Tình Hình Đất Đai Của Huyện Lục Ngạn Giai Đoạn 2004-2006


- Chi phí trung gian (IC-Intermediate Cost): là những chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như các khoản chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu...

n

IC  Ci

i1


Trong đó: Ci : Khoản chi phí thứ i

- Giá trgia tăng: VA (Value Added) là chênh lệch giữa GO và IC,

phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất của trang trại trong một kỳ (thường là 1 năm). Giá trị gia tăng được tính theo công thức:

VA = GO - IC

- Thu nhp hn hp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau

khi đã khấu hao từ

khấu hao TSCĐ, thuế. Nó bao gồm tất cả

các khoản

thực còn mà đơn vị sản xuất có được không phân biệt đó là lợi nhuận hay phần thu do chênh lệch

MI=VA - ( D+T )

Trong đó: - MI : Thu nhập hỗn hợp

- D : Khấu hao

- T : Thuế.

 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

- Giá trị sản xuất (GO)/IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI)/IC

- Chi phí trung gian (IC)/1tấn sản phẩm

- Giá trị gia tăng (VA)/1 tấn sản phẩm

- Giá trị sản xuất (GO)/1 công lao động

- Giá trị gia tăng (VA)/1 công lao động

- Thu nhập hỗn hợp (MI)/1 công lao động


Chương II

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT‌

CÂY VẢI THIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN


2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trên trục quốc lộ 31, cách Hà Nội 90 km về Phía Nam, cách cửa khẩu Lạng Sơn 120 km về phía đông Bắc và cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Bắc.

- Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn.

- Phía Đông giáp huyện Sơn Động (Bắc Giang) và Lộc Bình (Lạng

Sơn).


- Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.

Lục Ngạn có trục đường quốc lộ 31, 279 và nhiều trục đường tỉnh lộ

đi qua, tương đối thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các vùng miền khác.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai

Địa hình của huyện không đồng đều, đồi xen kẽ ruộng, nghiêng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Có thể chia địa hình của huyện thành 3 vùng sau:

- Vùng thấp (tiểu vùng 1): Bao gồm các xã Phượng Sơn, Trù Hựu, Nghĩa Hồ, Hồng Giang, Quý Sơn, và thị trấn Chũ.

- Vùng đồi núi (tiểu vùng 2): Bao gồm các xã Kiên Thành, Nam Dương, Tân Hoa, Giáp Sơn, Kiên Lao, Mỹ An, Thanh Hải, Phì Điền, Biển Động, Biên Sơn, Đồng Cốc, Tân Quang.


- Vùng núi cao (tiểu vùng 3): Bao gồm các xã Phong Vân, Đèo Gia, Tân Mộc, Cấm Sơn, Phú Nhuận, Tân Sơn, Phong Minh, Hộ Đáp, Tân Lập, Xa Lý, Kim Sơn, Sơn Hải.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Lục Ngạn là 101.223,72 ha

đứng thứ nhất trong tổng số 10 huyện, thành phố của tỉnh. Hiện nay diện tích đã đưa vào khai thác sử dụng 83.077,29 ha, chiếm 82,07% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng là 18.146,43 ha, chiếm 17,93%. Cụ

thể

tình hình sử

dụng đất đai của huyện được thể

hiện

ở bảng 2.1.

Qua

bảng 2.1 cho thấy:

- Đất Nông nghiệp: Bình quân qua 3 năm tăng 10,34%, trong đó diện

tích năm 2005 so với năm 2004 tăng 22,64% tương ứng với mức tăng

5.233,26 ha, năm 2006 so với năm 2005 giảm 0,72%, tương ứng với mức giảm 203,94 ha.

- Đất Lâm nghiệp: Bình quân qua 3 năm tăng 10,8%. Năm 2004 diện tích là 28.320,5 ha, năm 2005 diện tích là 33.217,23 ha, tăng hơn 17,29% so với năm 2004, tương ứng với mức tăng 4896,73 ha. Năm 2006 diện tích là

34.711,09 ha, so với năm 2005 tăng 4,68%, tương

1493,86 ha.

ứng với mức tăng là

Tóm lại, Lục Ngạn có diện tích đất lớn nhất tỉnh Bắc Giang và có thể khai thác trồng cây ăn quả với nhiều chủng loại khác nhau đặc biệt là cây vải đang là cây ăn quả chủ lực của huyện.

34


Bảng 2.1. Tình hình đất đai của huyện Lục Ngạn giai đoạn 2004-2006

hàng

ây lâu

3

ĐVT: ha


Loại đất

Các năm

So sánh ( % )

2004

2005

2006

2005/2004

2006/2005

Bình quân

Tổng DT đất tự nhiên

101223,72

101223,72

101223,72

100

100

100

I. Đất nông nghiệp

23.115,61

28.348,87

28.144,93

122,64

99,28

110,34

1. Đất trồng cây hàng năm

6.289,7

5.127,64

5.225,24

81,52

101,90

91,15

Đất ruộng lúa, lúa màu

5.511,6

4.456,90

4518

80,86

101,37

90,54

Đất nương rãy


240,07

175

175

72,90

100,00

85,38

Đất trồng cây

3

năm khác

538,03

495,74

389,69

92,14

78,61

85,11

2. Đất trồng c

năm

15.650

21982

21.622

140,46

98,36

117,54

Trong đó: Vải

13.562

19.192

19.212

141,51

100,00

118,20

3. Đất vườn tạp

1.147,44

1.228.26

1.286,72

107,04

104,76

105,90

4. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

28,47

10,97

10,97

38,53

100,00

62,07

II. Đất lâm nghiệp

28.320,5

33.217,23

34.771,09

117,29

104,68

110,81

1. Rừng sản xuát

13.623

14.636

16.077,28

107,44

109,85

108,62

2. Rừng phòng hộ

14.698

18.581,23

18.693,81

126,42

100,61

112,78

III. Đất chuyên dùng

21.818,6

18.488,05

18.490,69

84,74

100,01

92,06

IV. Đất ở

1.589,9

1.666,37

1.670,58

104,81

100,25

102,51

V. Đất cha sử dụng

26.379,11

19.503,20

18.146,43

73,93

93,04

82,94

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang - 6

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn


2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thuỷ văn

- Theo số liệu của Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Lục Ngạn, thời tiết, khí hậu khu vực huyện Lục Ngạn năm 2006 như sau:

Nhiệt độ trung bình năm là 22,60C, nhiệt độ cao nhất tập trung vào tháng 5, 6, 7 nhiệt độ thấp nhất tập trung vào tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau. Lượng mưa trung bình 1.289 mm, tập trung và phân bố theo mùa đặc biệt vào các tháng 6, 7, 8. Độ ẩm không khí trung bình năm là 74,6%. Số giờ nắng bình quân trong năm 1.521 giờ, tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9.

Nhìn chung, Lục Ngạn chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đông Bắc Bộ khá rõ nét với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô kéo dài về mùa đông. Với khí hậu đa dạng như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây vải thiều. Tuy nhiên, với lượng mưa lớn tập trung, địa hình dốc là nguyên nhân chính gây nên xói

mòn, úng lụt, huỷ

hoại đất…ảnh hưởng không nhỏ

đến việc phát triển

kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Dân số và lao động

Tính đến tháng 12/2006 dân số của huyện Lục Ngạn 202.794 người. Tổng số hộ 43.483, trong đó có 42.504 hộ nông nghiệp, chiếm 96% số hộ của toàn huyện. Nhân khẩu trong nông thôn là 195.936 người chiếm 96,6 % nhân khẩu toàn huyện. Lao động nông nghiệp 126.553 người chiếm 91,6%

lao động toàn huyện, bình quân nhân khẩu trên hộ là 4,6 khẩu. Hiện nay

trên địa bàn huyện có 8 dân tộc đang sinh sống (Người Kinh 51%, người Nùng 21%, Sán Dìu 18%, còn lại là các dân tộc khác: Sán Chí, Cao Lan, Dao, Hoa, Tày). Mật độ dân cư thấp (200 người/km2), thu nhập bình quân toàn huyện 3,4 triệu đồng/người/năm.


2.1.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông

Mạng lưới giao thông của huyện Lục Ngạn bao gồm cả đường bộ và đường sông:

+ Về đường bộ: Có 38 km quốc lộ 31, tuyến đường Bắc Giang -

Lục Ngạn - Sơn Động - Đình Lập gặp quốc lộ 4A Lạng Sơn đi ra

cảng Mũi Chùa - Tiên Yên và cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh. Ngoài quốc lộ 31 Lục Ngạn còn có các tuyến đường tỉnh lộ 279, 285, 290 đi

qua với tổng chiều dài là 85 km. Hệ thống đường liên thôn, liên xã

đang dần được mở rộng và bê tông hoá. Hiện nay ô tô có thể đến được tất cả các xã trong huyện.

+ Đường sông: Có tuyến sông Lục Nam với chiều dài 32 km bắt nguồn từ Lạng Sơn - Sơn Động – Lục Ngạn-Lục Nam và chảy về sông Thương Bắc Giang.

Mạng lưới giao thông huyện Lục Ngạn rất thuận tiện đã góp phần

đắc lực vào việc vận chuyển và lưu thông hàng hoá, làm tăng giá trị phẩm cây ăn quả nói chung và cây vải nói riêng.

- Hệ thống thuỷ lợi

sản

Toàn huyện có 235 hồ đập với tổng diện tích 350 ha, trong đó có 4 hồ lớn là Khuôn Thần, Làng Thum, Đá Mài, Trại Muối, còn lại là hồ đập nhỏ và hồ trung. Hệ thống kênh mương dài 450 km. Trong đó kênh cấp I, cấp II là 20 km, còn lại 430 km kênh mương nội đồng, trong đó đã cứng hoá được 140 km. Hệ thống trạm bơm đã được xây dựng ở các hồ đập lớn và trung thuỷ nông, với tổng số là 39 trạm bơm.

Tuy nhiên ở các xã tiểu vùng 2, 3 hệ thống thuỷ lợi còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống kênh mương chưa được xây dựng, vào mùa khô không đáp ứng được nhu cầu nước để phục vụ tưới tiêu.


- Hệ thống điện lưới quốc gia

Trên địa bàn huyện có 245 km đường dây 35 kv, 25 km đường dây 10 kv và 165 trạm biến áp phụ tải, với tổng lượng điện phát ra là 35.562.000

kw/giờ. Đến nay 100% số

xã trong toàn huyện

đã có điện lưới quốc gia

phục vụ cho đời sống dân sinh và phục vụ sản xuất. Song một số xã thuộc tiểu vùng 2, tiểu vùng 3 vào mùa vải nhu cầu sử dụng máy bơm để tưới vải rất lớn nên hệ thống điện luôn ở tình trạng quá tải, điện rất yếu.

- Hệ thống y tế, giáo dục

+ Y tế:

Toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế dự phòng, 1

phòng y tế, 2 phòng khám đa khoa, 30 trạm y tế cơ sở với 270 giường

bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế 342 người trong đó có 65 y, bác sỹ, 194 y tá, 35 nữ hộ sinh. Cơ sở vật chất có đến 80% là nhà mái bằng kiên cố, còn lại là nhà cấp 4, hiện nay bệnh viện đa khoa đang được đầu tư xây dựng, những trang thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu [33]

+ Giáo dục: Hiện nay huyện Lục Ngạn có 73 trường thuộc hệ giáo dục phổ thông, với 1.637 lớp, 51.980 học sinh, trong đó:

- 36 trường tiểu học; 932 lớp; 23.019 học sinh

- 32 trường trung học cơ sở; 554 lớp; 21.465 học sinh

- 5 trường phổ thông trung học; 151 lớp; 7.496 học sinh

Điều kiện về

cơ sở

vật chất, trang thiết bị

phục vụ

dạy và học,

phòng ở giáo viên còn thô sơ, thiếu thốn.

Tóm lại: Cơ sở

vật chất kỹ

thuật, cơ

sở hạ

tầng của huyện bước

đầu cũng đã được hình thành và dần được đầu tư xây dựng đây cũng là

những điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất ở huyện Lục Ngạn.


2.1.2.3. Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Lục Ngạn

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp huyện Lục Ngạn giai đoạn 2004 - 2006

ĐVT: tr. đồng



Chỉ tiêu

Các năm

So sánh ( % )

2004

2005

2006

2005

/2004

2006

/2005

Bình

quân

Tổng giá trị SX ngành

nông nghiệp

471.124

528.955

713.756

112,28

134,94

123,09

1. Trồng trọt

376.514

406.925

548.800

108,08

134,87

120,73

Trong đó: Vải

187.770

223.040

367.500

118,78

164,77

139,90

2. Chăn nuôi

88.722

115.872

158.518

130,6

136,8

133,67

3. Dịch vụ nông

nghiệp

5.888

6.158

6.438

104,59

104,55

104,57

Nguồn: Phòng thống kê huyện Lục Ngạn

Qua bảng 2.2 cho thấy: Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp qua 3 năm tăng bình quân 23,07%. Năm 2004 là 471.124 triệu đồng, năm 2005 là 528.955 triệu đồng, tăng 12,28% so với năm 2004, tương ứng với mức tăng 57.831 triệu đồng. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 34,94%, tương ứng với mức tăng là 184.801 triệu đồng.

- Trồng trọt: Bình quân qua 3 năm giá trị sản xuất tăng 20,73%. Trong đó giá trị sản xuất năm 2005 so với năm 2004 là 8,08%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 34,87 triệu đồng.

- Chăn nuôi: Bình quân qua 3 năm giá trị sản xuất tăng 33,67%. Năm 2005 so với năm 2004 tăng 30,6%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 36,8%.

- Dịch vụ

trong nông nghiệp: Tốc độ

tăng bình quân qua 3 năm là

4,56%. Năm 2005 so với năm 2004 tăng 4,59%, năm 2006 so với năm

2005 tăng 4,55%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023