Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Cơ Quan Ảo Hiểm Hội Quận T Y Hồ Chức Năng

28,6%. người lao động có trình độ ĐH và trên ĐH chiếm tỷ lệ tương đương nhau là 23,5% và 23,2%. Đặc biệt, một bộ phận người lao động có trình độ học vấn thấp là dưới THCS.

- Về việc làm, người lao động có việc làm đa dạng, chủ yếu là kinh doanh buôn bán và làm nghề tự do. Do đặc thù lao động tự do nên tình trạng đang chờ việc ở người lao động là khá phổ biến ở cả 2 nhóm.

- Về tình trạng hôn nhân, những người đã kết hôn (88,2% nhóm người lao động tham gia BHXH tự nguyện và 73,6% nhóm người lao động chưa tham gia).

2.4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với đề tài nghiên cứu này là rất quan trọng để có thêm thông tin đa chiều từ nhiều nguồn khác nhau. Thứ nhất là cán bộ lãnh đạo BHXH quận Tây Hồ là những đơn vị thực thi, triển khai và đề xuất chính sách; thứ hai là lãnh đạo các phường trên địa bàn quận; cán bộ văn hóa- xã hội phường, cán bộ lao động thương binh xã hội... là những người phổ biến thông tin và trực tiếp bán BHXH tự nguyện cho người lao động tham gia. Cuối cùng là ý kiến của người lao động tham gia và người lao động chưa tham gia BHXH tự nguyện.

Số lượng phỏng vấn sâu đã thực hiện gồm 40 đối tượng, cụ thể như sau:

- 01 lãnh đạo BHXH quận Tây Hồ

- 01 cán bộ phụ trách thu BHXH tự nguyện quận

- 03 Phó chủ tịch phụ trách văn hóa- xã hội phường Tứ Liên, Xuân La, Phú Thượng

- 05 cán bộ kiêm nhiệm thu BHXH tự nguyện tại phường Tứ Liên, Xuân La, Phú Thượng, Nhật Tân, Quảng An.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

- 15 người lao động tham gia BHXH tự nguyện ở 8 phường

- 15 người lao động chưa tham gia ở 8 phường

Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức Nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội - 11

Tác giả đã tóm tắt một số trường hợp phỏng vấn sâu thành các câu

chuyện, vài nét về lược sử cá nhân, những nhận thức, suy nghĩ, đánh giá của người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện và trường hợp chưa tham gia.

Nội dung của câu hỏi phỏng vấn sâu đối với đối tượng người lao động tham gia và không tham gia HXH tự nguyện hướng đến làm rõ những vấn đề: Nhận thức và nhu cầu của người lao động về HXH tự nguyện; lý do tham gia và không tham gia; những thuận lợi và khó khăn khi tham gia

HXH tự nguyện; đánh giá của người lao động về HXH tự nguyện: đối tượng tham gia, mức đóng, phương thức đóng, thời điểm đóng và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đồng thời nâng cao tỷ lệ tham gia HXH tự nguyện cho người lao động.

Nội dung của câu hỏi phỏng vấn sâu đối với đối tượng cán bộ chính quyền và cán bộ HXH hướng đến làm rõ những vấn đề: Mức độ hiểu biết về các nội dung của HXH tự nguyện (về đối tượng tham gia, quyền lợi của người lao động); đánh giá về HXH tự nguyện: đối tượng tham gia, mức đóng, phương thức đóng, thời điểm đóng…; những thuận lợi và khó khăn trong việc triển hai chính sách HXH tự nguyện; những yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia HXH tự nguyện của người lao động và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đồng thời nâng cao tỷ lệ tham gia HXH tự nguyện cho người lao động.

2.4.4. Phương pháp quan sát

Tác giả sử dụng phương pháp quan sát tại hai bối cảnh:

- Quan sát 1: thực hiện tại nơi ở của người lao động để tìm hiểu về điều kiện sống, nhà ở, vật dụng sinh hoạt... của người lao động và các thành viên gia đình.

- Quan sát 2: thực hiện tại đại lý bán BHXH tự nguyện tại các phường để tìm hiểu việc người lao động tiếp cận với BHXH tự nguyện. Quan sát được thực hiện 16 buổi tại 8 phường, mỗi phường 2 buổi.

Nội dung quan sát: quan sát cơ cấu giới, độ tuổi của người lao động

tham gia BHXH tự nguyện; Những tương tác xã hội diễn ra tại nơi bán BHXH tự nguyện, giữa người lao động tham gia BHXH tự nguyện và đại lý thu.

2.4.5. Phương pháp xử lý thông tin

- Luận án sử dụng phần mềm SPSS 18 để xử lý, phân tích các thông tin thu thập được. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng số liệu tần suất và phân tích bảng chéo Crosstabs để phân tích thống kê, có kiểm định mối liên hệ giữa các biến.

2.5. Đặc điểm kinh tế- hội địa àn nghiên cứu

Quận Tây Hồ được thành lập năm 1995 theo Nghị định số 69/CP ngày 28/10/1995 của Chính phủ. Quận được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Quận Tây Hồ nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội với diện tích 24,0km2, gồm 8 phường: ưởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng. Phía Đông giáp quận Long Biên; Phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy; Phía Nam giáp quận a Đình; Phía ắc giáp huyện Đông Anh, Hà Nội. Tính đến hết năm 2017, dân số quận Tây Hồ là 127.565

nghìn người, 41.544 hộ.

Về kinh tế, 6 tháng đầu năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 38,3% so với kế hoạch năm, tăng 2,2% (tăng 6,6967 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu thương mại, dịch vụ, du lịch đạt 39,2% kế hoạch năm, tăng 22,5% (tăng 3.290,6 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách trên địa bàn quận đạt 1.596,77 tỷ đồng, đạt 68,22% kế hoạch năm.

Trên địa bàn quận có 397 doanh nghiệp và 1.070 hộ cá thể thành lập mới. Tổng số doanh nghiệp Chi cục Thuế quận hiện đang quản lý là 4.922 doanh nghiệp, 6.807 hộ cá thể.

Cơ cấu lao động- nghề nghiệp trên địa bàn quận đa dạng. Quận chủ trương phát triển kinh tế theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, đầu

tư quy hoạch và phát triển hệ thống kỹ thuật- xã hội đồng bộ theo hướng thu hút phát triển du lịch.

Về sản xuất nông nghiệp, tính đến tháng 9/2018, trên địa bàn toàn quận đã gieo trồng được 48 ha cây ngô vụ đông 2018-2019, 12 ha cây rau bí, 21 ha cây rau các loại và diện tích trồng hoa, cây cảnh là 174,9ha. Tình hình chăn nuôi phát triển bình thường, không có dịch bệnh xảy ra.

Năm 2018, Quận tổ chức duy trì “Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ giai đoạn 1. Tiếp tục triển khai các Đề án: Đề án “Phát triển thương mại – dịch vụ trên địa bàn quận giai đoạn 2017-2020; định hướng đến năm 2030 ; Đề án “Đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2018-2020 ; Đề án “Thường thức chè sen, tinh hoa chè Việt ở Quảng An ; Đề án “Điểm dịch vụ du lịch văn hóa và phục dựng mô hình làng nghề giấy Dó, phường ưởi ; chỉ đạo phường Tứ Liên hoàn thiện hồ sơ công nhận làng nghề Quất cảnh, phường Phú Thượng hiện đã được công nhận làng nghề xôi Phú Thượng.

Vấn đề ASXH trên địa quận được các cấp lãnh đạo hết sức quan tâm. Quận được đánh giá là một trong những địa phương làm tốt công tác trợ giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo. Quận đã điều tra, rà soát hoàn cảnh, nguyên nhân nghèo của từng hộ gia đình để có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, nhằm giúp các hộ thoát nghèo bền vững, không để tái nghèo. Trong 2 năm (2016, 2017), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của các doanh nghiệp và nỗ lực của các gia đình, đã giúp 21 hộ nghèo và 32 hộ cận nghèo thoát nghèo.

Năm 2018, U ND quận chỉ đạo phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo- không để ai bị bỏ lại phía sau đến năm 2020. Tính đến đầu năm 2018, trên địa bàn quận còn 23 hộ nghèo, 31 hộ cận nghèo. Nguyên nhân chủ yếu do các hộ không có người trong độ tuổi lao động, có người mắc bệnh hiểm nghèo, hộ đơn thân nuôi con nhỏ… Với mục tiêu không còn hộ nghèo

theo chuẩn mới vào năm 2018 và không để các hộ tái nghèo, quận đã cùng với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tổ chức hỗ trợ xây sửa nhà, tặng các vật dụng thiết yếu, trợ cấp vốn và trợ cấp thường xuyên cho các hộ nghèo trên địa bàn. Các tổ chức chính trị, đoàn thể, các phường cũng huy động và sử dụng đảm bảo, hiệu quả Quỹ vì người nghèo. Nhờ đó, tính đến thời điểm hiện nay, 100% hộ đã thoát nghèo theo chuẩn của thành phố giai đoạn 2016-2020. Tây Hồ là quận thứ hai của thành phố không còn hộ nghèo.

Về công tác đền ơn đáp nghĩa, Quận tổ chức tiếp nhận và tặng 7.967 suất quà của Chủ tịch nước, Thành phố, quận, phường và các đơn vị đến người có công và thân nhân người có công. Vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa toàn quận được trên 750 triệu đồng, đạt 152,6% so với chỉ tiêu thành phố giao. Hỗ trợ kinh phí xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công cho 8 hộ gia đình, đạt 160% chỉ tiêu. Tổ chức khám, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 1.225 đối tượng người có công và thân nhân liệt sĩ... Tổ chức Hội nghị gặp Lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày nhân kỷ niệm 73 năm ngày Quốc khánh, trao 169 suất quà trị giá 191 triệu đồng. Thẩm định, giải quyết 951 hồ sơ lĩnh vực người có công, bảo trợ xã hội, lao động việc làm ... đảm bảo đúng quy trình, thời hạn.

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên quận duy trì các lớp nghề, với tổng số 256 học viên đạt 85,4% chỉ tiêu; phối hợp với Trường Trung cấp nghề Bộ quốc phòng đào tạo lái xe ô tô cho 120 bộ đội xuất ngũ; phối hợp đào tạo nghề cho lao động đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, Đài Loan. Giải quyết và tham gia hỗ trợ việc làm cho 5.239 lao động. Cho vay từ quỹ giải quyết việc làm với số tiền 37,4 tỷ đồng, thu hút 804 lượt lao động tham gia.

Theo báo cáo, ước 9 tháng đầu năm 2018, số thu BHXH, BHYT, BHXH tự nguyện đạt trên 540,5 tỷ đồng. Tỷ lệ bao phủ HYT toàn dân đạt

98,02%, khai thác được 336 đơn vị với tổng số 545 lao động tham gia BHXH bắt buộc. Thực hiện tốt công tác thanh toán ốm đau, thai sản, công tác chi trả lương hưu, trợ cấp cho đối tượng cán bộ hưu trí trên địa bàn.

2.6. Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan ảo hiểm hội quận T y Hồ Chức năng

Cơ quan HXH quận có chức năng tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội và quản lý tài chính bảo hiểm xã hội trên địa bàn quận; Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc ảo hiểm xã hội Thành phố và chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn của U ND quận.

Nhiệm vụ

Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Giám đốc ảo hiểm xã hội thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện;

Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia bảo hiểm xã hội; đôn đốc, theo dõi việc thu nộp bảo hiểm xã hội của các đơn vị trên địa bàn quận hoặc trực tiếp thu bảo hiểm xã hội theo phân cấp của ảo hiểm xã hội Việt Nam và ảo hiểm xã hội thành phố;

Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội do ảo hiểm xã hội thành phố chuyển đến theo phân cấp.

Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả;

Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với ảo hiểm xã hội tỉnh xem xét, giải quyết;

Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả bảo hiểm xã hội ở xã, phường, thị trấn;

Quản lý các loại đối tượng khám chữa bệnh bắt buộc và tự nguyện theo quy định của ảo hiểm xã hội thành phố trên địa bàn phụ trách;

Hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện các thủ tục phục vụ cho việc khai thác phát hành hoặc gia hạn thẻ khám chữa bệnh theo phân cấp của BHXH thành phố;

Thực hiện công tác giám định chi phí khám chữa bệnh của người có sổ, thẻ bảo hiểm xã hội tại các cơ sở khám chữa bệnh;

Tiếp nhận và hướng dẫn người bệnh trong quá trình đến khám chữa bệnh, giải quyết những vướng mắc và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân có sổ, thẻ BHXH;

Thực hiện việc thông tin, tuyên truyền, giải thích chính sách, chế độ BHXH trên địa bàn;

Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH quận theo phân cấp của ảo hiểm xã hội Việt Nam và ảo hiểm xã hội thành phố.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 của luận án đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về HXH, HXH tự nguyện trong khu vực phi chính thức. Các khái niệm liên quan đến đề tài đã được thao tác hóa gồm: ASXH, HXH,

HXH tự nguyện, sự tham gia... Luận án đã lựa chọn các lý thuyết nền tảng của ngành xã hội học như lý thuyết sự lựa chọn duy lý, ý thuyết về sự tham gia, lý thuyết cấu trúc chức năng để luận giải vấn đề thực tiễn về sự tham gia

HXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức.

CHƯƠNG 3. NGƯỜI LAO ĐỘNG KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN‌


Sau 10 năm triển khai chính sách HXH tự nguyện (2008-2018), mặc dù số đối tượng tham gia năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng đến nay cả nước cũng mới chỉ có gần 200 nghìn người tham gia, kết quả này còn quá thấp so với tiềm năng và mục tiêu đề ra của Cơ quan HXH các cấp. Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu thực nghiệm, chúng tôi hướng đến mô tả hiện trạng tham gia HXH tự nguyện của người lao động trong khu vực phi chính thức, những đánh giá của người lao động về chế độ/chính sách HXH tự nguyện và mức độ hài lòng của các chủ thể thụ hưởng. Các phân tích ở chương 3 hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:

* Tỷ lệ người lao động khu vực phi chính thức tham gia HXH tự nguyện của cả nước và thành phố Hà Nội như thế nào

* Người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện ở quận Tây Hồ hiện nay ra sao?

* Người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện đánh giá thế nào về chế độ chính sách?

* Mức độ hài lòng của người lao động đã từng hưởng chế độ BHXH tự nguyện như thế nào?

* Nhận thức, nhu cầu và khả năng tham gia HXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức chưa tham gia ra sao

3.1. Khái quát hiện trạng người lao động khu vực phi ch nh thức tham gia Bảo hiểm hội tự nguyện

3.1.1. Hiện trạng người lao động khu vực phi chính thức tham gia ảo hiểm x hội tự nguyện ở thành phố Hà Nội

Số liệu thống kê đến 2018 cho thấy cả nước có khoảng 270.000 người tham gia BHXH tự nguyện trong tổng số khoảng 34 triệu người lao động, tỷ

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí