2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VẢI Ở HUYỆN LỤC NGẠN
2.2.1. Lịch sử phát triển cây vải ở Lục Ngạn
- Giai đoạn 1960 -1982: Từ đầu năm 60 có một số hộ gia đình như cụ Trịnh, cụ Chiểu (thị trấn Chũ) trồng từ 30 - 60 cây vải, sau 10 - 15 năm đã
cho năng suất ổn định. Người ta nhận thấy cây vải thiều trồng tại Lục
Ngạn phát triển tốt, chất lượng cao không kém vải Thanh Hà, sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận. Từ những năm 1980 các nhà máy đồ hộp ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Sơn Tây đã đến Lục Ngạn mua vải thiều để
đóng hộp xuất khẩu. Ngoài ra vải thiều tươi còn được tiêu thụ tại các
thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Qua đó người dân nhận thấy trồng cây vải thiều đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây trồng khác, từ đó phong trào trồng vải thiều trong nhân dân bắt đầu một cách tự phát. Đến năm 1982 toàn huyện đã trồng được 42 ha vải thiều, sản lượng thu hoạch ước đạt 100 tấn. Như vậy có thể coi đây là một giai đoạn nghiên cứu thực nghiệm, bước đầu xác định được cây vải thiều là
cây trồng phù hợp với điều kiện tự Lục Ngạn.
nhiên, khí hậu và đất đai của huyện
- Giai đoạn 1982 - 1998: Là thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng nhanh diện tích cây vải thiều, giảm dần diện tích cây màu lương thực, cây lâm nghiệp. Để làm được điều đó UBND huyện đã thực hiện tốt chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài đến hộ nông dân, trong thời gian này đã giao được 23.000 ha đất trống đồi núi trọc cho các hộ. Đồng thời chính sách tín dụng cũng được hướng mạnh vào việc đầu tư cho các hộ vay
vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp. Vì vậy đến cuối năm 1998, toàn
huyện đã trồng được 10.800 ha cây ăn quả, trong đó có 8.000 ha cây vải thiều, sản lượng đạt hơn 10 nghìn tấn.
- Giai đoạn từ 1998 đến nay: Là giai đoạn phát triển cây vải theo
hướng thâm canh, diện tích, sản lượng vải tăng nhanh trong giai đoạn này.
Cây vải được xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển ngành nông nghiệp ở huyện Lục Ngạn. Đồng thời tích cực đưa các giống vải chín sớm vào trồng nhằm mục đích dải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch. Vì vậy đến năm 2006 toàn huyện đã trồng được 19.212 ha vải, sản lượng quả tươi đạt
52.500 tấn.
2.2.2. Vị trí của cây vải trong ngành trồng trọt ở huyện Lục Ngạn
Trong những năm qua, cơ cấu cây trồng của huyện Lục Ngạn đã có sự thay đổi to lớn và toàn diện, trong đó phải kể đến cây vải thiều. Cây vải có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế huyện Lục Ngạn. Cây vải đã góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu…, đặc biệt là đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện.
+ Chuyển dịch giá trị sản xuất ngành nông nghiệp:
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện Lục Ngạn giai đoạn 2004 - 2006
ĐVT: tr. đồng
Các Năm | So sánh ( % ) | |||||
2004 | 2005 | 2006 | 2005/ 2004 | 2006/ 2005 | Bình quân | |
Tổng giá trị SX ngành trồng trọt | 376.51 4 | 406.92 5 | 548.80 0 | 108,0 8 | 134,8 7 | 120,73 |
1. Cây lương thực | 87.632 | 99.563 | 113.97 1 | 113,6 2 | 114,4 7 | 114,04 |
2. Cây công nghiệp hàng năm | 6.697 | 6.000 | 7.565 | 89,59 | 126,0 8 | 106.28 |
3. Cây ăn quả | 243.96 9 | 265.56 6 | 388.33 3 | 108,8 5 | 146,2 3 | 126.16 |
Trong đó: Vải | 187.77 0 | 223.04 0 | 367.50 0 | 118,7 8 | 164,7 7 | 139.90 |
4. Rau, đậu và gia vị | 16.046 | 18.616 | 21.736 | 116,0 2 | 116,7 6 | 116.39 |
5. Cây khác | 22.170 | 17.180 | 17.195 | 77,49 | 100,0 | 88.07 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sản Xuất Vải Quả
- Diện Tích Và Sản Lượng Vải Của Một Số Nước Trên Thế Giới
- Tình Hình Đất Đai Của Huyện Lục Ngạn Giai Đoạn 2004-2006
- Cơ Cấu Diện Tích Các Giống Vải Ở Huyện Lục Ngạn
- Diện Tích, Năng Suất Và Sản Lượng Các Giống Vải Ở Điểm Điều Tra Năm 2006
- Kết Quả Và Hqkt Sản Xuất Vải Ở Điểm Điều Tra Năm 2006
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
9 |
Nguồn: Phòng thống kê huyện Lục Ngạn
Qua bảng 2.3 cho thấy, trong những năm qua giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm sau luôn tăng hơn so với năm trước. Bình quân qua 3 năm tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng lên 20,73%. Trong đó giá trị sản xuất năm 2005 so với năm 2004 tăng 8,08%, năm 2006 so với năm 2005 tăng
34,87%.
- Đối với cây lương thực: Bình quân qua 3 năm giá trị sản xuất tăng
lên là 14,04%. Trong đó, giá trị sản xuất năm 2005 so với năm 2004 tăng
13,62%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 14,47%.
- Cây công nghiệp hàng năm: Giá trị sản xuất bình quân qua 3 năm
tăng rất ít 6,08%. Trong đó, giá trị sản xuất năm 2005 so với năm 2004
giảm 10,41%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 26,08%.
- Cây ăn quả: Qua 3 năm giá trị sản xuất bình quân tăng 26,16%. Năm
2005 so với năm 2004 giá trị sản xuất tăng 8,85%. Năm 2006 so với năm
2005 tăng 46,23% ( trong đó giá trị sản xuất bình quân qua 3 năm của cây
vải thiều tăng cao với 39,89%). Điều này cho thấy, vị
trí cây ăn quả
nói
chung, cây vải thiều nói riêng ngày càng góp phần đáng kể trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của huyện Lục Ngạn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cây ăn quả còn gặp nhiều rủi ro do thời tiết, sâu bệnh gây nên.
Do vậy, trong thời gian tới để phát triển mạnh mẽ cây ăn quả đặc biệt là
cây vải thiều cần có những giải pháp đồng bộ về cả sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng:
Qua bảng 2.4 cho thấy cớ cấu (CC) diện tích đất trồng cây hàng năm
chiếm tỉ trọng thấp trong tổng diện tích đất nông nghiếp và có xu hướng
giảm xuống qua các năm. Cơ cấu diện tích cây vải trong tổng diện tích đất nông nghiệp tăng lên qua các năm, cụ thể như sau:
Năm 2004 diện tích đất trồng cây hàng năm là 6.289,7 ha chiếm 27,2% cơ cấu tổng diện tích đất nông nghiệp, diện tích cây vải là 13.562 ha, chiếm 58,7% cơ cấu tổng diện tích đất nông nghiệp.
Năm 2005 diện tích đất trồng cây hàng năm là 5.127,64 ha chiếm 18,1% cơ cấu tổng diện tích đất nông nghiệp, diện tích cây vải là 19.192 ha, chiếm 67,7% cơ cấu tổng diện tích đất nông nghiệp.
Năm 2006 diện tích đất trồng cây hàng năm là 5.225,24 ha chiếm 18,6% cơ cấu tổng diện tích đất nông nghiệp, diện tích cây vải là 19.212 ha, chiếm 68,3% cơ cấu tổng diện tích đất nông nghiệp .
43
41
Bảng 2.4. Cơ cấu sử dụng đất ngành nông nghiệp huyện Lục Ngạn giai đoạn 2004 –2006
Các năm | So sánh (%) | |||||||||
2004 | 2005 | 2006 | 2005/2004 | 2006/2005 | ||||||
DT (ha) | CC (%) | DT (ha) | CC (%) | DT (ha) | CC (%) | DT (ha) | CC (%) | DT (ha) | CC (%) | |
23.115,61 | 100 | 28.348,87 | 100 | 28.144,93 | 100 | 122,64 | 100 | 99,28 | 100 | |
1. Đất trồng cây hàng năm | 6.289,70 | 27,2 | 5.127,64 | 18,1 | 5.225,24 | 18,6 | 81,52 | 66,47 | 101,90 | 102,64 |
- Đất ruộng lúa, lúa màu | 5.511,60 | 23,8 | 4.456,90 | 15,7 | 4.518,00 | 16,1 | 80,86 | 65,94 | 101,37 | 102,11 |
- Đất nương rãy | 240,07 | 1,0 | 175 | 0,6 | 175 | 0,6 | 72,90 | 59,44 | 100 | 100,72 |
- Đất trồng cây hàng năm khác | 538,03 | 2,3 | 495,74 | 1,7 | 389,69 | 1,4 | 92,14 | 75,13 | 78,61 | 79,18 |
2. Đất trồng cây lâu năm | 15.650 | 67,7 | 21.982 | 77,5 | 21.622 | 76,8 | 140,46 | 114,53 | 98,36 | 99,08 |
- Trong đó: Vải | 13.562 | 58,7 | 19.192 | 67,7 | 19.212 | 68,3 | 141,51 | 115.39 | 100,1 | 100,88 |
3. Đất vườn tạp | 1.147,44 | 5,0 | 1.228,26 | 4,3 | 1.286,72 | 4,6 | 107,04 | 87.28 | 104,76 | 105,52 |
4. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản | 28,47 | 0,1 | 10,97 | 0,04 | 10,97 | 0,04 | 38,53 | 31.42 | 100,00 | 100,00 |
Nguồn: Phòng thống kê huyện Lục Ngạn
44
2.2.3. Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả chủ yếu ở huyện Lục Ngạn
Với ưu thế vị trí địa lý, tiềm năng đất đai, khí hậu thời tiết tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp vùng đồi núi huyện Lục Ngạn, đặc biệt là các giống cây ăn quả.
Nhân dân huyện Lục Ngạn đã có tập quán trồng vải từ lâu năm, đặc biệt từ năm 1990 đến nay, ở hầu hết các xã trong huyện đều có trồng vải, song song với quá trình phát triển cây vải thì một số cây ăn quả khác cũng được trồng nhưng diện tích chưa đáng kể. Tình hình diễn biến phát triển sản xuất cây ăn quả ở huyện Lục Ngạn qua 3 năm thể hiện trên bảng 2.5.
Qua bảng 2.5 cho thấy, sau 3 năm 2004 – 2006 đối với cây ăn quả trên địa bàn huyện vẫn tiếp tục tăng, riêng đối với vải thiều tăng 5.630 ha,
song chủ yếu tập trung vào nhóm vải chín sớm U Hồng được phát triển
nhằm tăng nhanh cơ
cấu giống vải dải vụ
thu hoạch. Năm 1999 vụ
thu
hoạch vải kéo dài khoảng 30 ngày đến nay đã kéo dài đến 45 - 50 ngày nhờ vào cơ cấu giống và các biện pháp thâm canh kéo dài thời vụ.
Diện tích cây vải chiếm tỷ trọng cao trong tổng diện tích cây ăn quả cụ thể như sau: Năm 2004 tổng diện tích cây ăn quả là 15.650 ha trong đó cây vải là 13.562 ha chiếm 86,66%. Năm 2006 tổng diện tích cây ăn quả là 21.622 ha, trong đó cây vải là 19.192 ha, chiếm 88,76%.
Qua bảng 2.6 cho thấy: Năm 2004 tổng diện tích vải là 13.562 ha, sản lượng đạt cao 75.108 tấn. Năm 2005 tổng diện tích là 19.192 ha tăng 41,5%, song sản lượng lại thấp 44.608 tấn, giảm 30.500 tấn, tương ứng với mức giảm 40,6% so với năm 2004. Năm 2006 tổng diện tích vải là 19.212 ha tăng 20, sản lượng vải đạt 52.500 tấn, tăng 7.892 tấn, tương ứng với mức tăng 17,7% so với năm 2005.
Sản lượng vải cao, thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố như: kỹ thuật chăm sóc, vốn đầu tư, thời tiết...Đây là những vấn đề cần được quan tâm.
43
Loại cây ăn quả | Các Năm | So sánh (%) | ||||||||
2004 | 2005 | 2006 | 2005/2004 | 2006/2005 | ||||||
Diện tích (ha) | Sản lượng (tấn) | Diện tích (ha) | Sản lượng (tấn) | Diện tích (ha) | Sản lượng (tấn) | Diện tích (ha) | Sản lượng (tấn) | Diện tích (ha) | Sản lượng (tấn) | |
1. Cam, Chanh, Quýt | 24 | 65 | 226 | 72 | 226 | 150 | 941,67 | 110,77 | 100,00 | 208,33 |
2. Nhãn | 380 | 1.485 | 465 | 2.128 | 465 | 2.320 | 122,37 | 143,3 | 100,00 | 109,02 |
3. Vải Thiều | 13.562 | 75.108 | 19.192 | 44.608 | 19.212 | 52.500 | 141,51 | 59,39 | 100,10 | 117,69 |
4. Xoài | 102 | 342 | 102 | 378 | 102 | 360 | 100,00 | 110,53 | 100,00 | 95,24 |
5. Hồng | 820 | 3.920 | 1.080 | 5.740 | 1.080 | 6.120 | 131,71 | 146,43 | 100,00 | 106,62 |
6. Na | 160 | 512 | 250 | 625 | 220 | 550 | 156,25 | 122,07 | 88,00 | 88,00 |
7. Cây ăn quả khác | 602 | 1.355 | 667 | 2.725 | 317 | 2.440 | 110,80 | 201,11 | 47,52 | 89,54 |
Tổng | 15.650 | 82.787 | 21.982 | 56.276 | 21.622 | 64.440 | 140,46 | 67,977 | 98,36 | 114,51 |
Bảng 2.5. Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả ở Lục Ngạn giai đoạn 2004 - 2006
Nguồn: Phòng thống kê huyện Lục Ngạn
44
Bảng 2.6. Diện tích, sản lượng các giống vải ở Lục Ngạn giai đoạn 2004 - 2006
Các năm | So sánh (%) | ||||||||||||||
2004 | 2005 | 2006 | 05/04 | 06/05 | |||||||||||
Tổng DT (ha) | DT Thu hoạch (ha) | Sản lượng (tấn) | Tổng DT (ha) | DT Thu hoạch (ha) | Sản lượng (tấn) | Tổng DT (ha) | DT Thu hoạch (ha) | Sản lượng (tấn) | Tổn g DT (ha) | Sản lượn g (tấn) | Tổn g DT (ha) | Sản lượn g (tấn) | |||
Tổng | 13. 5 62 | 12. 5 60 | 75. 1 08 | 19. 1 92 | 13. 9 40 | 44. 6 08 | 19. 2 12 | 15. 0 00 | 52. 5 00 | 141 , 5 | 59, 4 | 100 , 1 | 117, 7 | ||
Lai Chua | 145 | 145 | 725 | 145 | 145 | 420 | 140 | 140 | 466 | 100 | 57,9 | 96, 6 | 111, 0 | ||
U Hồng | 810 | 540 | 3159 | 2072 | 620 | 2046 | 3198 | 798 | 2864 | 255 ,8 | 64,8 | 154 ,3 | 140, 0 | ||
Lai Thanh Hà | 300 | 128 | 742 | 300 | 188 | 583 | 290 | 200 | 700 | 100 | 78,6 | 96, 7 | 120, 1 | ||
Thanh Hà | 12.3 07 | 11.7 47 | 70.4 82 | 16.6 75 | 12.9 87 | 41.5 59 | 15.5 84 | 138. 62 | 48.4 70 | 135 ,5 | 58,9 | 93, 5 | 116, 6 |
Nguồn: Báo cáo phòng kinh tế huyện Lục Ngạn