Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An - 15


4.2 Đánh giá hiệu quả can thiệp nhằm nâng cao năng lực quản lý của ĐDT:

4.2.1 Kiến thức, thực hành, năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng:

4.2.1.1 Kiến thức quản lý Điều dưỡng trưởng:

Khi triển khai giải pháp đào tạo để nâng cao năng lực quản lý điều dưỡng, chúng tôi gặp một số thuận lợi, khó khăn nhất định. Thuận lợi là được sự ủng hộ của lãnh đạo ngành y tế, lãnh đạo các đơn vị triển khai nghiên cứu can thiệp và sự đồng lòng quyết tâm của ĐDT. Chúng tôi đã nhận được giúp đỡ kinh phí từ nguồn Nghiên cứu khoa học của Nhà trường, dự án Hỗ trợ Y tế các tỉnh Bắc Trung bộ vay vốn ngân hàng thế giới (WB), Dự án Tăng cường năng lực hệ thống y tế - GIZ tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện cho học viên về chương trình đào tạo, kinh phí đào tạo như tiền ăn ở, đi lại, tài liệu, điều tra số liệu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn như học viên có nhiều độ tuổi, trình độ, dân tộc khác nhau nên khả năng tiếp thu cũng khác nhau. Đồng thời thói quen điều hành, lãnh đạo theo lối cũ không dễ dàng thay đổi. Nhờ sự cầu tiến của cả lãnh đạo và ĐDT cùng với sự động viên, khích lệ của giảng viên, giám sát viên càng dần về sau càng cuốn hút, thuyết phục khơi dậy sự đam mê công việc, nghề nghiệp của ĐDT.

Trong phần đánh giá hiệu quả can thiệp, chúng tôi không tiến hành nghiên cứu nội dung kiến thức, thực hành như phần thực trạng bởi vì: Tỷ lệ được tập huấn về QLĐD chiếm tỷ lệ thấp (25,7%) do đó số chưa được tập huấn (74,3%) nếu khảo sát thực trạng năng lực quản lý (lý thuyết, thực hành) của ĐDT sẽ dẫn đến kết quả đánh giá thực trạng sẽ rất kém làm ảnh hưởng đến tâm lý chung của lãnh đạo khoa, bệnh viện và bản thân người ĐDT. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên 16 kỹ năng QLĐD do Bộ Y tế ban hành để tìm hiểu sự thiếu hụt kiến thức, thực hành những kỹ năng cơ bản thực thi chức năng, nhiệm vụ. Từ đó, đánh giá được nhu cầu đào tạo là cơ sở xây dựng kế hoạch, nội dung can thiệp. Chúng tôi cũng không dựa vào nội dung tiêu chuẩn năng lực cử nhân điều dưỡng của Hội Điều dưỡng Việt Nam qui định tại Lĩnh vực 2: “Năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp”, bởi vì nhìn chung các kỹ năng QLĐD theo qui định của Bộ Y tế cũng đã chứa đựng đầy đủ nội dung tiêu chuẩn năng lực cử nhân điều dưỡng do Hội Điều dưỡng Việt Nam


ban hành. Trong khi đó tiêu chuẩn năng lực điều dưỡng mới ban hành, chưa đưa vào đào tạo cho hệ thống nhân lực điều dưỡng. Mặt khác lực lượng ĐDT tại Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng có đầy đủ các trình độ chuyên môn sau đại học, đại học, trung cấp. Vì vậy, tiêu chuẩn năng lực cử nhân điều dưỡng đưa vào áp dụng cho nghiên cứu là chưa phù hợp với thực tế.

Theo giáo trình quản lý điều dưỡng của Bộ Y tế, các kỹ năng thiết yếu cho người ĐDT bao gồm 16 kỹ năng [16]. Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành khảo sát kiến thức, thực hành 16 kỹ năng cơ bản, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nâng cao năng lực quản lý cho ĐDT.

Thông tin ĐDT qua nghiên cứu cho thấy hầu hết nữ chiếm đa số (81,6%), đây cũng là phù hợp với tính chất, đặc điểm nghề nghiệp; Trình độ chuyên môn trung cấp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (62,9%). ĐDT chủ yếu được bổ nhiệm từ ĐDV, chưa được đào tạo về quản lý (74,3%), làm việc theo kinh nghiệm, các kỹ năng QLĐD không biết hoặc biết chưa đầy đủ. Trong quá trình thực hiện quản lý, nhiều vấn đề chưa được xác định đúng, lựa chọn ưu tiên không phù hợp điều kiện nguồn lực nên hiệu quả chưa cao, thậm chí còn lãng phí cả về thời gian, nhân lực và tài lực [10], [37].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Kết quả nghiên cứu tại Biểu đồ 3.16 3.17 chỉ ra rằng đội ngũ ĐDT trước tập huấn nhận thức về 16 kỹ năng QLĐD đang còn hạn chế (11/16 kỹ năng không đạt). Sau tập huấn, kiến thức 100% ĐDT đạt yêu cầu. Điểm trung bình chung trước đào tạo là 36,7; sau đào tạo là 77,9. HQ đào tạo = 42,1. Như vậy, can thiệp đào tạo có hiệu quả. Thông qua kết quả này, chúng ta biết rằng vai trò công tác đào tạo có vị trí quan trọng, nhưng để kết quả này phát triển bền vững thì cần có kế hoạch tăng cường giám sát hỗ trợ để kiến thức thực sự trở thành kỹ năng, kỹ xảo.

Bảng 3.14, Trước can thiệp kiến thức quản lý ĐDT nhóm can thiệp (tỷ lệ tốt, khá chiếm 7,5%) và nhóm chứng (tỷ lệ tốt, khá là 5,2%), giữa hai nhóm không tìm thấy có sự khác biệt với p > 0,05. Sau can thiệp Kiến thức quản lý ĐDT của nhóm can thiệp (tốt, khá chiếm 48,0%) cao hơn nhóm chứng (tốt, khá là 7,9%), sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 001. HQ can thiệp = 490%. Trước

Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An - 15


can thiệp đánh giá giữa hai nhóm là chưa tìm thấy sự khác biệt, sau khi can thiệp nhóm can thiệp có kiến thức cao hơn nhóm chứng, như vậy can thiệp có hiệu quả. Điều này cũng phù hợp được giải thích là do khi bổ nhiệm ĐDT, hầu hết ĐDT chưa được đào tạo QLĐD nên đánh giá đầu vào điểm trung bình chung kiến thức trước tập huấn thấp ( x = 36,7), sau khi được tập huấn kiến thức được nâng lên rõ rệt ( x

= 77,9). Kết quả cho thấy can thiệp có hiệu quả (HQ can thiệp = 490%); đồng thời trong quá trình thực thi nhiệm vụ, người ĐDT được áp dụng các kỹ năng QLĐD đã được học tập vào điều kiện cụ thể, trong quá trình làm việc vừa làm vừa học, kết hợp được sự giám sát hỗ trợ nên nhận thức được cải thiện nhiều. Qua đó cho thấy việc tổ chức đào tạo QLĐD cho đội ngũ ĐDT hoặc người nằm trong qui hoạch là hết sức quan trọng góp phần nâng cao năng lực quản lý. Tăng cường công tác giám sát hỗ trợ cũng hết sức quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng lực.

Các cuộc phỏng vấn sâu cán bộ quản lý và cuộc thảo luận nhóm cũng cho ý kiến tương tự, kiến thức hiểu biết về quản lý điều dưỡng của các Điều dưỡng trưởng khoa còn nhiều hạn chế, thường thực hiện theo y lệnh và làm nhiệm vụ hành chính của khoa là chính, các nhiệm vụ được triển khai thông qua nội dung họp giao ban. Sau thời gian được can thiệp giải pháp đào tạo về quản lý điều dưỡng, lúc đầu còn lúng túng, về sau được giám sát hỗ trợ nên bây giờ ĐDT đã hiểu biết được các khái niệm, nội dung các qui trình hoạt động quản lý. Các ý kiến của nhà quản lý bệnh viện đều nhận xét tích cực hơn.

4.2.1.2 Thực hành các kỹ năng quản lý ĐDT:

Ở nước ta, ĐDT có vị trí, chức danh, vai trò cũng như sự đãi ngộ đang còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, phần lớn anh chị em đảm nhiệm chức danh này đều không có sự chuẩn bị về các kỹ năng quản lý, lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp cũng như khả năng quản lý tài chính, nguồn lực. Thêm vào đó cách thức lựa chọn người quản lý vẫn theo truyền thống cũ, chưa thực sự chọn được người có đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí khó khăn này.

Trước can thiệp (Bảng 3.15) đánh giá thực hành quản lý ĐDT ở nhóm can

thiệp (tỷ lệ tốt, khá chiếm 5,7%) và nhóm chứng (tỷ lệ tốt, khá là 7,5%), hai nhóm


không tìm thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả nghiên cứu sau can thiệp thực hành quản lý ĐDT của nhóm can thiệp (tốt, khá chiếm 41,5%) cao hơn nhóm chứng (tốt, khá là 4,8%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. HQ can thiệp = 670%; kết quả đã phản ánh can thiệp có hiệu quả.

Trước can thiệp, thực hành quản lý ĐDT ở nhóm can thiệp và nhóm chứng không tìm thấy có sự khác biệt, sau can thiệp thực hành quản lý ĐDT nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng. Sở dĩ có sự khác biệt này là do nhóm can thiệp được áp dụng các biện pháp cầm tay chỉ việc, xây dựng và áp dụng qui trình các kỹ năng quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ tại chỗ người ĐDT. Sau 24 tháng can thiệp đánh giá thực hành quản lý ĐDT nhóm can thiệp cao hơn hẳn 35,8% so với trước. Kết quả này là bằng chứng đánh dấu sự quan tâm của lãnh đạo khoa/bệnh viện đối với đội ngũ quản lý điều dưỡng, sự nỗ lực phấn đấu của chính bản thân các ĐDT, sự hỗ trợ, giúp đỡ của đội ngũ cán bộ giám sát. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp so yêu cầu chức năng, nhiệm vụ. Vì vậy, để duy trì kết quả can thiệp một cách bền vững, đòi hỏi người ĐDT tiếp tục học tập trau dồi kiến thức, kỹ năng quản lý. Mặt khác cần phải tăng cường công tác giám sát hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm thông qua giao ban, kiểm tra chéo giữa các khoa, rút kinh nghiệm, khắc phục, sửa chữa nhằm đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu thực thi nhiệm vụ.

Về thảo luận nhóm, các nhà quản lý cấp khoa cũng đồng quan điểm như các nhà quản lý bệnh viện: “Người quản lý hiện nay nhìn chung về mặt chuyên môn thì làm tốt, còn các nghiệp vụ quản lý thì làm theo cảm tính, kinh nghiệm và bắt chước nên có phần chưa được”. Kiến thức quản lý của Điều dưỡng trưởng thì thiếu hụt, mơ hồ vì chưa được đào tạo nên các kỹ năng quản lý càng bộc lộ sự yếu kém “Các kỹ năng quản lý thực hiện không theo qui trình nào cả, hiểu sao làm vậy”.

Kỹ năng quản lý Điều dưỡng được các nhà quản lý cấp bệnh viện và khoa nhận định mới chỉ hoàn thành nhiệm vụ, chưa hài lòng với việc đáp ứng yêu cầu chức năng nhiệm vụ, nên cần phải có giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhằm góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ y tế.


Sau khi can thiệp thực hiện các hoạt động quản lý được các ĐDT triển khai đảm bảo theo các qui trình đã xây dựng. Nội dung, các bước qui trình cho mỗi hoạt động quản lý rất khoa học, phù hợp thực tế, dễ áp dụng. Các ý kiến phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng xoay quanh nhận xét về kỹ năng quản lý điều dưỡng của ĐDT được cải thiện rõ rệt.

4.2.1.3 Năng lực quản lý Điều dưỡng trưởng:

ĐDT là đội ngũ quản lý đông đảo nhất trong hệ thống bộ máy QLĐD, là người trực tiếp chỉ đạo các hoạt động điều dưỡng. Vì vậy, năng lực ĐDT gắn liền với chất lượng dịch vụ y tế. Qua khảo sát 229 ĐDT trên địa bàn Nghệ An, chúng tôi nhận thấy: Trước can thiệp (Bảng 3.16) năng lực chung của nhóm can thiệp (tỷ lệ tốt, khá chiếm 3,5%) thấp hơn nhóm chứng (tốt, khá là 6,1%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,005.

Sau can thiệp năng lực quản lý chung của ĐDT ở nhóm can thiệp (tỷ lệ tốt, khá chiếm 47,2%) cao hơn nhóm chứng (tỷ lệ tốt, khá là 7,9%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. HQ can thiệp = 1220%; như vậy can thiệp có hiệu quả. Sự khác biệt trên có lẽ là nhờ giải pháp can thiệp về đào tạo, các kỹ năng quản lý được xây dựng bằng qui trình. Người ĐDT ngoài việc được tập huấn, có qui trình kỹ năng để làm theo, bên cạnh đó còn nhờ sự giám sát, hỗ trợ trong hoạt động quản lý hàng ngày. Như vậy, không những kiến thức được nâng cao mà còn thực hành được cải thiện. Vì vậy, để nâng cao chất lượng quản lý nói chung, QLĐD nói riêng cần tổ chức đào tạo nhân rộng ra toàn tỉnh, thực hiện hàng ngày thông qua qui trình kỹ năng và thường xuyên tăng cường công tác giám sát hỗ trợ.

Cán bộ quản lý khoa là người trực tiếp quản lý lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát hàng ngày đối với ĐDT. Nhận xét, đánh giá của người cán bộ quản lý là chính xác, xác thực thông qua nhìn nhận hiệu quả công việc của ĐDT và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của khoa về công tác điều dưỡng. Cán bộ quản lý khoa/bệnh viện nhận xét về sự thay đổi kiến thức, thực hành và năng lực ĐDT.

Trước can thiệp, hầu hết các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm đều nhận định năng lực quản lý ĐDT hiện nay nhìn chung còn kém. Cần phải tăng cường


năng lực, giải pháp hiệu quả hiện nay là tập huấn QLĐD. Thông qua kết quả can thiệp về đào tạo trong thời gian qua là bằng chứng thiết thực cho giải pháp trước mắt. Về lâu dài cần phải đào tạo liên tục, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra tạo động lực thi đua học tập vươn lên.

4.2.2 Hồ sơ, biểu mẫu quản lý Điều dưỡng:

Quản lý hồ sơ khám chữa bệnh là việc làm hết sức quan trọng của người làm công tác y tế nói chung và người ĐDT nói riêng. Từ khâu tiếp nhận hồ sơ nhập viện đến điều hành việc ghi chép, hoàn chỉnh, lưu trữ, bảo quản và tổng kết hồ sơ. Người ĐDT phải quán xuyến đảm bảo hồ sơ rõ ràng, chính xác, đầy đủ thông tin, hợp pháp.

Về tình trạng lưu trữ, các nhà quản lý bệnh viện cho rằng hiện nay hồ sơ, bệnh án chất thành kho, nhiều loại giấy tờ, trùng lặp thông tin. Thực trạng công tác lưu trữ lộn xộn, không khoa học, việc phân loại danh mục, thời gian hồ sơ giúp cho việc quản lý, tìm kiếm, tra cứu khi cần đang gặp rất nhiều khó khăn.

Hồ sơ, biểu mẫu là một phần quản lý điều dưỡng, nó được thể hiện trong việc ghi chép, kiểm soát, các qui trình kỹ năng quản lý, tổng kết hồ sơ. Hiện nay, có rất nhiều loại hồ sơ, biểu mẫu. Mỗi ngành đều có biểu mẫu khác nhau nhằm thu thập thông tin; điều này gây khó khăn cho công tác thống kê báo cáo. Tuy nhiên, về mặt quản lý cần được thể hiện theo qui định đảm bảo đầy đủ thông tin, bảo quản, sử dụng hợp lý, khoa học. Thông qua các yêu cầu về quản lý hồ sơ, biểu mẫu, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy (Bảng 3.17): Trước can thiệp thực trạng hồ sơ, biểu mẫu QLĐD của nhóm can thiệp (tốt, khá chiếm 20,5%), nhóm chứng (tốt, khá là 20,1%), sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Sau can thiệp thực trạng hồ sơ, biểu mẫu QLĐD của nhóm can thiệp (tốt, khá chiếm 44,1%) cao hơn nhóm chứng (tốt, khá là 22,8%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. HQ can thiệp = 110%. Điều đó chứng tỏ là can thiệp có hiệu quả. Có được sự thay đổi về kết quả trên là do nghiên cứu đã sử dụng biện pháp đào tạo, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phản hồi kết quả, nhắc nhở cho người phụ trách nhiệm vụ này giúp cho họ nâng cao nhận thức, kỹ năng quản lý về hồ sơ, biểu mẫu. Nhờ vậy công tác quản lý mang hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.


Thông qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, hầu hết những nhà quản lý bệnh viện/khoa đều nhận thấy tình trạng lưu trữ hồ sơ, bệnh án của họ còn nhiều hạn chế, chưa khoa học. Nếu kéo dài không những thiếu về cơ sở vật chất lưu trữ, không an toàn cháy nổ mà còn mất nhiều nhân lực, thời gian không cần thiết. Bên cạnh đó, thông tin thiếu giá trị trong việc phục vụ công tác quản lý, pháp luật, nghiên cứu khoa học. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, cần phải có giải pháp phù hợp, khoa học, an toàn, chất lượng, hiệu quả trong công tác hồ sơ, biểu mẫu quản lý.

4.2.3 Sự hài lòng của người bệnh, cán bộ quản lý:

Người bệnh là người trực tiếp chứng kiến thái độ, ứng xử, năng lực chuyên môn, kỹ thuật hàng ngày của ĐDV, ĐDT tại các khoa/bệnh viện. Việc triển khai tổ chức các hoạt động điều dưỡng được người bệnh hài lòng là cơ sở khoa học khách quan đánh giá năng lực ĐDT.

Kết quả nghiên cứu trước can thiệp (Bảng 3.18), sự hài lòng của người bệnh đối với ĐDT ở nhóm can thiệp và chứng có sự khác biệt về cử chỉ; Đáp ứng ngay; Thăm hỏi, động viên; Kiến thức chuyên môn; Kỹ thuật chuyên môn; Thủ tục khám và nhập viên; Thực hiện chuyên môn có kế hoạch và hiệu quả (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05); không có sự khác biệt về lời nói; Tư vấn, GDSK; Cách bố trí công việc chăm sóc, điều trị (p > 0,05). Sau khi triển khai can thiệp, sự hài lòng của người bệnh đối với ĐDT nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Cải thiện được sự hài lòng của người bệnh ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng là nhờ nâng cao kiến thức, thực hành quản lý của đội ngũ ĐDT, người ĐDT có thái độ, ứng xử với người bệnh được cải thiện; biết thực hiện các hoạt động điều dưỡng bài bản, khoa học mang lại hiệu quả tốt. Người bệnh nhìn nhận hiệu quả hoạt động quản lý thông qua tiếp xúc hàng ngày và kết quả chăm sóc điều dưỡng, người bệnh cảm thấy thoải mái về tinh thần, nâng cao thể chất, bệnh tật thuyên giảm, rút ngắn ngày nằm viện. Vì vậy, cần tổ chức đào tạo QLĐD để triển khai tổ chức các hoạt động điều dưỡng có kế hoạch, nhịp nhàng, khoa học, thực hiện chăm sóc, điều trị có chất lượng, hiệu quả.


Các cuộc thảo luận nhóm nhận xét kiến thức hiểu biết về quản lý điều dưỡng của các Điều dưỡng trưởng khoa còn nhiều hạn chế, thường thực hiện theo y lệnh và làm nhiệm vụ hành chính của khoa là chính, các nhiệm vụ được triển khai thông qua nội dung giao ban.

Sau khi triển khai các biện pháp can thiệp về QLĐD, sự nhìn nhận, đánh giá về ĐDT có tích cực hơn “Tổ chức sắp xếp lại chăm sóc người bệnh, tôi thấy hợp lý hơn, nghe nhiều người tán thành”. Nhận xét về năng lực Điều dưỡng trưởng, các nhà quản lý bệnh viện/khoa đánh giá cao, có sự cải thiện rõ rệt về chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc người bệnh và rất hài lòng, tin tưởng.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 12/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí