Tiềm Năng Du Lịch Của Tỉnh Bình Dương‌


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG


Nguồn Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương 46 2 1 2 Sự phân chia hành chính 1


(Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương)



46


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

2.1.2. Sự phân chia hành chính.‌

Tỉnh Bình Dương là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một xưa kia. Tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập tháng 12 năm 1899 từ Sở Tham Biện Thủ Dầu Một, tách từ tỉnh Biên Hòa. Tháng 10 năm 1956 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giải thể tỉnh Thủ Dầu Một để thành lập tỉnh Bình Dương và một phần tỉnh Bình Long.

Năm 1976, Chính phủ ta hợp nhất tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước (gồm hai tỉnh Bình Long và Phước Long cũ) thành tỉnh Sông Bé, nhưng đến ngày 6/11/1996 lại tách ra thành hai tỉnh như cũ.

Khi tách ra tỉnh Bình Dương gồm thị xã Thủ Dầu Một và 3 huyện Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An. Đến ngày 23/7/1999, huyện Thuận An được chia tách thành 2 huyện Thuận An và Dĩ An, huyện Bến Cát được chia tách thành 2 huyện Bến Cát và Dầu Tiếng, huyện Tân Uyên được chia tách thành 2 huyện Tân Uyên và Phú Giáo. Như vậy, từ tháng 8 năm 1999, tỉnh Bình Dương có cả thảy 7 đơn vị hành chính cấp huyện.

Ngày 13/1/2011, Chính phủ ra Nghị quyết 04/NQ-CP thành lập 2 thị xã mới là Dĩ An và Thuận An, trên cơ sở 2 huyện Dĩ An và Thuận An cũ.

2.2. Tiềm năng du lịch của tỉnh Bình Dương‌

2.2.1. Tài nguyên du lịch‌

Bình Dương là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Nơi đây được đánh giá là vùng đất trù phú, thiên nhiên đa dạng với nhiều địa danh đậm nét đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ nổi tiếng khắp cả nước.

Bình Dương cũng rất giàu tài nguyên du lịch nhân văn được hình thành qua 300 năm lịch sử rất thuận lợi để khai thác du lịch.


2.2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình:

Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên, địa hình của Bình Dương tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồi trung bình và thấp với những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau có độ dốc trung bình (không quá 15o) phổ biến từ 2-5o.

Địa hình có sự phân hóa với độ cao giảm dần theo hướng bắc nam và tạo nên các vùng địa hình sau đây :

- Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc từ 5o- 12o. Tiếp nối của các bậc thềm cũ của tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, vùng địa hình này thuộc địa bàn của các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo và một phần Bến Cát. Trong vùng có một vài ngọn núi thấp như núi Ông (284,6m), núi La Tha (198m) và núi Cậu (155m) thuộc huyện Dầu Tiếng. Nhìn chung, với độ cao phổ biến từ 30-60m, địa hình ở đây khá thuận lợi đối với việc hình thành các vùng cây công nghiệp dài ngày (cao su, điều, hồ tiêu), cây ăn quả ; thuận lợi cho cơ giới hóa và chăn nuôi gia súc tập trung.

- Vùng địa hình chuyển tiếp từ vùng đồi thấp xuống đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc từ 3o-12o, cao trung bình từ 10-30m, thuộc địa phận phía nam của các huyện Bến Cát, Phú Giáo. Vùng này có khả năng phát triển cả các cây trồng dài và ngắn ngày, chăn nuôi gia súc lớn nhỏ, có điều kiện thâm canh và cơ giới hóa.

- Vùng thung lũng bãi bồi nằm kế tiếp sau đó, thuộc lưu vực của các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, được bồi đắp phù sa mới khá phì nhiêu, bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 6-10m. Vùng này thuộc địa phận của các thị xã Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một và một phần huyện Tân Uyên. Điều kiện và địa hình đất đai ở đây thích hợp cho việc trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu thực phẩm. Đây


còn là vùng trồng cây ăn tráivới những miệt vườn nổi tiếng, nhất là vùng cây trái Lái Thiêu (thị xã Thuận An) được người dân cả nước biết đến. Trong vùng còn có những địa danh hấp dẫn du lịch như núi Châu Thới cao 82m, hồ Bình An, suối Lồ Ô thuộc thị xã Dĩ An.

Tóm lại, với địa hình cao trung bình từ 6-60m, trừ một vài vùng thung lũng dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đất đai Bình Dương ít bị lũ lụt, ngập úng, về cơ bản thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch.

Khoáng sản:

Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, nhất là khoáng sản phi kim loại có nguồn gốc macma, trầm tích và phong hóa đặc thù. Kết quả thăm dò địa chất ở 82 vùng mỏ lớn, nhỏ cho thấy Bình Dương có các loại khoáng sản chủ yếu sau :

- Cao lanh có 23 vùng mỏ với trữ lượng dự báo khoảng trên dưới 300 triệu tấn, trữ lượng đã xác định là 52 triệu tấn, 15 vùng mỏ đang được khai thác. Những mỏ có trữ lượng lớn và được nhiều nơi biết đến là Đất Cuốc, Chánh Lưu, Bình Hòa. Cao lanh Bình Dương có chất lượng trung bình do hàm lượng sắt cao, hàm lượng nhôm thấp. Đây là nguồn khoáng sản đang được khai thác làm nguyên liệu cho ngành sản xuất hàng gốm sứ và làm chất phụ gia công nghiệp.

- Sét có nguồn gốc từ trầm tích và phong hóa với trữ lượng phong phú và phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Có 23 vùng mỏ với tổng trữ lượng khoảng trên dưới 1 tỉ m3. Phần lớn các mỏ sét có chất lượng tốt, ngoài dùng để sản xuất gạch ngói thông thường còn có thể dùng để sản xuất các loại sản phẩm có giá trị cao, trong đó có loại sét chịu lửa rất có giá trị cho ngành công nghiệp luyện kim. Loại vật liệu này tập trung ở các huyện Bến Cát, Tân Uyên. Hiện có một


số doanh nghiệp khai thác ở quy mô công nghiệp tại các mỏ Mỹ Phước, Tân Phước Khánh, Phước Thái, Khánh Bình,…

- Các loại đá xây dựng (gồm đá phun trào andezit, đá granit và đá cát kết) với trữ lượng ước tính khoảng 220 triệu m3, phân bố ở nhiều nơi. Đá xây dựng đã được thăm dò và khai thác ở Dĩ An với trữ lượng khoảng 30 triệu m3. Đá granit được phát hiện ở Phú Giáo với tổng tiềm năng khoảng 200 triệu m3. Đá xây dựng cát kết trong hệ thống Dray Linh đã được thăm dò và khai thác ở Tân Uyên.

Nguồn vật liệu cát xây dựng có trữ lượng khoảng 25 triệu m3, phân bố tập trung ở khu vực sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Thị Tính và cù lao Rùa, cù lao Bình Chánh.

- Than bùn phân bố dọc theo thung lũng các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Thị Tính với trữ lượng không lớn. Do nhiệt lượng thấp, tỉ lệ tro cao nên nguồn khoáng sản này chủ yếu để sử dụng chế biến phân bón vi sinh thích hợp hơn là dùng làm chất đốt. Có bảy vùng mỏ, riêng vùng mỏ Tân Ba có trữ lượng 0,705 triệu m3.

- Ngoài ra, trong tỉnh còn có các loại khoáng sản khác nhau như : cuội, sỏi, laterit,…

Các loại khoáng sản trên là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho những ngành công nghiệp truyền thống và thế mạnh của tỉnh như gốm sứ, vật liệu xây dựng, khai khoáng.

Thổ nhưỡng:

Do lịch sử cấu tạo địa chất, tùy thuộc vào sự thay đổi cao độ của các dạng địa hình và sự bồi tụ phù sa của hệ thống sông suối, trên địa bàn tỉnh có 6 nhóm đất chính như sau :

- Nhóm đất phèn có khoảng 3.304 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên, được hình thành ở vùng thung lũng dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.


- Nhóm đất phù sa với diện tích 15.725 ha, chiếm 5,79% đất tự nhiên của tỉnh, thuộc lưu vực của các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Loại đất này có thành phần cơ giới thịt nhẹ và thịt trung bình. Đây là vùng đất tốt, thích nghi với việc canh tác lúa hoặc luân canh lúa-màu.

- Nhóm đất xám là nhóm đất có diện tích lớn nhất với 142.445 ha, chiếm 52,41%, phát sinh trên phù sa cổ, có thành phần cơ giới nhẹ, tỉ lệ cát cao, dễ thoát nước. Đây là nhóm đất có khả năng phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả lớn nhất của tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Đất đỏ vàng có diện tích 65.243 ha, chiếm 24%, khả năng giữ nước kém, hình thành trên địa hình đồi, dễ bị rửa trôi cả theo chiều ngang và chiều dọc.

- Đất dốc tụ với 32.848 ha, chiếm 12,09%, có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét 44-51%.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá có khoảng 91 ha, chiếm 0,03%, phân bố chủ yếu ở vùng đồi, trên những đỉnh có độ dốc lớn, không còn lớp phủ rừng.

Phần còn lại là mặt nước sông hồ với 12.135 ha, chiếm 4,46% diện tích của tỉnh.

Về hóa tính, nhìn chung các loại đất của Bình Dương đa số là nghèo chất dinh dưỡng (N, P, K). Tuy nhiên trong các loại đất thì đất phù sa và đất phèn tiềm tàng (có tầng phèn sâu) có tỉ lệ mùn cao từ 2,1-8,5%, trọng lượng đạm từ 0,17-0,28%, lân 0,098-0,120%, kali 0,98-1,65%. Còn trên đất xám và đất đỏ vàng thì nghèo lân và kali (0,06-0,08%). Tuy vậy, cùng với các điều kiện thuận lợi về địa hình, đất đai ở Bình Dương thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và các loại cây trồng khác. Ngoài ra, nền đất ổn định cũng là điều kiện tốt cho việc xây dựng các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông phục vụ cho du lịch.


Khí hậu:

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Bình Dương có đặc điểm nóng ẩm, chia thành 2 mùa : mùa mưa và mùa khô.

Về chế độ nhiệt, nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC. Sự chênh lệch

về nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất trong năm, chỉ dao động từ 3- 5oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29oC (tháng IV), tháng thấp nhất là 24oC (tháng I). Khí hậu Bình Dương mang tính chất cận xích đạo nên hàng năm nhận được nhiệt cao, tổng nhiệt độ hoạt động hằng năm khoảng 9.500- 10.000oC, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ.

Về chế độ mưa, Bình Dương có lượng mưa trung bình hằng năm khá lớn, từ 1.800-2000 mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Giống như đặc điểm chung của khí hậu Đông Nam Bộ, khí hậu Bình Dương có sự phân mùa rõ rệt giữa mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng V-XI, tháng mưa nhiều nhất là tháng IX, trung bình 335 mm, năm cao nhất có khi lên đến 500 mm. Trong khi đó, mùa khô kéo dài từ tháng XII năm trước đến tháng IV năm sau, tháng ít mưa nhất là tháng I, trung bình dưới 50 mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa, thời tiết khô nóng.

Chế độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa. Do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động.

Chế độ gió tương đối ổn định, Bình Dương lại nằm trong nội địa, hầu như không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô, gió thịnh hành chủ yếu là hướng đông – đông bắc. Về mùa mưa, gió thịnh hành chủ yếu là hướng tây – tây nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0,7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12 m/s thường là gió tây – tây nam.


Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt cao quanh năm, độ ẩm cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây ăn quả, rau màu thực phẩm để cung cấp cho hoạt động du lịch. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hòa, ít thiên tai như bão, lụt,… Tuy nhiên, với sự phân hóa giữa mùa mưa và mùa khô tương đối sâu sắc tạo nên tính mùa trong du lịch.

Thủy văn:

* Nguồn nước mặt.

Bình Dương có nguồn nước mặt dồi dào với ba sông chính thuộc hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai chảy qua địa phận tỉnh. Đó là sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Ngoài ba con sông này, trong tỉnh còn nhiều sông suối nhỏ khác, đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và hoạt động du lịch.

- Sông Đồng Nai là một con sông lớn với chiều dài dòng chính là 635 km, diện tích lưu vực 44.100 km2, bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang sau hợp lưu của hai sông Đa Đưng và Đa Nhim, ở độ cao 1.700 m, chảy qua địa phận các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Sông Đồng Nai có tổng lượng dòng chảy bình quân nhiều năm 16,7 tỉ m3/năm. Tổng lượng cát, bùn mang theo là 3,36 triệu tấn/năm. Đây là một trong những nguồn cung cấp cát cho nhu cầu xây dựng đang gia tăng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó có Bình Dương.

Đoạn sông Đồng Nai chảy qua địa phận tỉnh thuộc huyện Tân Uyên dài 90 km, độ dốc 4,6%, lưu lượng trung bình ở đoạn này là 485 m3/s. trên địa bàn tỉnh, sông Đồng Nai có giá trị lớn về giao thông vận tải, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với huyện Tân Uyên, một vùng trồng cây công nghiệp và ăn trái quan trọng của tỉnh. Ngoài ra, đó cũng là nguồn nước quan

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 25/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí