Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của Người Lao Động Đ Từng Hưởng Các Chế Độ Ảo Hiểm X Hội Tự Nguyện

Tìm hiểu rõ hơn về kỳ vọng của người tham gia về việc bổ sung các chế độ vào chính sách BHXH tự nguyện, kết quả thu được như sau: có tới 77,6% người trả lời đề nghị bổ sung chế độ thai sản, tiếp đến là chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (70%), chế độ ốm đau (68,2%), chế độ trợ cấp thất nghiệp (61,2%). (Biểu 3.5).

Biểu 3.5. Đề nghị điều ch nh, bổ sung chế độ BHXH tự nguyện


77.6

80

70

68.2

61.2

70


60


50


40


30


20


10


0

Chế độ thai sản Chế độ ốm đau Chế độ trợ cấp Chế độ tai nạn

thất nghiệp lao động và bệnh nghề

nghiệp

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Có rất nhiều ý kiến xoay quanh yếu tố quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện.

“Về đối tượng tham gia, mức đóng, phương thức đóng, hồ sơ... phù hợp, duy chỉ có những quyền lợi người lao động được hưởng là chưa phù hợp, nên bổ sung quyền lợi về thai sản cho phụ nữ khi sinh. Tôi kỳ vọng nhà nước bổ sung chế độ thai sản. Tuy nhiên, với mức hưởng khác nhau thì mức đóng cũng phải khác nhau giữa phụ nữ và nam giới, nam giới sẽ không phải đóng chế độ thai sản”. (Nữ, 1986, Đại học, kinh doanh thuốc tây, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ)

“Nhà nước nên nghiên cứu bổ sung chính sách thai sản, ít nhất phải có chế

độ thai sản thì người ta mới tham gia. Không cần nhiều nhưng có một khoản coi như không phải là ăn bám, như thế mới khuyến khích được phụ nữ đang trong độ tuổi lao động. (Nữ, đại học, cán bộ LĐT XH phường Phú Thượng).

72.4

72.4

64.2

65.5

55.3

Chế độ thai sản Chế độ ốm đau Chế độ trợ cấp Chế độ tai nạn

thất nghiệp lao động và bệnh nghề

nghiệp


Nam Nữ

Biểu 3.6 Giới tính và sự cần thiết bổ sung thêm chế độ cho người lao động



90


81.6

80

70.4


70


60.6

60


50

40

30

20

10

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức Nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội - 16


(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Khi xét tương quan giới tính với việc đề xuất bổ sung các chế độ hưởng cho người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện, kết quả nghiên cứu cho thấy nữ giới có tỷ lệ đề xuất cao hơn nam giới ở cả 4 chế độ, đặc biệt là chế độ thai sản (81,6% so với 70,4%). Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đứng thứ hai (65,5% và 72,4%).

Tôi thấy nên bổ sung chế độ thai sản và chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Vì người lao động như chúng tôi làm việc ở điều kiện không được đảm bảo, thiếu ổn định lại không có hợp đồng lao động. Chẳng may bị tai nạn trong khi làm việc mà có sự h trợ từ chính sách BHXH tự nguyện thì đỡ hơn rất nhiều . (Nam, 1972, Đại học, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ).

Theo tôi nên bổ sung chế độ thai sản. Nếu BHXH tự nguyện có chế độ này sẽ thu hút được nhiều chị em tham gia, bởi chế độ thai sản vừa là động viên về mặt tài chính nhưng cũng là động viên tinh thần cho chị em. Phụ nữ

sau sinh có một khoản h trợ của nhà nước cho bà mẹ và trẻ em thì cuộc sống sẽ đỡ vất vả hơn, đỡ căng thẳng hơn rất nhiều. (Nữ, 1990, Đại học, phường

ưởi, Tây Hồ)

Như vậy, mặc dù không phải thực sự là một điều kiện then chốt nhưng các chế độ hưởng vẫn là một trong những yếu tố quan trọng được cân nhắc trước khi người lao động tham gia BHXH tự nguyện.

Chế độ ốm đau có tỷ lệ lựa chọn không cao (60,6% nam và 72,4% nữ). Chế độ “trợ cấp thất nghiệp có tỷ lệ lựa chọn thấp nhất ở cả nam và nữ (55,3% và 64,2%). Chế độ trợ cấp thất nghiệp được số ít người lao động lựa chọn bởi tính đặc thù của việc làm khu vực phi chính thức. Việc xác định “thất nghiệp rất khó trong trường hợp của người lao động thuộc khu vực này. Bởi đối với trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc, một trong những điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp là người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Do đó, đối với người lao động khu vực phi chính thức làm việc tự do không có hợp đồng lao động thì việc xác định “thất nghiệp hay không là không thể thực hiện.

Biểu 3.7. Tr nh độ học vấn và sự cần thiết bổ sung thêm chế độ cho người lao động

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

80 82.5

80

71.4

70.9

62.2

67.2

70

73.7

70.9

57.1

67.5

73.7

57.1

50

50.8

Chế độ thai sản

Chế độ ốm đau

Chế độ trợ cấp Chế độ tai nạn lao thất nghiệp động và bệnh

nghề nghiệp

Dưới THCS PTTH Trung cấp/ CĐ ĐH/ Trên ĐH

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Biểu trên cho thấy những nhận định cần thiết bổ sung thêm chế độ tập trung cao nhất ở nhóm người lao động có trình độ ĐH/trên ĐH. 82,8% người lao động ở nhóm này mong muốn bổ sung thêm chế độ thai sản, 80% bổ sung chế độ ốm đau, 70% chế độ trợ cấp thất nghiệp và 67,5% chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Người lao động có trình độ học vấn thấp hơn (PTTH và THCS) có tỷ lệ lựa chọn tương đương nhau ở các chế độ.

Về độ tuổi, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy người lao động trong độ tuổi dưới 35 có nhu cầu cao đối với chế độ thai sản, chế độ ốm đau, chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tỷ lệ lần lượt là 83,5%, 77,6% và 74,6%. Nhóm 36-45 tuổi quan tâm đều đến 4 chế độ nói trên, mức dao động từ 66,1% đến 78,7%, trong khi nhóm từ 46 tuổi trở lên có nhu cầu bổ sung thêm các chế độ thấp nhất, đặc biệt là chế độ thai sản (38,7%)

Như vậy, mặc dù có những nhận thức và nhu cầu khác nhau giữa các nhóm tuổi nhưng những người tham gia BHXH tự nguyện đều rất quan tâm đến việc bổ sung các chế độ hưởng cho người tham gia BHXH tự nguyện, đặc biệt là chế độ thai sản cho lao động nữ.

Tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2017) cho rằng số người tham gia BHXH tự nguyện ở nước ta chưa nhiều, tham gia với thời gian ngắn- chủ yếu đóng cho đủ số năm theo quy định để hưởng lương hưu. Do đó không có cơ sở để hình thành và bảo tồn các quỹ ngắn hạn. Vì vậy, việc đề xuất áp dụng chế độ ốm đau, thai sản trong chính sách BHXH tự nguyện là không có tính khả thi. Hơn nữa, những người tham gia BHXH tự nguyện hầu hết là những người có việc làm bấp bênh, không ổn định, không có quan hệ lao động hoặc có thu nhập thấp, vì vậy người lao động có tâm lý dè dặt khi tham gia BHXH tự nguyện. Nếu thiết kế đầy đủ các chế độ như HXH bắt buộc thì mức đóng sẽ cao, hoặc nhiều người có tâm lý không muốn tham gia một vài chế độ, chẳng hạn nam giới hoặc những người qua tuổi sinh nở sẽ không muốn tham gia chế độ thai sản. Bên cạnh đó, chế độ ốm đau, tai nạn lao động và bệnh

nghề nghiệp khó có điều kiện để xét hưởng. Do đó, trong điều kiện hiện nay BHXH tự nguyện chỉ thực hiện hai chế độ là hưu trí và tử tuất. Vấn đề nêu trên đặt ra những thách thức nhất định trong việc triển khai BHXH tự nguyện đến người lao động.

Để tìm hiểu sâu hơn về khả năng cũng như mức độ đồng thuận của người lao động về việc tăng mức đóng tương ứng với việc bổ sung chế độ hưởng, kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 67,1% người trả lời đồng ý với phương án nâng mức đóng tương ứng với quyền lợi.

Một trong những tác giả nổi bật trong dòng lý thuyết sự lựa chọn hợp lý là Geogre Simmel. Luận điểm chính của tác giả trong lý thuyết hành động duy lý là nguyên tắc “cùng có lợi của mối tương tác xã hội giữa các cá nhân. Ông cho rằng mỗi cá nhân phải cân nhắc, toan tính thiệt hơn để theo đuổi mục đích cá nhân và thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Simel cho rằng mọi mối tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế cho- nhận, tức là trao đổi những thứ ngang giá nhau. Như vậy, xã hội được hiểu là mạng lưới các quan hệ trao đổi giữa các cá nhân (Nguyễn Hoài Sơn, 2016). Nguyên tắc “cùng có lợi và “trao đổi ngang giá có thể giải thích nhiều quyết định lựa chọn trong hoạt động tham gia BHXH tự nguyện. Chẳng hạn, người lao động chấp nhận nâng mức đóng tương ứng để được nhận thêm các chế độ bảo hiểm. Nguyên tắc này cũng có thể giải thích cho việc khi đủ khả năng và điều kiện về kinh tế, người lao động tham gia BHXH tự nguyện với mức đóng cao với hy vọng sau này được hưởng lương hưu cao và chế độ hưởng phù hợp. “Cùng có lợi và “trao đổi ngang giá đôi khi phụ thuộc vào nhu cầu, kỳ vọng của chủ thể đưa ra lựa chọn trong việc tham gia BHXH tự nguyện.

Trường hợp 2- Chuyển từ BHXH bắt buộc sang đóng BHXH tự nguyện

Chị Ngô Thị A, 1975, đã kết hôn, 2 con, ở nhà nội trợ. Chị A học hết

TTH, năm 1993-2008 là công nhân ở Công ty Cổ phần may Chiến Thắng, tham gia BHXH bắt buộc được 14 năm 2 tháng. Năm 2008 Công t giải thể,

trả sổ bảo hiểm cho công nh n. Cũng năm 2008 chị mang bầu nên nghỉ đẻ, cầm sổ BHXH về. Sau đó vì sinh con và nhà có mẹ chồng ốm nên chị ở nhà chăm con và mẹ chồng. Chị có cửa hàng của mẹ đẻ cho và hiện đang cho thuê, cửa hàng 30 m2 ở đầu ngõ cho thuê được 6-7 triệu/ 1 tháng. Chồng chị làm ở công t in báo, lương được 10 triệu/ tháng. Chị có 2 con gái, 1 sinh năm 1997 học đại học năm 3, 1 sinh năm 2008 đang học lớp 4. Thu nhập của 2 vợ chồng từ lương và cho thuê cửa hàng khoảng 16-17 triệu, chi phí một tháng khoảng 15 triệu, chủ yếu là đóng học cho 2 con và ăn uống điện nước. Ngoài ra, gia đình chị được mẹ đẻ h trợ thu nhập hàng tháng (số tiền không cố định) và tiền h trợ của bố chồng (5 triệu/ 1 tháng) nên kinh tế dư dả. Chị tham gia BHXH tự nguyện với mục đích là để về già có lương hưu. hi công ty may của chị giải tán thì rất nhiều người lao động cầm sổ về, chỉ vài chục người là đến tuổi về hưu còn mấ trăm con người loay hoay không biết làm thế nào. Mọi người trong công ty mách nhau là có chế độ BHXH tự nguyện, tham gia đóng tiếp tục để nối vào BHXH bắt buộc, để không bị đứt đoạn. Chị tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 10/2009. Số tiền: 3.696.000đ/6 tháng. hi tham gia chị không tìm hiểu về các chế độ chính sách BHXH tự nguyện, chị không biết đầ đủ về chính sách BHXH tự nguyện, không biết người tham gia được hưởng những chế độ gì, chỉ biết là về hưu có lương hưu. Chị cho rằng đ là chế độ chính sách của nhà nước nên chị tin tưởng.

Ngoài tham gia BHXH tự nguyện, chị mua bảo hiểm nhân thọ Prudential từ năm 2012. Số tiền đóng 1 năm là 10 triệu. Đóng trong 5 năm là 50 triệu. Thời gian chị tham gia cho đến hiện tại được hơn 5 năm. Theo chị, tham gia BHXH tự nguyện như là một hình thức tiết kiệm, nhưng nhiều người chưa đóng BHXH bao giờ để bảo họ đóng mới là rất khó, tham gia bảo hiểm nhân thọ còn được hưởng nhiều chế độ hơn, ốm đau bệnh tật còn được thanh toán không như BHXH tự nguyện chỉ có lương hưu.

Qua trường hợp trên cho thấy có một số điểm đáng lưu ý như sau:

Thứ nhất, trường hợp chị A cho thấy người lao động có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện cũng như có nhu cầu được truyền thông, tư vấn về BHXH tự nguyện. Chị A rất quan tâm đến việc bổ sung thêm chế độ hưởng, đặc biệt là chế độ ốm đau, bệnh tật.

Thứ hai, chị A là người đã tham gia HXH tự nguyện nhưng cũng chưa hiểu đầy đủ về chính sách BHXH tự nguyện. Không tìm hiểu cụ thể về chế độ hưởng, chỉ biết về già được nhận lương hưu.

Thứ ba, ngoài tham gia BHXH tự nguyện chị A còn mua bảo hiểm nhân thọ để đề phòng rủi ro trong cuộc sống. Như vậy, với những trường hợp như chị A kinh tế không phải là yếu tố chính quyết định việc tham gia. Việc các chị vừa tham gia BHXH tự nguyện vừa mua bảo hiểm nhân thọ đã khẳng định cho nhận xét trên.

Tuy phải dành phần lớn thu nhập cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và đầu tư cho con cái học tập nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản, trước mắt của bản thân và các thành viên gia đình nhưng chị A và một bộ phận người lao động vẫn có đủ năng lực tài chính để tham gia BHXH tự nguyện và có những khoản tiền tích lũy dưới nhiều hình thức khác nhau như gửi ngân hàng hoặc mua bảo hiểm nhân thọ.

Các nghiên cứu của các tác giả khác cũng đưa ra nhận định người lao động có nhu cầu rất lớn tham gia BHXH tự nguyện. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, khoảng 65% lao động khu vực phi chính thức- 21 triệu người có nhu cầu và khả năng tài chính tham gia HXH tự nguyện. Các đối tượng tuổi càng cao thì khả năng tham gia HXH tự nguyện càng lớn. Lao động sống tại các thành phố thường có trình độ học vấn, 46,67% lao động phi chính thức tại Hà Nội có trình độ từ trung cấp trở lên, có khả năng nhận thức, tiếp cận với các chính sách nói chung cũng như chính sách BHXH tự nguyện nói riêng qua các phương tiện truyền thông đại chúng, báo đài, mạng internet. Nghiên cứu cũng đưa ra kết quả là nhóm tuổi trẻ, từ

25-34 tuổi có tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện khá cao (54,93%). (trích lại từ Lê Công Minh Đức, 2013:32). Những kết quả trên cho thấy lao động phi chính thức tại khu vực đô thị thực sự có tiềm năng lớn để tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, cùng với xu hướng người lao động tham gia BHXH tự nguyện là hình thức tham gia các loại hình bảo hiểm thương mại khác của các công ty ngoài nhà nước. Điều đó giúp đưa ra hai nhận xét: thứ nhất là sự ổn định về kinh tế- xã hội của người lao động khu vực phi chính thức ở địa bàn nghiên cứu; thứ hai là chính sách BHXH tự nguyện chưa thực sự thu hút được người lao động, cần có những điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo ASXH cho người lao động khi đến tuổi hưu trí.

3.4.3. Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động đ từng hưởng các chế độ ảo hiểm x hội tự nguyện

Sự tham gia của người lao động trong lĩnh vực BHXH tự nguyện có điểm đặc thù khác so với tham gia BHXH bắt buộc và BHYT tự nguyện.

Với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHYT tự nguyện, sự tham gia thể hiện ở ba chiều cạnh: tham gia bằng hình thức đóng tiền; sử dụng dịch vụ và đánh giá về mức độ hài lòng sau khi hưởng lợi.

Tuy nhiên, với BHXH tự nguyện, người lao động tham gia phải đóng đủ 20 năm và khi đến tuổi hưu trí thì sẽ được nhận chế độ hưu trí hoặc tử tuất khi gặp rủi ro. Do đó, việc đánh giá về mức độ hài lòng về chế độ hưởng không phù hợp với tổng thể đối tượng trong mẫu nghiên cứu. Hiện nay, chính sách BHXH tự nguyện đã dần đi vào cuộc sống, một bộ phận người lao động đã được thụ hưởng lợi ích từ việc tham gia BHXH tự nguyện. Kết quả nghiên cứu phản ánh chỉ có 19,4% người trả lời hoặc người thân trong gia đình được nhận chế độ hưu trí từ BHXH tự nguyện, 4,7% người thân được hưởng chế độ tử tuất, 5,9% nhận chế độ một lần và 77,1% chưa từng nhận chế độ. Việc người lao động hưởng chế độ một lần không phải là đích ASXH mà Đảng và Nhà nước hướng tới khi xây dựng chính sách BHXH, BHXH tự nguyện. Mục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023