Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bình Dương Giai Đoạn 2005 – 2010‌


+ Cung cấp thông tin cho du khách về việc tôn trọng các di sản văn hóa và thiên nhiên của các địa phương.

+ Khuyên bảo những cách xử sự đúng đắn như ăn mặc, tập quán tôn giáo, thức ăn đồ uống, đi lại, lịch sử và chính trị.

1.9.1.10. Tiến hành nghiên cứu.

Tiếp tục giám sát và nghiên cứu sự phát triển du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là cần thiết để giúp việc giải quyết những tồn tại và mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành du lịch và cho du khách.

* Các biện pháp cụ thể.

+ Khuyến khích và hỗ trợ việc nghiên cứu đánh giá trước khi thực hiện dự án và các biện pháp giám sát đánh giá tác động kinh tế, xã hội, môi trường.

+ Tiến hành và hỗ trợ nghiên cứu các biện pháp dự báo ảnh hưởng của du lịch, cũng như các kỹ thuật giải quyết vấn đề.

+ Đảm bảo các kết quả nghiên cứu và bất cứ thông tin có liên quan sẽ được chuyển tới các cơ quan và các cá nhân có trách nhiệm trong việc ra các quyết định về phát triển du lịch.

+ Phổ biến các kết quả nghiên cứu và điều tra đến các cơ quan trung ương, địa phương, đội ngũ nhân viên du lịch và công chúng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

1.9.2. Các nguyên tắc quy hoạch điểm du lịch‌

1.9.2.1. Phân loại điểm du lịch.

Khu du lịch thiên nhiên:

Khu du lịch thiên nhiên lấy phong cảnh thiên nhiên làm chính, qua quy hoạch trở thành nơi cho các hoạt động du lịch như du ngoạn, thưởng thức, nghỉ ngơi, điều dưỡng và săn bắn.

- Khu du lịch rừng núi.


Cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa màu sắc, thể hiện tính đa dạng sinh học rất nổi bật, môi trường sinh thái tốt.

- Khu du lịch ven biển.

- Khu du lịch thiên nhiên như sông nước, hồ, thảo nguyên, sa mạc.

- Khu du lịch thiên nhiên tổng hợp (nhiều yếu tố như trên tạo thành).

- Khu bảo tồn thiên nhiên.

Là tên gọi chung của khu vực đặc biệt bảo vệ hệ sinh thái quan trọng ; cứu các loài có nguy cơ tuyệt chủng, được lập ra chuyên bảo vệ và quản lý di sản lịch sử thiên nhiên, có sự đảm bảo lâu dài của luật pháp.

Khu du lịch nhân văn:

Lấy cảnh quan nhân văn làm chính.

- Khu du lịch cảnh quan thành phố.

Thành phố có đặc điểm nổi bật, nhiều hàng hóa mang tính địa phương, hoạt động mậu dịch tập trung, trở thành trung tâm tham quan phong cảnh đô thị và mua sắm.

a) Phố cổ : có thành phố cổ, có kiến trúc cổ và bộ mặt thành phố cổ được bảo tồn tương đối nguyên vẹn.

b) Lâm viên.

c) Đô thị hiện đại : lấy phong cách độc đáo của kiến trúc đô thị du lịch làm đặc điểm.

- Khu du lịch phong tục tập quán.

- Khu du lịch tôn giáo.

Kiến trúc tôn giáo, hàng thủ công mỹ nghệ và các hoạt động tôn giáo.

- Khu du lịch thánh địa cách mạng.

1.9.2.2. Các nguyên tắc quy hoạch điểm du lịch.

* Quy hoạch điểm du lịch là kế hoạch bố trí lâu dài toàn diện sự phát triển du lịch của điểm du lịch.


Nguyên tắc thị trường.

Ngành du lịch có mức độ thị trường hóa rất cao, quy hoạch khai thác đối với điểm du lịch phải tiến hành theo quy luật thị trường.

*Quy hoạch du lịch phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường nguồn khách (hiện tại và tiềm năng). Trước khi quy hoạch cần tiến hành điều tra thị trường một cách tỉ mỉ, tìm hiểu đầy đủ các nội dung, quy mô, kết cấu, sở thích, xu hướng phát triển của thị trường nguồn khách, tìm thị trường mục tiêu để định vị điểm du lịch, xác định phương hướng chủ yếu, thứ tự phát triển và nội dung du lịch của công tác quy hoạch du lịch.

Nguyên tắc hiệu quả và lợi ích.

Trong quy hoạch du lịch phải chú ý phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.

Nguyên tắc sắc thái đặc biệt.

Sắc thái đặc biệt là linh hồn của khu du lịch, quy hoạch du lịch phải làm nổi bật sắc thái đặc biệt, chủ đề rõ ràng.

(Sắc thái đặc biệt của địa phương để làm thỏa mãn tâm lí sẵn sàng tìm sự mới lạ của du khách).

Nguyên tắc bảo vệ.

Đại đa số tài nguyờn du lịch đều cú thuộc tớnh ô di chuyển ằ.Vỡ vậy khi quy hoạch phải kiờn trỡ nguyờn tắc bảo vệ (hệ sinh thỏi của tài nguyờn thiờn nhiờn) và (hỡnh thỏi hiện hữu) của di tớch văn húa.

Tôn trọng lịch sử, ra sức bảo tồn hình thái vốn có (tránh văn vật giả).

Nguyên tắc toàn cục.

Quy hoạch điểm du lịch phải quán triệt nguyên tắc toàn cục. Trước hết phải phục tùng và phục vụ quy hoạch đất đai khu vực.

*Yêu cầu cụ thể là :


+ Quy hoạch khai thác điểm du lịch phải thích ứng với chiến lược phát triển du lịch của toàn khu vực.

+ Điều hòa nhịp nhàng giữa quy hoạch điểm du lịch với mạng lưới giao thông vận tải.

+ Phối hợp ăn khớp giữa xây dựng điểm du lịch với xây dựng hệ thống thành phố, thị trấn của khu vực (nơi tập trung đông khách).

Mức độ đô thị hóa tỉ lệ thuận với phát triển du lịch.

+ Quy hoạch du lịch phải kết hợp với phòng chống thiên tai của khu

vực.


1.9.3. Các nguyên tắc quy hoạch tuyến du lịch.‌

1.9.3.1. Cân đối giữa thời gian di chuyển và thời gian tham quan.

Thời gian di chuyển không vượt quá 50% thời gian của tuyến du lịch

trong ngày.

Xu hướng là ngày càng hiện đại hóa phương tiện vận chuyển để làm giảm thời gian đi lại, tăng thời gian tham quan giải trí.

1.9.3.2. Nội dung của tuyến, điểm du lịch phải phong phú, đa dạng mang tính đặc thù.

Tránh lặp lại cùng một tuyến đường cho lượt đi và về.

Tránh trường hợp khách phải tham quan lại những gì đã tham quan ở một địa phương khác, do vậy mỗi tuyến du lịch phải có nét độc đáo riêng.

1.9.3.3. Giá cả phải phù hợp với chất lượng dịch vụ.

Việc xác định giá cả của tour du lịch phải tương xứng với chất lượng dịch vụ, đây là yếu tố có ý nghĩa to lớn để kích cầu.

1.9.3.4. Đảm bảo cho du khách có thời gian để phục hồi sức khỏe.

Bố trí các điểm tham quan với mật độ phù hợp, kết hợp với các trạm dừng chân nghỉ ngơi kết hợp với mua sắm để đảm bảo sức khỏe cho du khách.



khách.

1.9.3.5. Tuyến tham quan phải kết hợp với mua sắm.

- Thỏa mãn nhu cầu mua sắm quà lưu niệm và hàng tiêu dùng của du


- Kích thích sự phát triển kinh tế địa phương.

Nguồn Sử dụng tài liệu số liệu 43 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU 1


(Nguồn: Sử dụng tài liệu, số liệu)


43


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2005 – 2010‌


2.1. Khái quát tỉnh Bình Dương.‌

2.1.1. Vị trí địa lí.‌

Là một tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, Bình Dương hoàn toàn nằm trong nội địa, không giáp biển và cũng không có đường biên giới giáp với các nước láng giềng. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong phạm vi tọa độ địa lí từ 11o52′ đến 12o18′ vĩ độ Bắc và từ 106o45′ đến 107o67′30′′ kinh độ Đông. Ở phía bắc Bình Dương giáp tỉnh Bình Phước, phía nam và tây nam liền kề với thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai và phía tây giáp tỉnh Tây Ninh.

Nằm lọt vào trung tâm Đông Nam Bộ, lại thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Trên địa bàn tỉnh có các trục giao thông huyết mạch của quốc gia đã được đầu tư nâng cấp và mở rộng chạy qua, như quốc lộ 1A, 13, 14, đường sắt Bắc – Nam, tuyến đường xuyên Á, cùng nhiều đường liên tỉnh, là điều kiện khá thuận lợi để Bình Dương giao lưu với các tỉnh trong vùng cũng như với các vùng khác. Bình Dương được coi là đầu mối giao lưu của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, với trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Nam Bộ là thành phố Hồ Chí Minh.

Bình Dương nằm cận kề với thành phố Hồ Chí Minh – một trung tâm hàng đầu về kinh tế, văn hóa, có nền công nghiệp, dịch vụ và khoa học kỹ thuật phát triển, đầu mối giao lưu lớn của quốc gia và quốc tế, với đầy đủ các loại hình giao thông : đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Vị trí địa lí đó, về mặt kinh tế, có thế coi là một lợi thế của tỉnh Bình Dương. Về an ninh, quốc phòng, Bình Dương được coi là cửa ngõ phía đông bắc của thành phố Hồ Chí Minh, trước đây là vùng có chiến sự ác liệt và kéo dài trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.


Bỡnh Dương cú lợi thế về vị trớ địa lớ, thiờn nhiờn ưu đói, con người cần cự, năng động,… Những nhõn tố ô thiờn thời, địa lợi ằ đú tạo cho Bỡnh Dương nhiều thuận lợi để phỏt triển kinh tế núi chung và ngành du lịch núi riờng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/04/2023