Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2017 - 2

DANH SÁCH BẢNG


Bảng 2.1 Mức hưởng BHYT 13

Bảng 2.2 Đánh giá sự hài lòng của người có thẻ BHYT khám chữa bệnh tại trạm y tế xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2015 17

Bảng 2.3Tỉ lệ hài lòng của người cao tuổi sử dụng thẻ BHYT với công tác khám chữa bệnh 19

Bảng 2.4Tỉ lệ người bệnh sử dụng thẻ BHYT hài lòng với công tác khám chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Phong Điền, Cần Thơ 20

Bảng 4.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới 33

Bảng 4.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi 33

Bảng 4.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn 33

Bảng 4.4 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp 34

Bảng 4.5 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân 35

Bảng 4.6 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo loại hình BHYT tham gia 35

Bảng 4.7 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số lần khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế 35

Bảng 4.8 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo lý do đến khám chữa bệnh 36

Bảng 4.9 Mức độ hài lòng về thời gian chờ khám bệnh 36

Bảng 4.10 Mức độ hài lòng về thời gian chờ làm thủ tục thanh toán viện phí 36

Bảng 4.11 Mức độ hài lòng về thời gian chờ lãnh thuốc 37

Bảng 4.12 Mức độ hài lòng về cách tổ chức làm thủ tục hành chính 37

Bảng 4.13 Mức độ hài lòng về sự nghiêm túc, trật tự nơi làm thủ tục hành chính 37

Bảng 4.14 Mức độ hài lòng chung về thủ tục hành chính 38

Bảng 4.15 Mức độ hài lòng về thái độ nhân viên khi tiếp đón bệnh nhân BHYT 38

Bảng 4.16 Mức độ hài lòng về thái độ của nhân viên khi bệnh nhân hỏi thăm, nhờ hướng dẫn 39

Bảng 4.17 Mức độ hài lòng về thái độ phục vụ của điều dưỡng phòng khám 39

Bảng 4.18 Mức độ hài lòng về thái độ của bác sĩ khi điều trị 40

Bảng 4.19 Mức độ hài lòng về trình độ chuyên môn của bác sĩ điều trị 40

Bảng 4.20 Mức độ hài lòng về thái độ của nhân viên thu viện phí 40

Bảng 4.21 Mức độ hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên cấp phát thuốc 41

Bảng 4.22 Mức độ hài lòng chung về tinh thần, thái độ phục vụ, chuyên môn của nhân viên y tế 41

Bảng 4.23 Mức độ hài lòng về phòng, sảnh chờ rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ghế ngồi cho bệnh nhân 42

Bảng 4.24 Mức độ hài lòng về phòng, sảnh chờ có khu vực bắt số, có nhân viên hướng dẫn để đảm bảo công bằng cho bệnh nhân theo thứ tự đến khám 43

Bảng 4.25 Mức độ hài lòng lối đi trong khoa, hành lang bằng phẳng, rộng rãi, dễ đi..43 Bảng 4.26 Mức độ hài lòng về phòng khám bệnh rộng rãi, sạch sẽ 44

Bảng 4.27 Mức độ hài lòng về phòng khám bệnh được trang bị trang thiết bị, máy móc hiện đại, tân tiến 44

Bảng 4.28 Mức độ hài lòng chung về cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện 44

Bảng 4.29 Mức độ hài lòng về việc bệnh viện gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe bệnh nhân sau thời gian đã khám chữa bệnh tại bệnh viện 45

Bảng 4.30 Mức độ hài lòng về việc bệnh viện gọi điện thoại tư vấn thêm cho bệnh nhân về tình trạng sức khỏe sau khi đã khám chữa bệnh tại bệnh viện 46

Bảng 4.31 Mức độ hài lòng về chất lượng thuốc được cấp 46

Bảng 4.32 Mức độ hài lòng về lý do bệnh nhân trở lại bệnh việnkhám chữa bệnh 47

Bảng 4.33 Trang thiết bị, máy móc của bệnh viện năm 2016 50

Bảng 4.33 Số lượng cán bộ y tế của bệnh viện 52

Bảng 4.35 Số thu, chi quỹ BHYT của bệnh viện qua các năm 52

Bảng 4.35 Số thu, chi quỹ BHYT của bệnh viện qua các năm 66

DANH SÁCH HÌNH


Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Đồng Tháp 22

Hình 2.2 Bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh 22

Hình 4.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp 34

Hình 4.2 Mức độ hài lòng chung về thủ tục hành chính 38

Hình 4.3 Mức độ hài lòng chung về tinh thần, thái độ phục vụ, chuyên môn của nhân viên y tế 42

Hình 4.4 Mức độ hài lòng chung về cơ sở vật chất, trang thiết bị củabệnh viện 45

Hình 4.5 Mức độ hài lòng chung về khám chữa bệnh BHYT 48

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


TỪ VIẾT TẮT

CỤM TỪ

BC

Bạch cầu

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CMND

Chứng minh nhân dân

DC

Dụng cụ

Di động

HC

Hồng cầu

TMH

Tai mũi họng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2017 - 2

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU


Xã hộingày càng phát triển, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe càng nâng cao. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ngành y tế cũng có bước chuyển biến lớn đi sát với sự phát triển đó, các phương tiện khám chữa bệnh ngày càng hiện đại và cũng vì thế chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng cao. Vì vậy, khi ốm đau không phải ai cũng có đủ khả năng để trang trải các khoản chi phí khám chữa bệnh, đặc biệt là những người nghèo. Lúc đó, người bệnh cần có sự sẻ chia và BHYT là một tổ chức có thể chia sẻ gánh nặng cùng bệnh nhân, có thể thực hiện việc huy động sự đóng góp của số đông để bù đắp cho số ít những người ốm đau, giúp các gia đình, doanh nghiệp và xã hội tháo gỡ khó khăn. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định BHYT là một chính sách xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng cần phải được triển khai (Ngô Thị Thúy Nhi, 2015).

Trong lĩnh vực y tế, sự hài lòng của người bệnh là cấu phần quan trọng trong việc đánh giá chất lượng và hiệu quả của hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung cũng như cơ sở khám chữa bệnh nói riêng. Các cơ sở chăm sóc y tế cần đo lường sự hài lòng của người bệnh để thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục các vấn đề còn thiếu sót từ đó cải cách hệ thống, cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe(Ngô Thị Thúy Nhi, 2015).

Người bệnh chính là đối tượng trực tiếp đánh giá chất lượng phục vụ tại các cơ sở y tế vì thế Bộ Y tế đã không ngừng đề ra các biện pháp cụ thể nâng cao y đức, nhiều đợt thi đua nâng cao y đức tại các cơ sở điều trị (Bộ Y tế, 2008). Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác chăm sóc toàn diện tại các cơ sở khám chữa bệnh và ban hành chương trình "Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh BHYT” (Bộ Y tế, 2009).

Cao Lãnh là một huyện của tỉnh Đồng Tháp. Bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh tọa lạc tại đường 30/4, ấp Mỹ Tây, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh là nơi khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe chủ yếu cho người dân trên địa bàn huyện. Hiện tại chưa có công trìnhnghiên cứu nào về tình hình khám chữa bệnh BHYT cũng như ý kiến phản hồi của người bệnh về sự hài lòng của họ khi sử dụng thẻ BHYT đến khám tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh. Do đó đề tài “Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2017” được thực hiện với mục tiêu:

Xác định tỉ lệ hài lòng của người khám chữa bệnh BHYT ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của bệnh viện trong việc thực thi các qui định, chính sách về BHYT.Từ đó đề ra giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ khám chữa bệnh theo BHYT của y tế địa phương.

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1 Tổng quan về BHYT

2.1.1 Khái niệm BHYT

BHYT là một hình thức huy động sự đóng góp của mọi người trong cộng đồng nhằm tạo một quỹ dự trữ để bù đắp chi phí khám chữa bệnh, điều trị khi ốm đau cho những người tham gia (Bộ Y tế, 2012).

BHYT do Nhà nước tổ chức thực hiện mang tính chất xã hội, không vì mục đích lợi nhuận, hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả trong khám chữa bệnh và toàn dân tham gia. BHYT hoạt động dựa trên nguyên tắc: số đông bù số ít; tất cả vì quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng. Chi phí bảo hiểm cho những rủi ro không thể lường trước được, không bảo hiểm cho những rủi ro chắc chắn xảy ra hoặc đã xảy ra(Lê Quang Trung, 2013).

Trong hoạt động BHYT, tính cộng đồng đoàn kết cùng chia sẻ rủi ro rất cao, nó là nền tảng cho lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; nó điều tiết mạnh mẽ giữa người khỏe mạnh với người ốm yếu, giữa thanh niên với người già cả và giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong BHYT là sự đảm bảo cho từng người dựa trên cơ sở của sự đoàn kết chặt chẽ với nhau. Tính nhân đạo của hoạt động đoàn kết tương trợ sẽ đánh dấu bước tiến bộ của xã hội. Đây chính là bản chất nhân văn của hoạt động BHYT.

Quỹ BHYT có nguồn gốc từ sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và sự bảo trợ của Nhà nước. Mức đóng BHYT căn cứ vào thu nhập nhưng mức hưởng theo bệnh tật, do đó không được ấn định trước bởi một mức cụ thể mà phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và bệnh lý của đối tượng thụ hưởng (Hải Nguyên, 2007). BHYT giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mang tính nhân đạo và cộng đồng sâu sắc, giúp cho mỗi thành viên của quỹ BHYT khắc phục được những khó khăn về tài chính và có cơ hội tiếp cận được những dịch vụ y tế khi không may ốm đau, bệnh tật(Thanh Tâm, 2007).

2.1.2 Lịch sử hình thành BHYT

Cùng với sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, đời sống con người cũng ngày càng nâng cao thì dường như tai nạn cũng xuất hiện nhiều hơn. Nhằm có một nguồn quỹ xã hội để bồi thường hay bù đắp cho những tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra, các tổ chức BHXH lần lượt xuất hiện ở khắp các quốc gia trên thế giới.

Do mục đích hoạt động giàu lòng nhân ái mà công tác BHXH ngày càng được quan tâm, từ đó dẫn đến sự ra đời của Công ước quốc tế về an toàn xã hội vào ngày 28/6/1952 tại Genève. Đây là công ước đầu tiên của thế giới về Bảo Hiểm Lao Động

(BHXH). Mục tiêu của Công ước là “Cần phải huy động mọi thành viên trong xã hội cùng đóng góp tiền của nhằm làm giảm đi gánh nặng cho ngân sách quốc gia trong việc khắc phục thiên tai, bệnh tật. Đó là nhu cầu khách quan của công tác bảo hiểm”.

Chúng ta đều thừa nhận rằng sức khỏe là vốn quý nhất của con người, hẳn ai cũng muốn mình sống khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc. Song trong đời sống không phải lúc nào cũng được như ý muốn và dù cho khoa học có phát triển tới đâu đi nữa bệnh tật, rủi ro vẫn cứ xảy ra. Việc dành những khoản chi đột xuất cho khám chữa bệnh luôn là nỗi lo của các gia đình có thu nhập thấp. Hơn nữa, cùng với sự phát triển kinh tế, yêu cầu được chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng, chính vì thế mà BHYT đã nhanh chóng phát triển, trưởng thành và ngày càng được hoàn thiện, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân và làm tốt hơn vai trò là một công cụ của Nhà nước trong việc đảm bảo công bằng xã hội.

BHYT được hình thành như một phần của BHXH và cũng có lịch sử hàng trăm năm nay. Ở một số nước, BHYT là một bộ phận của BHXH. Chức năng nhiệm vụ của tổ chức BHYT là vừa kinh doanh, vừa bảo trợ xã hội với nguồn vốn do cá nhân, cơ quan xí nghiệp và Nhà nước đóng góp để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, phục hồi sức khỏe cho nhân dân.

2.1.3 BHYT ở một số nước trên thế giới

2.1.3.1 BHYT ở Đức

Đức là nước ban hành Luật BHYT và BHXH đầu tiên trên thế giới vào những năm 80 của thế kỷ XIX.Trước khi có Luật BHYT theo Luật định (còn gọi là BHYT công), ở Đức tồn tại nhiều nhóm tương trợ lẫn nhau mang tính chất tự nguyện, họ đóng góp một khoản tiền nào đó để hỗ trợ nhau khi gặp rủi ro, ốm đau (Dương Tất Thắng, 2005).

Năm 1883, nước Đức dưới thời Thủ tướng Bismark đã ban hành đạo Luật BHYT. Đạo Luật này phát triển dần theo đà phát triển của xã hội. Dân số hầu hết đã được bảo hiểm bởi BHYT tư hoặc công đang tồn tại và phát triển. BHYT công, là hình thức bảo hiểm mang tính chất nghĩa vụ bắt buộc, hoạt động theo nguyên tắc tương trợ cộng đồng: người giàu hỗ trợ tài chính cho người nghèo, người không có con hoặc ít con hỗ trợ cho người có con hoặc nhiều con. BHYT tư nhân là bảo hiểm thương mại, bảo hiểm căn cứ vào rủi ro của cá nhân, công ty tư nhân về tổng thể là cao hơn và do đó lợi ích của người bệnh cũng nhiều hơn. Ngày nay nếu tính cả BHYT công và BHYT tư nhân thì gần như 100% người dân Đức đã được BHYT (Võ Thị Thanh Thúy, 2014).

2.1.3.2 BHYT ở Pháp(Đặng Thảo, 2008)

Hệ thống an sinh xã hội của Pháp được xây dựng từ những năm 1945 - 1946, ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc. Mục đích của hệ thống này là bảo

đảm cho người dân trong mọi hoàn cảnh đều có thể có những phương tiện cần thiết để tồn tại trong những điều kiện chấp nhận được. Hệ thống an sinh xã hội của Pháp bao gồm các quỹ BHYT (bệnh tật thông thường, bệnh nghề nghiệp và cả trường hợp tai nạn lao động), quỹ dành cho người già, quỹ dành cho trợ cấp gia đình và quỹ cho trợ cấp thất nghiệp. Nghĩa là xã hội đặt ra một mức sống tối thiểu nào đó, nếu khả năng của bạn không đạt được mức đó thì Nhà nước sẽ hỗ trợ để bạn có quyền được sống với đúng phẩm giá con người và không phải quá lo sợ về một tương lai bấp bênh, mờ mịt.

Chế độ BHYT ở Pháp có tính bắt buộc và độc quyền. Bắt buộc vì toàn dân và cả những người nước ngoài cư trú tại Pháp đều phải đóng góp vào hệ thống BHYT này, không có sự chọn lựa nào khác. Độc quyền vì mặc dù các công ty tư nhân đứng ra phụ trách việc thu, quản lý và phân phát lại quỹ BHYT nhưng họ hoạt động cho Nhà nước và hoàn toàn không có sự cạnh tranh của các công ty khác. Về chi phí khám bệnh quỹ sẽ chi từ 35 – 70%, chi phí thuốc men từ 15 – 100%, do đó hầu như mọi người vẫn phải mua thêm bảo hiểm sức khỏe ở ngoài để tất cả các chi phí khám chữa bệnh được hoàn lại 100%. Trong lĩnh vực bảo hiểm sức khỏe thì có sự tự do cạnh tranh, các công ty bảo hiểm thỏa sức đưa ra các sản phẩm hấp dẫn để thu hút khách hàng.

2.1.3.3 BHYT ở Nhật Bản(Từ Nguyễn Linh, 2007)

Nhật Bản là quốc gia triển khai BHYT bắt buộc theo Luật sớm nhất ở Châu Á năm 1922, sau đó lần lượt các Luật BHYT quy định riêng cho từng đối tượng được hình thành như: Luật BHYT cộng đồng năm 1938, Luật BHYT cho người lao động, Luật BHYT cho ngư dân năm 1939. Đến năm 1961, Nhật Bản hoàn thành việc thực hiện BHYT toàn dân.

Chế độ BHYT về cơ bản được chia ra làm 2 loại hình chính:

- BHYT cho người lao động, thực hiện theo nơi làm việc. Đây là đối tượng có thu nhập thường xuyên và ổn định. Quỹ do Chính phủ quản lý, ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 13% chi phí của các dịch vụ y tế, trợ cấp thương tật, ốm đau, thai sản, dịch vụ y tế chi phí cao, 16,4% cho các dịch vụ y tế cho người già và bảo hiểm chăm sóc dài ngày.

- BHYT Quốc gia (BHYT cộng đồng), thực hiện theo vị trí địa lý. Áp dụng cho lao động tự do, nông dân, người không có nghề nghiệp. Chính phủ tài trợ 50% chi phí dịch vụ y tế cho quỹ BHYT của chính quyền địa phương, 47% quỹ BHYT của hiệp hội. Số tiền giảm phí đóng góp cho một số đối tượng của quỹ BHYT cộng đồng được hỗ trợ 50% từ ngân sách Nhà nước, 25% từ ngân sách địa phương và 25% từ ngân sách của thành phố.

Nguồn quỹ BHYT được hình thành từ đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và tài trợ của Nhà nước. Mức đóng góp chung cho người lao động là 8,2%, ngư dân 9,1%, người lao động tại các hiệp hội từ 3% đến 9,5%, người lao động

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 11/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí