Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sản Xuất Vải Quả


Trong đó: Q là lượng kết quả tăng (giảm)thêm

C là lượng đầu tư tăng (giảm) thêm Eb cho biết để tăng thêm một đơn vị

bao nhiêu đơn vị đầu vào.

+ Dạng tương đối Dạng thuận:


đầu ra cần bổ sung

H

 %Q

b %C

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Trong đó: %Q là % lượng kết quả tăng (giảm)thêm

%C là % lượng đầu tư tăng (giảm) thêm

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang - 4

Hb cho biết để

tăng thêm một % đơn vị

đầu ra cần bổ

sung bao nhiêu % đơn vị đầu vào.

Các công thức tính toán trên đây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc

đánh giá và phân tích hiệu quả

kinh tế

trong sản xuất kinh doanh. Các

công thức tính theo nguyên lý cận biên là cơ sở để ra các quyết định đầu tư các yếu tố đầu vào như thế nào có hiệu quả cao, nhất là đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật.

 Xác định các chỉ tiêu kết quả và chi phí đầu tư

Theo quan điểm hệ thống, hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ đơn vị kinh tế nào đều là một quá trình tái sản xuất thống nhất có đầu ra là kết quả kinh tế và đầu vào là chi phí đầu tư (bao gồm cả chi phí cơ hội). Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác lập trên cơ sở so sánh giữa các yếu tố đầu ra với đầu vào. Vì vậy, cần thiết phải xác định và lựa chọn những chỉ tiêu nào thể hiện kết quả kinh tế và chi phí đầu tư. [ 35 ]

- Xác định các chỉ tiêu kết quả

Đối với doanh nghiệp sản xuất: Kết quả kinh tế thường biểu hiện bằng các chỉ tiêu sau:


+ Khối lượng sản phẩm đã sản xuất, hoặc vận chuyển.

+ Giá trị sản xuất.

+ Giá trị tăng thêm.

Đối với doanh nghiệp thương mại:

+ Sản lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.

+ Doanh thu bán hàng.

+ Tổng lợi nhuận.

- Xác định chỉ tiêu chi phí

Chi phí kinh tế là toàn bộ chi phí đã chi ra để đạt được các chỉ tiêu kết quả kinh tế nói trên. Nó được xem xét ở hai góc độ là chi phí sử dụng nguồn lực và chi phí thường xuyên.

Chi phí sử dụng nguồn lực: Là toàn bộ các chi phí ban đầu làm điều

kiện cần thiết cho sản xuất kinh doanh, được gọi là nguồn lực chủ của doanh nghiệp. Nó được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:

+ Vốn đầu tư.

+ Vốn sản xuất kinh doanh.

+ Giá trị TSCĐ bình quân.

+ Giá trị tài sản lưu động.

+ Diện tích đất kinh doanh.

yếu

+ Số lượng máy móc, thiết bị, phương tiện truyền dẫn và các tài sản chủ yếu khác.

+ Số lao động bình quân.

Chi phí thường xuyên: Là toàn bộ những chi phí đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, được gọi là chi phí sản xuất hàng năm. Nó thường biểu hiện bằng các chỉ tiêu sau:

+ Tổng giá thành.

+ Chi phí trung gian.


+ Chi phí vật chất.

+ Các bộ

phận chủ

yếu của giá thành: Khấu hao TSCĐ, chi phí

nguyên nhân vật liệu, chi phí phân, giống và thuốc trừ sâu, thuốc thú y, tiền lương và bảo hiểm xã hội (BHXH).

+ Diện tích đất gieo trồng (tính cả năm, hoặc theo vụ gieo trồng),

+ Tổng số thời gian làm việc của máy móc thiết bị hay phương tiện vận tải (tính theo ngày, ca hay giờ máy).

+ Tổng số thời gian làm việc của người lao động (tính theo ngày hay giờ làm việc).

1.1.1.5. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Như đã trình bày ở trên, thực chất hiệu quả kinh tế của từng đơn vị sản xuất kinh doanh là việc nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây chính là phần đóng góp thiết thực của các đơn vị cho xã hội. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của từng đơn vị cần xác định những vấn đề sau:

 Mốc so sánh để doanh

đánh giá hiệu quả

kinh tế

trong sản xuất kinh

Hiệu quả

kinh tế

sản xuất kinh doanh được đánh giá là có đạt hay

không? Tăng hay giảm? Thấp hay cao? Cần phải so sánh mức thực tế đạt được với một mốc nào đó. Tuỳ theo mục đích đánh giá và điều kiện tài liệu cho phép người ta có thể sử dụng một mốc hoặc kết hợp các mốc so sánh sau đây:

- Mức hiệu quả theo thiết kế hoặc tiềm năng. Mức tiềm năng của

từng thời kỳ có thể cao hoặc thấp hơn mức thiết kế ban đầu.

- Mức kế hoạch hay định mức.

- Mức kỳ trước, hay một kỳ nào đó đã thực hiện trước đây.

- Mức trung bình hay tiên tiến trong ngành.


- Mức thực tế của đơn vị khác, doanh nghiệp khác, ngành khác, địa phương khác hay một quốc gia khác.

Các mốc so sánh trên đây là căn cứ thực tiễn để đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hay sản phẩm. Việc so sánh hiệu quả kinh tế theo các mốc so sánh này gọi là cách đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh ở trạng thái động.

 Tiêu chí để

đánh giá hiệu quả

kinh tế

trong sản xuất kinh doanh

trong trạng thái động, chúng ta cón đánh giá hiệu quả ở trạng thái tĩnh,

nghĩa là không so sánh với một mốc nào mà vẫn biết được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả. Trong trường hợp này rõ ràng cần dựa vào các tiêu chí cụ thể. Tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh, yêu cầu quản lý và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia mà các tiêu chí này có khác nhau. Ở nước ta, đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra 6 tiêu chí để đánh giá các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả [23]. Cụ thể là:

- Bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, trích khấu hao TSCĐ theo đúng quy định của chế độ hiện hành.

- Kinh doanh có lãi, nộp đủ tiền thuê sử dụng vốn và lập đủ các quỹ

doanh nghiệp (dự

phòng tài chính, trợ

cấp mất việc làm cho người lao

động, đầu tư phát triển, phúc lợi…).

- Nộp đủ tiền BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định.

- Nộp đủ các loại thuế theo luật định.

- Trả lương cho người lao động tối thiểu phải bằng mức bình quân của các doanh nghiệp trên cùng địa bàn.

Đối với sản phẩm cụ thể, tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế có

thể

dựa vào qui mô sản xuất sản phẩm đó, công nghệ

sản xuất hay qui


trình kỹ thuật, mức đầu tư thâm canh, loại hình sản xuất hay tổ chức sản xuất …

1.1.1.6.1.1.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất vải quả

Để có thể

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự

phát triển sản

xuất vải ở Lục Ngạn, chúng tôi chia thành các nhóm nhân tố sau:

 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

Trong các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, thông thường nhân tố đầu tiên mà người ta phải kể đến đó là điều kiện đất đai. Ngoài đất đai và khí hậu, nguồn nước cũng cần được xem xét. Chính những điều kiện này ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của cây vải, đồng thời đó là những nhân tố cơ bản để dẫn đến quyết định đưa ra định hướng sản xuất, hướng đầu tư thâm canh, lịch trình chăm sóc và thu hoạch…

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Mạnh Hải [11], các yếu tố khí hậu chí phối và tác động rất lớn đến năng suất vải thiều Phú Hộ. Qua tổng hợp số liệu khí tượng của 13 năm liên tục, rồi từ năng suất thực tế xây dựng ma trận để tính toán hệ số ảnh hưởng và hệ số tương quan, tác giả đã kết luận sản lượng quả phụ thuộc các yếu tố nhiệt độ, mưa, nắng, độ ẩm không khí theo phương trình giả định sau:

S = A + BX + CY + DZ + E

Trong đó:

S: Năng suất quả (kg/ha)

A: Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố chưa xác định B: Hệ số ảnh hưởng của nhiệt độ

C: Hệ số ảnh hưởng của lượng mưa D: Hệ số ảnh hưởng của số giờ nắng

E: Hệ số ảnh hưởng của độ ẩm không khí.


Nhiệt độ thấp và lượng mưa ít (trời rét và khô hanh) trong 2 tháng

(tháng 11 và 12) là yếu tố hạn chế có ảnh hưởng rất quan trọng đến năng suất giống vải thiều Phú Hộ, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ra quả không đều là hiện tượng hạn chế lớn nhất với cây ăn quả [39]

 Nhóm nhân tố về biện pháp kỹ thuật

Trong thời gian này, các nhân tố thuộc về điều kiện kỹ thuật có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các vùng chuyên môn hoá sản xuất vải. Được thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau đây:

- Những tiến bộ trong khâu sản xuất và cung ứng giống vải. Các loại giống vải mới có sức kháng chịu dịch bệnh cao giúp ổn định năng suất cây trồng; ổn định sản lượng sản phẩm vải hàng hoá. Bên cạnh những tiến bộ trên về công tác giống, còn phải kể đến xu hướng lai tạo, bình tuyển các

giống vải cho phù hợp với kinh tế tươi trong quá trình vận chuyển

thị

trường: chịu va đập, giữ

được độ

- Bên cạnh những tiến bộ công nghệ trong sản xuất giống mới, hệ

thống qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc vải cũng được hoàn thiện và

phổ biến nhanh đến người sản xuất.

- Sự

phát triển của qui trình công nghệ

bảo quản và chế

biến vải

quả

đang tạo ra những điều kiện có tính cách mạng để

vận chuyển sản

phẩm đi tiêu thụ tại những thị trường xa xôi. Công nghệ chế biến cũng mở

rộng dung lượng thị

trường nông sản vùng chuyên canh nhờ sự

tác động

của quá trình đó đã đa dạng hoá sản phẩm tiêu dùng.

 Nhóm nhân tố về kinh tế – tổ chức sản xuất

Nhóm nhân tố này gồm nhiều vấn đề nhưng có thể chia ra như sau:


Thứ nhất, trình độ, năng lực của người sản xuất: Nó có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất. Năng lực của người sản xuất được thể hiện

qua: Trình độ

khoa học kỹ

thuật và tổ

chức quản lý, khả

năng

ứng xử

trước những biến động của trị trường, khả năng vốn và trình độ trang bị cơ sở vật chất.

Thứ hai, quy mô sản xuất: Quy mô càng hợp lý thì sản xuất càng có hiệu quả, mọi công việc như tổ chức chăm sóc, thu hoạch, chi phí…cũng được tiết kiệm, còn nếu quy mô sản xuất không hợp lý thì sản xuất sẽ kém hiệu quả.

Thứ ba, tổ chức công đoạn sau thu hoạch như: Tổ chức công tác chế biến, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề có tính quyết định đến tính bền vững của sản xuất vải quả hàng hoá.

Như vậy, nhóm các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội nêu trên có liên quan mật thiết và tác động qua lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau và cùng ảnh hưởng đến sản xuất vải. Do vậy việc phân tích, đánh giá đúng sự ảnh hưởng của chúng là rất cần thiết để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển sản xuất vải ở Lục Ngạn.

1.1.2. Cơ sở thực tiễn

1.1.2.1. Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ vải trên thế giới

- Năm 1999 Trung Quốc có khoảng 580.000 ha vải, sản lượng trên 1,26 triệu tấn. Các vùng sản xuất chính như Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam… với hơn 60% vải sản xuất được tiêu thụ tươi ngay ở thị trường địa phương, 30% cho sấy khô, phần còn lại là làm kẹo hoặc đông lạnh. Thời vụ thu hoạch từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8.

Vải thường được đóng gói bằng thùng tre hoặc bìa cứng khi tiêu thụ

ở thị

trường gần, dùng túi nhựa và bảo quản lạnh đối với thị

trường xa.

Công nghệ bảo quản vải cũng được sử dụng trong quá trình vận chuyển


như bảo quản bằng SO2, bảo quản bằng đá. Giá bán vải tuỳ thuộc vào từng giống và thời điểm thu hoạch, ví dụ như giống vải thu hoạch sớm nhất có giá khoảng 2 USD/kg, trong khi đó giá vải bán chính vụ có 0,5 USD/kg năm 1999. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất cũng có những khó khăn như thời vụ thu hoạch ngắn và năng lực bảo quản kém, khâu tổ chức sản xuất chưa được tốt. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, các nhà nghiên cứu, dịch vụ khuyến nông và người sản xuất [51].

- Vải được trồng ở Úc hơn 60 năm trước đây, nhưng nó trở thành cây hàng hoá chính trong những năm 70, hiện có khoảng 1.500 ha, sản

lượng trên 3.500 tấn, Vùng sản xuất chính ở miền Bắc Queensland

chiếm 50%, miền Nam Queensland chiếm 40%, phần còn lại là miền

Bắc New south Wales. Thời vụ

sản xuất kéo dài từ

tháng 10

ở các tỉnh

miền Bắc tới tháng 3 ở các vùng miền Nam. Đã có tiêu chuẩn phân loại, đảm bảo chất lượng sản phẩm để cung cấp cho từng thị trường trên thế giới. Sản phẩm sản xuất ra bán ngay tại cổng trại và được mang đến các

chợ

bán buôn

ở Brisbane, Sydney, Melbourne hoặc cho xuất khẩu. Với

30% sản phẩm được xuất khẩu thông qua các nhóm hợp tác tiêu thụ. Thị

trường xuất khẩu chính như

Hồng Kông,

Singapore, Pháp, các tiểu

vương quốc Ả Rập và Anh. Giá bán bình quân khoảng 5,50 USD/kg. Các nhóm thu được lợi nhuận từ 1-2 USD/kg [44].

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023