Mức hưởng BHYT(Quốc hội, 2014): Bảng 2.1 Mức hưởng BHYT
Đối tượng được thanh toán | Ghi chú | |
100% | - Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an; - Người có công với cách mạng, cựu chiến binh. - Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội mỗi tháng. - Trẻ em dưới 6 tuổi. - Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; - Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ. - Khám chữa bệnh tại tuyến xã; chi phí một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% lương tối thiểu. - Người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến. | Ngân sách chi trả 100% |
95% | - Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. - Thân nhân của người có công với cách mạng. - Người thuộc hộ gia đình cận nghèo | Đồng chi trả 5% |
80% | Các đối tượng còn lại | Đồng chi trả 20% |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2017 - 1
- Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2017 - 2
- Bhyt Ở Hàn Quốc(Đoàn Tường Vân, 2007)
- Vài Nét Về Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp
- Những Thuận Lợi, Khó Khăn Của Bệnh Viện Trong Việc Thực Thi Các Qui Định, Chính Sách Về Bhyt
- Hài Lòng Về Tinh Thần, Thái Độ Phục Vụ, Chuyên Môn Của Nhân Viên Y Tế
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo tỉ lệ như sau:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu
lực (1/1/2015) đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1/1/2021 trong phạm vi cả nước;
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực (1/1/2015) đến ngày 31/12/2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 1/1/2016.
Từ ngày 1/1/2016, người tham gia BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương.
Từ ngày 1/1/2021, quỹ BHYTchi trả chi phí điều trị nội trú cho người tham gia BHYT khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
2.2.4.2 BHYT tự nguyện(Bộ Y tế - Bộ Tài chính, 2007)
Quyền lợi của người tham gia BHYT tế tự nguyện
Được cấp thẻ BHYT tự nguyện để khám chữa bệnh và được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh.
Người có thẻ BHYT khi khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập thì được cơ quan BHXH thanh toán chi phí khi sử dụng các dịch vụ sau:
- Khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng trong thời gian điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh (theo danh mục do Bộ Y tế quy định).
- Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng;
- Thuốc, dịch truyền theo danh mục do Bộ Y tế quy định;
- Máu và các chế phẩm của máu;
- Các phẫu thuật, thủ thuật;
- Chăm sóc thai sản và sinh đẻ;
- Sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh.
Chi phí khám chữa bệnh BHYT tự nguyện
Thẻ BHYT có giá trị sử dụng và được hưởng các quyền lợi theo quy định sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT đối với các trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia lại sau một thời gian gián đoạn vì bất kỳ lý do gì, trừ các trường hợp sử dụng
dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, chăm sóc thai sản, sinh đẻ, sử dụng các thuốc điều trị ung thư, chống thải ghép ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng và được hưởng các quyền lợi khi sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn sau 6 tháng kể từ ngày đóng BHYT đối với trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia lại sau một thời gian gián đoạn. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng và được hưởng các quyền lợi về chăm sóc thai sản, sinh đẻ sau 9 tháng kể từ ngày đóng BHYT đối với các trường hợp tham gia BHYT tự nguyện lần đầu hoặc tham gia lại sau một thời gian gián đoạn. Người bệnh có thẻ BHYT có thời gian tham gia liên tục đủ 36 tháng, từ tháng thứ 37 trở đi, khi sử dụng các thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế nhưng được phép lưu hành tại Việt Nam thì được cơ quan BHXH thanh toán 50% chi phí của các thuốc này. Người tham gia BHYT tự nguyện khi khám chữa bệnh tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và cơ sở khám chữa bệnh khác theo giới thiệu chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và trong các trường hợp cấp cứu tại các cơ sởkhám chữa bệnh BHYT, được cơ quan BHXH thanh toán chi phí sử dụng các dịch vụ, cụ thể như sau:
- Khám chữa bệnh ngoại trú:
Được thanh toán 100% chi phí khi có chi phí dưới 195.000 đồng cho một đợt khám chữa bệnh ngoại trú;
Được thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh ngoại trú khi có chi phí từ
195.000 đồng trở lên; phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám chữa bệnh.
- Khám chữa bệnh nội trú:được thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh nội trú; phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám chữa bệnh. Trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn (theo danh mục do Bộ Y tế ban hành sau khi thống nhất với Bộ Tài chính), được cơ quan BHXH thanh toán 80% chi phí nhưng không quá 52.000.000 đồng cho 1 lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó; phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám chữa bệnh.
- Thanh toán 100% chi phí cùng chi trả vượt quá 7.800.000 đồng đối với người tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên.
- Mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 58.500.000 đồng .
Người tham gia BHYT tự nguyện khi khám chữa bệnh theo yêu cầu riêng, khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, khám chữa bệnh ở nước ngoài, được cơ quan BHXH thanh toán theo chi phí thực tế theo tỉ lệ đã quy định nhưng không vượt quá mức quy định.
2.2.5 Quản lý và sử dụng quỹ BHYT(Quốc hội, 2008; Quốc hội, 2014)
Quỹ BHYT được hình thành từ nhiều nguồn thu khác nhau như từ: tiền đóng BHYT theo quy định; tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ BHYT; tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; các nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch và có sự phân cấp quản lý trong hệ thống tổ chức BHYT. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý quỹ BHYT; quyết định nguồn tài chính để bảo đảm việc khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong trường hợp mất cân đối thu, chi quỹ BHYT. Quỹ BHYT hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ, hoạt động BHYT không phải nộp thuế.Quỹ BHYT được phân bổ và sử dụng như sau:
- 90% số tiền đóng BHYT dành cho khám bệnh, chữa bệnh
- 10% số tiền đóng BHYT dành cho quỹ dự phòng, chi phí quản lý quỹ BHYT, trong đó dành tối thiểu 5% số tiền đóng BHYT cho quỹ dự phòng.
Số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHYT được sử dụng để đầu tư theo các hình thức quy định của Luật BHXH. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hình thức và cơ cấu đầu tư của quỹ BHYT trên cơ sở đề nghị của BHXH Việt Nam.Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu BHYT dành cho khám chữa bệnh lớn hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh trong năm, sau khi được BHXH Việt Nam thẩm định quyết toán thì phần kinh phí chưa sử dụng hết được phân bổ theo lộ trình như sau:
- Từ ngày Luật này có hiệu lực (1/1/2015) đến hết ngày 31/12/2020 thì 80% chuyển về quỹ dự phòng, 20% chuyển về địa phương để sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau đây:
Hỗ trợ quỹ khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo
Hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số nhóm đối tượng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương
Mua trang thiết bị y tế phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ y tế
Mua phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện.
Trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày BHXH Việt Nam thẩm định quyết toán, BHXH Việt Nam phải chuyển 20% phần kinh phí chưa sử dụng hết về cho địa phương.
- Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày BHXH Việt Nam thẩm định quyết toán, phần kinh phí chưa sử dụng hết được chuyển về quỹ dự phòng;
- Từ ngày 1/1/2021, phần kinh phí chưa sử dụng hết được hạch toán toàn bộ vào quỹ dự phòng để điều tiết chung.
- Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu BHYT dành cho khám chữa bệnh nhỏ hơn số chi khám chữa bệnh trong năm, sau khi thẩm định
quyết toán, BHXH Việt Nam có trách nhiệm bổ sung toàn bộ phần kinh phí chênh lệch này từ nguồn quỹ dự phòng.
2.3 Một số nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu của Trần Thị Kim Thoa, 2015 “Đánh giá sự hài lòng của người có thẻ BHYT khám chữa bệnh tại trạm y tế xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2015”với mục tiêu: đánh giá sự hài lòng của người có thẻ BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế xã Bình Thạnh, năm 2015 và xác định một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế xã Bình Thạnh, năm 2015. Từ kết quả khảo sát 405 đối tượng có thẻ BHYT đến khám tại trạm y tế xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, năm 2015 cho thấy: tỉ lệ hài lòng chung về công tác khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã Bình Thạnh là 74.6%. Trong đó:
Bảng 2.2Đánh giá sự hài lòng của người có thẻ BHYTkhám chữa bệnh tại trạm y tế xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2015
Tỉ lệ (%) | |
Trạm y tế luôn sạch sẽ và vệ sinh. | 90,9 |
Cán bộ y tế luôn ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng. | 93,8 |
Cán bộ y tế của trạm y tế luôn vui vẻ, hòa nhã khi tiếp xúc với người bệnh. | 94,6 |
Trang thiết bị máy móc, phương tiện chẩn đoán tại trạm y tế luôn hoạt động tốt. | 89,6 |
Kết quả chẩn đoán, điều trị của trạm y tế. | 92,3 |
Chi phí cho việc khám chữa bệnh rõ ràng, minh bạch. | 94,1 |
Cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh tật và hướng dẫn điều trị. | 95,8 |
Cán bộ y tế nhiệt tình giúp đỡ đáp ứng những yêu cầu của người bệnh. | 94,6 |
Cán bộ y tế luôn tôn trọng những vấn đề riêng tư của người bệnh. | 92,6 |
Cán bộ y tế có trình độ chuyên môn tốt. | 93,6 |
Người bệnh được chăm sóc y tế phù hợp với bệnh tình và điều kiện, hoàn cảnh cá nhân khi được điều trị. | 94,3 |
Kết quả phân tích mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân của đối tượng và sự hài lòng cho thấy có mối liên quan giữa sự hài lòng chung với các đặc tính của đối tượng nghiên cứu như: nhóm tuổi, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, tình trạng hôn nhân, số lần khám chữa bệnh trong năm và mức độ sử dụng thẻ BHYT có ý nghĩa thống kê (p
<0,05).
Nghiên cứu của Nguyễn Lê Kim Huỳnh, 2014 về “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân tham gia BHYT đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2014” với mục tiêu: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân có sử dụng thẻ BHYT đến khám chữa bệnh đúng tuyến tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh. Từ đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT tại bệnh viện,
đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế của bệnh nhân tham gia BHYT. Áp dụng phương pháp thu thập số liệu, phân tích, diễn giải trên 121 bệnh nhân đang khám chữa bệnh BHYT hoặc có sử dụng thẻ BHYT để khám chữa bệnh đúng tuyến tại bệnh viện Đa khoa Trà Vinh trong khoảng thời gian 12 tháng cho thấy kết quả 4 nhân tố tác động đến sự hài lòng của bệnh nhân khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện Đa khoa Trà Vinh bao gồm: (1) Chi phí khám chữa bệnh BHYT và mức độ đáp ứng; (2) Quy trình khám chữa bệnh BHYT và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y bác sĩ; (3) Thời gian chờ hợp lý và môi trường tại bệnh viện; (4) Công tác cấp phát thuốc BHYT. Từ kết quả nghiên cứu và quan sát thực tế tại bệnh viện Đa khoa Trà Vinh, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện, các giải pháp tập trung vào những vấn đề tồn đọng trong thực tế liên quan đến cấp phát thuốc BHYT, chi phí khám chữa bệnh BHYT, vệ sinh, cũng như nâng cao hiệu quả qui trình khám chữa bệnh BHYT và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các cấp quản trị nhằm hoàn thiện hơn hệ thống khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hảo, 2015 về “Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT tại thành phố Thái Nguyên”với mục tiêu: góp phần hệ thống hóa cơ sở khoa học về nâng cao chất lượng dịch vụ và khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT; đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT tại thành phố Thái Nguyên; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT; đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT tại địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu áp dụng phương pháp tổng hợp thông tin, thống kê mô tả và so sánh trên 400 đối tượng là người bệnh có tham gia BHYT tại thành phố Thái Nguyên. Qua nghiên cứu tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, cho thấy vẫn còn một số hạn chế dẫn đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh chưa đáp ứng được nhu cầu và mong mỏi của người dân như: cơ sở vật chất kỹ thuật còn chưa đầy đủ, lạc hậu và chưa đồng đều tại các cơ sở khám chữa bệnh (tỉ lệ hài lòng của bệnh nhân chưa cao lắm, dao động từ 81,25 – 32,5 % về việc bệnh nhân hài lòng về đủ ghế ngồi chờ và bệnh nhân hài lòng về đủ giường bệnh); bệnh nhân BHYT vẫn còn bị phân biệt đối xử; thủ tục hành chính khi đi khám chữa bệnh, thanh toán viện phí còn rườm rà, mất thời gian; trình độ chuyên môn của y bác sĩ còn hạn chế, đặc biệt là những cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới và thái độ phục vụ của cán bộ y tế chưa tốt; thông tin tuyên truyền về chế độ chính sách BHYT còn khó tiếp cận, chính sách BHYT thường xuyên thay đổi, khó nắm bắt. Căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT trên các phương diện nghiên cứu như sau: cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật tại
các cơ sở khám chữa bệnh từ nguồn quỹ kết dư quỹ khám chữa bệnh BHYT một cách hợp lý để có hiệu quả cao. Tăng cường kiểm tra giám sát để hạn chế việc phân biệt đối xử với bệnh nhân BHYT của các cơ sở khám chữa bệnh, nâng cao việc bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHYT. Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp đón bệnh nhân cho đến thu phí khám chữa bệnh giúp giảm thời gian và thủ tục trong quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân. Nâng cao trình độ chuyên môn và thái độ độ phục vụ bệnh nhân của các cán bộ, nhân viên y tế tại cơ sở khám chữa bệnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách BHYT và đổi mới công tác tuyên truyền để nâng cao hiệu quả và để chính sách pháp Luật về BHYT đến gần hơn với mỗi người dân.
Nghiên cứu của Lê Quang Trung, 2013 về“Nghiên cứu tình hình khám chữa bệnh theo BHYT và sự hài lòng ở người cao tuổi tại bệnh viện Đa khoa khu vực Cù Lao Minh, tỉnh Bến Tre, năm 2012”với mục tiêu: xác định tỉ lệ người cao tuổi có thẻ BHYT đi khám đúng tuyến tại bệnh viện Đa khoa khu vực Cù Lao Minh, tỉnh Bến Tre, năm 2012; xác định tỉ lệ hài lòng của người cao tuổi sử dụng thẻ BHYT với công tác khám chữa bệnh của bệnh viện và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến việc không hài lòng của người cao tuổi có thẻ BHYT đến khám chữa bệnh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên 1020 bệnh nhân là người cao tuổi đến khám chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện Đa khoa khu vực Cù Lao Minh, tỉnh Bến Tre, năm 2012. Kết quả:
Bảng 2.3 Tỉ lệ hài lòng của người cao tuổi sử dụng thẻ BHYT với công tác khám chữa bệnh
Tỉ lệ(%) | ||
Người cao tuổi có thẻ BHYT đến khám đúng tuyến đạt | 92,8 | |
Tăng huyết áp | 21,3 | |
Xương khớp | 18 | |
Đái tháo đường | 12,4 | |
Tim mạch | 8,9 | |
Các loại bệnh khám BHYT | Hô hấp | 8,6 |
Chấn thương | 4,9 | |
Tiêu hóa | 4,8 | |
Tiết niệu | 3,2 | |
Truyền nhiễm | 2,2 | |
Bệnh khác | 15,7 | |
Thời gian ngồi chờ khám | 86 | |
Thời gian chờ lãnh thuốc | 37,9 | |
Thời gian chờ xếp số khám chữa bệnh | 91,1 | |
Thời gian chờ đóng tiền | 97 |
Các yếu tố liên quan đến sự không hài lòng của người cao tuổi đến khám
BHYT: liên quan giữa giới tính với không hài lòng thái độ bác sĩ điều trị, chuyên môn bác sĩ điều trị, chính sách y tế (tỉ lệ nữ không hài lòng cao hơn nam); liên quan giữa nhóm tuổi với không hài lòng về chăm sóc điều dưỡng (cụ thể người cao tuổi từ 70 trở lên không hài lòng nhiều hơn); liên quan giữa trình độ học vấn với không hài lòng về thời gian ngồi chờ, phần trăm chi trả khám chữa bệnh BHYT, điều dưỡng, bác sĩ điều trị.
Nghiên cứu của Ngô Thị Thúy Nhi, 2015 về “Sự hài lòng của người bệnh có sử dụng thẻ BHYT đến khám bệnh ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Phong Điền, Cần Thơ, năm 2014”với mục tiêu: xác định tỉ lệ người bệnh sử dụng thẻ BHYT hài lòng với công tác khám chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Phong Điền, Cần Thơ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh có sử dụng thẻ BHYT với công tác khám chữa bệnh ngoại trú của bệnh viện Đa khoa Phong Điền, Cần Thơ năm 2014. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích trên 400 người bệnh có sử dụng thẻ BHYT đến khám bệnh ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Phong Điền, Cần Thơ kết quả cho thấy:
Bảng 2.4Tỉ lệ người bệnh sử dụng thẻ BHYT hài lòng với công tác khám chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Phong Điền, Cần Thơ
Tỉ lệ (%) | |
Sự hài lòng về công tác khám chữa bệnh BHYT | 63,5 |
Hài lòng về hành chính | 52,5 |
Cơ sở vật chất | 77,8 |
Nhân viên nhận bệnh | 60,5 |
Chất lượng điều trị | 74 |
Chất lượng xét nghiệm | 65 |
Công tác cấp phát thuốc BHYT | 69,8 |
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh bao gồm: tuổi tác (tuổi lớn hơn 60 có tỉ lệ hài lòng lớn hơn các nhóm còn lại), nghề nghiệp (những nhóm người về hưucó tỉ lệ hài lòng lớn hơn những nhóm nghề khác), trình độ học vấn (trình độ học vấn càng cao tỉ lệ hài lòng càng giảm), tình trạng hôn nhân (những người có tình trạng hôn nhân: ly hôn/ly thân, góa… có tỉ lệ hài lòng nhiều hơn những nhóm khác), lý do đến khám (những người tiếp tục điều trị theo hẹn bác sĩ hài lòng nhiều hơn những nhóm khác).
Nghiên cứu của Vũ Khắc Lương, 2013 về“Thực trạng khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại trạm y tế phường thuộc thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, 2012”với mục tiêu: tìm hiểu một số tồn tại khó khăn chính trong khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại trạm y tế phường thuộc thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và đề xuất cải tiến trong giai đoạn tới. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt