Kết quả nghiên cứu bảng 3.6 cho rằng tỷ lệ xếp loại khá về thực hành CSNB
là 40,3%; CTVS là 35,7%; QLTS là 33,0%; ĐT - NCKH là 2,9%; QLNL là 3,5%;
tỷ lệ thực hành chung xếp loại TB chiếm 36,7%, trong khi đó kém (63,3%).
Trong 412 ĐDT, tỷ lệ thực hành quản lý chung xếp loại khá, tốt là 0%, TB chiếm 36,7%. Điểm TBC thực hành quản lý (Biểu đồ 3.5) của nhóm trình độ từ CĐ trở lên là 64,4 (Độ lệch chuẩn = 17,4), nhóm TC là 64,5 (Độ lệch chuẩn = 16,1). Nhóm trình độ CĐ trở lên và TC là gần tương đương nhau với khoảng tin cậy 95% là (- 3.51 đến 3,28). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,945. Như vậy, đánh giá thực hành quản lý của ĐDT cũng cho kết quả tương tự như kiến thức quản lý. Không tìm thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm theo trình độ chuyên môn.
Về phân loại thực hành theo tuyến tỉnh và huyện, nghiên cứu tại bảng 3.7 chỉ ra rằng tỷ lệ thực hành quản lý chung xếp loại TB ở nhóm tuyến tỉnh là 19,7%, nhóm tuyến huyện là 17,0%. Điểm TBC thực hành quản lý (Biểu đồ 3.6) của tuyến tỉnh là 69,78 (Độ lệch chuẩn = 16,3), tuyến huyện là 60,64 (Độ lệch chuẩn = 15,7). Tuyến tỉnh cao hơn tuyến huyện là 9,14 với khoảng tin cậy 95% là (6,01 đến 12,27). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001. Sự khác biệt này có thể giải thích là đội ngũ ĐDT ở tuyến tỉnh mặc dù chưa được đào tạo QLĐD như tuyến huyện nhưng ở tuyến tỉnh có nhiều điều kiện tiếp xúc với cán bộ quản lý có kinh nghiệm, được học hỏi qua nhiều kênh thông tin. Từ kinh nghiệm thực tế cuộc sống đã làm cho người ĐDT có kiến thức, thực hành, kinh nghiệm hơn trong quản lý, tư duy tốt hơn trong thực hành các kỹ năng quản lý.
Tỷ lệ thực hành quản lý chung (Bảng 3.8) xếp loại TB ở nhóm bệnh viên công lập là 34,0%, nhóm ngoài công lập là 2,7%. Điểm TBC thực hành quản lý (Biểu đồ 3.7) của nhóm công lập là 65,39 (Độ lệch chuẩn = 16,9), nhóm ngoài công lập là 58,77 (Độ lệch chuẩn = 13,4). Nhóm công lập cao hơn nhóm ngoài công lập là 6,62 với khoảng tin cậy 95% là (2,66 đến 10,58). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Giải thích kết quả này cũng tương tự như đánh giá kiến thức. ĐDT ở bệnh viện ngoài công lập ít có cơ hội được giao lưu học tập, trao đổi
kinh nghiệm, họ tập trung chú tâm vào việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, công tác quản lý ít quan tâm.
Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.9) cho thấy tỷ lệ thực hành quản lý chung xếp loại TB ở vùng khó khăn là 11,4%, vùng thuận lợi là 25,2%. Điểm TBC thực hành (Biểu đồ 3.8) của vùng khó khăn là 63,21 (Độ lệch chuẩn = 17,79), của vùng thuận lợi là 65,01 (Độ lệch chuẩn = 16,04). Vùng khó khăn thấp hơn vùng thuận lợi là 1,80 với khoảng tin cậy 95% là (- 5.49 đến 1.89). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,337. Về thực hành, không tìm thấy có sự khác biệt giữa hai vùng sinh thái. Trong điều kiện cùng một hệ thống tổ chức y tế, điều kiện đào tạo liên tục như nhau, cùng thực hiện chủ trương chung của ngành. Vì vậy nhìn chung không có sự khác biệt nhau nhiều về trình độ chuyên môn, chủ trương chính sách về đào tạo, cập nhật kiến thức. Họ có khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội, hoàn cảnh gia đình, giao thông đi lại... Như vậy, càng củng cố thêm kiến nghị mong muốn cải thiện về kiến thức, thực hành cho ĐDT là cần thiết phải triển khai tổ chức đào tạo liên tục về QLĐD.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Thực Hành Quản Lý Điều Dưỡng Trưởng:
- Đánh Giá Năng Lực Quản Lý Điều Dưỡng Trưởng:
- Thực Trạng Và Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Quản Lý Điều Dưỡng Trưởng:
- Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An - 15
- Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An - 16
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Về phân loại năng lực quản lý ĐDT (Bảng 3.10), tỷ lệ năng lực khá chiếm 19,8%, TB là 65,5%, vẫn còn tỷ lệ kém chiếm 14,6% với điểm trung bình chung năng lực là x = 129,44 (Std: 23,2).
So với một số nghiên cứu như Phạm Đức Mục (2007) [59], Đỗ Đình Xuân
(2007) [107]; Nguyễn Thị Như Tú [93] và một số nghiên cứu khác, chúng tôi chưa có cơ sở để so sánh. Bởi vì, các nghiên cứu năng lực quản lý ĐD chủ yếu dựa trên đánh giá trình độ chuyên ngành đào tạo, tin học, ngoại ngữ và một số qui trình kỹ thuật ĐD, có đề cập đến kiến thức, kỹ năng của qui trình quản lý, nhưng chưa đầy đủ so với qui định trong chương trình đào tạo QLĐD [16] và chức năng, nhiệm vụ của ĐDT [23]. Phương pháp thu thập thông tin cũng khác, chủ yếu dựa vào phát vấn, phỏng vấn sâu. Trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi sử dụng bảng kiểm đánh giá kết quả thực hành thông qua quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp thực hành quản lý; kết hợp thu thập thông tin qua hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu quản lý lưu.
Tuy nhiên, trong đánh giá các nghiên cứu đều phản ánh năng lực quản lý của ĐDT còn nhiều thiếu hụt so với yêu cầu chức năng, nhiệm vụ; phần lớn ĐDT chưa được đào tạo bài bản các kiến thức, kỹ năng quản lý; làm việc theo kinh nghiệm, học hỏi người đi trước. Vì vậy, cần có giải pháp can thiệp việc nâng cao năng lực quản lý điều dưỡng góp phần cải thiện chất lượng chăm sóc điều dưỡng, CSNBTD.
Trên thực tế ở nước ta, ĐDT có vị trí, chức danh, vai trò cũng như sự đãi ngộ đang còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, phần lớn anh chị em đảm nhiệm chức danh này đều không có sự chuẩn bị về các kỹ năng quản lý, lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp cũng như khả năng quản lý tài chính, nguồn lực. Thêm vào đó cách thức lựa chọn người, bổ nhiệm ĐDT vẫn theo truyền thống cũ, chưa theo qui hoạch, bồi dưỡng đào tạo trước khi bổ nhiệm. Việc lựa chọn được người có đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí ĐDT đã gặp nhiều khó khăn. Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy phân loại thực hành của ĐDT ở mức độ thấp, không có loại khá, tốt. Điều này có thể hiểu do ĐDT được đào tạo quản lý điều dưỡng chiếm tỷ lệ thấp (25,7%). Các hoạt động quản lý hàng ngày được thực hiện theo kinh nghiệm không theo qui trình chuẩn. Bên cạnh đó, có thể thực hiện các bước trong qui trình quản lý nhưng việc lưu trữ minh chứng còn hạn chế. Vì vậy, đội ngũ ĐDT cần được đào tạo bài bản về QLĐD, trước khi bổ nhiệm phải có tiêu chuẩn căn cứ là chứng chỉ QLĐD. Đồng thời tăng cường củng cố, phát triển công tác lưu trữ, hồ sơ, biểu mẫu quản lý.
4.1.2 Nhu cầu đào tạo của Điều dưỡng trưởng:
Học tập nâng cao kiến thức, thực hành về chuyên môn, quản lý là một vấn đề tất yếu đối với mọi cán bộ y tế theo yêu cầu chức năng, nhiệm vụ nhằm mục đích không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Qua thực tế công tác, ĐDT nhận thấy sự thiếu hụt về kiến thức, thực hành so với nhiệm vụ được giao. Vì vậy, ĐDT có nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ, chủ đề đào tạo, mong muốn khi tham gia, hình thức cũng như thời gian phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh công tác, gia đình.
Biểu đồ 3.9 kết quả nghiên cứu cho thấy 88,8% ĐDT có nhu cầu nâng cao
trình độ chuyên môn, trong khi đó 11,2% không có nhu cầu. Về bậc đào tạo (Biểu
đồ 3.10) chủ yếu nhu cầu bậc đại học chiếm 77,9%; chủ đề đào tạo (Biểu đồ 3.11) nhu cầu chủ yếu là QLĐD (83,1%). Biểu đồ 3.12 cho rằng mong muốn khi tham gia khóa học về KT chiếm 27%; TH (32,5%); Năng lực (27,6%), trong khi đó về chế độ, chính sách là 12,8%. Hình thức khóa đào tạo, tại Biểu đồ 3.13 có 65,8% ĐDT mong muốn là ngắn hạn. Thời gian đào tạo tập trung (Biểu đồ 3.14) cho rằng chủ yếu là dưới 6 tháng chiếm 86,4%.
Nghiên cứu Đỗ Đình Xuân (2007) [107], nhu cầu mong muốn được học tập nâng cao là 92,3%, không có nhu cầu (7,7%). Bậc đào tạo ĐH (62,4%); Chủ đề đào tạo QLĐD chiếm 43,7%; mong muốn khi tham gia khóa học, kiến thức chuyên môn (32,4%), TH quản lý (14,0%); chế độ, chính sách là 18,3%. Hình thức khóa đào tạo chủ yếu là ngắn hạn (63,2%). Tại TP Hồ Chí Minh, nghiên cứu của Trần Thị Châu (năm 2007) [26] cho rằng ĐDT nhu cầu đào tạo QLĐD là 41,6%. Nghiên cứu của Đào Thành (năm 2007) [77] nhận định nhu cầu đào tạo về QLĐD 52,6%.
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự, mong muốn đi học nâng cao trình độ là nhu cầu chính đáng của người ĐDT. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ĐDT cần phải nâng cao kiến thức, thực hành không chỉ về chuyên môn mà còn về quản lý. Trong giai đoạn hiện nay, công tác đào tạo trình độ đại học điều dưỡng đang phát triển về số lượng, chất lượng. Nhu cầu đào tạo liên thông bậc đại học là phản ánh đúng thực tế. Chủ đề QLĐD được nhiều ĐDT quan tâm, đây là vấn đề phục vụ cho hoạt động quản lý hàng ngày. Đào tạo ngắn hạn là hình thức thích hợp với điều kiện người học là cán bộ.
Như vậy, thông qua nhu cầu thực thế của ĐDT, các trường đào tạo y tế quan tâm xây dựng, bổ sung, cải tiến chương trình, giáo trình, tổ chức đào tạo liên tục phù hợp với đối tượng, đảm bảo qui định của Bộ Y tế. Có như thế, sẽ thu hút, khuyến khích động viên người học yên tâm, phấn đấu học tập.
4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý Điều dưỡng trưởng:
Hàng ngày, hoạt động chuyên môn, quản lý, có rất nhiều vấn đề chi phối đến
chất lượng dịch vụ chăm sóc, khám chữa bệnh của cơ sở y tế. Trong điều kiện hoàn
cảnh cụ thể đối với từng cơ sở y tế có những yếu tố tác động tích cực hoặc tiêu cực đến năng lực ĐDT.
Nghiên cứu của chúng tôi khảo sát các yếu tố như thu nhập thấp; Bảng hướng dẫn, phác đồ; Qui trình công việc; Thảo luận với đồng nghiệp; Đào tạo lại; Bảng kiểm, chấm điểm; Giám sát; chưa được đào tạo lại; Trình độ nhân viên kém; Bệnh nhân đông; Thiếu TTB; Lãnh đạo ít quan tâm; Phối hợp bệnh nhân và Thiếu phối hợp đồng nghiệp.
Khi xử lý số liệu theo mô hình đơn biến, tại Bảng 3.11, kết quả nghiên cứu cho rằng có mối liên quan khác biệt giữa năng lực quản lý ĐDT với Bảng hướng dẫn, phác đồ (2 = 1,98; p = 0,05); Qui trình công việc (2 = 0,28; p = 0,01); Thảo luận với đồng nghiệp (2 = 2,25; p = 0,05).
Tại bảng 3.12 Kiểm định Hosmer and Lemeshow (Hosmer and Lemeshow 2
= 4,219; p = 0,75) cho thấy mô hình hồi quy đa biến có ý nghĩa. Khi phân tích hồi qui logistic tìm mối liên quan của các yếu tố với năng lực quản lý ĐDT các biến phụ thuộc và biến độc lập đã đưa về dạng nhị phân. Bảng 3.13 cho thấy: Kết quả phân tích cho thấy mô hình này là hoàn toàn phù hợp để phân tích đa biến giữa các yếu tố cá nhân, gia đình cơ quan với năng lực quản lý điều dưỡng của ĐDT. Quy trình công việc có mối liên quan chặt chẽ với năng lực quản lý ĐDT, có qui trình công việc năng lực quản lý tốt gấp 0,28 lần (p < 0,01) so với không có qui trình công việc sau khi đã hiệu chỉnh cho các yếu tố khác.
Kết quả này đã loại được một số yếu tố so với phân tích đa biến là vì đã loại bỏ các yếu tố nhiễu. Như vậy, đối với công tác quản lý, người ĐDT trong tư duy còn nặng việc làm theo, tính sáng tạo còn kém hoặc ngại. Trên thực tế, lực lượng ĐDT chủ yếu trình độ trung cấp nên việc làm theo qui trình kỹ thuật hơn việc sáng tạo là điều dễ hiểu. Mặt khác do hạn chế về điều kiện kinh phí, thời gian và cỡ mẫu nghiên cứu nên kết quả chưa phản ánh được mối liên quan rõ rệt của một số yếu tố khác. Từ phân tích trên, cần có nghiên cứu tiếp theo phân tích sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý điều dưỡng của ĐDT để có đề xuất giải pháp phù hợp
góp phần nâng cao năng lực quản lý đáp ứng thực thi chức năng, nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Theo nghiên cứu của Đỗ Đình Xuân (2007) [107], các yếu tố tuổi, giới, trang thiết bị và điều kiện làm việc, sự phối hợp của gia đình người bệnh và thầy thuốc cũng như sự quá tải công việc... được coi là các yếu tố có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực quản lý của ĐDTK.
Theo Nguyễn Thị Như Tú (năm 2007) [93], yếu tố làm ảnh hưởng đến năng lực quản lý ĐDT như lãnh đạo xem nhẹ công tác CSNB, mất cân đối về số lượng bệnh nhân và nhân lực điều dưỡng; trình độ chuyên môn yếu, thấp; không được tham gia Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, bổ nhiệm, thuyên chuyển.
Tại TP Hồ Chí Minh, nghiên cứu của Trần Thị Châu (2007) cho rằng trình độ chuyên môn thấp (TC chiếm 78,3%); chưa được đào tạo QLĐD (59,4%) cũng là những yếu tố góp phần ảnh hưởng đến năng lực ĐDT [26].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho rằng các yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực quản lý ĐDT có phần khác với các nghiên cứu trước đây. Lý do sự khác biệt này có thể do ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, quan niệm khác nhau giữa các vùng, miền. Bên cạnh đó, do thiết kế nghiên cứu cũng làm cho kết quả khác nhau. Từ trước đến nay, rất ít đề tài nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực ĐD, có chăng mới thống kê lại một số yếu tố liên quan làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chuyên môn, quản lý thông qua phỏng vấn. Vì vậy cần có nghiên cứu phân tích sâu để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng nhằm đưa giải pháp can thiệp hiệu quả, phù hợp.
Như vậy, năng lực quản lý ĐDT chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố, tùy theo từng địa phương, đối tượng cụ thể mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau.
4.1.4 Sự hài lòng của người bệnh:
Khảo sát sự hài lòng của người bệnh đối với năng lực chuyên môn, quản lý và thái độ của ĐDT cho thấy có nhiều chuyển biến tích cực, được người bệnh hài lòng; thậm chí có người bệnh còn có thư cám ơn gửi các cấp lãnh đạo, phương tiện
thông tin đại chúng. Tuy nhiên vẫn còn một số nơi, một số khoa, cá nhân người ĐDT còn bị phê phán, kêu ca, phàn nàn.
Kết quả nghiên cứu (Biểu đồ 3.15) cho thấy: Người bệnh hài lòng, rất hài lòng về Lời nói chiếm tỷ lệ là 76,3%; Cử chỉ chiếm tỷ lệ là 76,4%; Đáp ứng ngay khi có yêu cầu chiếm tỷ lệ là 77,8%; Thăm hỏi, động viên: chiếm tỷ lệ là 79,1%; Tư vấn, GDSK chiếm 86,1%; kiến thức chuyên môn chiếm 78,1%; Kỹ thuật chuyên môn chiếm 79,1%; Thủ tục khám và nhập viện chiếm 76,8%; Cách bố trí công việc CS, điều trị chiếm 83,1%; Thực hiện chuyên môn có kế hoạch và hiệu quả chiếm 74,4%; Tuy nhiên vẫn còn không hài lòng, rất không hài lòng về Thực hiện chuyên môn có kế hoạch và hiệu quả chiếm tỷ lệ 25,6%; Lời nói là 23,6%; Cử chỉ là 23,5% và Thủ tục khám và nhập viện là 23,1%.
Nghiên cứu Roderick tại Mỹ về nâng cao chất lượng CSNB [147] cho rằng tỷ lệ hài lòng của người bệnh về bác sĩ cao hơn ĐDT tại các khoa lâm sàng chuyên sâu, nhưng ngược lại tại khoa sản sự hài lòng về ĐDT là 73%, về bác sĩ 71%.
Theo Vương Kim Lộc (2007), nghiên cứu thực trạng công tác QLĐD tại
bệnh viện Xanh Pôn, kết quả người bệnh hài lòng đạt 55% [52].
Nghiên cứu Lê Thị Bình (2008), bệnh viện TW được người dân rất hài lòng chiếm tỷ lệ là 42.1%; hài lòng là 48.2%; bệnh viện tỉnh/thành rất hài lòng là 62%, hài lòng 36% [2].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc (năm 2005) tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất, Đồng Nai, tỷ lệ hài lòng về năng lực ĐDT chiếm 45,3% chủ yếu chưa hài lòng về hướng dẫn, giải thích, giáo dục sức khoẻ chưa chu đáo [64].
Nghiên cứu của Hà Thị Soạn (2007) [71] đánh giá sự hài lòng của người bệnh và người nhà đối với nhân viên y tế chiếm tỷ lệ về thái độ > 90% hài lòng, chuyên môn > 90%, hội đồng người bệnh 94%. Tuy nhiên vẫn còn 10 - 12% không hài lòng chủ yếu về thủ tục hành chính, làm xét nghiệm không giải thích, không hướng dẫn chế độ ăn, người bệnh phải mua thêm thuốc ngoài.
Theo Hoàng Thu Nga cho rằng: tỷ lệ hài lòng về tinh thần thái độ phục vụ
của người ĐDT chiếm tỷ lệ là 87,8%; hướng dẫn khi nằm viện là 87,1%; chế độ vệ
sinh là 84,8%; cơ sở vật chất, TTB là 80,1%; an ninh trật tự là 62,9% và chuyên môn là 93,7% [63].
So sánh kết quả này với nghiên cứu trước đây thì nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự, mặc dầu trong điều kiện khác nhau về kinh tế xã hội, phong tục tập quán nhưng những thầy thuốc nói chung, người ĐDT nói riêng đều hết lòng vì người bệnh, hy sinh, tâm huyết với nghề, hết lòng chăm sóc, phục vụ người bệnh. Mặt khác người bệnh chủ yếu thường kêu ca, phàn nàn về tinh thần, thái độ phục vụ, ứng xử. Trong giai đoạn hiện này, do nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện nên việc nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý cũng hết sức cần thiết, được người bệnh ghi nhận và đánh giá trong sự hài lòng. Thông qua kết quả nghiên cứu, giúp cho nhà quản lý biết được yêu cầu, mong muốn, các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh. Từ đó có giải pháp trong việc nâng cao y đức trước hết phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đức tính hy sinh, tinh thần, thái độ cư xử, ứng xử và khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe, năng lực tiếp xúc người bệnh, biết lắng nghe, chia sẻ. Đồng thời phải song song cải thiện năng lực chuyên môn và quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.