Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 - 18


người tham gia có hiểu biết đúng và đầy đủ về HIV/AIDS là 45,8%, trong đó nhóm 15-24 tuổi là 46,1% [63].

Trong nghiên cứu trên nhóm 15-49 tuổi tại Phong Điền, Cần Thơ, tỷ lệ biết đúng 3 đường lây truyền của HIV/AIDS là 39,2%. Có 36,7% biết được muỗi không làm lây truyền HIV/AIDS và 94,7% biết được ăn uống chung với người nhiễm HIV không làm lây truyền HIV [48].

Tại Long An, trong điều tra cắt ngang năm 2012 trên nhóm 15-49 tuổi, tỷ lệ người tham gia có kiến thức đúng về 3 đường lây nhiễm HIV là 74,4% [34]. Nghiên cứu về kiến thức HIV/AIDS của sinh viên trường cao đẳng sư phạm ở Yên Bái năm 2012 cũng có kết quả cao hơn: đa số 97,2% sinh viên có kiến thức đạt chung về phòng chống HIV/AIDS; 97% biết cả 3 đường lây nhiễm HIV [58].

Thái độ với người nhiễm HIV/AIDS luôn là một vấn đề quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả các hoạt động phòng lây nhiễm HIV/STI đặc biệt với nhóm dân tộc thiểu số. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy thái độ với người nhiễm HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu tăng rõ rệt sau 6 năm can thiệp với 661% với thái độ đúng với người nhiễm HIV/AIDS và 265% với quan điểm đúng với người nhiễm HIV/AIDS. Mặc dù vậy, kết quả này vẫn còn thấp hơn chỉ tiêu 60% người dân không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vào năm 2015 trong chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 [75]. Trong nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả can thiệp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm DTTS 15-49 tuổi tại Việt Nam năm 2012 của Dự án Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam, tỷ lệ người tham gia có thái độ đúng với người nhiễm HIV/AIDS tăng từ 10,9% năm 2006 lên 22,2% năm 2012. Tỷ lệ này cao nhất trong nhóm đối tượng nghiên cứu tại Thanh Hóa, Sơn La và Lạng Sơn [31]. Trong nghiên cứu tại Đắk Lắk năm 2012, chỉ có 24% người tham gia có thái độ tích cực với người nhiễm HIV [62]. Trong nghiên cứu tại ba xã huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk năm 2011, 39,5% có thái độ đúng với người nhiễm HIV/AIDS [52].


Với nhóm quần thể dân cư 15-49 tuổi nói chung, khảo sát trong cộng đồng dân cư 15-49 tuổi tại Đà Nẵng, tỷ lệ người tham gia có thái độ tích cực với người nhiễm HIV/AIDS là 21,1%, trong đó nhóm 15-24 tuổi là 19,3% [63]. Tại Phong Điền, Cần Thơ, 92,9% đồng ý cho trẻ nhiễm HIV được đến trường học và 87,8% trả lời cần tạo điều kiện cho người nhiễm HIV/AIDS được hòa nhập cộng đồng [48]. Tại Long An, tỷ lệ người tham gia nghiên cứu có thái độ với người nhiễm HIV 68,9% với giáo viên và 65,2% với người bán hàng [34].

Thay đổi nhận thức về nguy cơ lây nhiễm HIV cũng là nội dung quan trọng để đánh giá hiệu quả của can thiệp. Sau 6 năm can thiệp, tỷ lệ người DTTS có thể phân biệt được bản thân có nguy cơ lây nhiễm HIV hay không tăng 175%; 16% và tỷ lệ người tham gia không biết có nguy cơ lây nhiễm HIV hay không giảm 36% từ 39,9% năm 2006 xuống 25,4% năm 2012.

4.2.2.2. Thay đổi về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STI

Các hành vi sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình cũng đã có những thay đổi tích cực trong nhóm DTTS tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên, khi so sánh với chỉ tiêu 90% người dân trong độ tuổi 15-49 dùng BCS lần gần nhất khi QHTD với nhiều hơn một bạn tình trong một năm [75], các kết quả năm 2012 vẫn còn thấp hơn khá nhiều. Do đó, các hoạt động can thiệp dự phòng tại địa phương vẫn cần thiết phải duy trì và nâng cao chất lượng nhằm đạt mục tiêu trong chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Kết quả trong hành vi sử dụng BCS của đồng bào dân tộc Dao sau can thiệp tốt hơn so với kết quả một số nghiên cứu trong cùng giai đoạn 2011-2012. Trong nghiên cứu cặp vợ chồng người NCMT tại hai huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, có tới 28,5% người vợ không sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất với chồng và tới 61,5% người vợ không sử dụng BCS khi QHTD với chồng trong 12 tháng qua. Trong nhóm người vợ có chồng đã nhiễm HIV, chỉ có 81,7% người vợ sử dụng BCS trong lần QHTD lần gần đây nhất với chồng và 40,4% người vợ thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với chồng. Trong nhóm người vợ biết nguy cơ nhiễm HIV của chồng, vẫn chỉ có 79,3% người vợ sử dụng BCS trong lần QHTD lần gần đây


Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 - 18

nhất với chồng và 41,4% người vợ thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với chồng [78]. Trong nghiên cứu trên nhóm DTTS tại Đắk Lắk năm 2012, có tới 86,6% người tham gia trả lời không sử dụng BCS khi QHTD [62].

Trong nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả can thiệp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm DTTS 15-49 tuổi tại Việt Nam năm 2012 của Dự án Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam do WB&DFID tài trợ, tại Lai Châu có 4,4% đồng bào dân tộc Hmông có QHTD với bạn tình ngoài hôn nhân và tỷ lệ sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất với nhóm này là 25,8% [31]. Ngoài ra, một số tỉnh khác trong nghiên cứu có tỷ lệ người DTTS QHTD với bạn tình ngoài hôn nhân hoặc với PNBD thấp hơn kết quả trong nghiên cứu này.

Trong nghiên cứu khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư 15-49 tuổi tại Đà Nẵng năm 2011-2012, 57,4% đối tượng nghiên cứu trả lời không bao giờ sử dụng BCS và chỉ có 29,8% sử dụng trong lần QHTD gần nhất với bạn tình thường xuyên. Tỷ lệ báo cáo có sử dụng BCS với bạn tình bất chợt trong 12 tháng qua và với PNBD trong 1 tháng qua lần lượt là 88,8% và 83,3% [63]. Trong nghiên cứu tại Long An, có 12,1% đối tượng nghiên cứu có QHTD với bạn tình bất chợt hoặc PNBD và trong số này, tỷ lệ sử dụng BCS là 58,1%.

Tỷ lệ sử dụng ma túy trong nhóm dân tộc thiểu số tại địa bàn nghiên cứu vẫn được duy trì ở mức thấp trong cả hai vòng điều tra (1,6% và 1,4%).

Các kết quả về các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV/STI của đồng bào dân tộc Dao năm 2012 sau 6 năm can thiệp phù hợp với kết quả của các hoạt động can thiệp mà người dân đã được tiếp cận và phù hợp với việc nâng cao kiến thức phòng lây nhiễm HIV/STI trong nhóm đối tượng nghiên cứu.

4.2.2.3. Thay đổi về tỷ lệ nhiễm HIV/STI

Tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm đồng bào dân tộc Dao từ 15-49 tuổi tại địa bàn nghiên cứu tiếp tục gia tăng và ở mức cao trong năm 2012. Nguyên nhân lây nhiễm HIV được xác định chủ yếu qua hai hành vi là tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy người dân tộc Dao chỉ sử dụng ma túy


qua đường hút như một thói quen của người dân nên dịch HIV chưa xâm nhập vào cộng đồng người Dao qua đường tiêm chích ma túy. Về hành vi quan hệ tình dục, người dân tộc Dao có đặc điểm phóng khoáng trong vấn đề quan hệ tình dục và theo kết quả nghiên cứu tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD của người dân tộc Dao cũng rất thấp, tuy nhiên một đặc điểm đáng chú ý của người Dao là họ chỉ phóng khoáng khi QHTD trong cộng đồng người Dao mà ít có sự giao lưu với người các dân tộc khác. Các lý do này giải thích cho việc chưa xuất hiện nguồn lây nhiễm HIV trong cộng đồng người Dao nên chưa phát hiện được trường hợp nhiễm HIV tại địa bàn nghiên cứu, mặc dù tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm này lại ở mức cao. Ngoài các yếu tố chủ quan trong đặc điểm của người dân tộc Dao, kết quả thực hiện các chương trình can thiệp đã làm tăng nhận thức của người dân tại địa bàn nghiên cứu và góp phần làm hạn chế việc xuất hiện nguồn lây nhiễm HIV.

Mặc dù chưa phát hiện được trường hợp nhiễm HIV dương tính tại địa bàn nghiên cứu trong cả hai vòng điều tra, nhưng tỷ lệ nhiễm giang mai vẫn tăng ở mức cao nên nguy cơ xuất hiện trường hợp nhiễm HIV trong nhóm đồng bào dân tộc Dao vẫn là rất lớn. Kết quả này cũng cho thấy những hạn chế trong chương trình can thiệp được triển khai tại địa bàn nghiên cứu trong việc bao phủ cho tất cả các nhóm đối tượng. Các hoạt động can thiệp được triển khai mới chỉ có hiệu quả trong nhóm thanh thiếu niên là nhóm có điều kiện tiếp cận với các thông tin truyền thông các hỗ trợ hơn các nhóm khác. Việc kết hợp hoạt động khám chữa nhiễm trùng STI với các hoạt động không có hiệu quả, khi nội dung chính trong các hoạt động can thiệp là về truyền thông và tư vấn xét nghiệm. Một nguyên nhân nữa là hoạt động khám và quản lý các nhiễm trùng STI được xây dựng trong nghiên cứu này được thực hiện bởi Trung tâm y tế huyện với nội dung chính chỉ là khám, tư vấn điều trị và dự phòng mà không có phần điều trị cho những người được chẩn đoán nhiễm giang mai. Trong khi đó, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện điều trị các nhiễm trùng STI tại tuyến huyện là bệnh viện huyện lại không tham gia trong nghiên cứu. Ngoài ra, việc thiếu sót trong giám sát theo dõi các hoạt động can thiệp cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả về tỷ lệ hiện nhiễm không đạt được mục tiêu.


Với nhóm thanh thiếu niên đồng bào Dao, tỷ lệ nhiễm giang mai đã giảm so với năm 2006. Kết quả này có thể được giải thích bởi một số hoạt động được tập trung cho nhóm thanh thiếu niên như chương trình BCS và khám các nhiễm trùng STI do nhóm này là nhóm có khả năng có nhiều bạn tình hơn các nhóm tuổi khác. Đây cũng là lý do giúp nhóm này có tỷ lệ sử dụng BCS tăng mạnh sau 6 năm can thiệp (103%). Ngoài ra, với khả năng tiếp cận các thông tin truyền thông cũng như các dịch vụ hỗ trợ cao nên tỷ lệ có kiến thức đúng trong dự phòng lây nhiễm HIV/STI cũng tăng cao sau can thiệp.‌

Tỷ lệ người đồng bào Dao tại các địa bàn nghiên cứu tự báo cáo mắc các nhiễm trùng STI trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn thấp hơn so với năm 2006. Các kết quả này có thể được giải thích là do hiệu quả các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STI trên địa bàn nghiên cứu giúp cho đồng bào dân tộc Dao tại đây có nhận thức và đánh giá đúng được nguy cơ họ có thể mắc các nhiễm trùng STI.

Với tỷ lệ nhiễm giang mai vẫn tăng sau 6 năm can thiệp, tỷ lệ này trong nhóm đồng bào Dao cao hơn hẳn so với các nhóm DTTS khác. Trong nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả can thiệp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm DTTS 15-49 tuổi tại Việt Nam năm 2012 của Dự án Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam, tỷ lệ mắc giang mai của đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La là 1,4%. Các tỉnh còn lại trong nghiên cứu này đều có tỷ lệ nhiễm giang mai thấp dưới 1% [31]. Tỷ lệ đồng bào dân tộc tự khai báo có mắc các triệu chứng các nhiễm trùng STI trong 12 tháng qua cao hơn kết quả trong nghiên cứu này. Các tỉnh có tỷ lệ tự báo cáo cao nhất là Khánh Hòa (9,2%), Kiên Giang (6,0%), Thái Nguyên (4,7%), Lạng Sơn (4,4%), Nghệ An, Đồng Nai (4,1%) và Bắc Giang (3,8%) [31].

4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

Mặc dù đã xây dựng và triển khai các hoạt động quan trọng trong phòng lây nhiễm HIV/STI và đã đạt được những kết quả nhất định, trong nghiên cứu vẫn tồn tại những vấn đề như việc tuyển chọn, tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên và đồng


đẳng viên còn nhiều hạn chế, dẫn đến hoạt động truyền thông và cấp phát BCS miễn phí chưa có hiệu quả như mong muốn.

Việc triển khai hoạt động can thiệp tại cộng đồng của đồng bào DTTS là công việc khó khăn, phải thực hiện tốt từ việc vận động được sự ủng hộ của chính quyền từ cấp huyện đến cấp xã và cả những người có uy tín tại địa phương như già làng, trưởng bản đến việc tổ chức và vận động được đối tượng đích tham gia vào các hoạt động can thiệp.

Hoạt động can thiệp còn gặp khó khăn như khả năng của cộng tác viên, đồng đẳng viên vẫn còn hạn chế, điều kiện địa hình khó khăn, thường xuyên biến động nên hiệu quả của chương trình can thiệp chưa cao. Kỳ thị và phân biệt đối xử với HIV/AIDS tuy đã được cải thiện, nhưng vẫn còn nặng nề. Nhiều gia đình vẫn giấu và không đồng ý tham gia khi biết là nghiên cứu về HIV/AIDS.

Hình thức truyền thông hiệu quả ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng DTTS là truyền thông dựa vào cộng đồng, tuy nhiên năng lực và kỹ năng của các cộng tác viên/tuyên truyền viên, y tế xã/thôn bản còn yếu, đào tạo và tập huấn cho mạng lưới này là một quá trình kiên trì. Tài liệu truyền thông như tờ rơi hay tranh ảnh cho đồng bào Dao cũng đã thử nghiệm trên cộng đồng để chọn ra bản thích hợp nhất, tuy nhiên các hình ảnh trực quan vẫn còn một số thiếu sót.

Địa bàn nghiên cứu là khu vực miền núi với địa hình phức tạp, giao thông và kinh tế khó khăn, dân cư thưa, dân trí thấp, có nhiều dân tộc sinh sống, nhiều phong tục còn lạc hậu, giao lưu khu vực biên giới luôn xẩy ra và dễ phát sinh các tệ nạn xã hội. Hầu hết các gia đình người Dao tại địa bàn nghiên cứu còn nghèo hoặc cận nghèo. Do đó vì bận làm việc nương rẫy kiếm ăn hàng ngày nên hạn chế việc tiếp cận các can thiệp phòng lây nhiễm HIV/STI cũng như các dịch vụ y tế. Đây cũng là khó khăn lớn trong quá trình can thiệp và cung cấp dịch vụ phòng lây nhiễm HIV/STI.

Về chương trình khám và quản lý các nhiễm trùng STI, việc kết hợp hoạt động khám tư vấn về các nhiễm trùng STI với chương trình truyền thông, tư vấn xét nghiệm lưu động không có hiệu quả, khi nội dung chính trong các hoạt động can


thiệp là về truyền thông và tư vấn xét nghiệm. Trong khi đó, hoạt động khám và tư vấn các nhiễm trùng STI cố định tại Trung tâm Y tế huyện chỉ tập trung nhóm khách hàng là nhóm nguy cơ cao như nhóm PNBD trên địa bàn huyện. Ngoài ra, hoạt động khám và quản lý các nhiễm trùng STI được xây dựng trong nghiên cứu này được thực hiện bởi Trung tâm Y tế huyện với nội dung chính chỉ là khám, tư vấn điều trị và dự phòng mà không có phần điều trị cho những người được chẩn đoán mắc các nhiễm trùng STI. Trong khi đó, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện điều trị các nhiễm trùng STI tại tuyến huyện là bệnh viện huyện lại không tham gia trong nghiên cứu.

Ngoài ra, thiết kế nghiên cứu chưa có những công cụ thích hợp để thu thập và đánh giá sự thay đổi các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng như mức sống của người dân và những nguyện vọng của họ đối với các chương trình y tế nói chung và phòng chống HIV/AIDS nói riêng cho vùng DTTS.


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN‌‌‌

5.1. THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/STI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI NĂM 2006

- Tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm đồng bào dân tộc Dao năm 2006 khá cao (3,4%), mặc dù tỷ lệ tự báo cáo mắc các nhiễm trùng STI và có các triệu chứng các nhiễm trùng STI là thấp hơn. Không phát hiện trường hợp nhiễm HIV nào.

- Đồng bào dân tộc Dao có kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV/STI rất thấp (18,7%). Vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn nghiên cứu còn khá phổ biến với tỷ lệ người Dao có thái độ đúng với người nhiễm HIV/AIDS rất thấp (6,7%). Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do tại địa bàn nghiên cứu, năm 2006 hầu như chưa có hoạt động phòng chống HIV/AIDS được thực hiện và một số hoạt động chuẩn bị được triển khai cũng tập trung chủ yếu cho nhóm NCMT, PNBD. Ngoài ra, với địa bàn vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn và sự khác biệt về ngôn ngữ là rào cản cho người dân tộc Dao tiếp cận các thông tin truyền thông về HIV/AIDS.

- Tỷ lệ luôn sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình của đồng bào Dao là rất thấp (3,5%), nguyên nhân có thể là do kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV/STI rất thấp cùng với thiếu hụt các hoạt động phòng chống HIV/AIDS như truyền thông hay chương trình cấp phát BCS.

- Tỷ lệ báo cáo sử dụng ma túy rất thấp (1,6%).

5.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/STI Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI GIAI ĐOẠN 2006-2012

Các hoạt động can thiệp đã làm giảm nguy cơ nhiễm HIV/STIs thông qua các chỉ số sau:

- Kiến thức, thái độ của đồng bào Dao trong dự phòng lây nhiễm HIV/STI cũng đã được cải thiện đáng kể (CSHQ: 168%, p<0,001 và CSHQ: 661%, p<0,001).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022