Định Hướng Phát Triển Erp Tại Các Doanh Nghiệp Dệt May:

Đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu thời trang, kiểu dáng sản phẩm may. Tập trung đầu tư, cải tiến hệ thống quản lý sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm may Việt Nam trên trường quốc tế.

Đẩy mạnh đầu tư phát triển các vùng trồng bông, dâu tằm, các loại cây có xơ, tơ nhân tạo, các loại nguyên, phụ liệu thay thế nhập khẩu.

Khuyến khích mọi hình thức đầu tư, kể cả đầu tư nước ngoài, phát triển cơ khí dệt may, tiến tới cung cấp phụ tùng, lắp ráp và chế tạo thiết bị dệt may trong nước.

2.3. Các chỉ tiêu chủ yếu:

Sản xuất: Đến năm 2010, sản phẩm chủ yếu đạt:


Sản phẩm

Sản lượng

Bông xơ

8000 tấn

Xơ sợi tổng hợp

12000 tấn

Sợi các loại

300000 tấn

Vải lụa thành phẩm

1400 triệu mét vuông

Dệt kim

500 triệu sản phẩm

May mặc

1500 Triệu sản phẩm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp phát triển ERP Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam - 10


Kim ngạch xuất khẩu: Đến năm 2010: 8000-9000 triệu đô la Mỹ.

Sử dụng lao động: Đến năm 2010 thu hút 4-4.5 triệu lao động

Tỷ lệ giá trị sử dụng nguyên phụ liệu nội địa trên sản phẩm dệt may xuất khẩu: Đến năm 2010: trên 75%

Vốn đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2006-2010 khoảng 30000 tỷ đồng trong đó Tổng công ty Dệt may Việt Nam khoảng 9500 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng bông đến năm 2010 khoảng 1500 tỷ đồng.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY:

1. Phát triển hệ thống ERP một cách hoàn chỉnh đồng bộ, đi từ thấp đến cao theo một kế hoạch cân nhắc thấu đáo tránh tình trạng “chạy quá nhanh” trong khi “chân còn yếu”.

Đầu tư cơ sở hạ tầng

Máy tính

Mạng nội bộ

Internet

Các giải pháp truyền thông cơ sở

Ứng dụng tin học mức sơ khai:

Soạn thảo văn bản, bảng tính

Thu thập lưu trữ thông tin, chuẩn bị hồ sơ tài liệu

Thư điện tử, diễn dàn (forum), hội thoại (chatting)

Lịch công tác (calendaring)

Ứng dụng tin học mức tác nghiệp:

Phần mềm kế toán

Phần mềm quản trị nhân sự

Phần mềm quản lý hợp đồng dự án

Phần mềm quản lý bán hàng

Phần mềm quản lý vật tư

(Theo hướng rời rạc, theo hướng tác nghiệp, thống kê)

Theo các chuyên gia về công nghệ thông tin, một doanh nghiệp nên ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo các giai đoạn sau:


Ứng dụng tin học mức chiến lược:

Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)

Quản lý chuỗi cung ứng (SRM)

(Theo kiểu tích hợp, hướng điều hành trực tuyến)

Ứng dụng thương mại điện tử:

Doanh nghiệp hướng tới người tiêu dùng (B2C)

Doanh nghiệp hướng tới doanh nghiệp (B2B)

(Dựa trên nền tảng điều hành trực tuyến với công nghệ Internet)

Việc triển khai hệ thống ERP nằm trong giai đoạn ứng dụng tin học mức chiến lược. Do vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn áp dụng hệ thống ERP đều cần phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng khá vững chắc. Theo tác giả Marcelino Tito Torres trong


tài liệu “Manufacturing Resource Planning” và tác giả Phil Heenan trong tài liệu “Fundamentals of Manufacturing Resource Planning” thì quy trình triển khai ứng dụng hệ thống ERP phải thông qua 16 bước sau:

Đánh giá quy trình quản lý sản xuất kinh doanh (lần 1).

Đào tạo cho các cán bộ chủ chốt - Education of key managers.

Đưa ra cái nhìn về công ty sau khi ứng dụng hệ thống ERP.

Tính toán chi phí đầu tư và lợi nhuận

Tổ chức dự án.

Xác định các tiêu chí chính đánh giá thực hiện để đánh giá kết quả ứng dụng ERP.

Đào tạo cho các cán bộ quản lý mức giữa.

Xây dựng quy trình lập kế hoạch và kiểm soát

Tổ chức, chuẩn hoá dữ liệu

Hoàn thiện quy trình quản lý theo ERP

Các vấn đề liên quan đến phần mềm

Chạy thử

Kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chí lựa chọn ở bước 6

Đào tạo, hỗ trợ khi triển khai.

Đánh giá các quy trình quản lý sản xuất kinh doanh (lần 2).

Một doanh nghiệp muốn ứng dụng thành công một dự án ERP thì việc lập kế hoạch triển khai là công việc quan trọng hàng đầu. Một kế hoạch có hiệu quả nếu nó được lập trên cơ sở năng lực hiện có của doanh nghiệp và môi trường mà doanh nghiệp đang tồn tại. Một dự án ERP có thể được thực hiện theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn triển khai các phân hệ sản xuất, quy trình bán hàng, mua hàng, nhân sự tiền lương. Giai đoạn này có thể kéo dài 4-5 tháng. Trong giai đoạn này, các công việc cần tiến hành đó là: pha khảo sát, phân tích nghiệp vụ, pha xây dựng, pha chuyển tiếp, pha sản phẩm. Nếu thực hiện giai đoạn này thành công, về cơ bản doanh nghiệp đã có được một hệ thống quản lý nguồn lực hiện đại hiệu quả.

Giai đoạn triển khai các phân hệ tài chính như: sổ cái, phải thu, phải trả, tài sản cố định, quản lý tiền mặt…Thời gian thực hiện cũng có thể kéo dài từ 6-7 tháng tuỳ từng doanh nghiệp. Các công việc cần triển khai cũng như giai đoạn trước. Sau khi các phân hệ sản xuất, quản lý đặt hàng, bán hàng, quản lý nhân sự được triển khai thì phân hệ kế toán tài chính được triển khai nhằm thu thập thông tin của các phân hệ này rồi xử lý và phản hồi lại.

Giai đoạn triển khai các phân hệ quản lý hệ thống, các công cụ viết báo cáo, hỗ trợ hệ thống. Tác dụng của các phân hệ này là tạo ra sự ổn định cho hoạt động của toàn bộ hệ thống, đảm bảo cho hệ thống an toàn, tránh sai sót.

Nếu các doanh nghiệp muốn áp dụng thành công hệ thống ERP thì nên tuân theo trình tự triển khai các phân hệ. Điều này vừa đảm bảo phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp và tránh lãng phí và sai sót trong quá trình triển khai.

2. ERP là một xu thế tất yếu cho các doanh nghiệp dệt may hiện nay.

Hệ thống ERP vẫn còn là một khái niệm quá mới mẻ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam tuy nhiên đối với các doanh nghiệp nước ngoài thì đã quá quen thuộc và trở thành một công cụ không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt là các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia. Tuy nhiên trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay khi mà thương mại điện tử trở thành công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp của chúng ta trước những cơ hội lớn mà không nắm bắt, không biết biến thành sức mạnh của mình thì sẽ bị đào thải. Việc ứng dụng ERP vào quản lý là một bước phát triển tất yếu sau nhiều năm các doanh nghiệp dệt may áp dụng các hệ thống phần mềm kế toán tài chính.

Trong giai đoạn Việt Nam sắp gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới thì các doanh nghiệp dệt may vừa có một loạt các cơ hội rộng mở tuy nhiên cũng gặp rất nhiều khó khăn thách thức.

a) Một loạt cơ hội sẽ mở ra cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam:

Một thị trường nội địa với nhu cầu rất lớn với hơn 80 triệu dân cũng như một thị trường xuất khẩu khổng lồ.

Người tiêu dùng trong nước có xu hướng quay về sử dụng các sản phẩm nội địa.

Khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, nâng cao năng lực sản xuất.

Thương hiệu được cải thiện trên thị trường quốc tế.

b) Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với hàng loạt thách thức sau:

Cạnh tranh nội địa ngày càng gay gắt cũng như phải cạnh tranh với hàng dệt may giá rẻ của Trung Quốc.

Cạnh tranh về nguồn nhân lực có tay nghề cao dẫn đến chi phí đào tạo và chi phí tiền lương tăng.

Đòi hỏi quản lý của doanh nghiệp phải thích ứng với cách quản trị tiên tiến.

Không còn sự hỗ trợ từ phía nhà nước.

Chính những cơ hội và thách thức như vậy đã làm cho nhu cầu của doanh nghiệp dệt may về một phong cách quản lý ngày càng lớn và trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Theo nhiều chuyên gia công nghệ thông tin thì trong một hai năm tới đây thị trường giải pháp quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ bùng nổ vì đây là nhu cầu bức bách của nhiều doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp dệt may.

III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM:

1. Nhóm giải pháp vĩ mô:

1.1. Giải pháp từ phía nhà nước:

1.1.1. Môi trường pháp lý:

ERP là một sản phẩm về công nghệ nên cũng như bất cứ sản phẩm công nghệ nào khác đều có thị trường cung và thị trường cầu về sản phẩm này. Thị trường cung muốn phát triển thì phải có thị trường cầu. Cũng như bất kỳ một thị trường cung cấp một sản phẩm công nghệ nào thị trường cung ERP cũng có các yếu tố môi trường vĩ mô tác động tới. Một trong những yếu tố vĩ mô đó chính là môi trường pháp luật. Một


môi trường pháp luật thông thoáng và rõ ràng là một trong những yếu tố thúc đẩy thị trường ERP phát triển.

Hiện nay các quy định của nhà nước trong lĩnh vực khoa học công nghệ đặc biệt là phần mềm vẫn thiếu tính đồng bộ và chặt chẽ. Do đó làm cho các doanh nghiệp sản xuất phần mềm đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp giải pháp ERP không có cơ sở vững chắc để an tâm trong kinh doanh. Hơn nữa một hệ thống pháp luật “sáng nắng chiều mưa” sẽ làm cho rủi ro trong kinh doanh ngày càng gia tăng cũng như làm mất lòng tin của doanh nghiệp, họ không muốn đổi mới bởi đổi mới chẳng mang lại hiệu quả khi mà hệ thống luật pháp hay thay đổi.

Dịch vụ tư vấn công nghệ cũng chưa được pháp luật đề cập đến nhiều. Dịch vụ tư vấn công nghệ là một lĩnh vực rất mới mẻ tại Việt Nam hiện nay đặc biệt là dịch vụ tư vấn triển khai hệ thống ERP bởi vì hệ thống ERP mới được biết đến trong những năm gần đây.

Hiện nay có những bất cập và có những mâu thuẫn giữa phân hệ kế toán trong hệ thống ERP với hệ thống kế toán của Việt Nam. Điều này dẫn tới những hạn chế trong việc áp dụng một chế độ kế toán hiện đại tại các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng hệ thống ERP của các công ty cung cấp phần mềm hàng đầu thế giới mà trong đó phân hệ kế toán được thiết kế theo các tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Đức thì đều phải thay đổi phân hệ này cho phù hợp với hệ thống kế toán Việt Nam. Do đó việc nâng cấp hệ thống kế toán Việt Nam là hết sức cần thiết để tạo ra một hệ thống kế toán hiện đại, minh bạch.

Thứ nhất, hiện tượng trả lại hàng sau khi mua thường xuyên xảy ra trong kinh tế thị trường, theo định nghĩa của kế toán hiện đại thì đó là sự ghi nhận doanh thu sau đó “giảm” có kèm theo thuế GTGT, nghĩa là phát sinh chứng từ có số lượng âm, đơn giá bằng hay khác đơn giá cũ và thành tiền “âm”. Điều này thực chất đã được luật kế toán chấp nhận qua khái niệm “bút toán đỏ”. Nhưng theo thông lệ hay quy định của Bộ tài chính về quản lý hoá đơn tài chính thì lại không cho phép làm điều này. Nghĩa là không được phép xuất hoá đơn có giá trị âm hay


bất cứ một ghi chép nào có giá trị âm. Vì có quy định này mà các doanh nghiệp phải áp dụng những biện pháp hoàn toàn sai để ghi nhận, đó là việc khách hàng muốn trả lại hàng thì phải xuất hoá đơn cho người đã bán hàng. Đa số đối tác coi việc này là đúng vì cân đối tồn kho đúng, nhưng khi họ không nhận thức được là việc này đã gây nên 2 điều sai cơ bản: sự kiện “bán hàng lại” khác với “trả lại hàng” và tổng doanh số của hai bên “tăng” lên chỉ qua sự việc bán hàng được “đưa đẩy” dẫn đến sai lệch về kết quả kinh doanh và giá vốn. Việc này chỉ có thể giải quyết được khi có quy định rõ ràng hơn từ Bộ Tài chính để mọi doanh nghiệp áp dụng đúng hơn và hơn nữa là việc áp dụng phần mềm hiện đại dễ dàng hơn

Thứ hai, vì chưa có những quy định cụ thể về quyền sử dụng những tài khoản tự lập nên đa số doanh nghiệp không dám áp dụng những lợi thế của ERP là tạo tiểu tài khoản và theo dõi chi tiết đến từng thời điểm hay trung tâm hạch toán vì họ lập luận rằng kế toán Việt Nam không cho phép làm điều đó.

Thứ ba, theo thông lệ trước đây ở Việt Nam thường phát sinh doanh thu dựa theo ngoại tệ (những nhà nhập khẩu thường làm như vậy khi bán hàng để loại trừ rủi ro về tỷ giá) nhưng theo quy định của Nhà nước, trên lãnh thổ Việt nam tất cả mọi giao dịch đều phải bằng tiền Việt Nam. Đã gọi là luật thì không thể tranh cãi, có điều là thông lệ này rất rộng rãi không dễ dàng bỏ ngay được. Hơn nữa Bộ tài chính chưa hề có văn bản hướng dẫn nào cho việc kinh doanh như vậy nên các doanh nghiệp không biết phải làm thế nào cho đúng với luật hiện hành. Đa số doanh nghiệp nội thương tự tiện áp dụng điều khoản kế toán ngoại tệ quy định cho những giao dịch ngoại tệ bằng việc xử lý trực tiếp các bút toán điều chỉnh chênh lệch tỷ giá qua công văn giữa hai bên mà không cần đến hoá đơn tài chính. Điều này tai hại là: kế toán không có chứng từ phát sinh gốc, giao dịch nội thương không có hoá đơn tài chính thì không kiểm soát được thuế GTGT mặc dù về tổng thể Nhà nước không thu thêm được đồng nào qua hiệu


chỉnh giá qua tỷ giá kể cả khi doanh nghiệp có xuất hoá đơn tài chính nhưng nó không thể hiện được đúng đắn các giao dịch, nhập nhèm khi áp dụng luật tai hại hơn là những cán bộ thuế không hiểu vấn đề vẫn chấp nhận là đúng. Thực ra việc điều chỉnh “tỷ giá” trong nội thương chúng ta nên hiểu là việc doanh nghiệp điều chỉnh “chênh lệch giá bán thông qua tỷ giá ngoại tệ”, cũng giống như việc giảm hay tăng giá vậy.

Chính những mâu thuẫn này là nguyên nhân dẫn tới sự e ngại của doanh nghiệp đó là liệu việc áp dụng một hệ thống quản lý mới ERP có phù hợp với quy định về tài chính kế toán hay không.

1.1.2. Sự hỗ trợ về khoa học công nghệ:

Nhà nước đặc biệt là các cơ quan ban ngành mà cụ thể là Bộ Khoa học và công nghệ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển khoa học công nghệ trong tất cả các ngành kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng. Một sự hỗ trợ từ phía chính phủ cũng như các ban ngành là một nguồn động viên rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay.

Một định hướng từ các bộ ngành là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp dệt may. Các doanh nghiệp hiện nay đang mắc phải một vấn đề đó là không biết nên ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào là hợp lý và không lãng phí tiền của. Do vậy, các bộ ngành đặc biệt là bộ khoa học và công nghệ cần đưa ra các văn bản có tính chất định hướng trong đó đề ra một lộ trình hợp lý để giúp các doanh nghiệp đỡ bị bỡ ngỡ trong việc biến công nghệ thông tin thành sức mạnh của mình.

Nhà nước, với các quyền hành của mình và với các khả năng lớn về xúc tiến thương mại, có thể có những động thái giúp đỡ doanh nghiệp về việc tìm kiếm nhà cung cấp công nghệ ERP nguồn có uy tín và chất lượng thông qua việc ký kết các hiệp định về hợp tác về khoa học công nghệ với các nước có thế mạnh về khoa học công nghệ, các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm công nghệ thông tin, các dự án về khoa học công nghệ …

1.1.3. Hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực:

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí