TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MÃ SỐ:52720401
THỰC TRẠNG KHÁM CHỮA BỆNH
THEO BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN CAO LÃNH,
TỈNH ĐỒNG THÁPNĂM 2017
Sinh viên thực hiện HUỲNH MAI MSSV: 12D720401124 LỚP: ĐH Dược 7B |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2017 - 2
- Bhyt Ở Hàn Quốc(Đoàn Tường Vân, 2007)
- Quản Lý Và Sử Dụng Quỹ Bhyt(Quốc Hội, 2008; Quốc Hội, 2014)
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Cần Thơ, năm 2017
LỜI CẢM ƠN
----------
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Tây Đô cùng quý thầy cô khoa Dược – Điều Dưỡng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để em học tập và hoàn thành tốt khóa học.
Em xin trân trọng cám ơn Ban Giám Đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu, lấy ý kiến bệnh nhân.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ths. Nguyễn Thị Thúy Lan, người đã dành rất nhiều thời gian, công sức, tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến cha mẹ em, những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, khích lệ tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi để em có thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hoàn thành luận văn của mình nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô.
Em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, công tác tốt, thành công trong sự nghiệp cao quý.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện
HUỲNH MAI
TRANG CAM KẾT
----------
Tôi cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện
HUỲNH MAI
TÓM TẮT
----------
Nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh nhằm cho thấy những thuận lợi cũng như khó khăn của bệnh viện, từ đó đề ra giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ khám chữa bệnh theo BHYT của y tế địa phương. Nghiên cứu được thực hiện với 2 mục tiêu chính: khảo sát sự hài lòng của người bệnh khi đến khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của bệnh viện trong việc thực thi các qui định, chính sách về BHYT từ đó đề ra giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ khám chữa bệnh theo BHYT của y tế địa phương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích qua việc phỏng vấn lấy ý kiến người bệnh có sử dụng thẻ BHYT đến khám chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh; kết hợp phân tích hồi cứu thông tin từ bệnh viện trong việc thực thi các qui định, chính sách về BHYT.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: sự hài lòng chung về khám chữa bệnh BHYT chiếm 81 %, trong đó hài lòng về thủ tục hành chính là 84,85%; hài lòng về tinh thần, thái độ phục vụ, chuyên môn của nhân viên y tế chiếm 82,4%; hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị bệnh viện chiếm 76%; hài lòng về chính sách chăm sóc bệnh nhân sau khi khám,chữa bệnh (dành cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh ≥ 2 lần): 100% bệnh nhân đều trả lời bệnh viện không gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe và tư vấn thêm cho bệnh nhân về tình trạng sức khỏe sau khi đã khám chữa bệnh tại bệnh viện; 63,2% bệnh nhân hài lòng về chất lượng thuốc được cấp; 74,5% bệnh nhân trở lại bệnh việnkhám chữa bệnh vì lý do khác (nơi đăng kí BHYT ban đầu; thuận tiện, gần nhà; bệnh viện tuyến huyện thuộc hạng cao nhất trong khu vực,…). Thuận lợi và khó khăn của bệnh viện, về cơ sở vật chất: các phòng khám được được đầu tư xây dựng khang trang, tuy nhiên các hành lang đi lại và sảnh chờ chưa được rộng rãi, vào giờ cao điểm rất chật hẹp. Về trang thiết bị, máy móc: bệnh viện hiện có gần như đầy đủ các máy móc, trang thiết bị cần thiết theo quy định của Bộ Y tế, nhưngbệnh viện vẫn còn thiếu máy chụp CT (CT – Scanner), mặt khác chất lượng một số máy móc đã xuống cấp, một số vẫn không đưa vào sử dụng. Về chất lượng, số lượng cán bộ y tế: bệnh viện có 175 viên chức, tuy nhiên còn thiếu nhân lực một số chuyên khoa như gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh, sản, tai mũi họng... ; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y bác sĩ vẫn còn hạn chế. Về thu chi quỹ BHYT của bệnh viện luôn đảm bảo số thu cao hơn số chi nên tránh được tình trạng bội chi. Về số lượng và chất lượng thuốc dùng cho BHYT luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, nhưng hiệu quả điều trị chưa cao.
Nhìn chung, chất lượng khám chữa bệnh BHYT của bệnh viện đã đáp ứng phần nào được sự hài lòng của bệnh nhân, tuy nhiên vẫn còn một số tồn đọng cần khắc phục trong mỗi khía cạnh. Bệnh viện cần đầu tư xây dựng, mở rộng diện tích hành lang đi lại và khu vực sảnh chờ. Nâng cao trình độ chuyên môn của bác sĩ, bổ sung thêm nhân lực chuyên khoa gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh, sản, tai mũi họng…Nâng cao hiệu quả điều trị thuốc BHYT. Nâng cấp chất lượng và số lượng máy móc, trang thiết bị hơn nữa để phục vụ cho người dân.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TRANG CAM KẾT ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH SÁCH BẢNG ix
DANH SÁCH HÌNH xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẲT xii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1 Tổng quan về BHYT 2
2.1.1 Khái niệm BHYT 2
2.1.2 Lịch sử hình thành BHYT 2
2.1.3 BHYT ở một số nước trên thế giới 3
2.2 Tổng quan về BHYT ở Việt Nam 7
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 7
2.2.2 Nguyên tắc BHYT ở Việt Nam 8
2.2.3 Đối tượng và mức đóng BHYT 8
2.2.4 Quyền lợi khám chữa bệnh BHYT 11
2.2.5 Quản lý và sử dụng quỹ BHYT 16
2.3 Một số nghiên cứu liên quan 17
2.4 Vài nét về bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 21
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đối tượng nghiên cứu 23
3.1.1 Tiêu chí chọn mẫu 23
3.1.2 Tiêu chí loại trừ 23
3.1.3 Thời gian nghiên cứu 23
3.1.4 Địa điểm nghiên cứu 23
3.2 Phương pháp nghiên cứu 23
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu 23
3.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 24
3.2.3 Phương pháp chọn mẫu 24
3.2.4 Nội dung nghiên cứu 24
3.2.5 Phương pháp thu thập số liệu 30
3.2.6Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 31
3.2.7 Phương pháp kiểm soát sai số 32
3.3 Đạo đức nghiên cứu 32
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ 33
4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 33
4.1.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 33
4.1.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi 33
4.1.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn 33
4.1.4 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp 34
4.1.5 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân 35
4.1.6 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo loại hình BHYT tham gia 35
4.1.7 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số lần đến khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT 35
4.1.8 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo lý do đến khám chữa bệnh 36
4.2 Đánh giá sự hài lòng 36
4.2.1 Hài lòng về thủ tục hành chính 36
4.2.2 Hài lòng về tinh thần, thái độ phục vụ, chuyên môn của nhân viên y tế 38
4.2.3 Hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện 42
4.2.4 Hài lòng về chính sách chăm sóc bệnh nhân sau khi khám chữa bệnh (dành cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh ≥ 2 lần) 45
4.2.5 Đề nghị để BHYT Việt Nam tiến bộ hơn 47
4.2.6 Hài lòng chung về khám chữa bệnh BHYT 48
4.3 Những thuận lợi, khó khăn của bệnh viện trong việc thực thi các qui định, chính sách về BHYT 48
4.3.1 Về cơ sở vật chất 48
4.3.2 Về trang thiết bị, máy móc của bệnh viện 49
4.3.3 Về chất lượng và số lượng cán bộ y tế 51
4.3.4 Về việc thu chi quỹ BHYT của bệnh viện 52
4.3.5 Về số lượng và chất lượng thuốc dùng cho BHYT 52
CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN 56
5.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 56
5.2 Mức độ hài lòng của bệnh nhân 57
5.2.1 Sự hài lòng về thủ tục hành chính 57
5.2.2 Sự hài lòng về tinh thần, thái độ phục vụ, chuyên môn của nhân viên y tế..59
5.2.3 Sự hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện 61
5.2.4 Sự hài lòng về chính sách chăm sóc bệnh nhân sau khi khám chữa bệnh 62
5.2.5 Đề nghị để BHYT Việt Nam tiến bộ hơn 63
5.2.6 Hài lòng chung về khám chữa bệnh BHYT 65
5.3 Những thuận lợi, khó khăn của bệnh viện trong việc thực thi các qui định, chính sách về BHYT 65
5.3.1 Về cơ sở vật chất 65
5.3.2 Về trang thiết bị, máy móc của bệnh viện 65
5.3.3 Về chất lượng, số lượng cán bộ y tế 66
5.3.4 Về việc thu chi quỹ BHYT của bệnh viện 66
5.3.5 Về số lượng và chất lượng thuốc dùng cho BHYT 67
5.4 Giới hạn của đề tài 67
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
6.1 Kết luận 68
6.1.1 Tỉ lệ hài lòng của người khám chữa bệnh BHYT ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 68
6.1.2 Những thuận lợi, khó khăn của bệnh viện trong việc thực thi các qui định, chính sách về BHYT 69
6.2 Kiến nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71