2013 là mức lương cơ sở. Tuy nhiên, Luật HXH 2014 đã hạ thu nhập người tham gia lựa chọn làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng. Thời điểm đóng cũng nới rộng khoảng thời gian đóng tiền kể từ ngày đăng ký tham gia hoặc từ ngày thực hiện xong phương thức đóng trước đến thời điểm người tham gia đóng tiền.
ên cạnh đó, kể từ ngày 1-1-2018, Nhà nước triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia HXH tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng HXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Cụ thể mức hỗ trợ bằng 30% đối với người tham gia HXH tự nguyện thuộc hộ nghèo, bằng 25% đối với người tham gia HXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo, bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Gần đây nhất, an chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã đưa ra Nghị quyết số 28/NQTW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách HXH với các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu tổng quát
Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.
Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn đến năm 2021:
Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham
gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.
Giai đoạn đến năm 2025:
Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.
Giai đoạn đến năm 2030:
Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.( ILO, ộ Lao động Thương binh và xã hội, 2018)
Như vậy, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về HXH ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, tạo cơ sở định hướng cho quá trình phát triển hệ thống ASXH và các chính sách xã hội ở nước ta. Mỗi bước phát triển của hệ thống HXH là sự cụ thể hóa và là minh chứng cho các quan điểm đúng đắn của Đảng trong việc thực hiện ASXH đối với người lao động.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Luận án sử dụng các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sau:
1) Thứ nhất, các văn bản chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về ASXH, BHXH, BHXH tự nguyện, Luật Lao động, Luật việc làm.
2) Thứ hai, các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về chủ đề ASXH, lương hưu, HXH tự nguyện, người lao động khu vực kinh tế Phi chính thức.
3) Thứ ba, các báo cáo của quận Tây Hồ như báo cáo kinh tế- xã hội của UBND quận Tây Hồ, báo cáo tổng kết năm của cơ quan HXH quận.
4) Thứ tư là một phần số liệu của đề tài Đề tài cấp Đại học Quốc gia “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp gia tăng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trong khu vực phi chính thức tại thành phố Hà Nội hiện nay , mã số QG. 18.43 (Thực hiện 8/2018 – 9/2019). Chủ nhiệm đề tài là PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa. Tác giả là thành viên nghiên cứu chính của đề tài và trực tiếp tham gia khảo sát. Địa bàn nghiên cứu của đề tài là quận Tây Hồ và huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Tác giả chỉ sử dụng số liệu khảo sát bằng bảng hỏi 70 người tham gia BHXH tự nguyện và 70 người không tham gia BHXH tự nguyện ở quận Tây Hồ để phục vụ cho Luận án.
5) Thứ năm là các thông tin định tính của đề tài Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam “Chính sách bảo hiểm xã hội tự ngu ện qua ý kiến đánh giá của người lao động tại Hà Nội (Thực hiện 5/2019 – 9/2019). Chủ nhiệm đề tài là PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa. Tác giả là thành viên nghiên cứu chính của đề tài và trực tiếp tham gia phỏng vấn sâu, tọa đàm và hội thảo. Địa bàn nghiên cứu của đề tài là quận Tây Hồ, huyện Đông Anh và quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Tác giả sử dụng thông tin từ 60 phỏng vấn sâu và 5 tọa đàm.
Cơ cấu mẫu phỏng vấn sâu như sau:
Đối tượng phỏng vấn | Cấp ộ, Thành phố HN | Quận Thanh Xuân | Quận Tây Hồ | Huyện Đông Anh | Tổng | |
1 | Cán bộ ngành HXH cấp TW | 3 | 3 | |||
2 | Cán bộ HXH cấp quận, huyện | 2 | 3 | 3 | 8 | |
3 | Cán bộ dịch vụ HXH tự nguyện cấp phường, xã | 4 | 4 | 4 | 12 | |
4 | Người LĐ tham gia HXH tự nguyện | 5 | 5 | 10 | 20 | |
5 | Người lao động chưa tham gia HXH tự nguyện | 4 | 4 | 9 | 17 | |
Tổng | 3 | 15 | 16 | 16 | 60 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc
- Khái Niệm Sự Tham Gia Bhxh Tự Nguyện
- Các Ch Nh Sách Của Đảng Và Nhà Nước Về Bhxh, Bhxh Tự Nguyện
- Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Cơ Quan Ảo Hiểm Hội Quận T Y Hồ Chức Năng
- Số Lư Ng Lao Động Tham Gia Bhxh Tự Nguyện Ở Thành Phố Hà Nội Giai Đoạn 2008-2017
- Tương Quan Nhóm Tuổi Với Chi Phí Cho Học Tập Của Con Cái Của Người Lao Động Tham Gia Bhxh Tự Nguyện
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Đề tài tiến hành 5 Tọa đàm:
Nhóm cán ộ cấp quận, huyện và cán ộ các phường, : 3 tọa đàm tại 3 quận, huyện
- Tọa đàm 1 tại Quận Tây Hồ: “ Thực trạng đánh giá của người d n về chính sách BHXH tự ngu ện”, cán bộ quận và các phường thuộc quận Tây Hồ
- Tọa đàm 2 tại Huyện Đông Anh: “Những ếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự ngu ện của người lao động”
- Tọa đàm 3 tại Quận Thanh Xuân: “Những giải pháp về chính sách nhằm tăng cường sự tham gia BHXH tự ngu ện của lao động”
* Nhóm nông n, lao động tự o: 1 tọa đàm
- Tọa đàm 4 tại 1 Phường Quận Thanh Xuân: “Những khó khăn khi tham gia BHXH tự ngu ện của người lao động”
Nhóm cán ộ công chức đ ngh việc, nay đóng thêm cho đủ năm: 1 tọa đàm
- Tọa đàm 5: Tổ chức tại 1 phường Quận Tây Hồ: “Những giải pháp về
Tru ền thông và hoàn thiện chính sách gia tăng sự tham gia BHXH tự ngu ện”
Tại các buổi tổ chức tọa đàm, nghiên cứu sinh đều là thư ký, ghi chép nội dung của các buổi tọa đàm và cùng tham gia đặt câu hỏi thảo luận trong các buổi tọa đàm.
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn th o ảng hỏi
Dựa trên số liệu và bảng hỏi của Đề tài cấp Đại học Quốc gia, tác giả tiến hành khảo sát thêm 100 người tham gia BHXH tự nguyện và 98 người chưa tham gia HXH tự nguyện. Tổng cộng số lượng mẫu khảo sát phân tích trong luận án là 170 người tham gia BHXH tự nguyện và 168 người chưa tham gia BHXH tự nguyện (Thời gian 8/2018 – 8/2019).
Bảng 2.1. Số lư ng phỏng vấn người lao động tham gia và không tham gia BHXH tự nguyện tại quận T y Hồ, thành phố Hà Nội
Số lượng tham gia BHXH tự nguyện của các phường ( Tính đến tháng 8/2018) | Số lượng phỏng vấn người lao động tham gia BHXH tự nguyện | Số lượng phỏng vấn người lao động chưatham giaBHXH tự nguyện | Tổng số người được phỏng vấn | |
Quận Tây Hồ | 475 | 170 | 168 | 338 |
P. Tứ Liên | 30 | 20 | 30 | 50 |
P. Xuân La | 27 | 20 | 20 | 40 |
P. Phú Thượng | 46 | 30 | 20 | 50 |
P. Quảng An | 30 | 17 | 15 | 32 |
P. Thụy Khuê | 58 | 23 | 16 | 39 |
P. Nhật Tân | 40 | 13 | 25 | 38 |
52 | 14 | 15 | 29 | |
P. ưởi | 63 | 33 | 27 | 60 |
Đại lý thu của ưu điện | 129 |
Nguồn: Số liệu cung cấp từ BHXH quận Tây Hồ và các đại lý thu trên địa bàn quận Tây Hồ
Cách thức chọn mẫu: Khảo sát được thực hiện tại 8/8 phường thuộc quận Tây Hồ.
- Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: Dựa trên danh sách tham gia BHXH tự nguyện do BHXH quận Tây Hồ và U ND các phường cung cấp, tác giả đến từng phường để tiếp cận tất cả những người đang tham gia HXH tự nguyện. Kết quả phỏng vấn được 170/475 người tham gia BHXH tự nguyện tại quận Tây Hồ.
Việc tiếp cận các đối tượng phỏng vấn gặp nhiều khó khăn, do đó phải sử dụng nhiều hình thức để có thể tiếp cận với người tham gia BHXH tự nguyện để phỏng vấn.
+ Thứ nhất, phối hợp với U ND các phường gửi giấy mời lên phường phỏng vấn.
+ Thứ hai, đối với những người không đến phường tham gia khảo sát, tác giả lấy số điện thoại, địa chỉ từng nhà và đến trực tiếp phỏng vấn.
Tuy nhiên quá trình khảo sát gặp nhiều khó khăn với các lý do như sau:
- Thứ nhất, mặc dù BHXH tự nguyện được triển khai từ năm 2008 nhưng hiện nay không nhiều người lao động biết đến chính sách này, số lượng người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện ở địa bàn nghiên cứu rất ít và thường biến động không ngừng. Lý do là có nhiều trường hợp tham gia thị trường lao động mới, có quan hệ lao động được đóng HXH bắt buộc nên ngừng đóng HXH tự nguyện hoặc ngược lại; một số trường hợp ngừng đóng HXH tự nguyện do điều kiện kinh tế khó khăn... vì vậy, số
lượng người lao động đóng HXH tự nguyện thay đổi theo từng tháng, có khi lên danh sách thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện nhưng thực chất đã dừng đóng. Tính đến thời điểm tháng 6/2018 trên địa bàn toàn quận có 475 lao động tham gia.
- Thứ hai, việc gặp trực tiếp đối tượng để phỏng vấn cũng có điểm khó khăn do cán bộ phường - đại lý thu trực tiếp BHXH tại phường thường không lưu giữ số điện thoại liên lạc với người mua BHXH tự nguyện. Trường hợp liên lạc được thì lại đi vắng, đi làm ăn buôn bán ở địa phương khác, có trường hợp hộ khẩu trên địa bàn phường nhưng lại sinh sống ở nơi khác. Do vậy, không có nhiều đối tượng để lựa chọn phỏng vấn.
Đối với những người chưa tham gia BHXH tự nguyện: Sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích do khó khăn về danh sách chọn mẫu lao động trong khu vực phi chính thức bởi các phường không có số liệu thống kê chính thức đối với nhóm lao động này. Tiêu chí lựa chọn người lao động chưa tham gia BHXH tự nguyện để phỏng vấn bao gồm đồng thời các yếu tố sau:
+ Người lao động khu vực phi chính thức từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm tạo thu nhập
+ Người lao động hiện không tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Bảng 2.2. Cơ cấu mẫu khảo sát
Người lao động tham gia BHXH tự nguyện | Người lao động chưa tham gia BHXH tự nguyện | |||
SL | Tỷ lệ (%) | SL | Tỷ lệ (%) | |
Giới tính - Nam - Nữ | 61 109 | 35,9 64,1 | 56 112 | 33,3 66,7 |
49 82 39 | 28,8 48,2 22,9 | 87 44 37 | 51,8 26,2 22,0 | |
Trình độ học vấn - THCS trở xuống - PTTH - Trung cấp/ CĐ - Đại học/ Trên ĐH | 14 61 55 40 | 8,2 35,9 32,4 23,5 | 16 65 48 39 | 9,5 38,7 28,6 23,2 |
Việc làm - Kinh doanh/ buôn bán - Làm thuê tại các công ty - Nghề tự do - Đang tìm việc/ nội trợ | 62 30 58 20 | 36,5 17,6 34,1 11,7 | 84 31 46 7 | 50 18,5 27,4 4,1 |
Tình trạng hôn nhân - Có vợ/chồng - Chưa kết hôn - Ly hôn/ ly thân - Góa | 150 16 4 0 | 88,2 9,4 2,4 0 | 123 33 8 3 | 73,6 19,8 4,8 1,8 |
Tổng | 170 | 100,0 | 168 | 100,0 |
Đặc điểm nhân khẩu học của những người lao động khu vực phi chính thức tham gia khảo sát như sau:
- Về giới tính, người lao động khu vực phi chính thức chủ yếu là nữ giới, theo đó người lao động tham gia BHXH tự nguyện là nữ giới chiếm đa số.
- Về độ tuổi, cơ cấu người lao động tham gia BHXH tự nguyện không phải là cơ cấu trẻ, tập trung chủ yếu từ độ tuổi từ 36- 45 tuổi. Cơ cấu tuổi người lao động chưa tham gia HXH tự nguyện trẻ hơn so với cơ cấu tuổi của người lao động tham gia BHXH tự nguyện.
- Trình độ học vấn của người lao động ở địa bàn khảo sát là không đồng đều. 35,9% người lao động tham gia BHXH tự nguyện có trình độ học vấn bậc PTTH, người lao động chưa tham gia là 38,7%. Tiếp đến là tỷ lệ người lao động tốt nghiệp trung cấp cao đẳng, lần lượt ở 2 nhóm là 32,4% và