Theo dự báo của ngành du lịch Hà Nội, trong giai đoạn 2006 – 2010, lượng khách quốc tế vào Hà Nội tăng từ 12 – 15 %/ năm. So với khu vực Đông Nam Á, lượng khách quốc tế vào Hà Nội năm 2010 gần bằng lượng khách vào cả quốc gia Philipin năm 2002. Tuy nhiên, với dự kiến đón khoảng 1,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế; 5,7 triệu lượt khách du lịch nội địa vào năm 2010 thì số phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên của Hà Nội còn thiếu khoảng 8000 phòng. Vì vậy, việc xây dựng “ Quy hoạch mạng lưới cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội”, tập trung đầu tư nâng cấp, xây mới các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn khách sạn từ 3 sao trở lên hiện được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành du lịch thủ đô.
Hiện nay, Hà Nội được đánh giá về mức độ hấp dẫn và khả năng đón khách chỉ sau Bangkok của Thái Lan. Đây là cơ sở để chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng và khẳng định rằng Hà Nội sẽ tiếp tục là trung tâm du lịch của khu vực, đóng vai trò cầu nối đưa các thị trường khách đến với ASEAN và Trung Quốc.
* Để thực hiện những mục tiêu trên, ngành du lịch Hà Nội phấn đấu:
- Tăng tỷ trọng đóng góp của ngành Du lịch Hà Nội vào tổng thu nhập nội địa của thành phố. Bước vào thế kỷ 21 du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của du lịch Hà Nội, tương xứng với tiềm năng và vị trí của một thị trường du lịch vào loại lớn của cả nước.
- Góp phần nâng cao vị trí của đất nước, của Hà Nội trên trường quốc tế. Giới thiệu với thế giới về truyền thống văn hoá, đất nước và con người Việt Nam.
- Lưu giữ những giá trị vốn có của nền văn hoá Việt Nam, nâng cao và làm lan toả không ngừng để giao lưu rộng với các nền văn hoá khác trên thế giới.
- Tạo điều kiện cho các ngành văn hoá, du lịch phát triển, thu hút thêm lao động, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
- Góp phần kiến tạo môi trường sinh thái, môi trường sống trong lành để phục hồi sức khoẻ của nhân dân.
- Xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng cho Hà Nội.
- Xây dựng các loại hình du lịch chuyên đề như: Nghiên cứu các di tích lịch sử kiến trúc qua các thời đại, tham quan phố cổ, làng nghề, làng cổ, nghỉ dưỡng, du lịch MICE…
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Lượng Khách Mice Đến Khách Sạn Sofitel Metropole Giai Đoạn 2003 – 2006
- So Sánh Tỷ Lệ % Sử Dụng Các Dịch Vụ Của Khách Mice Trong Khách Sạn Hilton
- Bảng Giá Cho Thuê Phòng Hội Nghị Hội Thảo Trong Các Khách Sạn 5 Sao Tại Hà Nội
- Hoàn Thiện Các Sản Phẩm Du Lịch Mice Tại Các Khách Sạn 5 Sao
- Kiến Nghị Bộ Văn Hóa – Thể Thao Và Du Lịch (Cụ Thể Tổng Cục Du Lịch)
- Một Số Hình Ảnh Phòng Hội Nghị Hội Thảo Ở Khách Sạn 5 Sao Tại Hà Nội
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí, tạo dựng các sản phẩm du lịch mới.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ du lịch. Chú trọng đội ngũ lao động hoạt động trong các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn, quản lý du lịch ở cả 4 cấp Sơ cấp, Trung cấp, Đại học và Sau đại học.[12]
3.2. Phương hướng và giải pháp phát triển kinh doanh loại hình MICE tại các khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội.
3.2.1. Phương hướng phát triển
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Đồng tiền Việt Nam tương đối ổn định và nền kinh tế đang trên đà phát triển với một tốc độ ổn định và nhanh. Điều này dẫn đến nhu cầu tăng lên không ngừng trong các lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
Việt Nam cũng là một nước có nhiều điểm du lịch hấp dẫn với nhiều danh lam thắng cảnh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới: Hạ Long, Mỹ Sơn, Hội An, Huế, Phong Nha. Do đó, Việt Nam là một nơi lý tưởng để phát triển du lịch nhất là du lịch MICE.
Nhưng đồng thời thị trường kinh doanh du lịch MICE ở trong và ngoài nước đang bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhất. Đặc biệt là đối với thị trường du lịch MICE, đây là một thị trường mà đòi hỏi rất nhiều những yêu cầu khắt khe. Vì vậy, để tạo uy tín cho thị trường này trên thế giới nhất thiết cần phải có những cố gắng và kết hợp giữa chính phủ và các ngành khác có liên quan.
Năm 1997, lần đầu tiên Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia đến từ 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều đoàn đại biểu đã có các chương trình tham quan vịnh Hạ Long và Cố đô Huế. Sau sự kiện này, Việt Nam đã có uy tín để tổ chức nhiều hội nghị lớn mang tầm khu vực và thế giới như; Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Hội nghị những người tàn tật Châu Á- Thái Bình Dương, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEM, và gần đây nhất là tổ chức thành công Hội Nghị cấp cao APEC lần thứ 14.
Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE hiện nay được xem là một bước ngoặt lớn để phát triển du lịch và nó phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành du lịch vì nó vừa làm tăng giá trị tài sản quốc gia vừa đảm bảo thực hiện đúng theo xu hướng phát triển bền vững mà cả thế giới đang quan tâm. Hơn nữa, lợi ích mang lại là những giá trị vô hình to lớn cùng với sự giao lưu văn hoá giữa các nước, để từ đó nâng cao dân trí và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Đó cũng là những lợi ích mà thị trường du lịch MICE mang lại cho ngành du lịch, cho nền kinh tế cũng như cho toàn bộ xã hội. Theo ông Anthony Wong, đại diện PATA (Hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương), kinh doanh MICE mang đến lợi nhuận cao hơn kinh doanh các loại hình du lịch thuần tuý khác từ 3- 8 lần. Sự thuận lợi đó là do khả năng chi tiêu rất cao của các đại biểu tham dự hội nghị. Chính vì lý do đó mà nhiều nước trên thế giới đã và đang có những định hướng thích hợp, nhanh chóng giành lấy thị trường tiềm năng này. Đảo Bali của Indonesia sau vụ nổ ngày 12/10/2002 với những thiệt hại nặng nề đã nhanh chóng đầu tư phát triển để họ “lấy lại những gì đã mất”. Họ bắt tay đầu tư xây dựng Garuda Wisnu Kecana Cultural Park và khánh thành năm 2004. Công trình này rộng gấp hai lần trung tâm hội thảo quốc tế (Bali International Convention Centre) ở Bali hiện nay. Hàn Quốc cũng chuyển mình nhanh chóng để gia nhập vào cơn sốt đầu tư giành thị trường này trên toàn thế giới với năm trung tâm hội thảo sẽ được hoàn thành vào năm
2009,Thái Lan cũng nhanh chóng hoạch định chiến lược mới mẻ nhằm thu hút thị trường này. Sau thành công của chiến lược “Amazing Thailand” với ước tính doanh thu được 55 Tỷ Baht từ thị trường này. Hiện tại, các quốc gia trên thế giới đã và đang đua nhau tận dụng công nghệ thông tin xem chúng như một hình thức quảng cáo cho những ưu thế về tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất và những tiện nghi hàng đầu mà những nước này đã đầu tư đáng kể cho MICE. Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng phát triển du lịch của thế giới
So với các nước khác trên thế giới loại hình du lịch MICE tương đối còn mới lạ ở nước ta. Tuy nhiên Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có rất nhiều thuận lợi để phát triển thị trường tiềm năng này. Mặt khác, tuy chưa có các trung tâm hội nghị, triển lãm đạt tiêu chuẩn quốc tế nhiều (Ở Hà Nội hiện nay duy nhất Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia đạt tiêu chuẩn) nhưng Việt Nam cũng đã đang dần hoàn thiện hệ thống khách sạn 5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ tiện nghi và vật chất đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường này. Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam hiện nay có trên 120 khách sạn cao cấp được xếp hạng từ 3 - 5 sao vừa đáp ứng được yêu cầu lưu trú của khách, vừa đáp ứng được việc tổ chức các hội nghị, hội thảo và các sự kiện văn hoá, thể thao quốc tế.
Hiện nay, du lịch Việt Nam khai thác phần lớn loại hình du lịch khen thưởng, hội họp và hội nghị khách hàng, nhưng ở mức độ còn thấp và chưa xứng tầm quốc tế để thu hút được khách du lịch MICE. Vì vậy, để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch MICE, thu hút nhiều khách du lịch MICE hơn nữa thì các khách sạn 5 sao nên tập trung vào những thị phần của MICE những thị phần mà khách sạn có lợi thế trong cạnh tranh.
3.2.2. Giải pháp phát triển
3.2.2.1. Đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường khách du lịch MICE ở các khách sạn 5 sao tại HN
Hoạt động phát triển thị trường khách du lịch MICE là một trong những nhiệm vụ đặc biệt trong chiến lược phát triển loại hình du lịch này tại các khách sạn 5 sao.
Đối với khách quen, các khách sạn 5 sao tại Hà Nội phải luôn luôn đáp ứng với chất lượng tuyệt hảo, kèm theo đó với các chính sách giảm giá, khuyến mại nhằm tạo ra sự thoải mái và tin tưởng cho khách. Đó chính là cơ sở để khách quay trở lại khách sạn trong những lần tiếp theo.
Để hoạt động phát triển thị trường phát triển khách du lịch MICE, các Khách sạn có thể khai thác từ các mối quan hệ để được giới thiệu khách hàng mới hoặc cũng có thể mạnh dạn tiếp xúc với khách hàng chưa quen biết, nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Nếu không áp dụng những biện pháp này thì hoạt động kinh doanh sẽ không đạt được hiệu quả vì "tìm khách hàng tiềm năng được ví như hơi thở trong sự sống. Nếu không thở, bạn sẽ chết . Bởi vì, nếu không có một lượng khách hàng tiềm năng dồi dào để tiếp xúc thì điều có cũng có nghĩa là bạn sẽ không có khách hàng để bán sản phẩm dịch vụ du lịch"
Một trong những phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng là thông qua những trung tâm có khả năng gây ảnh hưởng lớn. Điều này có nghĩa là các khách sạn 5 sao tại Hà Nội nên tham gia vào các hội nghị, hội chợ về lĩnh vực này kể cả trong nước và quốc tế. Bởi những hội chợ như thế này sẽ thu hút nhiều nhà triển lãm và tổ chức hội nghị tham gia nhằm mục đích tiếp cận thị trường, mở rộng hợp tác kinh doanh với các đối tác trong lĩnh vực MICE từ khắp các quốc gia trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, thông qua việc tham gia hội chợ khách sạn có thể biết được xu thế phát triển của loại hình du lịch MICE trong tương lai sẽ ra sao, để từ đó có những biện pháp và hướng đi thích hợp. Ngoài những hoạt động trên, nếu tham gia vào các hội chợ kiểu như trên thì các khách sạn 5 sao tại Hà Nội có thể tiếp nhận thông tin, học hỏi kinh nghiệm và kí kết hợp tác với các đối tác. Bởi tại các hội chợ như thế này các khách sạn có thể tích luỹ được nhiều thông tin bổ ích từ các chuyên gia đầu ngành trên thế giới và các diễn giả phần lớn họ là những nhân vật quen thuộc với du lịch Việt Nam.
Để chứng tỏ cho lợi ích nêu trên, ta có thể lấy ví dụ từ "Hội chợ IT và CMA 2003 tại Thái Lan". Hội chợ IT & CMA lần thứ 11 diễn ra trong bối cảnh du lịch Châu Á chậm phục hồi sau sự kiện SARS và chiến tranh Iraq. Tham gia hội chợ 2003 có 277 nhà hoạt động triển lãm và khách hàng; với 110 công ty từ 39 quốc gia tham dự (Việt Nam, Bahrain, CH.Sec, Đan Mạch, Indonesia, Mexico, Nepal, Nauy, Rumani...). Từ những nhận định về thách thức của lĩnh vực MICE trong khu vực, các nhà kinh doanh du lịch MICE cho rằng: "Công nghiệp MICE khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cần phải nhanh chóng đổi mới, tăng cường sức cạnh tranh và đặc biệt trong công nghệ thông tin để thu hút khách trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tình hình kinh tế suy thoái, nạn thất nghiệp, khủng hoảng hàng không, các chính sách du lịch thay đổi, ngân sách, cán cân chi phí các nước thâm hụt, bệnh SARS và nguy cơ khủng bố đã làm tình hình du lịch MICE nhiều thay đổi. Châu Á-Thái Bình Dương sẽ có nhiều hội nghị cấp vùng, quy mô sẽ nhỏ hơn, thời gian hội nghị và thời gian tổ chức đăng kí tham dự sẽ ngắn hơn, tình hình cạnh tranh sẽ quyết liệt do sự gia tăng nhanh chóng của các nhà cung cấp. Mặt khác, theo khảo sát 2006 của American Express Future Watch thuộc tổ chức hội thảo chuyên nghiệp quốc tế (Meeting professionals International-MPI) thì các nhà hoạch định hội nghị, hội thảo sử dụng Internet tăng 36% trong việc tìm kiếm chọn lựa các điểm hội thảo và các nhà cung cấp tăng 57% trong lĩnh vực cung cấp thông tin hội nghị trên hệ thống mạng. Cũng theo nghiên cứu khảo sát trên, kinh doanh phòng ngủ cho các hội nghị, hội thảo trên mạng cũng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2007.
Như vậy ta cũng thấy nếu bất cứ khách sạn nào tham gia vào hội chợ đều có được những thông tin về thị trường về hướng phát triển. Để trên cơ sở nguồn lực của mình có hướng phát triển thích hợp.
Một hình thức khác (ngoài tham gia hội chợ MICE) để có thể liên kết thu hút nguồn khách MICE, các khách sạn 5 sao tại Hà Nội nên tham gia vào một tổ
chức chuyên về loại hình này. Vì khi tham gia hay trở thành thành viên của tổ chức này có nhiều lợi thế về thị trường, về nguồn khách cũng như có được những lời khuyên của các chuyên gia đầu ngành, để có thể phát triển hơn nữa dựa trên những nguồn lực sẵn có của mình.
Ở Việt Nam, các hãng lữ hành quốc tế lớn như Sài Gòn Tourist, Bến Thành, Destination Asia, Exotissimo liên tiếp đưa ra các chương trình tour phục vụ loại hình MICE trọn gói cho du khách trong và ngoài nước. Và để liên kết thu hút nguồn khách MICE, một tổ chức chuyên về loại hình này với tên gọi VIETNAM MEETING ra đời. Tổ chức này đã đứng đầu trong việc cung cấp những khoá học chuyên tu cho các giám đốc, giám sát viên của các khách sạn có khả năng trong việc tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện tại khách sạn.
Bên cạnh tham gia vào các hội chợ quảng cáo, các khách sạn 5 sao tại Hà Nội nên tự nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Từ khâu tổ chức đến khâu phục vụ, phải toát lên một phong cách chuyên nghiệp trong việc phục vụ đối tượng khách khó tính này.
3.2.2.2. Lựa chọn các loại hình thích hợp của MICE để phát triển tại các khách sạn 5 sao trên địa Hà Nội
Trong các loại hình của MICE, không phải bất cứ một khách sạn nào cũng có đủ khả năng và tiềm lực để hoạt động trên 4 lĩnh vực. Các khách sạn chỉ dựa trên tiềm năng sẵn có của mình để phát huy một, hai hoặc ba trong số đó. Có khách sạn với phòng hội nghị rộng thì kinh doanh mảng M (Meeting) và C (Conference). Bên cạnh đó có khách sạn không có ưu thế đó thì lại kinh doanh loại hình I (Incentive) hoặc E (Exhition). Chúng ta hãy cùng xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh thực tế của 3 Khách sạn.
Ví dụ như : Khách sạn Meliá Hà Nội có lợi thế trong kinh doanh loại hình du lịch mới mẻ này. Khách sạn Meliá Hà Nội có số lượng phòng nhiều, cũng như
diện tích của các phòng họp lớn nhỏ khác nhau, là điều kiện tốt để Khách sạn cung cấp ra thị trường MICE nhiều sản phẩm mang tính đa dạng khác nhau. Như ta đã biết, trong du lịch MICE gồm có 4 loại chính là M (Meetings), I (Incentives), C (Conferences) và E (Events). Tuy có số lượng phòng nhiều và quy mô rộng như đã thống kê, nhưng khách sạn Meliá Hà Nội không thể nào đáp ứng được tất cả các loại hình của du lịch MICE. Vậy, những loại hình nào Khách sạn có thế mạnh và những loại hình nào còn yếu trong việc phục vụ khách công vụ- khách MICE?
Khách sạn đang khai thác một cách có hiệu quả những cuộc họp và hội thảo, hội nghị với quy mô tương đối lớn. Tức là, khách sạn có tiềm năng và thế mạnh trong việc khai thác loại hình M (Meetings), C (Conferences) và E (Events). Còn đối với mảng I (Incentives), Khách sạn chưa khai thác hết tiềm năng của mình.
Do đóbiện phápđể khắc phục điểm yếu này, và nhằm tạo thế mạnh hơn cho khách sạn trong việc khai thác loại hình I (Incentives) sao cho đúng với tiềm lực sẵn có của mình là:
+ Có chính sách khuyếch trương hình ảnh của Khách sạn tại trang Website của Khách sạn và của Tập đoàn. Cũng như khả năng phục vụ khách MICE tại Khách sạn.
+ Kèm theo các chương trình khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ của Khách sạn như: tặng vé bể bơi miễn phí cho khách tham gia hội thảo, hay các vé “Happy hour” cho khách tại các quầy Bar của Khách sạn. Hoặc giảm giá cho khách MICE ăn tại nhà hàng của Khách sạn.
+ Nhà hàng của Khách sạn cần tạo ra sự độc đáo trong các món ăn và phong cách phục vụ, nên có những món ăn riêng biệt của Khách sạn. Để khi nói đến thì chỉ có nhà hàng của khách sạn Meliá Hà Nội mới có.
+ Đào tạo nhân viên có được sự chuyên nghiệp và chu đáo trong cách phục vụ và làm việc với khách MICE.