Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An - 16


KẾT LUẬN


1.1 Thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của Điều dưỡng trưởng:

Kết quả nghiên cứu về thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý ĐDT tại 40 bệnh viện công lập và ngoài công lập tỉnh Nghệ An với 412 ĐDT đã cho một số kết luận như sau:

1.1.1 Thực trạng năng lực quản lý Điều dưỡng trưởng:

- Kiến thức: Đánh giá kiến thức quản lý chung QLĐD của ĐDT xếp loại khá, tốt chiếm 72,5%. Điểm TBC kiến thức quản lý Công lập (66,22) cao hơn ngoài công lập (57,16) với p = 0,001. Khó khăn (69,14) cao hơn vùng thuận lợi (63,23) với p = 0,0001.

- Thực hành: Đánh giá khá và tốt thực hành QLĐD của ĐDT là 0%; Trung bình 36,7%, kém 63,3%. Điểm TBC thực hành quản lý nhóm Tuyến tỉnh (69,78) cao hơn tuyến huyện (60,64) là 9,14 với p = 0,0001. Công lập (65,39) cao hơn nhóm ngoài công lập (58,77) với p = 0,001.

- Năng lực quản lý: Đánh giá năng lực quản lý khá chiếm 19,8%, TB (65,5%), vẫn còn kém (14,6%) với điểm trung bình chung năng lực quản lý là x = 129,44 (Std: 23,2).

- Nhu cầu đào tạo: Có nhu cầu học nâng cao (88,8%); Bậc học 77,9%; Chủ đề QLĐD 83,1%; mong muốn tham gia đào tạo liên quan đến kiến thức 27%; Thực hành 32,5%; Cả KT&TH 27,6%; Điều kiện chế độ, chính sách 12,8%. Hình thức đào tạo chủ yếu là Ngắn hạn 65,8%; Thời gian đào tạo nhu cầu dưới 6 tháng 86,4%;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý Điều dưỡng trưởng:

Phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý ĐDT cho thấy Bảng hướng dẫn, phác đồ; Qui trình công việc; Thảo luận với đồng nghiệp; Đào tạo lại (p <0,05).

Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An - 16

Phân tích hồi qui logisyic đa biến những ĐDT trả lời có được hỗ trợ về Quy

trình công việc có năng lực cao gấp 0,29 lần những ĐDT không có sự hỗ trợ.

1.2 Đánh giá hiệu quả can thiệp nhằm nâng cao năng lực quản lý của ĐDT:


Kết quả nghiên cứu về hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực quản lý Điều dưỡng trưởng ở tỉnh Nghệ An tại 32 bệnh viện công lập tỉnh Nghệ An với 229 ĐDT đã cho kết luận như sau:

1.2.1 Kiến thức, thực hành, năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng:

- Kiến thức quản lý: Trước can thiệp nhóm can thiệp đánh giá tốt, khá chiếm 7,5%, nhóm chứng 5,2% (p > 0,05). Sau can thiệp nhóm can thiệp đánh giá tốt, khá chiếm 48,0%, nhóm chứng 7,9% (p < 0,001). HQCT = 490%, can thiệp có hiệu quả.

- Thực hành quản lý: Trước can thiệp nhóm can thiệp đánh giá tốt, khá chiếm 5,7%, nhóm chứng 7,5% (p > 0,05). Sau can thiệp nhóm can thiệp đánh giá tốt, khá chiếm 41,5%, nhóm chứng 4,8% (p < 0,001). HQCT = 670%, can thiệp có hiệu quả.

- Năng lực quản lý: Trước can thiệp nhóm can thiệp đánh giá tốt, khá (3,5%), nhóm chứng 6,1% (p < 0,05). Sau can thiệp nhóm can thiệp đánh giá tốt, khá chiếm 47,2%, nhóm chứng 7,9% (p < 0,001). HQCT = 1220%. Can thiệp có hiệu quả.

1.2.2 Hồ sơ, biểu mẫu quản lý Điều dưỡng của nhóm can thiệp và nhóm chứng:

Trước can thiệp thực trạng hồ sơ, biểu mẫu QLĐD của nhóm can thiệp (tốt, khá chiếm 20,5%), nhóm chứng (tốt, khá là 20,1%), sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Sau can thiệp thực trạng hồ sơ, biểu mẫu QLĐD của nhóm can thiệp (tốt, khá chiếm 44,1%) cao hơn nhóm chứng (tốt, khá là 22,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. HQ can thiệp = (1,2 – 0,1)/0,1

= 110%. Can thiệp có hiệu quả.

1.2.3 Hiệu quả các giải pháp can thiệp:

Trước can thiệp sự hài lòng của người bệnh đối với ĐDT giữa hai nhóm can thiệp và chứng: có sự khác biệt (Về cử chỉ; Đáp ứng ngay; Thăm hỏi, ĐV; Kiến thức CM; Kỹ thuật CM; Thủ tục khám và nhập viện; Thực hiện CM có KH và hiệu quả với p < 0,05); không có sự khác biệt (Về lời nói; Tư vấn, GDSK; Cách bố trí công việc CS, điều trị với p > 0,05). Sau can thiệp: sự hài lòng của người bệnh đối với Điều dưỡng trưởng nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.


KIẾN NGHỊ


Qua phân tích kết quả thu được, dựa vào kết luận nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

1. Kiến thức, thực hành quản lý của ĐDT còn khiêm tốn, cần phải tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ QLĐD cho đội ngũ ĐDT hiện đang đương chức và trong nguồn qui hoạch.

2. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý điều dưỡng và cần có giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng công tác lưu trữ.

3. Nghiên cứu phân tích tiếp theo về các yếu tố ảnh hưởng để có đề xuất giải pháp đồng bộ, toàn diện nâng cao năng lực ĐDT góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Phan Quốc Hội, Nguyễn Trọng Tài, Trần Quốc Kham, Nguyễn Thu Yến (2013), “Thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An”. Tạp chí Y học thực hành, số 12/2013, tr. 135 – 140.

2. Phan Quốc Hội, Trần Quốc Kham, Nguyễn Thu Yến (2013), “Hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An”. Tạp chí Y học thực hành, số 03/2014, tr. 138 – 141.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 12/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí