đặc điểm lớn nhất là khách MICE thường đi theo đoàn đông và mang nhiều quốc tịch khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy các Khách sạn cũng đã xây dựng cho Khách sạn mình những sản phẩm dị biệt như khách sạn Hilton với nhà hàng ba miền mang đậm phong cách và hương vị ẩm thực Việt Nam. Bên cạnh những dịch vụ này, các Khách sạn cũng thường xuyên đổi mới sản phẩm của mình để ngày càng thu hút được khách MICE nhiều hơn bằng những thực đơn Buffet được thay đổi hàng ngày. Riêng khách sạn Melía lại có cách thức tổ chức tiệc Buffet theo chủ đề “Vòng quanh thế giới” ví dụ thứ 2 là quốc gia Bruney….Chủ nhật là International buffet. Nếu 2 khách sạn trên là sự đa dạng hoá về các loại thực đơn Buffet thì khách sạn Metropole lại tạo cho mình sự khác biệt độc đáo đó là ngoài việc cung cấp các đồ ăn tại khách sạn, thì khách sạn còn có thể đáp ứng nhu cầu ăn ở ngoài khách sạn như Gala dinner được tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nhà hát múa rối nước Thăng Long…
*Dịch vụ bổ sung: Ngoài hai chủng loại dịch vụ nêu trên, các khách sạn 5 sao liên tục phát triển các dịch vụ bổ sung khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của khách tốt hơn đồng thời cũng tăng doanh thu cho các Khách sạn tạo ra sự tiện nghi cho khách.
Ví dụ trung tâm “Fitness” cung cấp các dịch vụ miễn phí cho khách như máy tập thể dục, tắm ở bể sục (Jacuzzi), bể bơi…Gần đây nhất là các khách sạn miễn phí dịch vụ Wifi internet cho các khách MICE. Vì vậy, đòi hỏi khách sạn phải liên tục nghiên cứu sản phẩm mới, bổ sung các dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của khách du lịch.
2.3.4.2. Chính sách giá
Giá dịch vụ của các khách sạn 5 sao thường cao. Tuy nhiên, mỗi khách sạn sẽ áp dụng những mức giá khác nhau cho từng thị trường mục tiêu của mình như điều chỉnh giá, giảm giá cho khách hàng quen được hầu hết các khách sạn áp dụng nhưng rất ít và không thường xuyên. Khi khảo sát tại các Khách sạn, kết quả điều
tra cho thấy các Khách sạn áp dụng giá chưa linh hoạt, không có hoạt động khuyến mại cho khách hàng quen thường xuyên, thường áp dụng các mức giá tại thời điểm Khách sạn công bố. Không áp dụng chính sách giá phân biệt cho những thị trường mục tiêu mà 3 khách sạn trên đều áp dụng một mức giá chung mà khách sạn công bố tại thời điểm đó cho khách. Ở mỗi khách sạn thì sẽ có những mức giá cho thuê phòng hội nghị, hội thảo khác nhau. Điều đó tuỳ thuộc vào những trang thiết bị có trong từng Khách sạn. Sau đây chúng ta cùng tham khảo giá của từng khách sạn.
BẢNG 2.27: BẢNG GIÁ CHO THUÊ PHÒNG HỘI NGHỊ HỘI THẢO TRONG CÁC KHÁCH SẠN 5 SAO TẠI HÀ NỘI
Họp cả ngày có ăn trưa | Họp cả ngày | Họp nửa ngày có ăn trưa | Họp nửa ngày | Giá cho thuê phòng họp | ||
2 trà& cafe/người | 2 trà &cafe/người | 1trà &cafe/người | 1 trà &cafe/người | Cả ngày | Nửa ngày | |
Daewoo Hotel | $30.00 | $18.00 | $21.00 | $11.00 | $2,500.00 | $1.900.00 |
Melía Hotel | $30.00 | $20.00 | $14.00 | $11.00 | $4,000.00 | $2.500.00 |
Sofitel Metropole | $30.00 | $22.00 | $15.00 | $10.00 | $800.00 Phòng họp nhỏ | $ |
Hilton Hotel | $25.00 | $17.00 | $17.00 | $12.00 | $3,000.00 | $2000.00 |
Sofitel Plaza | $22.00 | $13.00 | $19.00 | $10.00 | $2,400.00 | $.1,700.00 |
Sheraton | $28.00 | $17.00 | $23.00 | $12.00 | $3,000.00 | $2,000.00 |
Horison | $23.00 | $14.00 | $20.00 | $10.00 | $2,600.00 | $1,800.00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Khách Theo Quốc Tịch Tại Khách Sạn Hilton
- Thống Kê Lượng Khách Mice Đến Khách Sạn Sofitel Metropole Giai Đoạn 2003 – 2006
- So Sánh Tỷ Lệ % Sử Dụng Các Dịch Vụ Của Khách Mice Trong Khách Sạn Hilton
- Phương Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Kinh Doanh Loại Hình Mice Tại Các Khách Sạn 5 Sao Trên Địa Bàn Hà Nội.
- Hoàn Thiện Các Sản Phẩm Du Lịch Mice Tại Các Khách Sạn 5 Sao
- Kiến Nghị Bộ Văn Hóa – Thể Thao Và Du Lịch (Cụ Thể Tổng Cục Du Lịch)
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng kinh doanh các khách sạn 5 sao năm 2007
Nhìn vào bảng giá này, chúng ta nhận thấy các mức giá của các Khách sạn đưa ra khá bằng nhau. Mức giá còn cao và chưa tương xứng với chất lượng của dịch vụ mà các Khách sạn cung cấp. Tuy nhiên, trong qúa trình tiếp xúc trực tiếp với khách sạn Metropole mặc dù bị hạn chế bởi phòng họp nhỏ nhưng ở Khách sạn này phục vụ trà, cafê ngày 3 lần so với các Khách sạn đồng hạng khác (chỉ 2 lần).
Và khách hàng rất hài lòng về chất lượng của sản phẩm cũng như thái độ phục vụ chuyên nghiệp của các nhân viên tại Khách sạn.
2.3.4.3. Chính sách phân phối
Các khách sạn 5 sao đã khai thác khách hàng từ nhiều nguồn khách khác nhau, thông qua kênh phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Đối với kênh phân phối trực tiếp thì khách hàng sẽ tự liên hệ trực tiếp với bộ phận kinh doanh của các Khách sạn, đưa ra yêu cầu và từ đó các Khách sạn sẽ căn cứ vào yêu cầu đó để phục vụ đúng yêu cầu của khách. Sau đó 2 bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng và khoảng 10 ngày tiếp theo sẽ nhận tiền đặt cọc.
- Đối với kênh phân phối gián tiếp chủ yếu nguồn khách được khai thác nhờ quan hệ đối tác của Khách sạn, trong tập đoàn và các công ty lữ hành, cũng như là các đối tượng khách từ các cơ quan Bộ – Ngành.
+ Kênh phân phối thông qua tập đoàn: Thông thường sau khi khách gửi yêu cầu đến tập đoàn. Thông qua yêu cầu đó, tập đoàn căn cứ vào để gửi các yêu cầu cho khách sạn thành viên trong tập đoàn. Sau đó khách sạn thành viên trực tiếp liên hệ với khách hàng và 2 bên xem xét thoả thuận các điều khoản để ký hợp đồng. Thông thường đối với những đoàn khách lớn thì phải có sự chuẩn bị trước 1 năm. Còn đối với đoàn khách có số lượng nhỏ thì chỉ cần 6 tháng để chuẩn bị.
+ Kênh phân phối thông qua các công ty lữ hành: Đối với các công ty lữ hành tổ chức dịch vụ hội nghị hội thảo sẽ được hưởng một mức giá đặc biệt “ Corporate” được hưởng triết khấu 10% giá trước thuế của các dịch vụ trong khách sạn. Các công ty lữ hành thường xuyên gửi khách hội nghị hội thảo ở 3 Khách sạn trên là: Destination Asia, Indochina, Exotissimo, Bến Thành Tourist, Vidotour…
+ Kênh phân phối thông qua các cơ quan, tổ chức trung gian: Trong khi khảo sát tại 3 Khách sạn trên kết quả nghiên cứu cho thấy 2 khách sạn Melía và Hilton là hai khách sạn đã chủ động kết hợp với các công ty tổ chức sự kiện
chuyên nghiệp như: Galaxy, Metan, PCS, Mỹ Lệ…. (hiện nay ở Việt Nam có hơn 20 công ty chuyên tổ chức các sự kiện). Đối với khách sạn Metropole chủ yếu tự làm mà không cần thuê bất cứ một công ty tổ chức sự kiện nào. Một điều ghi nhận nữa là trong năm 2007 khách sạn Hilton cũng đang có kế hoạch chuẩn bị mời các công ty lớn, các tập đoàn các cơ quan Bộ- Ngành đến Khách sạn ăn miễn phí, thậm chí nếu những khách hàng này không đến được thì khách sạn mang những đồ ăn này đến tận nơi làm việc cho khách. Đây chính là hình thức quảng cáo về các dịch vụ của khách sạn mình cho những khách hàng thường xuyên của khách sạn.
Bên cạnh các kênh khai thác khách trên các Khách sạn còn có nguồn khách do nhân viên mình tự khai thác. Việc sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp qua các nhân viên bán hàng chủ động tìm đến các cơ quan Bộ – Ngành, các công ty liên doanh, nước ngoài tổ chức hội nghị, hội thảo đã được các Khách sạn quan tâm chú trọng.
2.3.4.4.Chính sách xúc tiến
Trong thực tế, các Khách sạn đã nhận thức được đầy đủ vai trò quan trọng của chính sách xúc tiến. Qua khảo sát cho thấy tất cả các khách sạn đều sử dụng công cụ quảng cáo bằng các phương tiện khác nhau như thông qua website, báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, tờ rơi, tờ gấp để quảng cáo nhưng ở các mức độ khác nhau. Mặc dù nằm trong hệ thống các khách sạn 5 sao nhưng hoạt động xúc tiến của 3 Khách sạn chưa được quan tâm chú trọng nhiều, chủ yếu mang tính hình thức mà chưa mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút khách MICE. Trên thực tế các website của các Khách sạn còn nghèo nàn, thiếu thông tin, sơ sài là đánh giá của hầu hết khách hàng. Tuy nhiên, khách sạn Hilton cũng đã thực hiện được chính sách xúc tiến này hiệu quả hơn .
Ví dụ: Khách sạn Hilton đã sử dụng hiệu quả các phương tiện quảng cáo, với tỷ lệ chi ngân sách như sau: báo, tạp chí, sách hướng dẫn 13,65%, truyền hình 24,35%, tờ rơi, tờ gấp 38,72% và quảng cáo trực tiếp là 23,28%. Các thông điệp quảng cáo
chủ yếu đã đề cập đến chất lượng và giá cả các loại dịch vụ,kèm theo hình ảnh, biểu tượng, địa chỉ liên lạc của khách sạn đã đăng ký trên các sách, tạp chí nổi tiếng như: Heritage của Hãng hàng không Việt Nam, sách Việt Nam Tourist Guide, Discovery của Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Quảng cáo qua phương tiện truyền thanh (sóng FM tần số 105,5MHZ được khách sạn Hilton sử dụng rất có hiệu quả để tiếp cận thị trường mục tiêu là khách nước ngoài tại Việt Nam. Hình thức quảng cáo bằng tập gấp được áp dụng trực tiếp với khách hàng khi đến nghỉ tại Khách sạn. Các ấn phẩm như Brochure, Catalogue, Bưu thiếp, phong bì….được Khách sạn tự thiết kế với hình thức hấp dẫn được đặt tại quầy lễ tân và các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Đặc biệt quảng cáo trực tiếp đã được sử dụng rất hiệu quả ở Khách sạn này với hai hình thức phổ biến là thư chào hàng và phiếu thăm dò ý kiến khách hàng.
Tuy nhiên, hình thức quảng cáo qua các website của Khách sạn Hilton còn sơ sài, thiếu thông tin và hình ảnh kém hấp dẫn, đơn điệu .
Bên cạnh các chính sách Marketing chủ yếu, các Khách sạn còn áp dụng các hoạt động khuyến mại được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các Khách sạn (95%) với hình thức chủ yếu giảm giá cho khách hàng quen, đoàn đông, lưu trú dài ngày, quà tặng hoặc cung cấp thêm dịch vụ không mất tiền để đẩy mạnh thương hiệu sản phẩm…
Ví dụ : Đối với khách sạn Hilton khi khách MICE thuê phòng thì người ta căn cứ vào số lượng phòng đăng ký thông thường từ 40 phòng trở lên thì Khách sạn sẽ miễn phí một phòng. Điều này tuỳ thuộc vào mối quan hệ mà Sales Manager quyết định.
Tiểu kết chương 2
Trong xu hướng phát triển mang tính cạnh tranh ngày càng cao của ngành Du lịch Việt Nam nói chung và của ngành kinh doanh khách sạn nói riêng, các khách sạn 5 sao tại Hà Nội cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Cơ hội mới về tiếp cận và thu hút thị trường khách du lịch MICE cũng đồng thời đặt ra những thách thức mới đòi hỏi phải có sự đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của khách sạn để có thể đáp ứng được những yêu cầu của thị trường khách tiềm năng này và tạo ra được những lợi thế cạnh tranh cho khách sạn.
Từ những kết quả về doanh thu trong kinh doanh du lịch MICE, cũng như thế mạnh về nguồn lực và danh tiếng của ba khách sạn. Ta có thể thấy mỗi khách sạn có những lợi thế riêng trong phát triển loại hình du lịch MICE. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch MICE của các khách sạn 5 sao tại Hà Nội còn có một số hạn chế cần phải khắc phục để có thể bắt kịp với xu hướng phát triển chung của thế giới trong tương lai..
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH DOANH LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE Ở CÁC KHÁCH SẠN 5 SAO TẠI HÀ NỘI
3.1. Định hướng phát triển của du lịch Hà Nội
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vai trò của các ngành dịch vụ nói chung, ngành du lịch, khách sạn nói riêng luôn được coi trọng. Ngành du lịch trong những năm tới sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ, tương xứng với tầm cỡ của một ngành kinh tế tổng hợp , có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao.
Căn cứ vào mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước đã được khẳng định trong nghị quyết Đại hội Đảng IX, kết quả phân tích xu hướng phát triển của thị trường trong “ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2000- 2010” đã được Chính Phủ phê duyệt.
Từ thực tế hoạt động du lịch thủ đô giai đoạn 2001 – 2005, bám sát quy hoạch ngành đã được thành phố phê duyệt, nghiên cứu triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 14 (trong đó chú trọng định hướng phát triển ngành du lịch thủ đô) là cơ sở quan trọng để ngành du lịch Hà Nội xây dựng định hướng, kế hoạch phát triển trong giai đoạn 2006 – 2010.
*Định hướng, mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010
- Phát triển du lịch Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển của khu vực.
- Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết.
- Du lịch Hà Nội góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân đáp ứng về sự phát triển số lượng và chất lượng nhu cầu du lịch của nhân dân, trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
- Du lịch góp phần phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc, tu tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hoá, các lễ hội, cảnh quan, môi trường.
- Phấn đấu giữ tốc độ tăng trưởng du lịch hàng năm từ 12% đên 15%.
- Xây dựng thủ đô thành một trung tâm du lịch lớn không chỉ quốc gia mà còn thành một điểm đến có tên tuổi trong khu vực và thế giới.
- Trong phạm vi Hà Nội tập trung phát triển du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch MICE, du lịch sinh thái và tiếp tục là trung tâm phân phối khách cho các địa phương phía bắc và cả nước.
- Trở thành trung tâm du lịch của khu vực, tập trung liên hoàn và làm cầu nối đưa khách hàng đến các nước ASEAN và Trung Quốc.[12]
Không ngừng mở rộng thị trường du lịch quốc tế theo hướng nâng cao chất lượng, chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập.
Một số chỉ tiêu dự báo
BẢNG 3.1. : SỐ LIỆU DỰ BÁO CỦA NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI
Đơn vị tính | 2005 | 2010 | |
Khách du lịch (lượt) - Khách quốc tế - Khách nội địa | Triệu lượt | 5,34 1,11 4,23 | 7,5 1,8 5,7 |
Số lượng cơ sở lưu trú | Cơ sở | 427 | 676 |
Số lượng phòng - Phòng khách sạn 3- 5 sao - Phòng khách sạn từ 2 sao trở xuống | Phòng | 12.455 6.152 6.303 | 22.637 16.185 8.082 |
Số lượng lao động trong ngành du lịch | Người | 30.000 | 60.000 |
Doanh thu xã hội từ du lịch | Tỷ đồng | 11.248 | 28.115 |
Nguồn : Phòng quản lý khách sạn, Sở Du lịch Hà Nội, năm 2007