Giải Pháp Thúc Đẩy Quan Hệ Thương Mại Việt Nam –


2.4. Thứ tư, cần tích cực tìm hiểu, tham gia vào quá trình ngăn chặn và khắc phục những diễn biến phức tạp thường nổ ra và xuất phát từ Trung Đông cùng những ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến các nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đặc biệt, cần quan tâm đến những vấn đề vì hoà bình và an ninh quốc gia như chiến tranh, xung đột tôn giáo, chương trình vũ khí hạt nhân Iran, dân chủ, nhân quyền, khủng bố,...Đây là những vấn đề không trực tiếp ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng lại có tác động đến quan hệ giữa Việt Nam với các nước Trung Đông, nhất là các mặt chính trị, kinh tế và thương mại. Thực tế đã cho thấy khi cuộc chiến Irắc nổ ra, các quan hệ thương mại giữa Việt Nam với nước này đã bị đình trệ trong một thời gian dài, nhiều hợp đồng của các doanh nghiệp Việt Nam với các nhà nhập khẩu Irắc bị huỷ. Đến năm 2008, Việt Nam vẫn chưa mở lại thương vụ tại Bátđa, mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang thị trường truyền thống này đã tăng trở lại, nhưng chắc chắn phải mất một thời gian nữa mới đạt được kết quả như trước năm 2003. Tuy nhiên, cũng do cuộc chiến tại đất nước này, các doanh nghiệp Việt Nam đã tìm được các thị trường xuất khẩu mới trong khu vực Trung Đông như UAE, Cô Oét,

III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2009-2015

Năm 2008 được Bộ công thương xác định là “năm Trung Đông” đồng thời Chính phủ cũng đã thông qua “Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Trung Đông giai đoạn 2008-2015” với mục tiêu phấn đấu nâng trao đổi thương mại Việt Nam – Trung Đông lên mức 3,1 tỷ USD năm 2010 và 9,6 tỷ USD năm 2015 trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 đạt 2,3 tỷ USD và năm 2015 đạt 7,5 tỷ USD với mức tăng trưởng bình quân đạt 27%/ năm. Để hoàn thành các mục tiêu trên, việc thực hiện các giải pháp một cách đồng

bộ và hiệu quả là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay.


1. Tăng cường công tác thông tin, xúc tiến thương mại vào thị trường Trung Đông

Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho biết những thông tin về thị trường Trung Đông mà họ có được còn rất ít. Nhiều doanh nghiệp mới chỉ biết đến những khái niệm cơ bản nhất về đất nước văn hoá xã hội của khu vực này thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Chưa kể đến những hạn chế về ngôn ngữ gây trở ngại không nhỏ cho các hoạt động giao dịch và trao đổi trực tiếp với đối tác. Từ đó rất khó trong việc xây dựng sự tin cậy, quan hệ thân thiết với khách hàng, dẫn đến việc khó đạt được thoả thuận trong hợp đồng, ảnh hưởng bất lợi trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Khi buôn bán với thị trường nước ngoài, việc chuẩn bị thông tin chung và các thông tin cụ thể hơn về thị trường, mặt hàng, thủ tục giao nhận, phương thức thanh toán là điều vô cùng quan trọng. Do đó, để khắc phục những hạn chế trên, chúng ta cần tăng cường thu thập, cung cấp các thông tin về thị trường nước ngoài, trong đó có các thị trường mới tại khu vực Trung Đông qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là từ các thương vụ tại Trung Đông để cung cấp thêm thông tin về điều tra thị trường theo yêu cầu với từng mặt hàng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường tổ chức khảo sát các thị trường Trung Đông, tổ chức, tham gia hội chợ, hội thảo tại nước ta cũng như các nước trong khu vực. Trong đó trước hết nên tập trung chú ý tới thị trường Dubai (UAE) là trung tâm hội chợ, hội thảo của toàn khu vực.

2. Đổi mới cơ cấu mặt hàng vào thị trường Trung Đông

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt nam - Trung Đông - 12

Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào Trung Đông, khu vực có những yêu cầu rất riêng về hàng hoá, trước hết cần xem xét thị trường này nhập khẩu chủ yếu những loại sản phẩm nào, đồng thời xác định nhu cầu của các nước

trong khu vực với các mặt hàng có thể xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Thời gian qua một số mặt hàng chế tạo có giá trị cao của Việt Nam đã có mặt tại thị trường Trung Đông như hàng điện tử, máy vi tính và linh kiện, vải, ắc quy, giày dép, sản phẩm nhựa và chất dẻo.Một số sản phẩm khác như đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hải sản, rau quả cũng là những mặt hàng đang tăng mạnh vào thị trường này. Từ đó có thể thấy việc từng bước thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng cường các mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng cao là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.

Mặc dù vậy, để thực sự biến đổi cơ cấu xuất khẩu vào bất kỳ một thị trường nào, nhất là các thị trường có nhiều đặc điểm riêng về văn hoá tiêu dùng như Trung Đông còn phụ thuộc rất lớn cả vào việc tìm hiểu thị trường, tìm ra các mẫu mã hợp thị hiếu của khách hàng nơi đây. Một trong những thành công của doanh nghiệp Trung Quốc trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường Trung Đông nói riêng là đã tạo ra nhiều mẫu mã thích hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng khác nhau. Trong khi đó hàng hóa các doanh nghiệp Việt Nam lại thường mang tính sản xuất nhỏ lẻ, chủng loại không đa dạng và tiến độ giao hàng không đáp ứng được yêu cầu của phía đối tác.

3. Củng cố và phát huy các mặt hàng truyền thống

Từ trước đến nay, phần lớn các mặt hàng lớn xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Đông đều là hàng nông sản. cụ thể là hồ tiêu, gạo, chè, cà phê, hạt điều, cơm dừa, cao suTuy nhiên, kể cả những mặt hàng được coi như thế mạnh này thì ngoài hồ tiêu, còn lại hàng Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ quá nhỏ bé trong toàn bộ nhu cầu tiêu dùng của các nước Trung Đông. Đặc điểm của nhóm mặt hàng nông sản là thường có giá cả biến động thất thường mang tính mùa vụ, trong khi thị trường Trung Đông có vị trí địa lý tương đối xa, chi phí vận chuyển cao trong khi giá cả lại không ổn định như các thị trường lớn khác nên đã xảy ra trường hợp doanh nghiệp bỏ hợp đồng đã ký với doanh nghiệp các nước này khi giá lên hoặc khi có sự khan hiếm về

nguồn hàng. Thậm chí có nơi vẫn giao hàng nhưng không đảm bảo về quy cách và chất lượng. Thông thường chỉ có các doanh nghiệp có nguồn cung ổn định và có các đối tác lâu dài mới có thể duy trì quan hệ với thị trường này. Bên cạnh đó, do chủ yếu chỉ có các thông tin về các công ty của UAE tại Dubai nên thường doanh nghiệp Việt Nam không nắm được sự lên xuống thường xuyên của giá cả các mặt hàng trong khu vực mà thường xuất thẳng cho các doanh nghiệp UAE để họ tiếp tục tái xuất lên giá cả thường không cao. Nếu khắc phục được những trở ngại trên, hàng nông sản Việt Nam mới có được chỗ đứng vững chắc hơn trong khu vực.

4. Đẩy mạnh công tác tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp

Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước rất quan tâm đến các dịch vụ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường Trung Đông, trước mắt là các thị trường trọng điểm như UAE, Thỗ Nhĩ Kỳ, Arập Xêút ,Một số dịch vụ các doanh nghiệp đang rất cần nhận được sự tư vấn và hỗ trợ như:

- Hỗ trợ về thủ tục xin, cấp giấy phép, địa điểm giới thiệu và bán hàng

- Tư vấn thông tin thị trường trong đó có cung cấp tên, địa chỉ liên lạc các công ty và thông tin điều tra thị trường tại từng nước riêng biệt

- Đại diện cho các công ty trong việc tiếp thị chào hàng và các yêu cầu khác về giao nhận thanh toán.

- Thủ tục thiết lập hệ thống đại lý bán hàng

- Thu xếp Visa, khách sạn, trạm dừng chân cho các chuyến khảo sát của doanh nghiệp

- Tư vấn, sắp xếp tham gia những hội chợ quan trọng

- Tư vấn bảo vệ thương hiệu, bản quyền tại các nước trong khu vực

5. Xây dựng những danh mục hàng hoá riêng cho thị trường Trung Đông

Trong bối cảnh hàng hoá Việt Nam đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường thế giới, hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Trung Đông vẫn

chủ yếu là những mẫu mã chung với những quy cách, phẩm chất giống các tiêu chuẩn của các thị trường Mỹ và Châu Âu. Trong khi đó thực tế cho thấy thị hiếu của người tiêu dùng Trung Đông, do những ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá, tôn giáo lại không giống với những khách hàng ở cá khu vực khác. Nhiều loại hàng hoá được nhập vào đây đều phải có những đặc điểm chuyên biệt. Hiện nay nhiều nước như Trung Quốc, Malaysia đã có những công ty/những dây chuyền chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ riêng cho thị trường này. Doanh nghiệp Việt Nam là những người đi sau khi thâm nhập vào Trung Đông vì vậy có rất nhiều thuận lợi để nghiên cứu kỹ hơn về kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài trước đó. Chỉ khi coi Trung Đông là một thị trường chiến lược, không phải là “giải pháp tình thế”, các công ty Việt Nam mới có thể hợp tác lâu dài và thành công với các đối tác nhiều tiềm năng của khu vực.

6. Tăng cường đầu tư cho Thương mại điện tử

Theo dự báo, trong khi nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn như hiện nay, thương mại điện tử sẽ là “cứu cánh” cần thiết trong thương mại quốc tế, là chìa khoá giúp các doanh nghiệp vượt giai đoạn khủng hoảng. Thị trường Trung Đông, với vị trí địa lý nằm tương đối xa, ngành vận tải hàng hải trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt là đến các thị trường mới, trong khi doanh nghiệp Việt Nam lại thường có những trở ngại ngôn ngữ khi giao dịch với đối tác từ các nước Trung Đông. Việc đi lại để trao đổi đàm phán sẽ tốn rất nhiều chi phí cho cả hai bên, giảm đi cơ hội có thể hợp tác. Chính vì vậy, đầu tư cho thương mại điện tử là một giải pháp hữu hiệu nhằm quảng bá tên tuổi của các doanh nghiệp Việt Nam đến thị trường Trung Đông. Thực tế cho thấy, hiện nay việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt số doanh nghiệp coi các công cụ điện tử như một kênh kinh doanh chính của mình lại càng ít ỏi. Hầu hết các công ty Việt Nam mới chỉ xây dựng website

để “ cho có” với các thông tin sơ sài, giao diện không thân thiện và thiếu những chi tiết cơ bản nhất về các chủng loại hàng hoá. Bên cạnh đó, hầu hết các website mới chỉ được viết bằng tiếng Việt, một số ít có thêm các ngôn ngữ khác, chủ yếu là tiếng Anh nhưng hoàn toàn không có ngôn ngữ các nước Arập . Nhận thức được vai trò của ứng dụng thương mại điện tử sẽ là yếu tố quyết định những thành công trong tương lai của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Trung Đông. Thông qua những website hoặc những sàn giao dịch trực tuyến, các doanh nghiệp Việt Nam có thể trao đổi một cách trực tiếp, tìm hiểu yêu cầu của đối tác thông qua các công cụ rất đơn giản hiện nay như Yahoo chat, email,Việc bố trí những gian hàng điện tử cũng có ích lợi hơn rất nhiều, đặc biệt là về chi phí so với việc tham dự các hội chợ triển lãm tốn kém. Những thông tin về sản phẩm, tình trạng đơn hàng cũng được cập nhật nhanh chóng khi ứng dụng những công nghệ mới đầy tiện ích này. Ngoài ra đây cũng là cách để tạo dựng uy tín với các đối tác nước ngoài trong việc minh bạch hoá các thông tin cơ bản về doanh nghiệp.‌

IV. KIẾN NGHỊ

Nhằm tiếp tục tăng cường và thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt nam với khu vực Trung Đông, trong thời gian tới, cần tập trung triển khai thực hiện một số nội dung theo đặc điểm của các cơ quan, đơn vị có liên quan như:

1. Đối với Nhà nước

Thứ nhất, tăng cường trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao, đoàn cấp Bộ ngành để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với các nước Trung Đông, trước mắt là các thị trường trọng điểm như: UAE, Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ, IxraenThực tế cho thấy, trong suốt quá trình Đổi mới, với quan điểm Ngoại giao phục vụ kinh tế, Việt Nam đã tạo được rất nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bè bạn quốc tế, khẳng định vị thế ngày càng cao của đất nước, đem đến hình ảnh mới mẻ, năng động về một nước Việt Nam hoà bình, phát

triển. Những chuyến công du nước ngoài cũng cần được quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cùng tháp tùng, tận dụng tối đa các phương tiện ngoại giao nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam có tiếng nói hơn trong hợp tác với các doanh nghiệp Trung Đông.

Thứ hai,tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý thông qua việc ký kết các Hiệp định như Hiệp định Thương mại, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực hàng không, hàng hải, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước Trung Đông. Chỉ đạo tăng cường hợp tác và phối hợp giữa Bộ Công Thương cũng như Phòng Thương mại và Công nghiệp của Việt Nam với các cơ quan tương ứng của các nước trong khu vực nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp 2 bên tìm kiếm các cơ hội kinh doanh với nhau. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã ký rất nhiều những Hiệp định dạng này với nhiều đối tác khác nhau, không chỉ trong khu vực Trung Đông. Việc ký kết các văn bản chính thức sẽ tạo điều kiện rõ ràng về mặt pháp lý, ngoại giao cho các hợp đồng giữa hai bên, dành những ưu đãi “có đi có lại”, góp phần thúc đẩy các mối quan hệ vốn rất nhiều triển vọng.

2. Đối với Bộ Công Thương

Thứ nhất, lên kế hoạch nghiên cứu cụ thể về thị trường Trung Đông. Hiện tại, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á và Nam Á - Bộ Công thương đang nghiên cứu Đề án đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường khu vực này. Trong đề án tập trung vào một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có thế mạnh và Bạn có nhu cầu để xâm nhập thị trường như: Nông sản (gạo, hạt tiêu, chè, cà phê, hạt điều), thực phẩm (hải sản, gà, trái cây, rau quả), thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp (dệt may, giày dép, đồ điện tử, linh kiện, máy vi tính). Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm hợp tác với các doanh nghiệp trong khu vực này từ đó đưa ra những khuyến cáo, định hướng đúng đắn cho các doanh nghiệp về từng ngành hàng, mặt hàng khi tham gia trao đổi thương mại với các doanh nghiệp Trung Đông. Các kế hoạch này cần

được lập chi tiết, có phản biện đánh giá của các bên liên quan nhằm đưa ra được một kế hoạch có tính khả thi cao, hữu ích cho Nhà nước khi lập chiến lược chung với thị trường, đồng thời cũng trợ giúp cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu về thị trường Trung Đông. Tránh tình trạng thông tin nửa vời, để doanh nghiệp tự “ mò mẫm” tìm đường xuất khẩu với nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Thứ hai, xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp cho các doanh nghiệp mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư vào thị trường này. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại. Một mặt tăng cường các hoạt động Xúc tiến thương mại như chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, tham dự triển lãm, hội chợ. Mặt khác, cần có sự điều chỉnh đối với các chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia như Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí xúc tiến cho các đoàn Xúc tiến thương mại hoặc khảo sát thị trường tại những nước như Iran, Ixraen, Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ. Các chương trình Xúc tiến thương mại cần được đổi mới, hạn chế các đoàn khảo sát, nghiên cứu chung chung. Các đoàn Xúc tiến thương mại cần tập hợp được đại diện của những doanh nghiệp có tiềm năng lớn về hàng xuất khẩu, những chuyên gia về chính sách thương mại. Tăng cường liên hệ với các đối tác, tận dụng các kênh ngoại giao, chính trị để các nước Trung Đông tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt khi tiến hành khảo sát thị trường.

Thứ ba, cần sớm triển khai thành lập cơ quan Thương vụ tại các thị trường như: Arập Xêút, Ixraen, bổ sung nhân sự cho Thương vụ tại UAE để thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế - thương mại và hợp tác công nghiệp song phương với các nước này. Đây là những thị trường có mức tăng trưởng cao trong xuất nhập khẩu với Việt Nam trong những năm vừa qua. Tuy nhiên hiện nay còn rất nhiều giao dịch mà các doanh nghiệp phải tự xúc tiến hoặc thông qua một kênh thứ ba, thường là các đại diện của một nước khác. Những thương vụ tại Trung Đông khi được thành lập sẽ có chức năng tham mưu cho

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí