Số Lư Ng Lao Động Tham Gia Bhxh Tự Nguyện Ở Thành Phố Hà Nội Giai Đoạn 2008-2017

lệ tham gia BHXH chiếm tỷ lệ rất thấp 0,79%. Năm 2019, tỷ lệ tham gia tăng lên 551.000 người. (BHXH Việt Nam- www.bhxh.com.vn)

Về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, chủ yếu là người lao động ở khu vực phi chính thức như lao động tự do, lao động nông thôn với đặc điểm mặt bằng thu nhập bình quân thấp, không ổn định, điều kiện kinh tế còn hạn chế dẫn tới những khó khăn trong việc tham gia BHXH tự nguyện. Trong khi đó, khả năng tiếp cận của người dân với chính sách thông qua cơ quan HXH và các tổ chức đại lý thu BHXH ở xã, phường, khu dân cư vẫn còn những rào cản ở các khâu quy trình, thủ tục, hồ sơ, chưa đảm bảo sự linh hoạt và thuận tiện trong tham gia và thụ hưởng BHXH. Một số hạn chế về mặt chính sách như mức hỗ trợ đòng HXH tự nguyện còn khiêm tốn.

Thành phố Hà Nội có quy mô dân số đứng thứ hai toàn quốc, sau thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến 2015, dân số Hà Nội khoảng 7,2 triệu người; trong đó là 3,9 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 54,2% dân số của thành phố. Lao động làm việc trong khu vực chính thức, có ký kết hợp đồng lao động, thuộc diện tham gia HXH bắt buộc khoảng 1,5 triệu người, chiếm 38,46% lực lượng lao động. Lao động phi chính thức- đối tượng thuộc diện tham gia HXH tự nguyện khoảng 2,4 triệu người, chiếm 61,54% lực lượng lao động. (Nguyễn Thị Phương Mai, 2017:28).

Bảng 3.1. Số lư ng lao động tham gia BHXH tự nguyện ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2017

Năm


(1)

SL tham gia

BHXH tự nguyện (2)

Tổng lực lư ng lao

động của TP Hà Nội (3)

Tỷ lệ

(4) (4=2/3)

2008

891

3.421.200

0,03

2009

3.047

3.405.800

0,09

2010

4.921

3.581.300

0,14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức Nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội - 12


2011

8.126

3.572.900

0,23

2012

14.140

3.733.800

0,38

2013

14.305

3.799.600

0,38

2014

17.228

3.832.400

0,45

2015

19.926

3.903.770

0,51

2016

21.247

-


2017

21.156

3.800.000 [130]

0,56

(Nguồn: Báo cáo thu của BHXH thành phố Hà Nội 2008-2015 và tổng hợp của tác giả)

Số liệu bảng trên cho thấy, lực lượng lao động tiềm năng để phát triển tham gia BHXH tự nguyện tại Hà Nội hiện nay là rất lớn. Năm 2008, tỷ lệ tham gia chiếm 0,03% tổng số lao động. Đến năm 2017, sau gần 10 năm thực hiện chỉ đạt 0,56%. Từ 2008 đến nay, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng hàng năm nhưng không cao, trong khi lượng lao động chưa có HXH tự nguyện chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Mai (2017: 29), lao động phi chính thức của Hà Nội bao gồm các nhóm như sau:

Thứ nhất, nhóm lao động tại các làng nghề truyền thống. Tính đến thời điểm 2015, Hà Nội có trên 1.270 làng nghề được phân bố trên các quận, huyện, thị xã. Trong đó, có hàng chục nhóm ngành nghề có hướng phát triển mạnh như gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, dệt lụa, sơn mài, mây tre đan, đúc đồng, kim hoàn, cơ khí, làng nghề xôi, cây cảnh, chăn nuôi bò sữa...chẳng hạn như làng gốm Bát Tràng, làng hoa Tây Tựu, làng đúc đồng Ngũ Xá, làng nghề xôi Phú Thượng, làng nghề quất cảnh Tứ Liên, làng lụa Vạn Phúc...Các làng nghề thu hút đông lao động tham gia sản xuất, chủ yếu là chủ hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, sử dụng ít lao động và đa phần không ký hợp đồng với người lao động.

Thứ hai, nhóm lao động nông nghiệp. Trong 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thủ đô (2013 - 2017), ngành nông nghiệp Hà Nội đạt mức tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2017 đạt 35.133 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2013. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2017 tăng bình quân 2,23%/năm; tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 3,35%, trong đó: trồng trọt tăng 2,4%, chăn nuôi tăng 4,0%, thủy sản tăng 6,06%. Sau khi mở rộng địa giới hành chính từ 1/8/2008, đất nông nghiệp ở Hà Nội khoảng 192.000 ha, chiếm 57,6% diện tích đất thành phố. Các hoạt động nông nghiệp thu hút một lượng nhất định lao động trên địa bàn thành phố, nhất là tại các huyện ngoại thành.

Thứ ba, nhóm lao động tự do, có thể hiểu là người lao động tự hoạt động kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ tại nhà hoặc làm thuê mướn công nhật ngắn ngày, làm việc chân tay, bốc vác, buôn bán hàng rong... Lao động trong nhóm này chủ yếu là người dân sinh sống tại khu vực đô thị, tự mở hàng quán kinh doanh dịch vụ tại nhà, lao đông từ các huyện ngoại thành của thành phố, từ các tỉnh khác di cư đến. Về cơ bản, đây là nhóm không đăng ký kinh doanh, không ký kết hợp đồng lao động về mặt pháp lý, rất khó kiểm soát và thống kê số lượng chính xác, nhất là đối với lao động di cư đến từ các tỉnh/ thành phố khác.

Mặc dù vậy, các nhóm lao động nói trên thường không tách biệt riêng rẽ mà hoạt động đan xen, giao thoa nhau, nhất là đối với lao động nông nghiệp- một mặt vẫn canh tác, trồng trọt mặt khác làm lao động tự do hoặc nghề thủ công trong những ngày nông nhàn.

Với đặc thù lao động như vậy cho thấy tỷ lệ người lao động ở Hà Nội thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là rất lớn. Do đó, cần có những biện pháp hữu hiệu để mở rộng độ bao phủ của BHXH tự nguyện đến người lao động, đảm bảo ASXH cho người lao động khi hết tuổi lao động được hưởng lương hưu ổn định cuộc sống.

3.1.2. Hiện trạng Người lao động khu vực phi chính thức tham gia Bảo hiểm x hội tự nguyện ở quận Tây Hồ

Quận Tây Hồ là địa bàn có cảnh quan, di tích và làng nghề độc đáo, có nhiều lợi thế phát triển du lịch- dịch vụ, giải quyết việc làm cho người lao động. Phường Phú Thượng có nghề truyền thống là nấu xôi và trồng đào, hiện có 550 hộ có nghề nấu xôi và 700 hộ trồng đào kinh doanh. Với quá trình đô thị hóa, đất sản xuất của người dân bị thu hẹp và lượng lao động dư thừa nhiều nên đa số người dân quay trở lại với nghề truyền thống. Ngày trước đồ xôi là nghề phụ thì nay trở thành nghề chính, không chỉ tạo thu nhập ổn định mà còn giúp nhiều gia đình làm giàu. Phường Nhật Tân có nghề trồng đào. Phường Tứ Liên có làng nghề quất cảnh, cây cảnh nghệ thuật đồng thời có nhiều lao động tự do di cư đến sinh sống. Do đặc trưng đó nên trên địa bàn phường có rất đông lực lượng lao động chuyên trồng và chăm sóc quất cảnh. Phường ưởi có mô hình làng nghề giấy dó. Phường Quảng An có nhiều di tích nổi tiếng như chùa Kim Liên, phủ Tây Hồ, đình Nghi Tàm, có đầm sen, là nơi khách du lịch trong và ngoài nước thường xuyên đến thăm. Nghề ướp chè sen truyền thống được đăng ký thương hiệu "Chè sen Quảng An". Bên cạnh đó, Quảng An hiện có khoảng 700 gia đình cho người nước ngoài thuê nhà, thuê biệt thự. Thời kỳ cao điểm, có khoảng 3.000 người nước ngoài cư trú trên địa bàn. Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động dịch vụ ăn uống, chụp ảnh, tiểu thương kinh doanh các mặt hàng nhỏ lẻ... Phường Xuân La có 1.742 hộ kinh doanh buôn bán/dịch vụ (28,84%) (Báo cáo thống kê phường Phú Thượng, Xuân La, Tứ Liên, Quảng An, tháng 5/2018). Như vậy, có thể thấy trên địa bàn các phường có khá đông lực lượng lao động phi chính thức. Mặc dù vậy, tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện của người lao động chiếm tỷ lệ rất thấp. (Bảng 3.2)

Bảng 3.2. Số lư ng người lao động tham gia BHXH tự nguyện quận Tây Hồ

TT

Năm

Số lư ng người lao động tham gia BHXH

tự nguyện

Số tiền đóng BHXH tự nguyện

1

2014

340

2.219.976.000

2

2015

467

2.796.365.000

3

2016

487

5.438.490.712

4

2017

475

5.672.145.396

5

2018

475

5.486.140.901

6

2019

699

6.300.000.000

(Nguồn: Báo cáo Danh sách tham gia BHXH tự nguyện quận Tây Hồ, 2014-2019) Như vậy, tính đến tháng 12/2014, sau 5 năm triển khai BHXH tự nguyện, trên địa bàn quận Tây Hồ có 340 lao động tham gia BHXH tự nguyện với số tiền đóng là 2.219.976.000 đồng. Số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện tăng hàng năm nhưng không đáng kể. Nổi bật nhất là năm 2015, tăng 127 trường hợp so với 2014. Năm 2016 số lượng người lao động tham gia tiếp tục tăng 20 trường hợp so với năm 2015. Năm 2017, 2018 số lượng người lao động giảm 12 trường hợp. Năm 2019, số lao động tăng thêm

224 trường hợp.

Về công tác vận động người dân tham gia HXH tự nguyện, năm 2019

HXH quận đã triển khai nhiều hoạt động nhằm gia tăng đối tượng tham gia. Tập trung vào giải pháp giao nhiệm vụ mỗi công chức, viên chức, nhân viên là một tuyên truyền viên về HXH, HYT, HTN; thực hiện và hướng dẫn thủ tục kê khai hồ sơ đăng ký tham gia HXH tự nguyện theo đúng quy định, với phương châm thuận tiện, nhanh gọn, dễ hiểu.

Thực tế cho thấy công tác phát triển BHXH tự nguyện cần sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, cũng như sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên đại lý thu, cộng tác viên ở cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, thuyết phục và vận động nhân dân tham gia vào chính sách. Thực tế, BHXH quận Tây Hồ đã triển khai tập huấn đến các đại lý thu về nội dung của chính sách, những thay đổi, điều chỉnh chính sách năm 2018; Lựa chọn, xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng; niêm yết công khai tên, địa điểm, số điện thoại đại lý thu, nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia; giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia cho từng đại lý thu; đánh giá và khen thưởng các đại lý thu. Song song với việc phát triển bộ máy, BHXH quận cũng đã triển khai các hoạt động truyền thông, phát tờ rơi giới thiệu về

HXH tự nguyện đến từng người người lao động.

3.2. Mô tả về việc làm, thu nhập và điều kiện sống của người lao động khu vực phi ch nh thức tại địa àn nghiên cứu

Về việc làm

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn người lao động trong mẫu nghiên cứu là lao động tự làm chủ. 43,1% lao động có công việc là kinh doanh/ buôn bán nhỏ tại nhà hoặc bán hàng rong. Công việc cụ thể như bán tạp hóa, bán hàng ăn, bán xôi, bán hoa, cây cảnh... Nhóm nghề tự do với 30,7% lao động phụ hồ, thợ xây, giúp việc gia đình; 18% lao động làm cho các đơn vị tư nhân nhưng không được đóng HXH bắt buộc như bảo vệ, nấu ăn, tạp vụ... Đặc biệt, có 7,9% lao động đang tìm việc/nội trợ.

Về thu nhập

Số liệu cho thấy cơ cấu thu nhập của người lao động có sự khác biệt giữa 2 nhóm người lao động. Đối với nhóm người lao động tham gia HXH tự nguyện, thu nhập trung bình tháng tập trung cao nhất ở mức từ 5 triệu đồng/ tháng trở lên (49,4%), tiếp đến là từ 3-< 5 triệu (30%), đặc biệt có 2,4% không

có thu nhập. Trong khi ở nhóm người lao động chưa tham gia HXH tự nguyện, mức thu nhập 5 triệu đồng/ tháng trở lên chiếm 53,6% và 32,7% người lao động có mức thu nhập từ 3-<5 triệu, 13,7% có thu nhập dưới 3 triệu.

Bảng 3.3. Mức thu nhập tháng của người lao động khu vực phi chính thức


Mức thu nhập

Người lao động tham gia BHXH tự nguyện

(tỷ lệ %)

Người lao động chưa tham gia BHXH tự nguyện

(tỷ lệ %)

1. Dưới 3 triệu

31

18,2

23

13,7

2. Từ 3- dưới 5 triệu

51

30,0

55

32,7

3. Từ 5 triệu trở lên

84

49,4

90

53,6

4. Không có thu nhập

4

2,4

0

0

Tổng

170

100%

168

100%

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Bảng số liệu cũng cho thấy, người lao động chưa tham gia HXH tự nguyện có thu nhập cao hơn người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Như vậy, phải chăng khi thu nhập thấp và không có tiền tích lũy thì người lao động có xu hướng quan tâm đến việc đảm bảo rủi ro cho bản thân và tham gia đóng BHXH tự nguyện nhiều hơn so với những người có thu nhập khá.

Về chi tiêu

So sánh về các khoản chi tiêu giữa 2 nhóm người lao động tham gia và chưa tham gia HXH tự nguyện, kết quả thu được như sau:

Biểu 3.1. Các khoản chi tiêu của người lao động trong năm



NLĐ tham gia NLĐ chưa tham gia

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

88.2

82.1

59.4

57.1

42.3

24.1

26.9

20.2

8.913.514.8 10.58.9 14.7

2022.6

10 8.9

8.811.9

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)

Cơ cấu chi tiêu phản ánh mức sống của người lao động và gia đình. Các khoản chi tiêu nhiều nhất cho gia đình trong năm qua, đối với nhóm người lao động tham gia BHXH tự nguyện, có tới 88,2% gia đình chi cho ăn uống, 59,4% chi cho học hành của con cái, 42,3% phí vệ sinh và chất đốt. Còn lại các chi phí cho nhu cầu cao hơn như giải trí, du lịch chỉ có 8,8% số người lựa chọn; chi phí cho điện thoại, internet, sách báo cũng chiếm tỷ lệ thấp (14,7%). Đối với nhóm người lao động chưa tham gia HXH tự nguyện, các khoản chi tiêu nhiều nhất trong năm qua cũng tương tự so với người lao động đã tham gia, tập trung chủ yếu ở 3 khoản chính, đó là 82,1% chi cho ăn uống hàng ngày, 57,1% chi cho việc học hành của con cái và 26,9% chi cho phí vệ

sinh, chất đốt.

Có thể thấy thu nhập tác động mạnh đến mức sống và cơ cấu chi tiêu của gia đình. Những gia đình khá giả có điều kiện đầu tư tốt hơn về vật chất

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí