Tận Dụng Những Ưu Đãi Mà Các Quốc Gia Trung Đông Được Hưởng Từ Mỹ, Eu Hoặc Các Nước Trong Khu Vực Để Tạo Cầu Nối Mở Rộng Thương Mại Với Các

hình của Arập Xêút tại Việt Nam. Ngoài ra, sau chuyến thăm Ôman, Cata và Baranh của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cuối tháng 11 đầu tháng 12/2007, đặc biệt là sau chuyến thăm trong tháng 2 và tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang UAE, Cata, Cô Oét, nhiều doanh nghiệp của các nước này cũng như các doanh nghiệp trong khối GCC đã bày tỏ quan tâm đến làm ăn với thị trường Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực hợp tác đầu tư mà cụ thể là trong lĩnh vực dầu khí và công nghiệp hoá dầu. Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã ký các thoả thuận về hợp tác dầu khí với 3 nước nói trên. Hơn nữa, sau năm 2008 được Chính phủ Việt Nam chọn là năm trọng điểm trong quan hệ với Trung Đông, năm 2009 các đơn vị liên quan cũng coi thị trường này là điểm đến tiềm năng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đi xuống. Các yếu tố này sẽ góp phần tích cực vào đẩy mạnh kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và khu vực này. Dự báo, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông năm 2009 có thể đạt 1,5 tỷ USD, tăng khoảng 33% so với năm 2008, với các thị trường chủ yếu vẫn tập trung vào: UAE ,Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen và Arập Xêút.

2. Hạn chế

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong trao đổi thương mại Việt Nam- Trung Đông trong những năm vừa qua, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như:

Thứ nhất, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước không ngừng tăng lên nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi bên. Hiện Việt Nam mới chỉ cung cấp một lượng hàng hoá rất nhỏ so với nhu cầu của toàn khu vực Trung Đông. Thị trường Trung Đông cùng với Châu Phi mới chỉ đứng thứ 6 trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. So với nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan, hàng hoá Việt Nam mới chỉ xuất hiện ở một số ít các thị trường trọng điểm.

Thứ hai, các đơn hàng từ các đối tác Trung Đông có tăng lên nhưng không đều trong từng giai đoạn mà chủ yếu vẫn mang tính thời vụ. Có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ là sự lựa chọn của các doanh nghiệp khu vực này khi họ không thể tìm được các nhà xuất khẩu phù hợp tại các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia,

Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam thường rất thụ động trong việc tìm kiếm các khách hàng Trung Đông. Chủ yếu họ mới chỉ tìm hiểu thông qua các thông tin mà Bộ công thương cung cấp. Điều này dẫn đến việc số lượng các mặt hàng được cung cấp thường không lớn do không có sự chủ động về thời gian. Đây là thiệt thòi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam và cả các khách hàng Trung Đông muốn hợp tác lâu dài.

3. Nguyên nhân

Là khu vực có nhiều tiềm năng, nhưng Trung Đông luôn tiềm ẩn những rủi ro bất ổn về về an ninh và chính trị. Các cuộc xung đột giữa Palestine và Ixraen, bất ổn tại Irắc, vấn đề người Kurd ở phía bắc Irắcvẫn chưa được giải quyết triệt để. Cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Iran đến nay vẫn chưa có hồi kết khiến cho giá dầu vẫn đang đứng ở mức cao, ảnh hưởng đến nền kinh tế nhiều quốc gia. Do thiếu thông tin về thị trường và đối tác của nhau nên hợp tác công nghiệp giữa Việt Nam và các nước ở Trung Đông còn khiêm tốn, chưa phản ánh tiềm năng và mong muốn của mỗi bên. Các nguyên nhân của sự hạn chế đó có thể kể đến gồm:

Thứ nhất, quan hệ bạn hàng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nước Trung Đông còn chưa nhiều và chưa vững chắc. Phong tục tập quán buôn bán của vùng Trung Đông cũng có nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam và so với tập quán quốc, chính vì vậy xây dựng một mối quan hệ bạn hàng tốt đẹp, tăng cường trao đổi thông tin là điều rất quan trọng nhằm củng cố và nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo dựng niềm tin để tránh những rủi ro không đáng có khi thực hiên các hợp đồng.

Thứ hai, hàng hoá Việt Nam tại thị trường các nước Trung Đông còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng hàng hoá nhập khẩu vào thị trường này, vì vậy người tiêu dùng tại đây vẫn chưa được biết đến, sức cạnh tranh thấp, giá cả thường lại cao hơn hàng hoá của một số nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakixtan,mẫu mã chậm thay đổi, các quy cách nhiều khi còn chưa thực sự đáp ứng những yêu cầu đặc biệt của khách hàng. Đây là những hạn chế đáng kể của hàng hoá Việt Nam khi muốn thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường giàu tiềm năng này

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Thứ ba, một ưu điểm của thị trường Trung Đông, đặc biệt là thị trường Dubai – cửa ngõ thương mại của toàn khu vực trong những năm gần đây là ngày càng mang tính mở nhiều hơn. Chính điều này đã tạo ra sự cạnh tranh rất khốc liệt giữa các đối thủ kinh doanh đến từ nhiều nước. Hàng hoá từ Trung Quốc, Ấn Độ có các chủng loại, mẫu mã phong phú được thay đổi thường xuyên theo thị hiếu thị trường, lại có giá cả rất cạnh tranh, cùng với các chủng loại hàng hoá từ các nước Châu Âu có thương hiệu nối tiếng, chất lượng cao, đang là những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải năng động hơn, hàng hoá Việt Nam phải được nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã, thị hiếu mới có thể đứng vững và giành thị phần cao hơn trong khu vực này.

CHƯƠNG III

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt nam - Trung Đông - 11

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRUNG ĐÔNG‌


I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG

1. Quan điểm

Trong Đề án “ Thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam Trung Đông giai đoạn 2008-2015” đã nêu ra những quan điểm của Chính phủ trong việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với khu vực này trong thời gian tới.

1.1 Đối với Việt Nam, Trung Đông là khu vực có tiềm năng to lớn cho các quan hệ hợp tác và phát triển, nhất là trên các mặt như xuất nhập khẩu, khai thác, chế biến và buôn bán dầu lửa, khí đốt, hợp tác đầu tư du lịch, xuất khẩu lao động.

Có thể thấy các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các doanh nghiệp đã nhận thức rõ tiềm năng và tầm quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông do những lợi thế mà khu vực này mang lại. Trong thời gian vừa qua các chuyến thăm viếng lẫn nhau ở cấp cao của lãnh đạo Việt Nam và các nước Trung Đông với nhiều hiệp định được ký kết, chủ yếu trên lĩnh vực thương mại và đầu tư cũng cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy mối quan hệ này. Hiện nay, hai khu vực Trung Đông và Châu Phi được coi là thị trường lớn thứ 6 của Việt Nam sau các thị trường lớn khác như Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và ASEAN. Tuy nhiên, cho đến nay các quan hệ kinh tế thương mại với thị trường Trung Đông còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù xét về tốc độ, mức tăng trưởng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều đạt tỷ lệ cao, nhưng vẫn mới chỉ đạt trên 2 tỷ USD, chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai bên. Việt Nam mới chỉ có quan hệ thương mại với một số nước chính trong khu vực

như UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Arập Xêút,Vì vậy Việt Nam cần có những bước đi mang tính chiến lược, rõ ràng, thiết thực nhằm cụ thể hoá mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với khu vực Trung Đông.

1.2 Trong giai đoạn 2008-2015, cần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với thị trường Trung Đông, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh vào các nước trong khu vực có nhu cầu cao như hàng nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp.

Với những kết quả tốt đẹp trong quan hệ chính trị giữa Việt Nam với các nước Trung Đông cũng như sự tăng trưởng trao đổi thương mại những năm gần đây, trong giai đoạn 2008-2015 lĩnh vực kinh tế, thương mại được Chính phủ Việt Nam xác định là mục tiêu trọng tâm trong công tác đối ngoại với khu vực này. Đây cũng là quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam-“ngoại giao phục vụ kinh tế”. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhưng có thể nói Trung Đông vẫn là một thị trường mới với các doanh nghiệp Việt Nam, có các chính sách nhập khẩu và tập quán tiêu dùng khác với các thị trường truyền thống khác. Vì vậy, trong Đề án đã xác định các mặt hàng mạnh của Việt Nam, có thể cạnh tranh với hàng hoá của các nước khác và thị trường các nước Trung Đông có nhu cầu lớn, đó là hàng nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp.

1.3 Tận dụng những ưu đãi mà các quốc gia Trung Đông được hưởng từ Mỹ, EU hoặc các nước trong khu vực để tạo cầu nối mở rộng thương mại với các quốc gia khác.

Hiện nay nhiều nước trong khu vực Trung Đông như Ixraen, UAE, Giooc đa ni đã ký các thoả thuận thương mại và các hiệp định FTA với Mỹ và EU qua đó dành được nhiều ưu đãi trong việc xuất khẩu nhiều chủng loại mặt hàng vào thị trường này như dệt may, thuỷ sản, hàng công nghiệp,Vì vậy gần đây, Bộ công thương cũng đã đề xuất khả năng các doanh nghiệp Việt Nam có thể thiết lập các liên doanh sản xuất các sản phẩm này tại các

nước Trung Đông, vừa tận dụng được những ưu đãi của các nước này do họ đang muốn phát triển các ngành phi dầu lửa, vừa dành được những thuận lợi khi xuất khẩu sang Mỹ, EU và một số nước khác. Ngoài ra, việc hình thành các khu vực mậu dịch tự do giữa các nước Trung Đông, Bắc Phi cũng tạo cơ hội cho hàng hoá Việt Nam từ một số thị trường cửa ngõ như UAE, Thổ Nhĩ Kỳ có thể xâm nhập sang các thị trường cùng khu vực.

1.4 Thúc đẩy việc triển khai các dự án dầu khí đã ký và mở rộng các hoạt động liên quan đến lĩnh vực dầu khí tại Trung Đông bằng cách tận dụng những cơ hội thuận lợi để ký kết các hợp đồng thăm dò, khai thác các các mỏ dầu khí, đa dạng hoá nguồn nhập khẩu dầu khô, khí LNG nhằm phục vụ chiến lược an ninh năng lượng của Việt Nam.

Giai đoạn 2010-2020 là giai đoạn được Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam xác định là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được kết quả đó, việc đảm bảo an ninh năng lượng là một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc phát triển ổn định nền kinh tế. Khu vực Trung Đông với trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới luôn là điểm đến không thể thiếu của các nước trên thế giới trong việc tìm kiếm nguồn cung ứng năng lượng cho quốc gia. Chính phủ đã giao cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cần nhanh chóng ký kết các hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí với các nước, khu vực trọng điểm như Angiêri, Vênêxuêla, Irắc,và các nước Trung Đông khác. Về lâu dài, đây sẽ là nguồn cung cấp dầu thô chủ yếu cho các nhà máy lọc dầu của Việt Nam cũng như các sản phẩm từ dầu mỏ khác phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Định hướng

Đối với Việt Nam, những diễn biến phức tạp về tình hình kinh tế, chính trị của khu vực Trung Đông đều rất cần được đánh giá, nghiên cứu

nhằm đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Trong bối cảnh hiện nay, có thể đưa ra một số định hướng chung như:

2.1 Thứ nhất cần tăng cường và mở rộng các quan hệ kinh tế, coi thị trường Trung Đông là một thị trường trọng điểm của Việt Nam để phát triển ngoại thương, xuất khẩu lao động, quảng bá du lịch và thu hút nguồn vốn đầu tư.

Thị trường Trung Đông hiện đang có nhu cầu rất lớn với các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như gạo, cà phê, cao su, hàng điện tử, dệt may, gia dày,Trung Đông trong những năm gần đây cũng dành được sự quan tâm ngày càng nhiều của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, những biện pháp xúc tiến thương mại, khai thác thị trường trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Trong thực tế, Việt Nam mới phát triển quan hệ với một số thị trường trọng điểm trong khu vực, kim ngạch thương mại hai chiều còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu mỗi bên. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hạn chế này nhưng một nguyên nhân cơ bản là Việt Nam đang thiếu một chiến lược tiếp cận thị trường hoàn chỉnh. Vì vậy, mối quan hệ kinh tế – thương mại Việt Nam – Trung Đông trong thời gian qua dù đã có nhiều tiến triển nhưng vẫn chưa phát huy được nhiều tiềm năng to lớn của mỗi bên. Trong thời gian tới, cần nỗ lực và quyết tâm hơn nữa để phát triển mối quan hệ với thị trường này, nhất là trong các lĩnh vực như mở rộng quan hệ thương mại, tăng cường xuất khẩu lao động, phát triển du lịch, thu hút đầu tư.

2.2 Thứ hai, cần coi trọng và đẩy mạnh các quan hệ hợp tác trong việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến và xuất nhập khẩu nguồn tài nguyên dầu lửa với các nước Trung Đông

Như ở trên đã nêu rõ, Trung Đông là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ. Ngày nay dầu mỏ không chỉ chiếm vị trí chi phối nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực Trung Đông mà còn có vai trò

quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam cũng là một nước xuất khẩu dầu mỏ và nguồn tài nguyên này cũng đang góp phần quan trọng trong việc đáp ứng một phần nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này ở Việt Nam, ngoài vùng biển Đông còn chưa xác định được và đang trong tình trạng tranh chấp, còn lại các khu vực khác được dự báo có trữ lượng không lớn và các mỏ đang khai thác sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Vì vậy, hiện nay và trong tương lai, Việt Nam vẫn cần nhập khẩu dầu lửa để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với trữ lượng dầu mỏ lớn, Trung Đông là khu vực quan trọng để Việt Nam có thể hợp tác trên nhiều mặt, từ chế biến tới khai thác, qua đó chủ động nguồn cung ứng năng lượng cần thiết cho đất nước trong tương lai.

2.3 Thứ ba, cần đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn dầu lửa của các nước Trung Đông

Nguồn vốn thu được từ xuất khẩu dầu của các nước Trung Đông là rất lớn, theo ước tính có thể lên tới từ 800 đến 1000 tỷ USD và đang nằm trong các ngân hàng lớn ở các nước Mỹ, châu Âu hoặc được chi tiêu không hiệu quả. Khi Việt Nam thu hút được một phần nguồn vốn này, đây sẽ là một động lực quan trọng để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế đất nước. Biến nguồn vốn “nhàn rỗi” từ các thế lực dầu lửa Trung Đông hoàn toàn là một mục tiêu khả thi của Việt Nam trong thời gian tới. Hiện nay, khi nguồn vốn đầu tư đến từ các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, các nước EU,bị ảnh hưởng mạnh do cuộc khủng hoảng kinh tế, việc xúc tiến thu hút đầu tư từ khu vực này lại càng quan trọng trong việc duy trì ổn định cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp Trung Đông thời gian qua đã bắt đầu chú ý đến Việt Nam và có nhiều dự án lớn trong lĩnh vực du lịch, công nghiệp. Tuy nhiên, cần tăng cường thu hút đầu tư vào các lĩnh vực mà doanh nghiệp Trung Đông có thế mạnh như sản xuất chế biến hàng nông sản, dược phẩm, công nghiệp nặng,

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí