hiệu quả giải pháp can thiệp thực thi pháp luật an toàn thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - 3

Luật An toàn thực phẩm nêu rõ 06 nguyên tắc quản lý ATTP ở Việt Nam như sau: bảo đảm ATTP là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh; quản lý ATTP phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố và áp dụng; quản lý ATTP phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với ATTP; quản lý ATTP phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành; quản lý ATTP phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội [74].

Sau khi Luật An toàn thực phẩm được thông qua, đảng, nhà nước, chính phủ, các bộ, ngành, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành nhiều văn bản, làm cơ sở cho việc tổ chức triển khai Luật như:

- Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới” [3].

- Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm [28]. Nghị định 178/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP [29].

- Quyết định 20/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 [98]. Quyết định 1228/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2012 – 2015 [99].

- Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới [100].

- Thông tư 15/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an


toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm [15]. Thông tư 26/2012/TT-BYT của Bộ Y tế quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế [16].

- Thông tư 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Trong đó có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Y tế về chất lượng nước ăn uống, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Y tế về chất lượng nước sinh hoạt [11],[12],[17].

- Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống [18].

- Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm [19]. Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản [5].

- Thành phố Hà Nội có thông tri số 06-TT/TU ngày 18/01/2012 của Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác tại các địa phương về việc triển khai các nhiệm vụ, biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm [92].

Cùng với các văn bản theo hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm, nhiều luật, pháp lệnh mới hoặc sửa đổi bổ sung có liên quan tới công tác quản lý ATTP cũng được ban hành như:

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 [71]. Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006 [72]. Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007 [73]. Luật dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005 [70]. Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày


21/6/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 [75].

- Pháp lệnh Thú y số 18/2004 ngày 29/4/2004 [115]. Pháp lệnh Bảo vệ thực vật số 36/2001/PL-UBNTVQH10 ngày 25/7/2001 [114].

- Nghị định chính phủ số 12/VBHN-BNNPTNT ngày 25/2/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y [31]. Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng [30].

1.2. THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM

1.2.1. Một số yếu tố liên quan tới thực thi pháp luật an toàn thực phẩm

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thực thi pháp luật an toàn thực phẩm, tựu chung bao gồm các yếu tố chính sau:

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm cần được ban hành đủ, kịp thời và bao trùm các lĩnh vực của thực phẩm. Tại Việt Nam đã ban hành: Luật An toàn thực phẩm, 6 nghị định, 2 thông tư liên tịch hướng dẫn luật; Bộ Y tế ban hành 46 văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 18 văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công thương ban hành 3 văn bản quy phạm pháp luật cùng các chỉ thị, nghị quyết về việc thi hành pháp luật ATTP. Các văn bản này đã tạo hành lang pháp lý để kiểm soát chất lượng ATTP, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Các văn bản qui phạm pháp luật ban hành cần được bổ sung mới, sửa đổi kịp thời phù hợp sự phát triển và hội nhập.

- Văn bản quy phạm pháp luật cần được tiếp cận theo hướng mới, chuyển từ phương thức quản lý tiền kiểm sang hậu kiểm (quản lý dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn công bố áp dụng); quản lý theo phương thức kiểm tra ATTP, từ công đoạn sang quản lý theo quá trình, chuỗi cung cấp thực phẩm.

- Hệ thống văn bản kỹ thuật về an toàn thực phẩm ban hành từng bước phù hợp các qui định quốc tế.

- Bộ máy tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương; có sự phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể giữa các bộ,


giữa các sở, ban, ngành ở địa phương.

- Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm từ trung ương đến xã, phường, thị trấn để chỉ đạo giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành.

- Thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại trung ương và cấp tỉnh.

Thanh tra, kiểm tra từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng thực phẩm.

- Mạng lưới kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm ở trung ương và địa phương; trang thiết bị kiểm nghiệm phục vụ quản lý.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật ATTP tạo sự chuyển biến về nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.

- Thực hiện pháp luật về ATTP cần được sự quan tâm và thực hiện của mọi công dân, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tôn giáo, nghề nghiệp.

1.2.2. Thực trạng thực thi pháp luật an toàn thực phẩm trên thế giới

Tình hình ATTP trong khu vực và trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa, một món ăn có thể bị ô nhiễm rất phức tạp cả về không gian và thời gian. Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm cũng rất phức tạp ở các khu vực khác nhau trên thế giới do ô nhiễm môi trường, thiên tai lũ lụt, gian lận thương mại trong sản xuất, kinh doanh, chế biến và sử dụng thực phẩm. Tình trạng ngộ độc thực phẩm ở mỗi quốc gia là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự tiến bộ của xã hội và khả năng quản lý, kiểm soát của nhà nước cũng như hệ thống y tế với thực trạng thực thi pháp luật về ATTP [151] [153].

Tại Mỹ, theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ), ước tính mỗi năm tại Mỹ cứ 6 người thì có 1 người (tương đương 48 triệu người) xuất hiện triệu chứng, 128.000 người nhập viện và 3.000 người chết vì các bệnh do ngộ độc thực phẩm [127]. Pháp luật quản lý an toàn thực phẩm ở Mỹ đã hình thành rất sớm. Các văn bản thay đổi, bổ sung về quản lý thực phẩm có tính chất định hướng được nguy cơ chứ không dừng ở những giải pháp tình thế. Hiện nay, các văn bản pháp quy mới của Mỹ tập trung nhiều vào an toàn thực phẩm và rộng hơn là chống nguy cơ khủng bố sinh học, bao gồm các vấn đề: đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm, thiết lập, duy trì thông tin lưu trữ nguồn hàng, thông báo trước hàng thực


phẩm nhập khẩu, tăng quyền xử phạt hành chính cho Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm [139] [141].

Ở Nhật Bản, năm 2006-2011 sử dụng dữ liệu tại các phòng xét nghiệm cho thấy số ca ngộ độc thực phẩm do Campylobacter, Salmonella Parahaemoly virus lần lượt là 3,4 – 4,7 triệu ca, 690 – 800 nghìn ca, 50 – 150 nghìn ca [138]. Các văn bản pháp luật về ATTP của Nhật đã đi đúng hướng phòng ngừa, cho nên rất hiệu quả, khả thi, thời gian có hiệu lực rất dài và ít thay đổi. Đây là điều rất thuận lợi và ổn định cho công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật ATTP của các cơ sở kinh doanh thực phẩm, ăn uống cũng như ý thức chấp hành pháp luật của người dân rất cao. Ý thức tự giác, tinh thần tự tôn của mỗi cá nhân đóng góp đáng kể trong việc bảo đảm thực thi pháp luật ATTP tại quốc gia này [131].

Các nghiên cứu về sự liên quan giữa an toàn thực phẩm và nước sạch được tiến hành ở Châu Mỹ, Châu Á và Châu Phi năm 2014 cho thấy: một trong những vấn đề nghiêm trọng là thiếu nước sạch. Nghiên cứu ở Ibanda (Nigeria) cho thấy nước là nguồn chủ yếu gây ô nhiễm thực phẩm. Nước lấy từ vòi chỉ có vài giờ trong ngày, do vậy tất cả bát đũa được rửa chung trong một chậu nước và cả ngày không thay nước [143]. Một nghiên cứu khác ở Pune (Ấn Độ) năm 2013 cho biết nguồn nước của những người bán thức ăn trên đường phố bị lây nhiễm các vi khuẩn có nguồn gốc từ phân. Đây là nguyên nhân của các vụ tiêu chảy [129]. Nghiên cứu ở Peru năm 2013 cho thấy 94% người bán thực phẩm sử dụng nước công cộng, nguồn nước tốt nhưng thường được chứa trong các bể không có nắp đậy hoặc bể khó thau rửa dẫn đến bị ô nhiễm nguồn nước [121].

1.2.3. Thực trạng thực thi pháp luật an toàn thực phẩm tại Việt Nam

Sau khi luật An toàn thực phẩm được thông qua, thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm [28]. Nhiều giải pháp về ATTP được triển khai trên toàn quốc. Năm 2011, Chính phủ đã đề ra chiến lược ATTP từ 2011-2020, tầm nhìn tới 2030 [98]. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ Trung ương


đến các tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường đã vào cuộc quyết liệt để triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về ATTP. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đôi khi còn chưa kịp thời. Công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan chức năng còn chưa tốt. Nhiều chính quyền địa phương coi công tác quản lý an toàn thực phẩm là trách nhiệm của ngành y tế nên công tác chỉ đạo, huy động sự tham gia của các cơ quan liên quan chưa quyết liệt. Đầu tư kinh phí từ ngân sách còn thấp, trang thiết bị và nhân lực còn hạn chế.

Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm năm 2013 cho thấy, thanh kiểm tra

457.556 cơ sở, bao gồm tất cả các nhóm đối tượng, phát hiện 95.216 cơ sở vi phạm pháp luật ATTP, chiếm 20,08%. Số bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền là 6.497 cơ sở với số tiền là 12.669 triệu đồng, tiêu hủy hàng chục tấn thực phẩm các loại [23].

Việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm tăng hàng năm. Tuy nhiên, tỷ lệ cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn thấp so với yêu cầu quản lý, lại có sự chênh lệch khá lớn giữa các tỉnh, thành phố (ví dụ năm 2013 ở Đà Nẵng đạt 84% [45], ở Hà Giang đạt 71% [32], ở Hà Tĩnh đạt 80% [93]) và giữa các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

1.2.3.1. Thực thi pháp luật ATTP trong chăn nuôi, trồng trọt

* Thực thi pháp luật ATTP trong trồng trọt

Một trong các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến do hoá chất ở Việt Nam là hoá chất bảo vệ thực vật. Một số nghiên cứu cho thấy 35% nông dân sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật không đọc nhãn thuốc, 91% chỉ tìm hiểu cách sử dụng thông qua người bán hàng. Tình trạng phổ biến là người nông dân không chấp hành nghiêm túc các qui định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; không đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch, chỉ có 22,5% hộ phun thuốc cách 10 ngày trước thu hái, 16,67% phun thuốc trước thu hái 2- 4 ngày, 85,7% số hộ sử dụng wofatox và fillitox là hoá chất đã cấm sử dụng tại Việt Nam [88].

Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm năm 2014: Tại tỉnh Ninh Bình trong tháng 6 và tháng 7 lấy 17 mẫu rau xanh, rau thơm, hoa quả và xét nghiệm chỉ

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí