Khái Niệm Về Sản Phẩm Du Lịch.‌


- Vừa có văn hóa truyền thống bản địa vừa có văn hóa nước ngoài du nhập.

- Có tín ngưỡng tôn giáo, quan niệm xã hội, kiểu mẫu chính trị.

- Vừa có truyền thống lịch sử, phong thổ nhân tình.

* Tính khu vực.

Văn hóa bất kể của cả loài người hay của một quần thể cá biệt, bất kể của nhiều nhân tố phức tạp hay của một nhân tố thì sự kế thừa lịch sử và biến đổi trong không gian của nó điều liên quan đến một khu vực, một lãnh thổ cụ thể. Mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có nét đặc trưng riêng, độc đáo về văn hóa du lịch, nó tạo thành sức hấp dẫn đặc sắc riêng để thu hút du khách.

* Tính kế thừa.

Tất cả các cảnh quan văn hóa đều là kết quả của sự diễn biến lâu dài của văn hóa nhân loại (bao gồm văn hóa du lịch) hình thành trong quá trình lịch sử tất yếu có tính kế thừa mãnh liệt.

* Tính xung đột.

Tính xung đột của du lịch văn hóa không những chỉ văn hóa được sinh ra trong sự xung đột, va chạm của văn hóa khác nhau, mà còn xảy ra trong nội bộ hệ thống du lịch văn hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Du khách và nhân viên phục vụ du lịch tới từ các nước, các khu vực khác nhau, đều này tất yếu dẫn đến sự hình thành mâu thuẫn và sinh ra xung đột trong hoạt động du lịch, từ đó tác động đến các mặt của du lịch văn hóa.

1.7. Khái niệm về sản phẩm du lịch.‌

Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 5

1.7.1. Định nghĩa‌

Có rất nhiều khái niệm liên quan đến sản phẩm du lịch.

1.7.1.1. “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch”.


1.7.1.2. “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch”.

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + hàng hóa và dịch vụ du lịch.

1.7.2. Cơ cấu sản phẩm du lịch.‌

Nội dung cơ cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, đa dạng, liên quan tới rất nhiều ngành nghề và có thể phân ra các thành phần chủ yếu sau :

1.7.2.1. Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách).

Bao gồm các điểm du lịch, các tuyến du lịch để thỏa mãn cho nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách, đó là những cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa của các quốc gia, các vùng…

1.7.2.2. Cơ sở du lịch (Điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch).

Cơ sở du lịch bao gồm mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch để phục vụ cho nhu cầu lưu trú của du khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở kỹ thuật phục vụ cho vui chơi giải trí cho du khách, hệ thống các phương tiện vận chuyển nhằm phục vụ cho việc đi lại của du khách.

1.7.2.3. Dịch vụ du lịch.

Bộ phận được xem là hạt nhân của sản phẩm du lịch, việc thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các loại dịch vụ mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp.

Sản phẩm du lịch mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp cho du khách ngoài một số sản phẩm vật chất hữu hình như ăn, uống, phần nhiều thể hiện bằng các loại dịch vụ.

Dịch vụ du lịch là một quy trình hoàn chỉnh, là sự liên kết hợp lý các dịch vụ đơn lẻ tạo nên, do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hòa, đồng bộ trong


toàn bộ chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch hoàn chỉnh.

1.7.3. Đặc tính của sản phẩm du lịch.‌

1.7.3.1. Tính tổng hợp.

Hoạt động du lịch là hoạt động tổng hợp, bao gồm nhiều mặt như hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giao lưu quốc tế, bên cạnh đó nhu cầu của du khách cũng hết sức đa dạng, phong phú, vừa bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn.

Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở sự kết hợp các loại dịch vụ mà cơ sở kinh doanh du lịch cung ứng nhằm thỏa mãn nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, nó vừa bao gồm sản phẩm lao động vật chất và phi vật chất. Mặt khác, tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở việc sản xuất liên quan tới rất nhiều ngành nghề và bộ phận.

Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch mà các quốc gia, các vùng du lịch phải tiến hành quy hoạch du lịch toàn diện.

1.7.3.2. Tính không dự trữ.

Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch cú tớnh chất ô khụng thể dự trữ ằ như sản phẩm vật chất núi chung, cú nghĩa là khụng thể tồn kho.

Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch liền trao quyền sử dụng liên quan trong thời gian qui định. Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán ra kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, thiệt hại gây nên sẽ không bù đắp được.

Đặc tớnh khụng thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất du lịch và thực hiện giỏ trị phải lấy việc mua thực tế của du khỏch làm tiền đề, ô Khỏch hàng là thượng đế ằ.

1.7.3.3. Tính không thể chuyển dịch.

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra song song cùng một thời gian


và không gian sản xuất ra chúng, vì vậy du khách chỉ có thể tiêu thụ ở nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển ra khỏi nơi sản xuất và đem đi tiêu thụ ở nơi khác.

Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định, chứ không có quyền sở hữu sản phẩm.

Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, việc lưu thông sản phẩm du lịch chỉ có thể biểu hiện ra qua việc thông tin về sản phẩm nhờ thế dẫn tới sự lưu động của du khách, hiệu suất và tốc độ thông tin về sản phẩm du lịch sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới lượng cầu du lịch. Vì vậy mà công tác tuyên truyền quảng cáo và tiếp thị du lịch có vai trò cực kì quan trọng trong công việc đưa sản phẩm du lịch đến với du khách.

1.7.3.4. Tính dễ dao động (dễ bị thay đổi).

Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch.

Con người luôn có nhu cầu khám phá, tìm hiểu cái mới, do vậy du khách ít trung thành với một sản phẩm du lịch duy nhất, viêc tiêu dùng sản phẩm du lịch luôn thay đổi phụ thuộc vào trào lưu tiêu thụ du lịch và mốt du lịch.

Do tính dễ dao động của sản phẩm du lịch về sản xuất và tiêu thụ, nơi tới du lịch phải tuân thủ qui luật phát triển theo tỷ lệ, làm tốt công tác quy hoạch du lịch, thiết lập và xử lý đúng đắn quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố.


Các tổ chức kinh doanh du lịch cần lấy sự thay đổi nhu cầu của thị trường du lịch làm căn cứ, xác định sách lược kinh doanh, tiêu thụ linh hoạt, thúc đẩy việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch.

1.7.3.5. Tính thời vụ.

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ. Nguyên nhân là do lượng cung sản phẩm du lịch khá ổn định trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi đó nhu cầu thường xuyên thay đổi làm cho quan hệ cung – cầu cũng thay đổi, có thể cung vượt cầu, và cũng có thể cầu vượt cung, gây khó khăn lớn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch.

1.8. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững‌

1.8.1. Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững.‌

Sự bền vững được ủy ban Thế giới về phỏt triển mụi trường định nghĩa như là ô sự phỏt triển đỏp ứng nhu cầu hụm nay mà khụng làm giảm bớt khả năng đỏp ứng nhu cầu của cỏc thế hệ tương lai ằ. (Liờn Hiệp Quốc, 1984).

Hơn thế nữa phát triển bền vững liên quan đến việc sử dụng dài hạn và khả năng có thể bảo tồn được của nguồn tài nguyên (APEC, 1996).

Cú thể đưa ra định nghĩa phỏt triển du lịch bền vững như sau : ô Du lịch bền vững là quỏ trỡnh điều hành quản lý cỏc hoạt động du lịch với mục đớch xỏc định và tăng cường cỏc nguồn hấp dẫn du khỏch tới cỏc vựng và cỏc quốc gia du lịch. Quỏ trỡnh quản lý này luụn hướng tới việc hạn chế lợi ớch trước mắt để đạt được lợi ớch lõu dài do cỏc hoạt động du lịch đưa lại ằ.

Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo và thỏa mãn 3 yếu tố sau :

* Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế, xã hội, văn hóa.

* Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài.

* Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tiếp theo.


1.8.2. Phát triển du lịch sinh thái (DLST) bền vững.‌

ô Du lịch sinh thỏi là một mắt xớch của phỏt triển du lịch bền vững, đũi hỏi vừa đỏp ứng cho nhu cầu phỏt triển vừa đảm bảo mục tiờu bảo tồn cỏc hệ sinh thỏi ằ.

1.8.3. Các yêu cầu của sự phát triển du lịch bền vững.‌

Phát triển du lịch bền vững phải tiếp cận và thực hiện một cách toàn diện, hài hòa các yêu cầu sau :

1.8.3.1. Hệ sinh thái.

Hệ sinh thái đề cập đến việc duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí và cây xanh), bảo vệ sự đa dạng và ổn định của các loài và các hệ sinh thái.

Yêu cầu này đòi hỏi các hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phải được thiết kế, tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép (giới hạn) của môi trường. Vì điều kiện của môi trường thay đổi theo thời gian và không gian, do vậy mà các hoạt động du lịch phát triển phải phù hợp với điều kiện môi trường ở mỗi vùng khác nhau.

1.8.3.2. Hiệu quả.

Hiệu quả liên quan đến việc đánh giá các phương thức, biện pháp đo lường chi phí, thời gian, lợi ích của cá nhân xã hội thu được thông qua hoạt động du lịch.

Có nghĩa là phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và lao động bỏ ra trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Việc này đòi hỏi quy mô và sự ổn định thích hợp của các thị trường du lịch.

1.8.3.3. Công bằng.

Công bằng đề cập đến sự bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu giữa cá nhân, hộ gia đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai, giữa con người và thiên nhiên.


1.8.4. Bản sắc văn hóa.‌

Bản sắc văn hóa đề cập đến việc bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống, các truyền thống văn hóa đặc sắc như tôn giáo, nghệ thuật và thể chế. Du lịch phải tăng cường bảo vệ văn hóa thông qua chính sách du lịch văn hóa.

1.8.5. Cộng đồng.‌

Cộng đồng đề cập đến vấn đề tham gia của cư dân địa phương vào quá trình phát triển du lịch, tham gia một cách trực tiếp hoặc thông qua đầu tư trong kinh doanh du lịch, cũng như trong việc thúc đẩy các hoạt động của các ngành có liên quan như công nghiệp, tiểu thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp v.v…

1.8.6. Cân bằng.‌

Cân bằng đề cập đến việc hòa nhập, cân bằng hài hòa giữa các yếu tố như giữa kinh tế và môi trường, giữa nông nghiệp và du lịch, giữa các loại hình du lịch.

Phát triển du lịch phải tạo được sự liên kết và cân đối liên ngành để tạo hiệu quả tổng hợp.

1.8.7. Phát triển.‌

Phát triển là khai thác các tiềm năng thông qua đó làm tăng khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tăng trưởng là kết quả của sự phát triển, nhưng không đồng nghĩa với sự khai thác triệt để và phá hủy môi trường.

1.9. Các nguyên tắc‌

1.9.1. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững‌

1.9.1.1. Sử dụng nguồn lực một cách bền vững.

+ Việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn là tối cần thiết, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triền lâu dài.


+ Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên du lịch không kém hơn so với cái mà các thế hệ trước được hưởng.

+ Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực phát triển du lịch được xem là vấn đề sống còn đối với việc quản lý hợp lý mang tính chất toàn cầu và quốc gia.

Mối quan hệ giữa du lịch và tài nguyên thiên nhiên.

* Tác động tích cực.

+ Du lịch tạo nên động lực mạnh đối với việc bảo tồn và bảo vệ môi trường, đặc biệt là sự phát triển và mở rộng mạng lưới các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên. Ngày nay trên thế giới hiện có hơn 5.000 khu bảo tồn thiên nhiên, riêng ở Việt Nam có 105 khu rừng đặc dụng (trong đó có 16 vườn quốc gia).

+ Công nghiệp du lịch đang tăng cường áp dụng các chính sách môi trường.

* Tác động tiêu cực.

Ngoài những tác động tích cực, phát triển du lịch còn gây ra những tác động tiêu cực như :

+ Gây ô nhiễm nguồn nước (biển, sông, hồ).

+ Gây ô nhiễm không khí do chất phát thải của các phương tiện giao thông như máy bay, ô tô, máy điều hòa nhiệt độ.

+ Việc quy hoạch cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật không hợp lý cũng gây tác hại đến cảnh quan của các điểm tham quan du lịch.

+ Việc xác định sức chứa của các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên không hợp lý cũng gây tác hại nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 25/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí