Thực Trạng Vi Phạm Pháp Luật Trong Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Có Vốn Nhà Nước Khi Thi Công Xây Dựng


Lai Châu, Điện Biên là chủ đầu tư; một số gói thầu thuộc Dự án ĐTXD đường Hồ Chí Minh đoạn Pác Bó - Cao Bằng tỉnh Cao Bằng và Dự án ĐTXD đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa thuộc các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An.

Vi phạm pháp luật về hình thức lựa chọn nhà thầu dẫn đến áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không phù hợp quy định như: Dự án đường dây 500 Kv Pleiku - Dốc Sỏi - Đà Nẵng: Áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh (gói thầu chuẩn bị sản xuất) không tuân thủ đúng kế hoạch đấu thầu được duyệt, tổ chức đấu thầu hạn chế gói thầu 21.5 không đúng quy định.

- Có nhiều dự án đấu thầu công khai nhà thầu có giá trị bỏ thầu thấp nhất, các điều kiện tiên quyết đều đảm bảo nhưng không được công nhận trúng thầu do nhà thầu trên không thuộc "Sân sau" của chủ đầu tư, cơ quan tư vấn lựa chọn nhà thầu đã lợi dụng qui định của pháp luật về đấu thầu cho phép cơ quan tư vấn lựa chọn nhà thầu tính lại giá trị dự thầu của các nhà thầu với sai số số học10% giá trị dự thầu. Do vậy cơ quan tư vấn đã tính lại giá trị dự thầu của nhà thầu mà chủ đầu tư đã nhắm để nhà thầu đó được "Trúng thầu".

3.2.2.4. Thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước khi thi công xây dựng

Thi công là những công việc của nhà thầu xây lắp được thực hiện theo Hợp đồng với chủ đầu tư để làm ra những sản phẩm là những hạng mục, công trình do cơ quan thiết kế lập nên với những công năng là hiệu quả khai thác và sử dụng của những hạng mục công trình. Hiện nay tình trạng tham nhũng trong quá trình thi công thường diễn ra ở mức độ ngày càng tinh vi với tay nghề ngày càng được nâng cao. Đối với khối lượng phần nổi, kích thước hình học thì cơ bản đảm bảo đúng với thiết kế kỹ thuật. Tuy nhiên về chất lượng vật liệu, các hạng mục che khuất khó kiểm tra, thanh tra phần lớn đều bị các nhà thầu rút ruột, bớt xén thay đổi chủng loại. Vật liệu và giá trị bị rút ruột, bớt xén thay đổi chủng loại thường chiếm từ 20%

- 40% giá trị công trình, các thủ đoạn rút ruột bớt xén, thay đổi chủng loại vật liệu ở một số công trình như sau:

Ví dụ trong công trình giao thông: Công trình đường nhựa bán thâm nhập lớp áo đường thiết kế 5,5 kg nhựa đường /m2 thường các nhà thầu chỉ làm tối đa khoảng



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

3kg nhựa đường/m2. Móng đường có công trình thiết kế móng đường đệm cát vàng dày 50cm lu lèn chặt nhưng nhà thầu thay đổi dùng bằng cát đen đủ chiều dày 50cm và chênh lệch hiện tại là cát vàng giá 240.000đ/m3, cát đen san lấp giá 75.000đ/m3 (ví dụ đơn giá tháng 12/2014 tại tỉnh Hải Dương) như vậy nếu công trình có khối lượng 10.000m3 thì nhà thầu sẽ hưởng lợi trái phép số tiền là: 10.000 m3 x 165.000 đồng = 1.650.000 đồng (một tỷ sáu trăm năm mươi triệu đồng).

Về máy thi công: Nếu dự toán ca máy đầm là 100h thường nhà thầu chỉ đầm khoảng từ 50h - 60h.

Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam - 13

Ví dụ trong công trình xây dựng dân dụng, các thủ đoạn nhà thầu thường áp dụng như sau:

Về vật liệu: Các nhà thầu thường thay đổi chủng loại đưa loại vật liệu chất lượng kém hơn thường do tư nhân sản xuất thi công tại các địa phương với giá rẻ hơn từ 30% - 40%.

Trong quá trình thi công còn thể hiện những vi phạm tương tự như kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc quản lý sử dụng vốn tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc giai đoạn 2004-2012 “việc điều chỉnh quy hoạch khu công nghệ cao này còn chậm, thuyết minh quy hoạch có một số nội dung sai lệch, chưa phù hợp với thực tiễn, cập nhật số liệu hiện trạng chưa chính xác, thiếu quy định về các khu vực cấm xây dựng. Việc lập dự toán và thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng có nhiều vi phạm trong các giai đoạn thiết kế, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán làm tăng không đúng giá trị tổng dự toán các gói thầu với số tiền trên 40,1 tỷ đồng; thi công xây lắp, điều chỉnh giá theo quy định và nghiệm thu thanh toán với tổng số tiền vi phạm trên 10,2 tỷ đồng”

- Vi phạm trong việc triển khai các biện pháp tổ chức thi công chưa hợp lý, gây thất thoát, lãng phí vốn ngân sách nhà nước. Hầu hết các vi phạm do triển khai biện pháp thi công chưa hợp lý rất khó đánh giá mức độ vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, đánh giá về mức độ thất thoát, lãng phí vốn ngân sách nhà nước do biện pháp tổ chức thi công chưa hợp lý là cơ sở để xác định vi phạm ở giai đoạn thi công. Theo Báo cáo kiểm toán năm 2014, các công trình sau có biểu hiện vi phạm do không áp dụng biện pháp thi công phù hợp như sau: Dự án sửa chữa, nâng cấp công


trình hồ chứa nước sông Rác huyện Cẩm Xuyên, Dự án đường cứu hộ công trình thủy lợi hồ chứa nước Kim Sơn và thượng nguồn Sông Trí, huyện Kỳ Anh (giai đoạn 2), Dự án đường kinh tế kết hợp quốc phòng phía Tây Bắc huyện Kỳ Anh, Dự án củng cố nâng cấp đê Hải Thư huyện Kỳ Anh, Dự án đầu tư xây dựng Hồ chứa nước Khe Sung huyện Kỳ Anh, Dự án nâng cấp mở rộng đường liên xã miền núi Thiên Lộc - Phú Lộc ở Hà Tĩnh,Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư mới xã Ninh Tiến thành phố Ninh Bình, Dự án ĐTXD cơ sở hạ tầng khu đô thị mới quảng trường Trung tâm thành phố Ninh Bình - giai đoạn II, Dự án Cầu Kim Mỹ ở tỉnh Ninh Bình; Dự án Cầu qua Cồn Khương ở TP. Cần Thơ.

- Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước như không tuân thủ thời gian thi công, tình trạng phổ biến là chậm tiến độ, chậm tiến độ kéo dài. Những vi phạm về thời gian thi công đã làm tăng chi phí thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Trong thực tiễn, có những công trình đầu tư cơ bản có vốn ngân sách nhà nước vi phạm thời gian thi công mang tính điển hìnhnhư: Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã bị chậm tiến độ 4 năm. Các vi phạm về thời gian của các dự án nói trên đã làm thất thoát, lãng phí vốn ngân sách nhà nước, gây bất bình trong nhân dân. Việc nhận dạng các vi phạm về thời gian cũng chính là cơ sở để xác định trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự của chủ đầu tư, đơn vị thi công.

3.2.2.5. Thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước trong việc bố trí và sử dụng vốn ngân sách nhà nước

- Biểu hiện vi phạm pháp luật đầu tư xây dựng thể hiện ở việc các bộ, ngành, địa phương quyết định phân bổ kế hoạch chậm, thậm chí không phân bổ hết số vốn được giao, phân bổ cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản chưa đủ thủ tục đầu tư hoặc không đúng với cơ cấu ngành được giao tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư [9,tr.7].

- Vi phạm trong phân bổ vốn thể hiện việc bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung làm ảnh hưởng đến khả năng cân đối nguồn vốn. Một số địa phương không phân bổ hết kế hoạch vốn đầu năm; bố trí sai nguồn vốn, không đúng đối tượng, mục tiêu; bố trí vốn cho nhiều dự án quá thời gian quy định, không sát thực tế dẫn đến


nguồn vốn không sử dụng được hoặc phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần…Đối với kết quả kiểm toán quyết toán NSNN năm 2011, tổng thu NSNN đạt 721.804 tỷ đồng, vượt 21,3% dự toán. Trong đó, tổng chi NSNN lên tới 787.554 tỷ đồng, vượt 8,5% dự toán do chi đầu tư phát triển vượt 37%, chi thường xuyên bằng 99,6% dự toán.

- Vi phạm trong giải quyết vốn còn thể hiện ở những hiện tượng như hiện tượng ăn chia thường xảy ra đối với các nguồn vốn thuộc sở hữu nhà nước. Theo quan niệm chung, đấy là vốn “cho không” vì trách nhiệm thanh toán không phải bằng tiền mà bằng chứng từ. Trong trường hợp thông đồng, việc tạo ra chứng từ là một biểu hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

- Vi phạm trong việc phân bổ thể hiện nhiều ở các hành vi môi giới hối lộ, hối lộ và nhận hối lộ để được cấp nguồn vốn ngân sách cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Nhiều trường hợp số tiền lên tới 20 - 30%.

- Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản ở giai đoạn cấp vốn còn thể hiện trong việc bên chủ đầu tư đưa ra nhiều cách để ràng buộc người được cấp vốn - mà cách thức phổ thông là người cấp vốn không cấp một lúc một cục mà chia ra làm nhiều đợt, nhiều năm. Số cấp lần sau nhiều, ít tuỳ thuộc vào số tiền “lại quả” của lần trước.

- Phổ biến và dễ phát hiện ra nhiều nhất là các biểu hiện vi phạm về cấp vốn như bố trí vốn không đúng nội dung, sai nguồn vốn.

3.2.2.6. Thực trạng vi phạm pháp trong việc giám sát thi công

- Đơn vị chủ đầu tư không thực hiện tốt công tác giám sát kỹ thuật (giám sát

A) trong suốt quá trình thi công. Hiện tượng thiếu cán bộ giám sát kỹ thuật xảy ra phổ biến. Trong thực tiễn, một cán bộ giám sát kỹ thuật cùng một lúc phải giám sát kỹ thuật nhiều công trình khác nhau, ở địa bàn xa nhau vì thế cán bộ giám sát kỹ thuật không thể bám sát quá trình thi công, không thể can thiệp xử lý kịp thời những tình huống thi công sai kỹ thuật vì thế dẫn đến tình trạng bên B thi công xong giám sát kỹ thuật bên A mới tới kiểm tra kỹ thuật. Thực trạng vi phạm này diễn ra phổ biến, nhất là tình trạng giám sát ký khống vào biên bản xác nhận. Đây là vi phạm pháp luật về giám sát, dẫn đến hình thức hoá hoạt động giám sát. Ngoài ra, tình trạng cán bộ giám sát kỹ thuật (kiêm nhiệm) thiếu năng lực chuyên môn cần thiết, hoặc năng lực chuyên môn không phù hợp. Nhiều trường hợp cán bộ giám sát


không có năng lực chuyên môn phù hợpvới yêu cầu của công trình. Do vậy những tình huống kỹ thuật thực tế xảy ra trên công trình giám sát kỹ thuật bên A, B và nhà thầu tranh cãi không giải quyết dược, giám sát kỹ thuật bên A cũng không đủ năng lực chuyên môn giải quyết vì thế những tồn tại những vướng mắc về mặt kỹ thuật làm ảnh hưỏng đến chất lượng công trình.

- Vi phạm trong việc quản lý nhà nước đối với các tổ chức tư vấn và các doanh nghiệp xây lắp. Nhiều trường hợp các cơ quan chức năng quản lý nhà nước buông lỏng công tác kiểm tra tư cách pháp nhân, chứng chỉ hành nghề của các tổ chức tư vấn và các doanh nghiệp xây lắp; thậm chí có Sở Xây dựng chỉ định đơn vị thiết kế trong khi đơn vị này không có chức năng thiết kế; có Sở Xây dựng cấp giấy phép hành nghề xây dựng cho doanh nghiệp xây dựng mà doanh nghiệp này không đăng ký kinh doanh xây dựng lĩnh vực được cấp giấy phép.

- Vi phạm trong việc xác định đơn vị giám sát thi công đặc thù. Trong thời gian qua, nhất là đối với các công trình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn vay nước ngoài song bản chất là vốn nhà nước đã xảy ra những vi phạm về giám sát thi công dẫn đến tai nạn thương tâm như vi phạm xảy ra trong quá trình giám sát sự án đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông (hai lần xảy ra sự cố trong quá trình đổ bê tông thi công xà mũ trụ và hệ thống sàn, dàn giáo và bê tông sụt xuống đường làm khối lượng lớn sắt thép và bê tông đè lên: lần thứ nhất làm chết người, lần thứ hai làm bẹp một chiếc ô tô). Vi phạm ở đây là do khâu giám sát buộc lỏng quản lý, đồng thời lại do cơ chế giám sát đặc thù đối với dự án có tính chất đặc biệt: Tổng thầu là Trung Quốc, đơn vị tư vấn giám sát thi công cũng là một công ty Trung Quốc.[Baodatviet.vn]

Bên cạnh đó, kiểm tra công tác tổ chức quản lý chất lượng trong quá trình xây dựng chưa được các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thường xuyên, dẫn đến buông lỏng để chủ đầu tư và nhà thầu tùy nghi tổ chức.

3.2.3. Thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở giai đoạn kết thúc đầu tư

3.2.3.1. Thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước khi nghiệm thu, thanh toán khối lượng

Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành, bàn giao hoàn thành đưa vào sử dụng và vận hành, chạy thử công trình là một trong những hoạt động cuối cùng của


quy trình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật có liên quan đã đưa ra nhiều quy định chặt chẽ, đòi hỏi các chủ thể tham gia vào quá trình này phải tuân thủ đầy đủ. Có như vậy mới đảm bảo công trình đưa vào sử dụng là công trình có chất lượng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, ở giai đoạn này vẫn còn có nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản tồn tại nhiều vi phạm. Các hành vi vi phạm phổ biến như sau:

- Nghiệm thu sai khối lượng: Trong thực tế, việc nghiệm thu sai khối lượng trong dự án đầu tư xây dựng cơ bản là một hiện tượng vi phạm phổ biến và nghiêm trọng. Nhiều dự án đầu tư xây dựng có khối lượng công trình lớn, song thực tế triển khai lại không làm hết hoặc thậm chí không làm. Số tiền chênh lệch thu về cho đơn vị thi công là khoản tiền lớn. Hầu hết, các vi phạm có mức độ nghiêm trọng, căn cứ vào số tiền và công việc chưa làm, không làm, có thể có cơ sở để xác định đó là vi phạm trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc chứng minh lỗi và mục đích lợi ích cho chủ đầu tư hoặc các bên liên quan là khó khăn, nhiều trường hợp khi phát hiện ra số công việc bị nghiệm thu khống hoặc sai khối lượng, các công ty xây dựng đã trả lại tiền, chấp nhận nộp phạt nên mức độ vi phạm trong ranh giới vi phạm trách nhiệm hành chính. Ví dụ nghiệm thu khống và vi phạm có hệ thống về việc giám sát công trình xây dựng thuộc gói thầu số 7- Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng trung tâm, chữa bệnh giáo dục lao động xã hội tỉnh Bắc Kạn, UBND tỉnh Bắc Kạn đã có Công văn số 1316/QĐ-XPHC yêu cầu Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng phải thực hiện đúng quy định về giám sát thi công xây dựng công trình; hủy bỏ kết quả nghiệm thu, thanh quyết toán và thực hiện đúng quy định về nghiệm thu, thanh quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại, khoản 4, Điều 21 Nghị định số 23/2009/NĐ- CP. Buộc phải trả lại toàn bộ số tiền gần 6 tỉ đồng đã được chủ đầu tư gói thầu số 7- Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng trung tâm, chữa bệnh giáo dục lao động xã hội tỉnh Bắc Kạn thanh toán khống cho nhà thầu thi công liên quan đến việc nghiệm thu khống khối lượng gói thầu còn có các đơn vị bị xử phạt gồm: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn; Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng (Bộ Xây dựng); Công ty cổ phần và thiết kế xây dựng TTC. Trên thực tế, Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng đã nộp phạt 90 triệu đồng vì hành vi tổ chức nghiệm thu khống


khối lượng gói thầu, làm sai lệch kết quả giám sát trong quá trình tổ chức giám sát thi công Dự án Cải tạo, nâng cấp, mở rộng trung tâm, chữa bệnh giáo dục lao động xã hội tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng vẫn chưa trả lại số tiền gần 6 tỉ đồng đã được chủ đầu tư Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn thanh toán khống cho nhà thầu thi công này.

- Nghiệm thu thanh toán khi chưa có khối lượng hoàn thành như Dự án đường hành lang ven biển phía Nam trên địa phận Việt Nam từ cửa khẩu Xà Xía - Kiên Giang đến điểm giao với Quốc lộ 1 (Km2252+220) thành phố Cà Mau: Gói thầu CW7/2 nghiệm thu thanh toán khối lượng thực tế chưa thi công với giá trị 0,41 tỷ đồng.

- Nghiệm thu đối với những công trình chưa đầy đủ hồ sơ, thủ tục như Dự án đường hành lang ven biển phía Nam trên địa phận Việt Nam từ cửa khẩu Xà Xía - Kiên Giang đến điểm giao với Quốc lộ 1 (Km2252+220) thành phố Cà Mau.

- Nghiệm thu đối với công trình thanh toán sai đơn giá như Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: Áp dụng định mức giếng cát không phù hợp làm tăng chi phí đầu tư 275,83 tỷ đồng, tính bù giá không phù hợp 4,09 tỷ đồng (Gói thầu 3.2).

Như vậy, việc nghiệm thu công trình và vi phạm pháp luật trong nghiệm thu công trình xây dựng cơ bản đang là một thực trạng diễn ra phổ biến. Trên thực tế, ở các mức độ nhất định, việc nghiệm thu sai dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đã từng xảy ra song trách nhiệm của chủ đầu tư, cơ quan đơn vị quản lý dự án, tổ chức tư vấn giám sát mới chỉ dừng lại ở trách nhiệm hành chính là chủ yếu.

3.2.3.2. Thực trạng vi phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước khi quyết toán, bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng

Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư là loại vi phạm phổ biến. Các hành vi vi phạm ở việc này chủ yếu là khi dự án đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành nhưng chưa lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư chỉ chính đến năm 2014, các tỉnh trong cả nước có rất nhiều dự án đầu tư chưa lập báo cáo quyết toán mặc dù đã hoàn thành các hạng mục của dự án như TP. Cần Thơ 226 dự


án; tỉnh Lai Châu 791 dự án; Đồng Tháp 715 dự án; Hà Tĩnh 384 dự án; Sơn La 341 dự án; Phú Thọ 336 dự án; Kiên Giang 199 dự án; Nghệ An 193 dự án; An Giang 117 dự án; Gia Lai 113 dự án; Bắc Ninh 49 dự án; Ninh Bình 33 dự án);

3.3. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Do hạn chế của hệ thống pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản. Đây là hệ thống các quy định pháp luật được Nhà nước chú trọng hoàn thiện trong những năm gần đây, nhất là từ khi chúng ta gia nhập WTO. Tuy nhiên cả một thời gian dài từ 2005 khi Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu được ban hành đã phải chờ Nghị định hướng dẫn và khi phát hiện pháp luật có những lỗ hổng, thiếu đồng bộ, còn nhiều lỗi kỹ thuật thì đến năm 2013 các luật này mới được sửa đổi. Hơn nữa, trong hệ thống pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có giai đoạn dài thiếu vắng các văn bản qui phạm pháp luật qui định trách nhiệm của các cá nhân và cơ quan nhà nước trong việc quản lý, sử dụng và thanh toán vốn đầu tư xây dựng. Cụ thể: Ngày 16/12/2002 Quốc hội Khóa XI đã ban hành Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 đến ngày 6/6/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước nhưng phải chờ đến ngày 17/6/2011 Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư số 86/2011/TT-BTC nhằm “Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước”. Như vậy, tính từ thời điểm việc chi ngân sách nhà nước nói chung và chi đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nói riêng được “luật hóa” năm 2002 thì mãi cho tới gần một thập kỷ sau, năm 2011 chúng ta mới có được văn bản của cơ quan quản lý nhà nước qui định trách nhiệm trong việc quản lý, thanh toàn vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước và việc vi phạm pháp luật, xâm hại tài sản nhà nước xẩy ra trong lĩnh vực này là điều tất yếu.

Hơn thế nữa, các chỉ tiêu về kỹ thuật xây dựng, hệ thống định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn vẫn còn thiếu hoặc chưa cập nhật kịp thời với tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại nên nhiều lúc vẫn còn sử dụng các định mức, tiêu chuẩn, quy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2023