và tinh thần, còn các gia đình có mức sống tương đối khó khăn thì tập trung chi tiêu nhiều cho các nhu cầu cơ bản ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, những người có thu nhập cao thường có mong muốn tham gia BHXH tự nguyện ở mức cao để cuộc sống khi hết tuổi lao động có điều kiện tốt hơn.
Qua phân tích bảng crosstab, cho thấy trong 3 khoản chi tiêu nhiều nhất chỉ có 2 nhóm yếu tố chi phí cho học tập của con cái và chi phí cho chi phí vệ sinh, chất đốt có ý nghĩa về mặt thống kê với sig<0,05.
Xét tương quan nhóm tuổi với 2 khoản chi tiêu nhiều nhất, kết quả như
sau:
Bảng 3.4. Tương quan nhóm tuổi với chi phí cho học tập của con cái của người lao động tham gia BHXH tự nguyện
Nhóm tuổi | Sig. | ||
Dưới 35 tuổi | Từ 36-45 tuổi | Từ 46 tuổi trở lên | <0,05 |
Có | 18 | 65 | 18 |
48,2% | 70,7% | 46,2% | |
Không | 21 | 27 | 21 |
53,8 % | 29,3% | 53,8% |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lư Ng Phỏng Vấn Người Lao Động Tham Gia Và Không Tham Gia Bhxh Tự Nguyện Tại Quận T Y Hồ, Thành Phố Hà Nội
- Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Cơ Quan Ảo Hiểm Hội Quận T Y Hồ Chức Năng
- Số Lư Ng Lao Động Tham Gia Bhxh Tự Nguyện Ở Thành Phố Hà Nội Giai Đoạn 2008-2017
- Thời Gian Tham Gia Đóng Bhxh Tự Nguyện Của Người Lao Động
- Quá Tr Nh Tiếp Cận Ảo Hiểm Hội Tự Nguyện Và Đánh Giá Của Người Lao Động Về Chế Độ, Ch Nh Sách Ảo Hiểm Hội Tự Nguyện
- Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Người Lao Động Đ Từng Hưởng Các Chế Độ Ảo Hiểm X Hội Tự Nguyện
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Bảng số liệu trên cho thấy có sự tương quan giữa nhóm tuổi và chi phí cho học tập của con cái của người lao động tham gia BHXH tự nguyện với hệ số Sig.<0,05. Với độ tuổi dưới 35 tuổi có 48,2% người lao động chi phí cho học tập. Với độ tuổi từ 36-45 tuổi là 70,7% và từ 46 tuổi trở lên là 46,2%. Có thể thấy, với nhóm tuổi từ 36-45 dành chi phí cho học tập cao hơn các nhóm tuổi còn lại.
Bảng 3.5. Tương quan nhóm tuổi với chi phí vệ sinh, chất đốt của người lao động tham gia BHXH tự nguyện
Nhóm tuổi | Sig. | ||
Dưới 35 tuổi | Từ 36-45 tuổi | Từ 46 tuổi trở lên | <0,05 |
Có | 10 | 40 | 22 |
25,6% | 43,5% | 56,4% | |
Không | 29 | 52 | 17 |
74,4% | 56,5% | 43,6% |
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Bảng 3.5 cho thấy có sự tương quan giữa nhóm tuổi và chi phí vệ sinh, chất đốt của người lao động tham gia BHXH tự nguyện với hệ số Sig.<0,05. Với độ tuổi dưới 35 tuổi có 25,6% người lao động chi phí cho học tập. Với độ tuổi từ 36-45 tuổi là 43,5% và từ 46 tuổi trở lên là 56,4%. Có thể thấy, với nhóm tuổi từ 46 tuổi trở lên dành chi phí cho vệ sinh, chất đốt cao hơn các nhóm tuổi còn lại.
Kết quả phân tích định lượng cho thấy các biến số về chi tiêu cho “học hành “phí vệ sinh chất đốt được tỷ lệ cao lựa chọn cho thấy người lao động chi tiêu chủ yếu cho các nhu cầu cơ bản hàng ngày: ăn, mặc, ở. Những nhu cầu cao hơn như giải trí, du lịch không được ưu tiên lựa chọn.
Biểu 3.2. Nguồn t ch lũy của người lao động
50
48.8
45
41.1
40
36.9
35
33.5
30
25
20
15
10
7.6
6.5
7.1
5.2
5
2.4
2.3
0.5 0
1.1
1.2
0
NLĐ tham gia NLĐ chưa tham gia
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Kết quả nghiên cứu cho thấy số người lao động trong mẫu khảo sát không có tiền tiết kiệm chiếm tỷ lệ khá lớn, 48,8% đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện và 41,1% người lao động chưa tham gia. Người lao động có tiền tiết kiệm gửi ngân hàng có tỷ lệ tương đương nhau ở cả 2 nhóm tham gia và chưa tham gia, lần lượt là 33,5% và 36,9%. Đặc biệt, số liệu cũng phản ánh một lựa chọn khác của người lao động để được bảo đảm khi gặp rủi ro hoặc ổn định cuộc sống hưu trí hay coi như một biện pháp tiết kiệm tiền khi tham gia bảo hiểm nhân thọ (7,6% đối với người lao động tham
gia BHXH tự nguyện và 6,5% người lao động chưa tham gia). Như vậy, có một bộ phận người lao động vừa tham gia BHXH tự nguyện và vừa tham gia bảo hiểm nhân thọ. Điều này cho thấy khả năng tài chính của người lao động.
Đối với các hình thức lưu giữ tiền khác có tỷ lệ không đáng kể. Ở nhóm người lao động tham gia BHXH tự nguyện, 2,3% người lao động đầu tư bất động sản, 1,1% chơi phường/ hụi và 0,5% đầu tư cổ phiếu. Ở nhóm người lao động chưa tham gia, tỷ lệ này lần lượt là 1,2% và 2,4%, không có người nào đầu tư cổ phiếu.
Ngoài ra, số liệu cũng cho thấy một bộ phận người lao động di cư (dài hạn và tạm thời) không có tiền tiết kiệm bởi phải dành dụm gửi tiền về cho gia đình, 5,2% ở nhóm người lao động tham gia và 7,1% ở nhóm người lao động chưa tham gia. Theo nhiều nghiên cứu, nhóm người lao động di cư đa phần nằm bên ngoài hệ thống ASXH và chủ yếu dựa vào bạn bè, người thân trong những trường hợp rủi ro, không có sự hỗ trợ từ hệ thống ASXH chính thức. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Bình (2014:32), xét về thu nhập hoặc chi tiêu, người nhập cư thường không thuộc diện nghèo. Tuy nhiên, khi nhìn dưới góc độ đa chiều, tình trạng khó khăn của người nhập cư trở nên trầm trọng hơn (nhất là đối với lao động tự do, công nhân), được thể hiện ở 5 chiều thiếu hụt chính: chi phí cuộc sống cao, việc làm bấp bênh, thiếu hòa nhập xã hội, hạn chế tiếp cận dịch vụ công (y tế, giáo dục), môi trường sống kém tiện nghi và thiếu an toàn. Trong môi trường như vậy người lao động khó có điều kiện để nâng cao vốn xã hội và tham gia vào mạng lưới ASXH.
Điều kiện sinh hoạt
Có thể quan sát thấy một số những biểu hiện của mức ổn định kinh tế như vật dụng gia đình, các khoản tiền gửi tiết kiệm, các khoản đầu tư... của người lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người lao động có vật dụng đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt.
Biểu 3.3. Vật dụng sinh hoạt trong các hộ gia đ nh
100
92.9
95.2
91.2
90
87.5
80
92.3
80.4
77.6
75.3
81
74.7
70
58.2
60
53
50
40
30
15.3
20
14.9
10
0
Tivi màu Xe máy
Ô tô Máy giặt Điện thoại Điều hòa
DĐ nhiệt độ
Máy vi
tính
NLĐ tham gia BHXH tự nguyện
NLĐ chưa tham gia
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Kết quả được trình bày ở biểu 3.3 cho thấy những cải thiện đáng kể về sở hữu vật dụng sinh hoạt hàng ngày của người lao động. Tỷ lệ có Tivi màu ở nhóm tham gia và chưa tham gia tương đương nhau với 92,9% và 92,3%. Máy giặt và điều hòa nhiệt độ ngày càng trở nên phổ biến trong các gia đình và nhờ đó chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ lần lượt là 75,3% và 74,7% ở nhóm người lao động tham gia BHXH tự nguyện; 80,4% và 81% ở nhóm chưa tham gia.
Một chỉ báo khác đó là nhà ở. Đối với nhiều người Việt Nam, nhà ở là một giá trị cốt lõi với quan niệm “an cư lạc nghiệp , ngôi nhà là niềm mơ ước, phấn đấu cả đời người. Do đó, nếu chưa có nhà ở ổn định thì người lao
động phải dành dụm, tiết kiệm để mua nhà. Với những người đã có nhà ở rồi thì lại nảy sinh nhu cầu cao hơn, không chỉ cần nhà kiên cố, khang trang mà xu hướng nhà ở theo phong cách hiện đại cũng đang là mối quan tâm của rất nhiều người. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cùng với yếu tố thu nhập, nhà ở cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Trong số người lao động chưa tham gia HXH tự nguyện có nhà kiên cố từ 2 tầng trở lên, những người dự định sẽ tham gia chiếm tỷ lệ 45,9% trong khi tỷ lệ này ở những người ở nhà cấp 4 là 36,3%. Đối với người lao động có tiền tích lũy, gửi tiết kiệm ở ngân hàng có dự định tham gia BHXH tự nguyện cao hơn so với người lao động không có khoản tiền tiết kiệm nào, tỷ lệ lần lượt là 56,5% và 42%.
Qua nghiên cứu cho thấy có 2 quan điểm trái ngược nhau về điều kiện kinh tế của người lao động khu vực phi chính thức. Một quan điểm mô tả khu vực phi chính thức như một khu vực năng động, nơi mà các doanh nhân quy mô nhỏ thể hiện bản lĩnh tinh thần tư bản chủ nghĩa (De Soto, 1986, dẫn theo Javier Herrera, Nancy Hidalgo (2013:409). Thu nhập của các doanh nhân phi chính thức ngay cả khi tính trung bình là tương đối thấp, cũng phân bố không đều và có một phân khúc khá gần nếu không nói là cao hơn những người lao động hưởng lương trong khu vực chính thức. Tuy nhiên, đa số các tác giả khác lại cho rằng thu nhập của người lao động khu vực phi chính thức không ổn định và ở mức thấp. Theo tác giả Thái Dương (2017), nước ta hiện có tỷ lệ lớn lao động có việc làm không ổn định, có tới 95,7% người làm việc khu vực phi chính thức không có hợp đồng lao động; chủ yếu là lao động thủ công với năng suất lao động thấp, việc làm bấp bênh, thu nhập không ổn định; chịu nhiều rủi ro như tai nạn lao động, bệnh tật, không có lương hưu ổn định cuộc sống khi về già. Tác giả Javier Herrera, Nancy Hidalgo (2013) cũng nhận định “Khu vực kinh tế phi chính thức thường được coi là một khu vực vật lộn để sinh tồn, một nơi trú ẩn trong thời gian khủng hoảng và bước đệm chờ tìm việc trong khu
vực chính thức . (trích lại từ Javier Herrera, Nancy Hidalgo (2013:409).
Tại địa bàn nghiên cứu, người lao động khu vực phi chính thức phần lớn là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương nhưng cũng có một bộ phận có nhu nhập khá giả và có tài sản. Nhiều hộ kinh doanh nhỏ ở các phường thuộc quận có thu nhập vài trăm ngàn đến hàng triệu đồng/ 1 ngày, cao hơn tầng lớp công chức, viên chức bậc trung. Những người hoạt động grap car cũng có thu nhập tương đối cao. Khá đông hộ bán xôi ở phường Phú Thượng có hàng trăm khách hàng mỗi ngày, doanh thu vài triệu đồng, trong khi chi phí bỏ ra thấp. Dữ liệu về nhà ở kiên cố, ô tô, tài sản đắt tiền, tiện nghi sinh hoạt, nguồn tích lũy, việc tham gia đồng thời BHXH tự nguyện và bảo hiểm nhân thọ...cho thấy một bộ phận lớn người lao động phi chính thức trên địa bàn quận không phải thuộc nhóm kinh tế khó khăn. Vì thế, BHXH nên tập trung mở rộng vào nhóm khách hàng có nguồn thu nhập khá này, bên cạnh quan tâm đến nhóm yếu thế: nghèo, cận nghèo... được trợ giá. Với nhóm khách hàng như thế thì cần có gói lợi ích phù hợp để thu hút họ tham gia BHXH tự nguyện.
3.3. Mục đ ch, đối tư ng và phương thức tham gia ảo hiểm hội tự nguyện của người lao động
3.3.1. Mục đích tham gia ảo hiểm x hội tự nguyện của người lao động
Thời gian qua, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện nhằm thực hiện tốt hơn chính sách ASXH, tạo sự bình đẳng hơn cho mọi người lao động. Chính sách BHXH tự nguyện ra đời đáp ứng nhu cầu cơ bản của người lao động, với hình thức linh hoạt có thể chuyển từ BHXH bắt buộc sang hình thức BHXH tự nguyện và ngược lại. Người lao động có thể tiếp nối thời gian đóng HXH bắt buộc sang đóng BHXH tự nguyện mà không bị gián đoạn hoặc hưởng chế độ một lần.
Hình thức tham gia trực tiếp vào chính sách được đo lường bằng mục đích tham gia, số lượng người lao động, thời gian tham gia, phương thức, mức đóng.
BHXH tự nguyện được xây dựng trên cơ sở tự nguyện từ phía người lao động. Vì vậy, người lao động tham gia BHXH trên cơ sở suy nghĩ về tính lợi ích đạt được khi tham gia. Kết quả khảo sát cho thấy mục đích tham gia BHXH tự nguyện của người lao động phần lớn là để có lương hưu khi hết tuổi lao động (84,1%), phòng ngừa biến cố, rủi ro (35,3%).
“Tôi tham gia BHXH tự nguyện từ năm 2015, là đối tượng tham gia mới không phải chuyển từ BHXH bắt buộc sang. Tôi làm nghề lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên tham gia BHXH tự nguyện để gia đình, vợ con yên tâm. Ngoài ra, sau nà có lương hưu thì ít nhất cũng có tiền chi tiêu ăn uống hàng tháng” (Nam, 1979, Đại học, phường Xuân La, Tây Hồ)
“Chồng tôi là lao động tự do, làm nghề lái xe hay phải đi xa nên tôi động viên anh ấy tham gia BHXH tự nguyện (Nữ, 1982, THPT, ưởi, Tây Hồ, Hà Nội)
Như vậy, mục đích tham gia chủ yếu của người lao động là để về già có lương hưu (84,1%), phòng ngừa biến cố, rủi ro (35,3%), những yếu tố khác liên quan đến trách nhiệm xã hội, tính chia sẻ cộng đồng ít được đề cập đến. Chỉ có 18,8% cho rằng tham gia BHXH tự nguyện là vì chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Lý do được nhà nước hỗ trợ 1 phần mức đóng chiếm tỷ lệ nhỏ (9,4%) và thấy có nhiều người tham gia (5,3%). (Biểu 3.4)