Chất Lượng Phần Mềm Erp Là Một Nỗi Trăn Trở Của Doanh Nghiệp:


là có thể truy cập vào chương trình sử dụng. Chính công nghệ này giúp giảm thiểu đáng kể chi phí triển khai, duy tu, bảo trì hệ thống. Đối với hạ tầng mạng, nếu doanh nghiệp có sẵn mạng WAN, LAN phù hợp thì phần kinh phí này không cần phải tính đến, hiện nay doanh nghiệp có thể khai thác môi trường Internet như một mạng WAN cho doanh nghiệp chi phí chấp nhận được mà vẫn đảm bảo mục đích khai thác của mình.

Chi phí đào tạo nhân viên cũng là một chi phí mà doanh nghiệp cần cân nhắc khi triển khai hệ thống ERP. Hệ thống ERP là một hệ thống mang tính tiêu chuẩn quốc tế cao thế nên muốn sử dụng được thì doanh nghiệp cần phải đào tạo cho nhân viên của mình…

Công ty May 10 là công ty được Tổng công ty dệt may lựa chọn làm doanh nghiệp thực hiện triển khai thí điểm mô hình ERP bắt đầu từ 01/01/2004. Nếu việc triển khai thành công thì sẽ nhân rộng ra trong tổng công ty. Dự án triển khai này có chi phí lên tới 451418 USD trong đó chi phí mua bản quyền phần mềm là 120000 USD, chi phí mua phần mềm là 25000 USD, chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ là 1125000, chi phí bảo trì, hỗ trợ hệ thống là 2400 USD… Chi phí xây dựng hạ tầng cơ sở là 155270 USD. Với chi phí phải chi ra lớn như vậy cho một dự án ERP, các doanh nghiệp dệt may khó có thể đáp ứng được.


Bảng 9: Chi phí phần mềm cho dự án ERP tại công ty May 10


Chi phí phần mềm

STT

Loại chi phí

Giá trị (USD)

1

Chi phí mua bản quyền phần mềm

120000

2

Chi phí mua phần cứng

25000

3

Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, xây dựng mẫu

112500

4

Chi phí bảo trì và hỗ trợ hệ thống

24000

5

Chi phí tư vấn chuẩn bị chứng từ mời thầu

2000

6

Chi phí nghiên cứu và phát triển hệ thống

663

7

Chi phí cho việc chuẩn bị các nghiên cứu khả thi

360

8

Chi phí dự phòng

11625


Tổng

296148

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp phát triển ERP Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam - 9

(Nguồn: Báo cáo của phòng công nghệ thông tin công ty May 10 ) Bảng 10: Chi phí cơ sở hạ tầng cho dự án ERP tại công ty May 10

Chi phí cơ sở hạ tầng

STT

Loại chi phí

Đơn vị

Số lượng

Giá trị (USD)

1

Trang thiết bị (Trước thuế)


1

137400

a

Trang thiết bị hệ thống

bộ

1

41584

b

Máy tính

bộ

68

86500

b1

Database Server

bộ

1

9000

b2

Application server

bộ

1

8000

b3

Development server

bộ

1

8000

b4

Test and training server

bộ

1

8000

b5

Mail server

bộ

1

7000

b6

Laptop

bộ

3

4500

b7

PC

bộ

60

42000

c

Phầm mềm

bộ

2

2299


d

Các trang thiết bị bảo vệ

bộ

1

7017

2

Chi phí xây dựng



17870


Tổng



155270

(Nguồn: Báo cáo của phòng công nghệ thông tin công ty May 10 )

2.2. Chất lượng phần mềm ERP là một nỗi trăn trở của doanh nghiệp:

Hiện nay việc triển khai hệ thống ERP tại các doanh nghiệp dệt may còn gặp khó khăn do các nhà cung cấp phần mềm cung cấp sản phẩm và dịch vụ của mình có chất lượng chưa cao và không ổn định đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng. Đây chính là điểm yếu của các nhà cung cấp Việt Nam so với các nhà cung cấp nước ngoài.

2.3. Nhận thức của doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất còn hạn chế:

Nhận thức của doanh nghiệp hiện nay đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin còn rất sơ khai và mang tính chất cố hữu.

Thứ nhất, tư tưởng ngại thay đổi chính là một trong những yếu tố làm cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất diễn ra chưa mạnh mẽ. Tư tưởng này vẫn còn ăn sâu trong chính giới lãnh đạo doanh nghiệp, những người đưa ra các quyết định đầu tư. Hầu hết các doanh nghiệp có xu hướng giữ lại quy trình cũ của mình bởi vì bản thân quy trình đó đã gắn bó với doanh nghiệp trong một thời gian dài và có thể đã mang lại sự thành công và phát triển nhất định đối với doanh nghiệp. Việc thuyết phục lãnh đạo doanh nghiệp thay đổi quy trình sản xuất là điều không dễ.

Thứ hai đó là tư tưởng nhỏ lẻ, chưa có một cái nhìn bao quát của hầu hết doanh nghiệp trong việc đầu tư công nghệ thông tin. Đổi mới công nghệ thông tin đòi hỏi mang tính toàn diện đặc biệt là với hệ thống ERP. ERP là một hệ thống manh tính toàn diện và tính tích hợp giữa các phân hệ rất cao, do vậy, hệ thống này không cho phép doanh nghiệp đổi mới một cách “manh múm” mà phải đổi mới toàn diện.

Thứ ba chính là nhận thức sai lầm khi triển khai ERP của các doanh nghiệp. Theo ông Hoành Minh Châu, phó tổng giám đốc FPT thì lâu nay nhiều doanh nghiệp có nhìn nhận sai lầm khi triển khai ERP là triển khai tin học hoá doanh nghiệp bằng


một phần mềm quản lý. ERP không phải là triển khai phần mềm mà là triển khai quá trình xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp tiên tiến thông qua việc tin học hoá toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp.

Bệnh thành tích vẫn còn tồn tại trong tư tưởng của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào công nghệ thông tin cũng chỉ vì chạy theo bệnh thành tích chứ thực chất họ không xác định được chính xác đầu tư để làm gì. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp lại chỉ chú trọng đầu tư vào phần cứng mà không hiện đại hoá, nâng cấp phần mềm dẫn đến việc sử dụng lãng phí nguồn lực.

2.4. Thiếu đội ngũ nhân viên am hiểu về công nghệ thông tin:

Thực trạng lao động ngành dệt may Việt nam hiện nay vừa thiếu về lượng vừa thiếu về chất. Trước yêu cầu phát triển nhanh trong thời gian tới, tận dụng được cơ hội Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp dệt may rất lo ngại về tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng trong ngành cả về lượng lẫn chất.

Mặc dù dệt may được coi là ngành kinh tế giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động (Theo thống kê năm 2004 ngành dệt may đã thu hút hơn 2 triệu lao động) tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp dệt may đang gặp phải một vấn đề đó là tay nghề của người lao động không cao thêm vào đó lại thiếu.

Theo thống kê của Tổng công ty dệt may Việt Nam thì ngay trong tổng công ty số lượng nhân viên có trình độ là rất thấp, hiện trong toàn tổng công ty chỉ có hơn 10 phó tiến sĩ về công nghệ sợi, cứ 25 công nhân mới có một kỹ sư.

Từ đầu năm 2004, công ty May 10 tham gia vào dự án triển khai thí điểm ERP cua tổng công ty Dệt may Việt Nam với sản phẩm được lựa chọn là Oracle Application E-business 11I. Buổi ban đầu như rất nhiều doanh nghiệp khác, May 10 cũng gặp hàng loạt các khó khăn như: lựa chọn nhà cung cấp, bài toán triển khai…

Trong quá trình đấu thầu giữa 5 nhà cung cấp sản phẩm ERP trong và ngoài nước, ORACLE đã thắng thầu để trở thành nhà cung cấp sản phẩm ERP cho công ty May 10. So với các nhà cung cấp còn lại thì ORACLE có nhiều ưu thế: đáp ứng 70- 80% các yêu cầu về môđun nghiệp vụ, kinh nghiệm triển khai cũng như khả năng tài


chính. Tuy nhiên, không phải là không có những khó khăn, ORACLE tuy có nhiều kinh nghiệm triển khai ERP nhưng là cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, còn với các doanh nghiệp sản xuất thì chưa nhiều. Đặc biệt, sản xuất trong ngành dệt may có những đặc thù riêng, ngay cả trên thế giới, số doanh nghiệp dệt may áp dụng ERP nói chung và khách hàng của ORACLE nói riêng cũng đếm trên đầu ngón tay.

Một khó khăn khác cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt nam mà May 10 phải đối mặt đó là thiếu các quy trình hoạt động chung. Hầu hết các phòng ban như: tài chính, nhân sự, kế hoạch, sản xuất… đều hoạt động độc lập. Trong khi đó việc triển khai ERP rất cần những quy trình hoạt động khép kín, liên thông về cơ sở dữ liệu của nhau để xử lý tính toán. Đội ngũ nhân viên vẫn giữ thói quen làm việc thủ công dựa trên kinh nghiệm là chính. Vì thế 5 nhân sự công nghệ thông tin của May 10 phải cáng đáng một lượng việc khổng lồ: làm sao đào tạo để sử dụng tốt phần mềm ERP cho trên 200 nhân viên là trưởng, phó các phòng ban, những người trực tiếp sử dụng hệ thống ERP? Đó là chưa kể những khó khăn phát sinh trong quá trình triển khai với một lực lượng nhân viên công nghệ thông tin mỏng như vậy của công ty.

Ban lãnh đạo May 10 quyết định để cho toàn bộ các phòng ban, những cán bộ trực tiếp liên quan đến ERP cùng tham gia chấm thầu. May 10 đã mời tất cả các nhà cung cấp dự thầu giới thiệu sản phẩm và tạo điều kiện cho toàn bộ lãnh đạo, trưởng, phó các phòng, ban nghiệp vụ - những người sẽ trực tiếp vận hành quy trình ERP - được tiếp xúc với các giải pháp thông qua buổi này. Tổng số người tham dự mỗi buổi khoảng trên 200 nhân viên. Ông Lê Minh Cường, phụ trách về công nghệ thông tin của May 10 cho biết: “có những buổi kéo dài cả ngày và nhà cung cấp, đơn vị triển khai phải trả lời đến gần 200 câu hỏi chất vấn. Hầu hết các câu hỏi đều đi thẳng vào các vấn đề cụ thể, chẳng hạn như: quy trình của May 10 là thế này, nếu triển khai ERP thì các nhà cung cấp có cách giải quyết như thế nào? Thông qua các buổi này, các cán bộ nhân viên đều có cái nhìn tổng quát về lợi ích và khó khăn khi triển khai ERP cũng như lường trước những khó khăn sẽ gặp phải. Cũng nhờ đó, mỗi khi có trục trặc trong quá trình triển khai, bộ phận Công nghệ thông tin không cần phải giải trình, thuyết minh


nhiều với ban lãnh đạo hay các phòng ban.

Trong quá trình triển khai, ban lãnh đạo cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận công nghệ thông tin tiếp xúc với các phòng ban nghiệp vụ. Trước mỗi một sự khác biệt về quy trình đòi hỏi phải có sự lựa chọn giữa quy trình của phần mềm và quy trình hiện tại của doanh nghiệp, bộ phận công nghệ thông tin có thể tập hợp các phòng ban lại họp bàn để đi đến thống nhất. Anh Cường cho biết: “lựa chọn được sản phẩm ERP đã khó, nhưng triển khai được là cả một quá trình dài và rất cần sự ủng hộ của các bộ phận liên quan. Rất khó để thuyết phục toàn công ty thay đổi theo quy trình của phần mềm.”

2.5. Thiếu nhà cung cấp và nhà tư vấn triển khai:

Các chủ thể liên quan đến triển khai ERP:

Nhà cung cấp hệ thống: người tạo ra sản phẩm ERP ví dụ như SAP, ORACLE, EXACT…

Nhà bán lẻ dịch vụ gia tăng (VAR): những người mà mua các hệ thống máy tính sau đó tiến hành lắp ráp các linh kiện hoặc lắp ráp theo yêu cầu của người mua và cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng.

Nhà tư vấn triển khai: đây là người trực tiếp triển khai ERP cho khách hàng. Họ cũng thường là nhà cung cấp dịch vị hỗ trợ sau triển khai. Nhà tư vấn sẽ gặp vấn đề nếu như VAR đưa cho khách hàng một hệ thống không phù hợp, ngược lại VAR không thể tư vấn cho khách hàng mà không hiểu cặn kẽ về hệ thống định giới thiệu, tức là có kiến thức tư vấn triển khai. Vì mối tương tác như vậy nên trong đa số các trường hợp nhà tư vấn triển khai cũng chính là VAR, triển khai cho khách hàng các hệ thống mà họ tư vấn. Do lý do này, khái niệm VAR thường bao hàm VAR kiêm nhà tư vấn triển khai. Một chuyên viên VAR cần 50% kiến thức ERP và 50% kiến thức về nghiệp vụ quản lý.

Với nhận thức của các doanh nghiệp về ERP còn chưa cao như hiện nay thì vai trò của nhà tư vấn là rất quan trọng và quyết định sự thành công của dự án. Nhà tư vấn sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn hệ thống ERP phù hợp với khả năng, nhu cầu của doanh


nghiệp cũng như phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn hiện nay đó là số lượng các tổ chức hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp còn quá ít ỏi, hoạt động còn hạn chế, chưa tiếp cận được nhiều doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm còn rất non kém. Chính các nhà cung cấp hệ thống ERP phải thừa nhận rằng số lượng chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này còn quá ít, chủ yếu trưởng thành trong quá trình triển khai ERP tại các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Để triển khai hệ thống ERP cho một doanh nghiệp dệt may thì khối lượng công việc tư vấn là 80% trong khi chỉ có 20% khối lượng là công việc kỹ thuật. Đội ngũ nhân viên của các công ty cung cấp ERP cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ triển khai, ít khi tư vấn cho doanh nghiệp về những quy trình mới mà giải pháp ERP của họ mang lại.

Tóm lại, số lượng các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam áp dụng hệ thống ERP trong sản xuất kinh doanh rất ít mà cũng chỉ đang trong quá trình triển khai chưa hoàn thiện. Các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về nguồn lực dành cho dự án ERP đặc biệt là đội ngũ nhân viên am hiểu công nghệ thông tin còn quá mỏng, cộng với kinh nghiệm quản lý yếu kém, chưa có kế hoạch triển khai đồng bộ. Do vậy cần có những biện pháp hợp lý để biến ERP trở thành công cụ hữu ích chứ không phải là “vô ích” trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dệt may. Đây cũng chính là nội dung chính được đề cập trong chương cuối cùng “Một số giải pháp phát triển hệ thống ERP trong các doanh nghiệp dệt may hiện nay”.


CHƯƠNG 3‌‌‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM:

Tại Điều 1 của Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 55/2001/QĐ-TTg ngày 23 tháng 04 năm 2001 phê duyệt chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010, phương hướng và mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2010 như sau:

1. Mục tiêu:

Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

2. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010:

2.1. Đối với ngành dệt, bao gồm: sản xuất nguyên liệu dệt, sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất:

Kinh tế nhà nước làm nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo, khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư trực tiếp của nước ngoài tham gia phát triển lĩnh vực này.

Đầu tư phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường, quy hoạch xây dựng các cụm

công nghiệp sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất ở xa các trung tâm đô thị lớn.

Tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, trình độ chuyên môn cao. Chú trọng công tác thiết kế các sản phẩm dệt mới, nhằm từng bước củng cố vững chắc uy tín nhãn mác hàng dệt Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tổ chức lại hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo bước nhảy vọt về chất lượng các sản phẩm dệt, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

2.2. Đối với ngành may:

Đẩy mạnh cổ phần hoá những doanh nghiệp may Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành may, nhất là ở các vùng đông dân cư, nhiều lao động.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022