KẾT LUẬN
Qua kết quả điều tra tình hình thực trạng dinh dưỡng trẻ em tại 3 xã của huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang và tiến hành can thiệp giảm suy dinh dưỡng thông qua các cách tiếp cận đa dạng bổ sung vi chất, tẩy giun và giáo dục dinh dưỡng cho các kết luận sau:
1. Về thực trạng tình hình dinh dưỡng và các yếu tố liên quan
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng các thể cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi và cân nặng/chiều cao còn ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (lần lượt là 24,6%, 34,7% và 9,2% chung cho cả 03 xã).
- Tỉ lệ thiếu máu suy dinh dưỡng trên trẻ em đều ở mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Chung 3 xã là 28,7%.
- Cơ cấu bữa ăn trẻ em tương đối đơn điệu, ngoài cơm ra chỉ có rau và nước chấm, đôi khi có thêm cá khô, tép… Bữa ăn như vậy thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi chất dinh dưỡng.
- Hiểu biết về thiếu máu còn rất hạn chế, chỉ có khoảng một nửa các bà mẹ được hỏi biết một trong những nguyên nhân gây thiếu máu là thiếu dinh dưỡng,
- Mức nhiễm giun của 3 xã với tỷ lệ chung là 28,7%. Nhiễm giun có
Có thể bạn quan tâm!
- Liên Quan Giữa Tình Trạng Dinh Dưỡng Trẻ Em Với Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội Của Cha Mẹ.
- Tình Hình Nhiễm Giun Ở Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Vùng Nghiên Cứu.
- Ngưỡng Ý Nghĩa Sức Khỏe Cộng Đồng (Ynskcđ) Dựa Vào Tỷ Lệ
- Acc/scn (1997), Third World Report On The Nutrition Situation,
- Thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Việt Yên - Bắc Giang, 2006-2008 - 16
- Thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Việt Yên - Bắc Giang, 2006-2008 - 17
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
liên quan rõ rệt đến suy dinh dưỡng và thiếu máu.
- Chăm sóc dinh dưỡng của phụ nữ trong thời gian mang thai còn chưa đầy đủ. Có 41,1% phụ nữ mang thai ăn như bình thường trong quá trình mang thai. Có 8,3% số bà mẹ ăn ít hơn bình thường trong thời gian mang thai.
- Phụ nữ mang thai uống bổ sung viên sắt chưa đều và chỉ có 40,4% bà mẹ uống vitamin A trong vòng 1 tháng đầu sau khi sinh.
2. Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng
- Chỉ tiêu chiều cao theo chỉ số HAZ-scores trung bình tăng lên có ý nghĩa thống kê. Tương tự, Z-score WAZ đều cải thiện tốt hơn ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng sau 6 tháng can thiệp.
- Sau can thiệp, nhóm can thiệp, hàm lượng trung bình Hb đã tăng từ 11,36 ±1,192 g/dL trước can thiệp lên 12,94±1,83 g/dL sau can thiệp (p<0,001), tăng trung bình 1,58 ± 1,71 g/dL. Sự gia tăng hàm lượng Hb trung bình khác nhau có ý nghĩa giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng với p<0,001. Như vậy có thể kết luận bổ sung sữa có tăng cường đa vi chất có tác dụng cải thiện các chỉ số thiếu máu và cải thiện tình trạng sắt cho trẻ em.
KIẾN NGHỊ
1. Nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng chống các bệnh suy dinh dưỡng, thiếu máu, và bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột qua tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ, phòng chống suy dinh dưỡng tại cộng đồng.
2. Phối hợp, lồng ghép chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, nhiễm ký sinh trùng đường ruột với các chương trình y tế, chương trình dinh dưỡng, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em....
3. Mô hình can thiệp bổ sung sữa có tăng cường đa vi chất dinh dưỡng hàng ngày kết hợp với tẩy giun và tư vấn dinh dưỡng tại hộ gia đình nên được mở rộng áp dụng trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trong giai đoạn tới.
4. Cần có các nghiên cứu tiếp theo về bổ sung thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thời gian can thiệp dài để chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ em và tính bền vững của can thiệp.
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Xuân Ninh, Trương Hồng Sơn, Nguyễn Thị Ngọc Bảo, Lê Danh Tuyên (2010), “Thiếu máu dinh dưỡng, thiếu vitamine A tiền lâm sàng ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XX, số 8 (116), tr. 5-12.
2. Nguyễn Thị Ngọc Bảo, Trịnh Quân Huấn, Nguyễn Thị Lan Anh (2011), “Nhận thức của bà mẹ về chế độ chăm sóc dinh dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của con dưới 5 tuổi tại huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 383, tháng 7, số 2/2011, tr.25 - 28.
3. Nguyễn Thị Ngọc Bảo, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Danh Tuyên (2011), “Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và thiếu máu với nhiễm giun ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 3 xã thuộc huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXI, số 7 (125), tr. 132-139.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2004), Thống kê Y tế năm 2004, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế - Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương (2006), Hội nghị tổng kết công tác phòng chống sốt rét và giun sán 2001 - 2005, triển khai kế hoạch 2006 - 2010”, Hà Nôi, tr 28-36.
3. Cao Thu Hương, Nguyễn Xuân Ninh, Hoàng Khải Lập, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Văn Nhiên, và CS (2003), “Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vitamin A và một số yếu tố liên quan ở trẻ em 5 - 8 tháng tuổi thuộc huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 9, tr 62-69.
4. Đỗ Kim Liên, Bùi Thị Nhung, Nguyễn Văn Khang, Đỗ Vân Anh, Lê Thị Hợp, Nguyễn Công Khẩn (2006), Hiệu quả của uống sữa và sữa giàu đa vi chất lên tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của học sinh tiểu học, Hội thảo khoa học: Cải thiện Dinh dưỡng và gia tăng tăng trưởng ở người Việt Nam, tr 85-100.
5. Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Xuân Ninh, Nghiêm Nguyệt Thu, Đào Tố Quyên, Nguyễn Thị Lan Anh, và CS (2000), Diễn biến tình hình thể lực của học sinh một số trường tiểu học Hà Nội từ 1995 - 1998, Một số công trình nghiên cứu về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 77-85.
6. Đỗ Thị Hòa, Lê thị Hương, Đỗ Mạnh Cường, Trần Hoàng Tùng (2000), “Tình trạng dinh dưỡng và nhiễm giun của học sinh 2 trường tiểu học ngọai thành Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành, số 6, tr 45-50.
7. Đỗ Thị Hòa, Hà Huy Khôi (2000), “Một số nhận xét về tình trạng thiếu máu của học sinh tiểu học Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội 2 năm 1997 và 1999”, Tạp chí Y học Thực hành, số 5 (381), tr 49-51.
8. Đỗ Thị Hòa (2001), Nghiên cứu hiệu quả sinh học của một lọai thực phẩm được tăng cường vi chất dinh dưỡng (vitamin A và sắt) đối với học sinh trường tiểu học, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Hà Huy Khôi (2004), Đánh giá một số yếu tố dinh dưỡng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và các giải pháp can thiệp, Báo cáo tổng
kết khoa học kỹ thuật đề tài cấp Nhà nước, mã số KC 10.05, Bộ Y tế,
Viện Dinh dưỡng, tr 94-99.
10. Hà Huy Khôi (1997), Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
11. Hà Huy Khôi (1985), “Lý luận dinh dưỡng cân đối và ứng dụng thực
hành”, Tạp chí Y học thực hành, Tổng Hội Y Dược Việt Nam, số 2/1985.
12. Hà Huy Khôi (2001), Dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2001.
13. Hà Huy Khôi (1997), Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
14. Hà Huy Khôi (2004), Đánh giá một số yếu tố dinh dưỡng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và các giải pháp can thiệp, Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài cấp Nhà nước, mã số KC 10.05, Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng, tr 94-99.
15. Lê Danh Tuyên (1999), Đặc điểm dịch tễ học của suy dinh dưỡng thể
thấp còi ở các vùng sinh thái nước ta, Luận án Tiến sĩ Y học.
16. Lê Bạch Mai, Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn, Trần Thành Đô, Vũ Quỳnh Hoa, Hồ Thu Mai, Nguyễn Thị Lạng và cộng sự (2002), “Một số nhận xét về tình hình tiêu thụ lương thực thực phẩm của nhân dân Việt Nam năm 2000”, Tạp chí Y học Thực hành, số 2, tr 2-5.
17. Lê Nguyễn Bảo Khanh, Trương Hồng Sơn, Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Duy Toàn (2001), Hiệu quả của tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần lên sự phát triển thể lực và trí lực của học sinh tiểu học, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, KH-11.09.07A. 200.
18. Lê Thi Hợp, Nguyễn Thị Lạng và CS (2006), Xu hướng tăng trưởng về thể lực và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ sơ sinh đến 17 tuổi-nghiên cứu chiều dọc tại Hà Nội, Hội thảo KH: Cải thiện Dinh dưỡng và gia tăng tăng trưởng ở người Việt Nam, 26/2/2006, tr 15.
19. Lê Thị Hương (1999), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em hai trường tiểu học Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ dinh dưỡng cộng đồng, trường Đại học Y Hà Nội.
20. Lê Thị Hải, Phan Thị Kim, Trần Ngọc Hà, Nguyễn Thanh Hà, Hoàng Thế Yết (2000), "Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ bệnh béo phì ở học sinh 6-11 tuổi tại hai trường tiểu học nội thành Hà Nội", Một số công trình
nghiên cứu về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội, tr 279-293.
21. Lại Đức Trường (2004), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng ở học sinh tiểu học huyện Khoái Châu, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng.
22. Lê Danh Tuyên, Nguyễn Công Khẩn, Phạm Văn Hoan, Trần Xuân Ngọc, Trương Hồng Sơn (2005), Tiến triển suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi từ năm 1990-2004, Hội nghị khoa học Viện Dinh dưỡng.
23. Mai Văn Quang (1998), Đánh giá tác động của chương trình ăn trưa tại một số trường tiểu học ở TP. Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Dinh dưỡng cộng đồng.
24. Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi (2000), Triển vọng và các thách thức với vấn đề giảm suy dinh dưỡng trẻ em trong những năm tới, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 29 - 43.
25. Nguyễn Công Khanh và cộng sự (1995), Thiếu máu ở trẻ em tuổi học đường qua nghiên cứu một số trường ở Hà Nội và Hà Tây, Kỷ yếu công trình Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em, Hà Nội.
26. Nguyễn Chí Tâm, Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Xuân Ninh, Phạm Vân Thuý, Hà Huy Khôi, Trần Thành Đô (2002), “Tình hình thiếu máu dinh dưỡng ở Việt Nam qua điều tra đại diện ở các vùng sinh thái trong toàn quốc năm 2000”, Tạp chí Y học thực hành, (7, 427), tr 2-5.
27. Nguyễn Duy Toàn (2000), Các bệnh giun sán chủ yếu hiện nay ở Việt Nam và các hoạt động phòng chống giun sán của Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng, Thông tin Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, ISBN 0868-3735, Số 3, tr 64-69.
28. Trần Thị Huân (2002), Hiệu quả bổ sung bánh qui có tăng cường đa vi chất trong cải thiện tình trạng dinh dường của học sinh 6-9 tuổi tại một trường tiểu học, Luận văn Thạc sỹ dinh dưỡng cộng đồng, trường Đại học Y Hà Nội.
29. Trần Văn Lạc (1998), Báo cáo họat động phòng chống giun sán và giun chỉ bạch huyết tỉnh Nam Định. Hội thảo quốc gia phòng chống các bệnh giun sán 1998 - 2000 và đến 2005, Hà Nội 7-8/7/19.
30. Tổng cục Thống kê (2006), Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam
(VLSS), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
31. Tổng cục Thống kê (2008), Kết quả điều tra kinh tế hộ gia đình năm 2008, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
32. Tổng cục Thống kê (2001), Mức sống trong thời kỳ kinh tế đổi mới, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr 73 - 88.
33. Tổng cục Thống kê (2008), Khảo sát mức sống dân cư Việt nam (VLSS),
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
34. Từ Giấy, Bùi Thị Nhu Thuận, Hà Huy Khôi (1984), Xây dựng cơ cấu
bữa ăn. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 194-195.
35. Từ Giấy và cộng sự (1990), Tổng điều tra dinh dưỡng 1987 – 1989,
Chương trình nghiên cứu khoa học, 64D, Viện Dinh Dưỡng.
36. UNDP, Tổng cục Thống kê (2001), Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh
tế Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
37. Viện Dinh Dưỡng (2001), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2001 – 2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
38. Viện Dinh dưỡng (2000), Tình hình thiếu máu dinh dưỡng ở Việt Nam qua điều tra đại diện cho các vùng sinh thái trong toàn quốc năm 2000, Hà Nội.
39. Viện Dinh dưỡng (1990), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và các biện pháp phòng chống một số bệnh thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 64-D-02-01, Hà Nội.
40. Viện Dinh dưỡng (2009), Tổng cục Thống kê, Tình trạng dinh dưỡng trẻ
em và bà mẹ năm 2008, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
41. Viện Dinh dưỡng (2010), Tổng cục thống kê, Tổng điều tra dinh dưỡng
2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
42. Viện Dinh dưỡng (2008), Tổng cục Thống kê, Tình trạng dinh dưỡng trẻ
em và bà mẹ năm 2008, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
43. Viện Dinh dưỡng (1998), Nghiên cứu các biện pháp chiến lược nhằm cải thiện dinh dưỡng và đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, KH -11 - 09, Hà Nội.
44. Viện Dinh dưỡng (2001), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2001- 2010, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.