vào sổ cái.
Cung cấp các báo cáo để tiến hành kiểm kê hàng tồn kho tạo bút toán điều chỉnh.
Cho phép quản lý các mặt hàng tồn kho theo chủng loại
Cho phép lưu trữ vị trí của các mặt hàng trong các kho khác nhau
Có khả năng xác định điểm đặt hàng
Cung cấp các báo cáo về hàng tồn kho
Có khả năng cung cấp thông tin hiện thời về hàng tồn kho
Có khả năng quản lý tồn kho theo kho, mục đích, vị trí.
2.3. Quản lý sản xuất:
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Phát Triển Erp Tại Các Doanh Nghiệp Dệt May:
- Từ Phía Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam:
- Hệ Thống Erp Cho Các Doanh Nghiệp Dệt May .
- Thực trạng và giải pháp phát triển ERP Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Hệ thống quản lý sản xuất cần cung cấp các chức năng quản lý bộ hàng, hỗ trợ quản lý chi tiết các công đoạn sản xuất và ráp các chi tiết cấu thành của một sản phẩm hoàn chỉnh. Hệ thống sẽ phải hỗ trợ theo các quy trình quản lý sản xuất theo các tiêu chí như: cấu trúc sản phẩm, các công đoạn dây chuyền sản xuất…
Hệ thống quản lý sản xuất phải hỗ trợ việc tính giá sản phẩm theo nhiều phương pháp khác nhau cũng như có khả năng tổng hợp giá thành từ các chi tiết sản phẩm tới sản phẩm cuối cùng theo các công đoạn và các loại chi phí khác nhau. Hệ thống sản xuất sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến nhu cầu về nguyên vật liệu cho các yêu cầu sản xuất, các thay đổi về cấu hình sản phẩm.
Hệ thống quản lý sản xuất hỗ trợ các công tác sản xuất hàng ngày như lên kế hoạch sản xuất, tính toán các yêu cầu về nguyên vật liệu cho các lệnh sản xuất khác nhau, kiểm soát các chi phí phát sinh, theo dõi hàng sản xuất dở dang.
Hệ thống cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Cho phép quản lý bộ hàng một cách chi tiết theo từng bộ phận và theo nhiều lớp khác nhau
Cho phép tính dồn chi phí và giá thành từ lớp thứ nhất đến sản phẩm cuối cùng
Cung cấp các thông tin về nhu cầu nguyên vật liệu và nhân công liên quan đến một lệnh sản xuất nhằm hỗ trợ việc lập kế hoạch nhập hàng hoặc khai thác hàng
tồn kho hiện có
Cho phép báo cáo giá thành của từng bộ phận riêng lẻ của một bộ hàng và tỷ suất tương ứng trong sản phẩm cuối cùng.
Cung cấp cơ chế uyển chuyển cho việc quản lý các thông tin chung về bộ hàng như các thay đổi kỹ thuật liên quan đến cấu trúc bộ hàng.
Cho phép quản lý các thông tin về hàng sản xuất theo các hợp đồng, lệnh sản xuất cũng như sản xuất dở dang.
Quản lý hợp đồng sản xuất theo thị trường và khách hàng.
Hỗ trợ hệ thống báo cáo quản trị và thống kê đầy đủ liên quan đến sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp
Theo dõi được chỉ tiêu kế hoạch sản xuất tháng về số lượng và giá trị so với thực tế
Theo dõi năng suất lao động cho từng công đoạn
2.4. Quản lý hệ thống:
2.4.1. Phần quản lý hệ thống cần quản lý tổng quan về quyền truy cập và sử dụng của các đối tượng khác nhau.
Phần quản lý hệ thống cần quản lý quyền truy cập đối với các phân hệ khác nhau đến từng đối tượng sử dụng hoặc nhóm người sử dụng chi tiết tới từng màn hình nghiệp vụ hoặc từng báo cáo. Phần quản lý hệ thống cần quản lý các thông tin chung được sử dụng cho các phân hệ khác nhau trong hệ thống như các thông tin về mã nhà cung cấp được sử dụng chung cho phân hệ quản lý phải trả và quản lý mua hàng… Phần quản lý hệ thống cũng cần quản lý sự tích hợp và đảm bảo sự thống nhất về dữ liệu xử lý thông tin giữa các phân hệ. Chức năng bảo mật và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu cũng là các chức năng cần thiết của phân hệ quản lý hệ thống.
Hệ thống cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Cho phép quản lý chi tiết quyền truy cập và sử dụng của các đối tượng/nhóm đối tượng khác nhau.
Cho phép thiết lập và quản lý các thông tin chung sử dụng tại các phân hệ khác nhau của hệ thống.
Cho phép nhập dữ liệu nhanh theo các phương pháp khác nhau (nhập tự động hoặc thủ công có hỗ trợ bởi phần mềm).
Quản lý tính tích hợp giữa các phân hệ và quản lý truy cập dữ liệu từ các phân hệ khác nhau.
Quản lý được tính toàn vẹn của dữ liệu trước các khả năng hư hỏng của phần cứng và phần mềm.
Bảo mật cho toàn bộ hệ thống thông qua việc cung cấp các mật khẩu theo nhiều mức độ khác nhau chi tiết tới phân hệ, màn hình và các thông tin bộ phận trên một màn hình.
Hoạt động tương thích với các ứng dụng khác của Microsoft.
2.4.2. Công cụ phát triển hệ thống:
Phần công cụ phát triển hệ thống cần cung cấp các chức năng cho phép người sử dụng thay đổi hệ thống và ứng dụng phần hành để đáp ứng các yêu cấu của người sử dụng. Công cụ này phải cho phép thay đổi các giao diện của ứng dụng mà không làm thay đổi mã nguồn. Công cụ này cho phép thực hiện các thay đổi bằng việc thêm bớt các trường dữ liệu, các kiểm soát đối với các dữ liệu, đặt mặc định cho các trường. Phần công cụ phát triển hệ thống cần có phần đảm bảo an toàn riêng để đảm bảo việc thay đổi chỉ được thực hiện bởi các nhân viên có thẩm quyền. Công cụ này cần cho phép việc nhập/xuất các thay đổi từ môi trường bên ngoài và kết hợp các thay đổi với các màn hình hiện có.
Hệ thống cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Cho phép thêm bớt các trường dữ liệu vào các màn hình
Cho phép truy cập các cơ sở dữ liệu khác ngoài cơ sở dữ liệu của hệ thống
Thích hợp với các phát triển khác của hệ thống
Cho phép phát triển thêm các màn hình khác ngoài các màn hình đặc định
Cho phép tự điều chỉnh để đảm bảo tính thống nhất của màn hình ứng dụng sau khi đã thay đổi
Bảo mật thông qua việc cung cấp các mật khẩu theo nhiều mức độ khác nhau.
2.4.3. Công cụ viết báo cáo:
Công cụ viết báo cáo cần cung cấp khả năng viết báo cáo mạnh để có thể khai thác toàn bộ các thông tin trong hệ thống. Công cụ này cần cho phép thay đổi các báo cáo mặc định cũng như tạo các báo cáo mới theo yêu cầu của người sử dụng, cho phép chuyền các báo cáo lên WEB, cho phép thêm các phần minh hoạ (biểu đồ, hình vẽ…) lên các báo cáo và cho phép khai thác thông tin theo nhiều chiều khác nhau. Bên cạnh đó, việc cho phép xem các thông tin chi tiết tức thời từ báo cáo tổng hợp (drill down) là một chức năng cần thiết.
Hệ thống cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Cho phép thay đổi các báo cáo theo yêu cầu của người sử dụng
Cho phép phát triển các báo cáo mới với số lượng không xác định
Cho phép thêm các minh hoạ vào báo cáo
Có khả năng thay đổi cho bất lỳ báo cáo/biểu mẫu của hệ thống báo gồm các biểu mẫu như hoá đơn, phiếu thu…
Cung cấp khả năng tính toán tự động để tạo ra các báo cáo phân tích theo nhiều yêu cầu khác nhau.
Cho phép liên kết truy xuất các báo cáo theo nhiều hình thức khác nhau như WEB, EXCEL
Bảo mật thông quan việc cung cấp các báo cáo theo nhiều mức độ khác nhau
Cho phép xem các thông tin chi tiết cho một khoản mục trên báo cáo tổng hợp
Cung cấp các báo cáo phụ để có thể phân tích thông tin theo nhiều góc độ khác nhau.
2.5. Quản lý nhân lực:
2.5.1. Thiết lập và điều chỉnh cơ cấu nhân sự:
a) Cơ cấu nhân sự của doanh nghiệp dễ dàng thiết lập và thay đổi theo:
Danh mục phòng ban, tổ chức
Sơ đồ tổ chức thể hiện dưới dạng cây thư mục
Danh mục chức vụ hiện có của doanh nghiệp
Danh mục chức danh tương ứng tại các phòng ban
Mô tả công việc tương ứng với các vị trí làm việc
b) Việc điều chỉnh cơ cấu nhân sự được thực hiện tự động qua hệ thống các quyết định:
Quyết định bổ nhiệm vị trí công tác
Quyết định thuyên chuyển
Quyết định nghỉ việc
Quyết định thử việc
Quyết định khác
2.5.2. Lưu trữ thông tin cá nhân của nhân viên:
a) Hệ thống phải cho phép ghi nhận và lưu trữ thông tin đầy đủ nhất về cá nhân nhân viên:
Thông tin lý lịch cá nhân
Thông tin về chuyên môn
Thông tin về quan hệ gia đình
Thông tin tham gia đoàn thể xã hội
Thông tin về quá trình bản thân
b) Thực hiện các chức năng tìm kiếm thông tin nhân viên nhanh chóng:
Tìm kiếm dựa trên thông tin chính xác hoặc tìm kiếm gần đúng
Cho phép kết hợp nhiều điều kiện tìm kiếm
2.5.3. Ghi nhận thông tin về quá trình làm việc và năng lực của nhân viên:
a) Hệ thống phải ghi chép toàn bộ thông tin về quá trình làm việc của nhân viên tại doanh nghiệp:
Thông tin về các quyết định khen thưởng, kỷ luật liên quan đến nhân viên
Thông tin về các vị trí đã và đang làm việc qua các quyết định thuyên chuyển
Thông tin về các quá trình đi công tác
Thông tin về các vị trí kiêm nhiệm
b) Thông tin về năng lực nhân viên được ghi nhận theo:
Kết quả qua các đợt qua các đợt đánh giá nhân viên
Chuyên môn và kết quả các chương trình đào tạo
2.5.4. Thực hiện chấm công và tính lương:
a) Thực hiện các hình thức chấm công theo ca làm việc, theo giờ, theo sản phẩm.
b) Thiết lập và thực hiện tính lương theo các phương án:
Tính lương theo sản phẩm
Tính lương theo giờ
Tính lương theo hệ số chức vụ
Tính lương khoán
c) Quản lý phụ cấp, tiền thưởng, các loại chi phí và lệ phím, theo dõi tạm ứng nhân viên.
d) Quá trình chi trả lương cho nhân viên, số phải trả số thực trả, số lần cho trả lương
e) Theo dõi hợp đồng lao động:
Quản lý thông tin về hợp đồng lao động của từng nhân viên
Các hình thức hợp đồng lao động do người dùng tự thiết lập
Theo dõi hợp đồng lao động: thông báo sắp hết hạn hợp đồng lao động, thực hiện gia hạn và thông tin về gia hạn hợp đồng.
2.5.6. Ghi nhận và theo dõi thông tin tuyển dụng:
Toàn bộ thông tin về quá trình tuyển dụng được ghi nhận từ khi xác định nhu cầu tuyển dụng cho tới khi hoàn thành đợt tuyển dụng.
2.5.7. Thống kê, báo cáo và phân tích tình hình nhân sự:
a) Thực hiện thống kê phân - phân tích về:
Thông tin lý lịch nhân viên: cơ cấu giới tính, tình trạng hôn nhân, thành phần dân tộc, thành phần tôn giáo
Trình độ lao động: trình độ học vấn trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Cơ cấu độ tuổi lao động, độ tuổi giới tính
Biến động tổng quỹ lương và mức lương bình quân
Biến động lao động
Cơ cấu tổ chức: số lượng, cơ cấu tỷ trọng nhân sự tại các bộ phận, tại các vị trí
b) Báo cáo nhân sự:
Các loại danh sách nhân viên theo đơn vị - phòng ban, chức vụ, trình độ học vấn, chuyên môn
Danh sách nhân viên theo thông tin cá nhân: dân tộc, tôn giáo, lý lịch cá nhân
Danh sách các đơn vị, phòng ban
Danh sách khen thưởng, kỷ luật, nhân viên đi công tác nước ngoài, nhân viên nghỉ việc, thuyên chuyển công tác…
Bảng đánh giá của từng nhân viên theo các chỉ tiêu đánh giá
Các báo cáo tuyển dụng
Các báo cáo về chấm công, tiền lương
Các báo cáo về hợp đồng lao động.
Tóm lại, để có thể giúp doanh nghiệp trong quá trình quản lý các nguồn lực của mình một hệ thống ERP phù hợp cho ngành dệt may cần đạt được các tiêu chuẩn và yêu cầu trên.
KẾT LUẬN
Công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá. Trong giai đoạn hiện nay, khi xu thế toàn cầu hoá trở thành một xu thế nổi trội, bao trùm lên mọi mặt hoạt động đời sống quốc tế, khi mọi rào cản do các nước đặt ra để bảo hộ sản xuất trong nước đã, đang và sẽ dần được dỡ bỏ thì cạnh tranh trong ngành công nghiệp này trở nên gay gắt trên tất cả các thị trường.
Với những điều kiện, lợi thế nhất định, Việt Nam cũng rất quan tâm đến phát triển ngành công nghiệp dệt may và đã đạt được một số thành công trên thị trường chính như thị trường Mỹ, EU và đặc biệt là thị trường Nhật Bản. Ngành công nghiệp dệt may hiện nay trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ chốt, có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam trong việc giải quyết nạn thất nghiệp và làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên nếu so sánh với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc… thì ngành công nghiệp này của Việt Nam còn nhiều hạn chế đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh cũng như quản lý.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới, mọi sự hỗ trợ từ phía nhà nước đối với các doanh nghiệp dệt may sẽ dần dần bị xoá bỏ. Các doanh nghiệp dệt may đứng trước những thách thức rất lớn cả thị trường trong và ngoài nước. Muốn tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp dệt may không thể không cải tiến hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của mình sao cho phù hợp với tiêu chuẩn chung của thế giới. Các doanh nghiệp cần tiến tới ứng dụng một mô hình hoạch định nguồn lực doanh nghiệp nhằm sử dụng một cách tối ưu nguồn lực hiện có của mình.
Để phát triển việc ứng dụng hệ thống ERP trong ngành dệt may, Nhà nước cũng như bản thân doanh nghiệp cần tiến hành một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ quản lý, trình độ của đội ngũ nhân viên, trình độ khoa học công nghệ.