Thời Gian Tham Gia Đóng Bhxh Tự Nguyện Của Người Lao Động

Biểu 3.4. Mục đ ch tham gia BHXH tự nguyện của Người lao động


Do được nhà nước hỗ trợ 1 phần mức đóng

9.4

Vì thấy có nhiều người tham gia

5.3

Phòng ngừa biến cố, rủi ro

35.3

Để tích lũy về già khi có lương hưu

84.1

Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

18.8

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Với những người ở độ tuổi trẻ, khi đang có sức khỏe và những dự định việc làm tương lai, họ ít khi nghĩ đến việc tham gia bảo hiểm cho tuổi già. Chỉ khi càng về già, sức khỏe suy giảm họ mới ý thức nhiều hơn đến thời gian nghỉ hưu, đến việc mưu sinh của bản thân khi hết tuổi lao động. Do vậy, tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện ở nhóm này cũng cao hơn.

Tôi tham gia BHXH tự nguyện là để về già có lương hưu. chứ không phải lúc nào cũng xin tiền của con cái được. Về hưu không có tiền để chủ động cuộc sống thì mệt mỏi lắm (Nam, 46 tuổi, PTTH, phường ưởi, Tây Hồ, Hà Nội).

Lập luận từ lý thuyết lựa chọn duy lý, các cá nhân có xu hướng lựa chọn, cân nhắc để quyết định sử dụng loại phương tiện tối ưu trong số những điều kiện hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm nguồn lực. Trong tình huống tài chính khó khăn, người lao động khó đưa ra quyết định và vì nhiều người - đặc biệt là thế hệ trẻ - thường sống cho hiện tại chứ chưa

nghĩ đến việc nghỉ hưu cách đó vài chục năm. Trong bối cảnh này, nhiều người đã chọn không đưa ra quyết định - đặc biệt là nếu không được khích lệ đúng đắn sẽ dẫn đến hiệu quả thấp.

Tìm hiểu về mục đích tham gia BHXH tự nguyện qua câu chuyện của chị Hoàng Thị T cho thấy những những suy nghĩ, băn khoăn của người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện

Trường hợp 1- Tham gia BHXH tự nguyện mới

Chị Hoàng Thị T, sinh năm 1983, trình độ học vấn Trung cấp. Hiện chị bán xôi ở Mỹ Đình với thu nhập khoảng 8 triệu/ 1 tháng. Trước đ , chồng chị đi làm công t , có tham gia BHXH bắt buộc nhưng sau khi nghỉ thì lấy chế độ 1 lần. Chị cho biết chồng làm công ty 5-6 năm, lấy chế độ 1 lần được vài triệu, tiêu rồi cũng hết. Hiện nay chồng chị làm tự do, chuyên chế tác sản phẩm nhẫn, đồ trang sức... Gia đình chị có 3 con, 2 con gái đầu sinh đôi hiện nay 11 tuổi, bé gái sau được gần 3 tuổi. Chi phí hiện nay của gia đình chủ yếu cho ăn uống và việc học tập của các con.

Chị T tham gia mới từ năm 2014. Chị nghĩ tham gia là để tích lũ đến tuổi già có lương hưu và để được hưởng chế độ thai sản. Chị có su nghĩ là mình không nuôi được bố mẹ mình, nên là về già phải có một khoản cho bản thân, không thể xin con cái được. Hiện nay, cả gia đình chị tham gia BHYT tự nguyện, còn BHXH tự nguyện thì chỉ mình chị tham gia. Chị T định tham gia đóng BHXH tự nguyện cho chồng nhưng chồng chị không“thiết tha”. Nhiều người khuyên chị tham gia bảo hiểm nhân thọ tốt hơn nhưng chị nhận thấy bảo hiểm nhân thọ không tốt hơn. Chị đi làm tự do, thu nhập bấp bênh nên mức đóng không cao, chị đóng 22% của 2 triệu, 6 tháng/ 1 lần tại UBND phường. Chị đánh giá mức đóng phù hợp, địa điểm đóng cũng hợp lý. Ngoài ra, chị cũng mua bảo hiểm của Manulife cũng từ năm 2014 cho bé lớn từ lớp 1 đến năm 18 tuổi, m i năm đóng 10 triệu.

Chị đi làm hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện có lấy thêm 2-3 tờ khai về

bảo các em tham gia nhưng họ không đóng, vì không có ai thu ết phục. Ngay sau đấy thì 2 vợ chồng em dâu chị đi mua bảo hiểm Manulife. Chị cho biết chỉ rủ tham gia chứ không đủ hiểu biết để thuyết phục. Theo chị, nếu có người hiểu biết, có hội nghị tư vấn như bảo hiểm nhân thọ thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Chị đề nghị nhà nước áp dụng thêm chế độ thai sản, chế độ ốm đau vì rất cần thiết cho phụ nữ trong độ tuổi lao động.

Qua câu chuyện trên cho chúng ta một số nhận xét đáng lưu ý liên quan đến việc phát triển đối tượng BHXH tự nguyện.

Trước hết, trường hợp chị T cho thấy chị có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện cũng như có nhu cầu được truyền thông, tư vấn về BHXH tự nguyện. Mục đích tham gia BHXH tự nguyện của chị T là để về già được hưởng chế độ hưu trí.

Thứ hai, chị T rất quan tâm đến việc bổ sung thêm chế độ hưởng, đặc biệt là chế độ ốm đau, chế độ thai sản. Đây cũng là mối quan tâm chung của các lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Thứ ba, có điểm đáng lưu ý từ câu chuyện của chị T, đó là công tác truyền thông về BHXH tự nguyện còn nhiều hạn chế. Không chỉ một bộ phận lớn người dân không biết về chế độ chính sách, đối với chị T là người đã tham gia BHXH tự nguyện nhưng cũng chưa hiểu đầy đủ về chính sách BHXH tự nguyện để vận động người thân tham gia. Chị T không tìm hiểu sâu về các chế độ chính sách, chỉ quan tâm đến mức đóng, mức hưởng và thời gian tham gia.

Như vậy, có thể thấy người lao động có ít thời gian và điều kiện để tiếp cận văn bản pháp luật. Trong khi đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH tự nguyện hiện nay chưa được chú trọng đúng mức nên không thu hút được đối tượng tham gia. Bên cạnh đó, người lao động đã tham gia chủ yếu chỉ tìm hiểu mức đóng, mức hưởng chính sách và thời gian tham gia, do đó vai trò tuyên truyền chính sách của người lao động còn bị động và khá mờ nhạt,

3.3.2. Đối tượng và thời gian tham gia

Kết quả khảo sát cho thấy người lao động tham gia BHXH tự nguyện có 2 nhóm:

Nhóm 1: Nhóm những người đã từng tham gia BHXH bắt buộc, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện, duy trì thời gian đóng để được nhận lương hưu khi hết tuổi lao động. Phần lớn người lao động tham gia BHXH tự nguyện hiện nay thuộc nhóm này.

Nhóm 2: Nhóm người lao động tham gia BHXH tự nguyện mới. Các thông tin về BHXH tự nguyện của nhóm này chủ yếu đến từ người thân, bạn bè đang tham gia HXH tự nguyện.

Tại địa bàn khảo sát, có tới 65,9% chuyển từ BHXH bắt buộc sang, số tham gia mới chỉ chiếm 34,1%. Phải chăng trong những năm gần đây, sự biến động của thị trường lao động làm nhiều người phải chuyển từ khu vực chính thức sang khu vực kinh tế phi chính thức, đặc biệt những năm 2008-2012 bất ổn kinh tế vĩ mô làm biến đổi khả năng kinh tế của người lao động. Nhiều lao động khu vực kinh tế chính thức tham gia BHXH bắt buộc chuyển sang khu vực phi chính thức và tham gia BHXH tự nguyện.

“Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là những người đã đóng BHXH bắt buộc rồi, khi nghỉ làm thì họ biết và đóng tiếp BHXH tự nguyện; hoặc là những người đi làm ngoài không được đóng BHXH thì họ tham gia BHXH tự nguyện. Những người lao động tự do tham gia mới không nhiều”. (Nữ, cán bộ LĐT XH phường Phú Thượng, quận Tây Hồ)

Với người lao động tham gia BHXH tự nguyện, thời gian chủ yếu là dưới 3 năm (38,2%), thấp nhất là tỷ lệ tham gia dưới từ 3-<5 năm với 24,7%%. Đối với hình thức tham gia mới, thời gian tham gia đóng HXH tự nguyện không có sự chênh lệch đáng kể. Người lao động tham gia < 3 năm là 37,9%, từ 3- <5 năm là 27,6%. Thời gian tham gia từ 5 năm trở lên chiếm tỷ lệ 34,5%.

Ở hình thức tham gia chuyển từ BHXH bắt buộc sang, thời gian tham gia dưới 3 năm và từ 5 năm trở lên chiếm tỷ lệ tương đương với 38,4%. Như vậy, kết quả cho thấy xu hướng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động có tăng nhưng không đáng kể, chủ yếu là tham gia từ dưới 3 năm và tuổi càng cao thì phần lớn chuyển từ BHXH bắt buộc sang và ngược lại, tuổi càng ít thì tỉ lệ mới tham gia BHXH lần đầu đầu cao.

Bảng 3.6. Thời gian tham gia đóng BHXH tự nguyện của người lao động


Hình thức tham gia

Thời gian tham gia

< 3 năm

Từ 3- < 5

năm

Từ 5 năm

trở lên

Tham gia mới

22

16

20

37,9%

27,6%

34,5%

Chuyển từ BHXH bắt

buộc sang

43

26

43

38,4%

23,2%

38,4%

Chung

65

42

63

38,2%

24,7%

37,1%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức Nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội - 14

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Trong khuôn khổ của Luận án, dựa trên cách xác định việc làm của người lao động tác giả phân loại thành các nhóm việc làm như sau: Nhóm 1. người lao động kinh doanh/ buôn bán; Nhóm 2. người lao động tự do; Nhóm

3. người lao động đang tìm việc/ nội trợ.

Nhìn chung, tỷ lệ tham gia đóng HXH tự nguyện ở các nhóm việc làm tập trung cao ở mốc thời gian dưới 3 năm. Đối với nhóm kinh doanh/ buôn bán là 38,7% có thời gian tham gia từ 3- dưới 5 năm; nhóm nghề tự do là 40,6% dưới 3 năm. Duy nhất nhóm đang tìm việc và nội trợ có tỷ lệ 57,1% tham gia từ 5 năm trở lên.

Nếu xét riêng ở từng nhóm việc làm, có thể thấy đối với nhóm kinh

doanh/ buôn bán sự chênh lệch về tỷ lệ tham gia của nhóm với thời gian tham gia là không đáng kể (23,1% dưới 3 năm và 32,2% từ 5 năm trở lên), tỷ lệ tham gia cao nhất là 38,7% từ 3- < 5 năm. Nhóm lao động làm nghề tự do, chủ yếu là người lao động tham gia từ dưới 3 năm (40,6%), tiếp đến là từ 5 năm trở lên 35,9% và 23,5% từ 3-dưới 5 năm. Đối với nhóm đang tìm việc/ nội trợ, thời gian đóng HXH tự nguyện cũng tập trung cao nhất ở mốc thời gian từ 5 năm trở lên (57,1%), tiếp đến là dưới 3 năm (28,6%), 14,3% tham gia từ 3- < 5 năm. Hệ số Cramer’s V=0,228 cho thấy mối liên hệ giữa việc làm và thời gian tham gia đóng HXH tự nguyện, ngoài ra với sig= 0,007 cho thấy có ý nghĩa về mặt thống kê.

Bảng 3.7. Tương quan việc làm và thời gian tham gia đóng BHXH tự nguyện

Việc làm

Thời gian tham gia

Dưới 3 năm

Từ 3- < 5

năm

Từ 5 năm trở

lên

Kinh doanh/ buôn bán

18

24

20

23,1%

38,7%

32,2%

Làm tại các công ty tư nhân

17

1

12

56,7%

3,3%

40%

Nghề tự do

26

15

23

40,6%

23,5%

35,9%

Đang tìm việc/ nội trợ

4

2

8

28,6%

14,3%

57,1%

Hệ số Cramer’s V= 0,228

Sig= 0,007

N=170


(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Người lao động tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là những người kinh doanh buôn bán, làm nghề tự do. Thời gian tham gia của họ chưa l u, chủ yếu là từ 3- 5 năm trở lại đ . Số lượng người tham gia mới tăng không đáng kể do nhiều nguyên nhân. (Nữ, cán bộ BHXH quận Tây Hồ, Hà Nội).

Vì mối liên hệ giữa hai biến việc làm và thời gian tham gia đóng BHXH tự nguyện có mối liên hệ yếu cho thấy có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến thời gian tham gia đóng HXH của người lao động.

Như vậy, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là những người lao động khu vực phi chính thức và một bộ phận nhỏ làm việc trong khu vực chính thức. Thời gian tham gia không dài do chính sách BHXH tự nguyện mới được thực thi năm 2008, trong khi hoạt động truyền thông về BHXH tự nguyện còn hạn chế dẫn đến người lao động gặp khó khăn trong việc tiếp cận BHXH tự nguyện.

3.3.3. Địa điểm, phương thức và mức đóng ảo hiểm x hội tự nguyện

Với chức năng tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội và quản lý tài chính bảo hiểm xã hội trên địa bàn quận, Cơ quan HXH quận Tây Hồ là đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách BHXH tự nguyện đến người lao động trên địa bàn quận. Để tham gia BHXH tự nguyện, người lao động có thể đóng trực tiếp cho BHXH quận hoặc đóng tại các đại lý thu tại phường.

Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho HXH cấp quận, người lao động nộp hồ sơ theo quy định và nộp tiền đóng cho bộ phận kế hoạch tài chính. Cơ quan HXH quận có trách nhiệm hướng dẫn người tham gia

HXH tự nguyện lập hồ sơ, viết giấy hẹn, chuyển hồ sơ cho bộ phận Thu, hướng dẫn người tham gia nộp tiền cho bộ phận kế hoạch tài chính; Kiểm tra hồ sơ, cho mã số, nhập vào chương trình quản lý thu, ký duyệt vào danh sách người tham gia HXH tự nguyện sau đó chuyển hồ sơ cho bộ phận KHTC để thu tiền. ộ phận KHTC đối chiếu hồ sơ, thu tiền đóng, cấp phiếu thu cho người tham gia; chuyển hồ sơ cho bộ phận Cấp sổ thẻ. ộ phận Cấp sổ, thẻ: kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, in sổ HXH theo quy định; chuyển kết quả giải quyết cho bộ phận một cửa.

Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho đại lý thu. người lao động nộp hồ sơ theo quy định, đại lý thu có trách nhiệm hướng dẫn người tham gia HXH tự nguyện kê khai, lập danh sách người tham gia HXH tự nguyện, thu tiền đóng HXH của người tham gia, cấp biên lai thu tiền cho người tham gia theo Mẫu quy định. Sau đó, nộp hồ sơ, số tiền đã thu HXH kèm biên lai cho cơ quan HXH trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thu tiền của người tham gia. Cơ quan HXH có nhiệm vụ nhận hồ sơ, đối chiếu hồ sơ, thu tiền từ đại lý và in số theo quy định.

Như vậy, có nhiều địa điểm đóng, tiếp nhận hồ sơ HXH tự nguyện. Do đó, địa điểm đóng được người lao động đánh giá là thuận tiện. Họ có thể lựa chọn địa điểm phù hợp để đóng tiền, chẳng hạn: cơ quan HXH quận, UBND phường (đại lý thu của phường, đại lý thu của Hội phụ nữ) và đại lý thu tại bưu điện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người lao động chủ yếu đóng HXH tự nguyện ở U ND phường (59,4%) và 22,9% đóng tại cơ quan HXH quận, 14,7% tại ưu điện và 2,9% tại Hội phụ nữ phường. Có thể nói, việc thực hiện thu BHXH tự nguyện qua hệ thống ở xã/phường tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan HXH có nhiều kênh khai thác, phát triển số người tham gia BHXH tự nguyện. Nhân viên đại lý thu là cán bộ địa phương nên dễ dàng trong việc nắm bắt tình hình và tiếp cận với người lao động.

Liên quan đến quy trình tham gia BHXH tự nguyện, phương thức đóng là yếu tố được người lao động rất quan tâm. Hiện nay, phương thức đóng BHXH tự nguyện được thiết kế đa dạng, tùy theo điều kiện cá nhân để lựa chọn phương thức đóng phù hợp. Có 37,1% đối tượng đang tham gia HXH tự nguyện lựa chọn phương thức đóng 3 tháng một lần, 31,2% lựa chọn đóng 6 tháng một lần, phương thức đóng hàng tháng chiếm tỷ lệ 21,2%; đóng 12 tháng một lần 8,8%. Số lượng đóng một lần cho nhiều năm và đóng một lần cho những năm còn thiếu chiếm tỷ lệ không đáng kể, lần lượt là 0,6% và 1,2%. Có thể thấy, việc quy định phương thức đóng linh hoạt là phù hợp với

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023