Từ Phía Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam:


Nhà nước cũng như các cơ quan ban ngành có liên quan phối hợp với các doanh nghiệp dệt may mở các trường đào tạo dạy nghề, học nghề.

Xuất phát từ thực trạng các doanh nghiệp dệt may hiện nay đang rất thiếu một đội ngũ nhân viên am hiểu về công nghệ thông tin, chính phủ phối hợp với các doanh nghiệp mở các lớp tập huấn tay nghề cũng như bồi dưỡng các kiến thức về công nghệ thông tin cho các nhân viên trong doanh nghiệp.

Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện nay cả nước có 13 cơ sở đào tạo sau đại học về công nghệ thông tin (9 trường đại học và 4 viện nghiên cứu), đào tạo theo ngành: đảm bảo máy tính và tin học, vô tuyến điện tử, với số lượng chỉ tiêu tuyển sinh tăng 30% hàng năm. Về đào tạo đại học, cao đẳng hiện cả nước có 27 khoa công nghệ thông tin đào tạo theo 11 chuyên ngành: điện tử- viễn thông, viễn thông, điện tử tin học, tin học, kỹ thuật máy tính, công nghệ thông tin, tin học ứng dụng, cơ khí-tin học, toán- tin học, vật ly tin học với chỉ tiêu tuyển sinh bình quân hàng năm tăng bình quân 50%. Số lượng sinh viên khá lớn như vậy về công nghệ thông tin tuy là một nguồn nhân lực dồi dào cho các doanh nghiệp nhưng lại có trình độ không cao, khả năng thực hành kém bởi chương trình đào tạo còn thiên về lý thuyết, đào tạo một cách ồ ạt của các trường đại học cũng như cao đẳng, dạy nghề. Chính vì lý do này dẫn đến hiện tượng sử dụng nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin một cách lãng phí. Để giảm bớt hiện tượng này, nhà nước và đặc biệt là Bộ GD&ĐT cần có những biện pháp cải tiến phương pháp dạy và học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề hiện nay để đáp ứng nhu cầu về kỹ sư khoa học công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng. Hơn nữa, Bộ Bưu chính Viễn thông cần phối hợp cùng với Bộ GD&ĐT xây dựng đề án quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin để tạo ra một nguồn nhân lực có chất lượng cao cho doanh nghiệp.

1. 2. Từ phía Hiệp hội dệt may Việt Nam, Tổng công ty dệt may Việt Nam:

Tổng công ty dệt may Việt Nam và Hiệp hội dệt may là những tổ chức đại diện cho cộng đồng các doanh nghiệp, có nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động


sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm dệt may. Do đó, cả hai tổ chức này cần có những chính sách hợp lý để thu hút thêm nhiều thành viên tham gia và trở thành cầu nối giữa các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có cơ hội học hỏi trao đổi kinh nghiêm với nhau trong lĩnh vực công nghệ thông tin đặc biệt là phong cách quản lý hiện đại.

2. Nhóm giải pháp vi mô:

2.1. Đổi mới nhận thức của doanh nghiệp đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung là hệ thống ERP nói riêng:

Để khuyến khích phổ biến và áp dụng bất kỳ một đổi mới nào, điều đòi hỏi trước tiên là phải nâng cao nhận thức của doanh nghiệp. Một mô hình kịch bản với tư cách là một phương tiện để đi từ giai đoạn đổi mới nhận thức đến giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin một cách chiến lược sẽ đóng vai trò quan trọng. Ứng dụng đầu tiên của phương pháp xây dựng kịch bản trong bối cảnh kinh tế và quản lý được bắt đầu vào năm 1967. Phương pháp này khác với phương pháp dự báo truyền thống. Nếu phương pháp dự báo cố gắng loại bỏ sự bất định thì phương pháp kịch bản nêu ra những triển vọng cơ bản trong tương lai. Chúng là công cụ giúp hình thành tư duy chiến lược của các nhà lãnh đạo, quản lý và các doanh nghiệp. Mô hình kịch bản công nghệ thông tin có tính chiến lược của công nghệ thông tin từ triển vọng trong dài hạn. Vai trò của mô hình này là nâng cao nhận thức của mọi người đang quan tâm đến công nghệ thông tin bằng cách kích thích các quá trình học hỏi mà sẽ tác dụng tích cực.

2.2. Đầu tư cho công nghệ:

Công nghệ chính là chìa khoá của sự thành công, ai nắm được công nghệ người đó sẽ chiến thắng. Tuy nhiên không phải cứ đầu tư cho công nghệ một cách bừa bãi, ồ ạt, không mục đích là mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần khải có một kế hoạch đầu tư thật hợp lý. Vậy đầu tư cho ERP thế nào là hợp lý?

Theo các chuyên gia, có hai cách tiếp cận để xác định tỷ lệ đầu tư cho ERP:

Cách thứ nhất: tỷ lệ đầu tư ERP bằng một nửa tổng chi phí một tháng của doanh nghiệp. Ví dụ: doanh nghiệp có 50 nhân viên, chi phí bình quân đầu người 6


triệu đồng thì chi phí cho hệ thống ERP là: (6X50)/2 = 150 triệu đồng (khoảng 10000 USD).

Cách thứ hai: Nhân số lượng nhân viên trong doanh nghiệp với hệ số (số tiền tính trên đầu nhân viên), mà hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất kinh doanh. Ví dụ: công ty sản xuất bao bì có 100 nhân viên (kể cả công nhân) thì chi phí cho hệ thống ERP khoảng: 100X150 = 15000 USD. Nếu công ty có 1000 nhân viên thì chi phí là 150000 USD.

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc xác định chi phí cho ERP theo doanh số là hợp lý và thông thường có thể chiếm từ 1-3% doanh số của doanh nghiệp. Ngoài ra có thể xác định chi phí cho ERP theo tổng chi phí là hợp lý vì không phải cứ doanh nghiệp có doanh số cao (lợi nhuận nhiều) thì phải bỏ ra nhiều tiền cho hệ thống ERP.

Bảng 12: Tỉ lệ đầu tư cho ERP theo doanh s


Tỷ lệ đầu tư (%)

Doanh số (USD)

Đầu tư cho ERP (USD)


1-3

1-5 triệu

10000-15000

10 triệu

300000

50 triệu

1500000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp phát triển ERP Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam - 11

(Nguồn: www.pcworld.com)

Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho hệ thống ERP. Như đã đề cập ở trên, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào muốn triển khai hệ thống ERP là được mà cần phải có một nền tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng cho công nghệ thông tin. Đó chính là cần phải trang bị hệ thống máy tính, xây dựng được hê thống mạng nội bộ, các giải pháp về truyền thông cơ sở, mạng INTERNET.

2.3. Đào tạo nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong một doanh nghiệp nói chung và ngành dệt may nói chung. Chất lượng của nguồn nhân lực sẽ quyết định tới sự thành công của việc triển khai dự án ERP. Do vậy, để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thành công đặc biệt là thực hiện dự án ERP, doanh nghiệp cần đầu tư cho nguồn


nhân lực của mình.

2.3.1. Thứ nhất, các doanh nghiệp cần phải xác định được rằng nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của mình.

Chính nhận thức của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của dự án. Doanh nghiệp nên đặt nguồn nhân lực của mình ở vị trí trung tâm trong mọi kế hoạch đầu tư, phát triển của mình.

2.3.2. Thứ hai, sau khi xác định được tầm quan trọng của nguồn nhân lực doanh nghiệp cần đề ra một chiến lược sử dụng nguồn nhân lực hợp lý.

a) Các doanh nghiệp nên dành một tỷ lệ phần trăm hợp lý theo vốn hoặc theo doanh thu hàng năm để đào tạo nhân lực.

b) Mở trường đào tạo, dạy nghề nhằm bổ sung cho lực lượng lao động thông qua việc liên kết đào tạo với các trường đại học, cao đẳng, trung học…

c) Rèn luyện cho nhân viên tác phong làm việc công nghiệp thông qua các chính sách khen thưởng nhân viên có tác phong làm việc khoa học, kỷ luật các nhân viên có ý thức kém…

d) Có nhiều cách thu hút và chọn lọc được nhân tài ví dụ như trong ngắn hạn doanh nghiệp có thể tổ chức các cuộc thi tài năng, hội chợ việc làm; đăng tin tuyển dụng… Còn trong dài hạn có thể tham khảo một trong các cách sau:

Tổ chức thực tập cho học sinh cấp 3 và sinh viên đặc biệt là sinh viên công nghệ thông tin tại công ty.

Tài trợ cho sinh viên nghèo học giỏi, đổi lại các sinh viên đó phải phục vụ cho công ty trong một khoảng thời gian sau khi ra trường.

Tài trợ cho các chương trình nâng cao trình độ giảng dạy ở các trường tiểu học và trung học hoạt động kém.

Đưa các hình thức làm việc tại nhà, làm việc theo thời gian linh động hay làm việc nhóm và bán thời gian để thu hút lực lượng lao động nữ.

Tạo điều kiện chuyên sâu cho nhân viên. Điều này sẽ cho họ có động lực rất lớn.

Tham gia rộng rãi vào các hoạt động quần chúng để quảng bá cho doanh nghiệp.

Thu hút sự chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng bằng cách tạo ra phong cách văn hoá doanh nghiệp mới lạ và môi trường làm việc lý tưởng cho những người trẻ tuổi.

Các hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp khuếch trương thanh thế, đồng thời hỗ trợ các trường học đào tạo ra lao động có trình độ cao hơn, đó chính là nguồn cung cấp nhân lực cho các doanh nghiệp. Đặc biệt cách đối đãi nhân viên và một môi trường lành mạnh sẽ giúp doanh nghiệp có ưu thế rất lớn không việc thu hút nhân tài.

Khi doanh nghiệp đã tạo ra được nguồn cung cấp nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì bước cần thiết ngay sau đó là phải lập chiến lược sàng lọc và tuyển chọn kỹ lưỡng người có năng lực thực sự. Sau khi tuyển dụng được nhân tài, chính sách sử dụng nhân lực sẽ mang tính sống còn. Để giữ chân được người tài, các doanh nghiệp cần có những chính sách đãi ngộ xứng đáng, tạo môi trường làm việc lành mạnh, mang tính cạnh tranh cao.

2.4. Học hỏi kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp khác:

Trong một dự án ERP, các nhà tư vấn triển khai có nhiệm vụ đưa ra kế hoạch triển khai và hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai theo từng giai đoạn, còn các doanh nghiệp với lực lượng của mình sẽ tự triển khai. Do vậy công tác quản lý việc sử dụng nguồn lực là hết sức quan trọng. Nếu đội ngũ cán bộ triển khai có trình độ quản lý kém sẽ dẫn đến quá trình triển khai bị kéo dài đôi khi còn dẫn đến thất bại.

2.5. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp, tham gia vào thị trường chứng khoán, một kênh huy động vốn hiệu quả.

Một trong những đặc điểm mà chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc là giải quyết vấn đề doanh nghiệp nhà nước trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 5000 doanh nghiệp nhà nước, tồn tại chủ yếu dựa vào độc quyền, bảo hộ, ưu đãi, trợ giá…Tổng công ty Dệt may VIệt Nam là một trong những tổng công ty nhà nước được Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập theo quyết định số


91/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994. Đến tháng 9/2004, tổng công ty có 37 doanh nghiệp hạch toán độc lập, doanh nghiệp cổ phần hóa, 12 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, 7 đơn vị sự nghiệp. Quyết định 155/2004/QĐ-TTg ngày 24/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí phân loại doanh nghiệp quy định ngành dệt may không thuộc diện Nhà nước giữ cổ phần chi phối. Cổ phần hoá là con đường đúng đắn, giúp cho các doanh nghiệp dệt may có thể huy động vốn cho sản xuất kinh doanh đặc biệt là phát triển công nghệ thông tin. Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể tự chủ trong sản xuất kinh doanh, giảm bớt tiến tới việc không còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp không phải đơn giản, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Do vậy để thực hiện tốt quá trình cổ phần hóa, biến cổ phần hoá thành một kênh huy động vốn hiệu quả thì các doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:

Nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp về sự cần thiết của việc cổ phần hoá. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ cập rộng rãi kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, pháp luật về doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, về công ty cổ phần, quyền và nghĩa vụ của cổ đông, đặc biệt đối với người lao động trực tiếp trong công ty.

Đẩy nhanh tiến độ xác định giá trị doanh nghiệp và bán cổ phần, khắc phục việc bán cổ phần khép kín trong nội bộ doanh nghiệp và chống thất thoát tài sản Nhà nước. Thực hiện lành mạnh hoá tài chính của các doanh nghiệp trước khi chuyển sang công ty cổ phần. Thực hiện bán cổ phần ưu đãi cho người lao động với mức giá được giảm 40% so với giá đấu bình quân.

Tăng cường công tác quản trị công ty cổ phần, nâng cao vai trò của cổ đông nhà nước, thực sự đưa công ty cổ phần hoá hoạt động trong môi trường bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý công ty cổ phần, người lao động, cổ đông về quyền hạn, trách nhiệm của cổ đông, của các cơ quan quản lý trong công ty cổ phần. Đổi mới phương thức


quản lý và điều hành công ty cổ phần, có quy định bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số.

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đơn giản hoá thủ tục trong các bước.

2.6. Tích cực chủ động hợp tác với các doanh nghiệp mạnh về khoa học công nghệ cả trong và ngoài nước.

Việc hợp tác đặc biệt là hợp tác trong khoa học công nghệ là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp có trình độ áp dụng công nghệ còn thấp. Xuất phát từ thực trạng triển khai công nghệ thông tin còn rất yếu cả về chất và lượng trong hoạt động quản lý, các doanh nghiệp dệt may nên học hỏi kinh nghiệm triển khai hệ thống ERP tại các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài thông qua các hoạt động trao đổi, đào tạo nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ. Từ đó định ra cho mình một kế hoạch triển khai thật phù hợp với khả năng.

Thực tế là số lượng doanh nghiệp dệt may triển khai hệ thống ERP chưa nhiều nên trước khi bắt tay vào dự án triển khai các doanh nghiệp nên học hỏi kinh nghiệm triển khai của các doanh nghiệp đi trước vì dù sao đây cũng là một dự án khá mới mẻ tại Việt Nam. Công ty May 10, May Tiền Tiến là hai ví dụ điển hình về việc triển khai dự án ERP và quá trình triển khai của họ để lại cho các doanh nghiệp nhiều bài học kinh nghiệm quý giá như việc triển khai rất cần sự đồng thuận và quyết tâm của ban lãnh đạo cũng như của tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp, một sự táo bạo giám loại bỏ phương thức quản lý lạc hậu áp dụng phương pháp quản lý hiện đại. Hơn nữa, công tác đào tạo nguồn nhân lực được đặc biệt coi trọng.

Ngoài hai doanh nghiệp trên, các doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác ngành như công ty FPT, công ty bảo hiểm Việt Nam…Tuy khác ngành nhưng kinh nghiệm mà các doanh nghiệp này có thể đưa ra là rất hữu ích như kinh nghiệm lựa chọn nhà cung cấp, tổ chức đấu thầu…

Các doanh nghiệp dệt may nước ngoài cũng là một nguồn kinh nghiệm quý giá cho các doanh nghiệp dệt may trong nước trong việc triển khai dự án ERP. Trên thế


giới hiện nay, các nước có ngành công nghiệp dệt may phát triển mạnh trên thế giới cần phải kể đến Băng la đét, Trung Quốc, Ấn Độ. Doanh nghiêp dệt may của những nước này sở dĩ thành công trên thị trường thế giới là nhờ áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và đặc biệt là quản lý. Các doanh nghiệp nước ta nên có những kế hoạch cử nhân viên mình đi học hỏi kinh nghiệm triển khai khoa học công nghệ nói chung và hệ thống ERP nói riêng của các doanh nghiệp dệt may của những nước có ngành dệt may rất phát triển này để có thể giảm thiểu được các rủi ro trong quá trình triển khai.‌

3.2.7. Chuẩn hoá quy trình sản xuất kinh doanh:

Việc tiến hành chuẩn hoá quy trình sản xuất kinh doanh là một trong những công việc làm cho việc triển khai hệ thống ERP dễ dàng hơn. Các doanh nghiệp dệt may có thể chuẩn hoá quy trình sản xuất kinh doanh của mình bằng việc áp dụng các hệ thống CAD/CAM, những chương trình cho phép doanh nghiệp thiết kế sản phẩm, thiết kế sản xuất của mình thông qua hệ thống máy tính.

IV. MÔ HÌNH ERP CHO CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY:

Dệt may là một ngành sản xuất khá đặc thù thường kéo dài trên rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có quy trình sản xuất riêng và có nhiều quy trình sản xuất con. Trong khi đó, việc sản xuất lại phục vụ cho nhiều tiêu thức như gia công theo đơn đặt hàng hay sản xuất tự tiêu thụ… Mỗi phương thức lại có những khác biệt về việc theo dõi bán hàng, cung ứng nguyên phụ liệu cũng như phân tích quản trị khác liên quan đến điều độ sản xuất.

Ngoài ra việc triển khai ERP trong dệt may còn phải tính đến các vấn đề cốt tử như việc kết nối với hệ thống CAD/CAM, bài toán cân đối và điều hành dây chuyền may, sự đa dạng của sản phẩm (với các tiêu thức như kích cỡ, màu sắc, mẫu mã luôn thay đổi. Như vậy, ngoài những tính năng chung, một giải pháp ERP hoàn hảo cho ngành dệt may cần phải tính đến những tính năng và tiện ích riêng dể phù hợp với các đặc thù của ngành.

1. Các phân hệ chính:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022