Thực trạng kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân và giải pháp - 4


Mua đồ dùng của cá nhân do người sử dụng trực tiếp bán ra( hàng hoá không thuộc đối tượng phải lập hóa đơn bán hàng), cơ sở kinh doanh mua lại để bán hoặc nhận hàng ký gửi bán phải lập bảng kê mua hàng, nhận hàng ký gửi bán. Bảng kê do cơ sở kinh doanh lập và tự chịu trách nhiệm. Khi bán hàng, cơ sở kinh doanh phải lập một trong các loại hoá đơn: hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn tự in theo chế độ quy định giao cho người mua.

Đối với hàng hoá do không đúng quy cách, chất lượng phải xuất trả lại bên bán thì sử dụng một trong các loại hoá đơn: hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn tự in theo chế độ quy định như sau:

Khi xuất trả lại cho bên bán, bên mua phải lập hoá đơn, trên hoá đơn phải ghi rõ ràng hàng hoá trả lại cho bên bán do không đúng quy cách, chất lượng kèm theo bản photocopy liên 2 của hoá đơn đã mua (đóng dấu sao y bản chính).

Trường hợp bên mua hàng không phải là cơ sở kinh doanh, không có hoá đơn thì khi trả lại hàng, bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng hoá bị trả lại theo hoá đơn đã lập khi bán hàng (số, ký hiệu, ngày tháng của hoá đơn), lý do trả lại hàng kèm theo hoá đơn gửi trả cho bên bán làm căn cứ điều chỉnh kê khai thuế GTGT của bên bán.

Nhập khẩu

Cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, kể cả nhập khẩu từ các khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu vực khuyến khích phát triển kinh tế thương mạitheo các quyết định của thủ tướng Chính phủ phải làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan theo quy định về hàng hoá nhập khẩu khi vận chuyển vào nội địa phải có các chứng từ sau:

Tờ khai hải quan đã có xác nhận hoàn thành tủ tục Hải quan (bản chính) kèm theo giấy thông báo thuế hoặc biên lai thu thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).

Nếu hàng hoá nhập khẩu với số lượng lớn phải chuyên chở làm nhiều lần thì phải có lệnh điều động của doanh nghiệp kèm theo tờ khai Hải quan (bản chính


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

hoặc bản photocopy có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp). Lệnh điều động phải ghi rõ chủng loại, số lượng hàng hoá vận chuyển, nơi vận chuyển đến.

Hàng hoá nhập khẩu là quà biếu, tặng phải có tờ khai nhập khẩu phi mậu dịch đã được hải quan kiểm tra và xác nhận, kèm theo biên lai thu thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Trường hợp được miễn thuế phải có xác nhận hàng miễn thuế của cơ quan hải quan. Tờ khai phi mậu dịch này chỉ có giá trị cho người nhận quà biếu, tặng vận chuyển từ cửa khẩu vào nội địa.

Thực trạng kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân và giải pháp - 4

Hành lý cuả người nhập cảnh vào Việt Nam vượt quá tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế phải có tờ khai hàng nhập khẩu được cơ quan hải quan kiểm tra và xác nhận, biên lai thu thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Tờ khai nhập khẩu phi mậu dịch này chỉ có giá trị cho người nhập cảnh vận chuyển hàng hoá từ cửa khẩu vào nội địa.

Cơ sở kinh doanh nhập khẩu uỷ thác khi trả lại hàng cho bên uỷ thác phải xuất một trong các loại hoá đơn: hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn tự in theo chế độ quy định kèm theo.

Nghiệp vụ bán ra

Cũng tương tự như nghiệp vụ mua vào thì trong các nghiệp vụ bán ra cũng được phân biệt rõ ràng giữa nghiệp vụ bán ra trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Bán ra trong nước

Hàng hoá xuất kho để bán, đưa đi trao đổi, biếu tặng hoặc tiêu dùng nội địa phải lập hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hoá đơn bán hàng đúng với số lượng và giá trị của số hàng đã xuất bán, đưa đi trao đổi, biếu tặng hoặc tiêu dùng nội bộ để giao cho khách hàng hoặc làm chứng từ hạch toán của đơn vị.

Hàng hoá xuất giao cho đại lý bán đúng giá do cơ sở sản xuất kinh doanh quy định hưởng hoa hồng có thể sử dụng một trong hai cách lập hoá đơn, chứng từ sau: Cách thứ nhất là sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hoá đơn bán hàng và cách thứ hai là sử dụng phiếu xuất hàng gửi bán đại lý kèm theo lệnh điều động nội bộ. Hàng hoá điều động nội bộ từ cơ sở kinh doanh đến các chi nhánh, cửa hàng hạch toán phụ thuộc và ngược lại hoặc điều động giữa các chi nhánh, cửa hàng hạch toán


phụ thuộc với nhau, xuất hàng từ đơn vị hạch toán về cơ sở kinh doanh có thể sử dụng một trong hai cách lập hoá đơn, chứng từ sau: Sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hoá đơn bán hàng; Sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.

Nếu hàng hoá điều động từ cơ sở kinh doanh là đơn vị cấp trên đến các chi nhánh hạch toán độc lập hoặc điều động hàng hoá giữa các chi nhánh hạch toán độc lập phải lập một trong các loại hoá đơn: hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn tự in theo chế độ quy định.

Hàng hoá của cơ sở kinh doanh cố định đưa đi bán lưu động hoặc dự hội chợ triển lãm phải có lệnh điều động nội bộ và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ giao cho người vận chuyển. Khi bán hàng phải lập hoá đơn theo đúng quy định để giao cho người mua hàng.

Xuất khẩu

Cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hoá ( kể cả cơ sở gia công hàng hoá xuất khẩu) khi xuất khẩu sử dụng một trong các loại hoá đơn: hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn tự in theo chế độ quy định làm chứng từ lưu thông trên đường. Đối với một số trường hợp cụ thể được sử dụng hoá đơn chứng từ để vận chuyển hàng hoá xuất khẩu như sau:

Hàng hoá trên đường vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu tại cơ quan Hải quan, nếu chưa có căn cứ để lập hoá đơn thì cơ sở kinh doanh sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, cơ sở kinh doanh lập hoá đơn cho hàng hoá xuất khẩu.

Trường hợp uỷ thác xuất khẩu hàng hóa nếu là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, khi trả hàng cơ sở nhận ủy thác lập chứng từ như sau:

Cơ sở nhận NK ủy thác khi xuất trả hàng NK ủy thác, nếu đã nộp thuế GTGT ở khâu NK, thì cơ sở nhận ủy thác NK lập Hoá đơn GTGT để cơ sở đi ủy


thác NK làm căn cứ kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá ủy thác NK.

Trường hợp cơ sở nhận NK ủy thác chưa nộp thuế GTGT ở khâu NK, khi xuất trả hàng nhận NK ủy thác phải lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành kèm theo Lệnh điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi nộp thuế GTGT ở khâu NK cho hàng hoá NK ủy thác, cơ sở mới lập hoá đơn theo quy định trên.

Hoá đơn GTGT xuất trả hàng NK ủy thác ghi:

a) Giá bán chưa có thuế GTGT bao gồm: giá trị hàng hóa thực tế nhập khẩu theo giá CIF, thuế NK, thuế TTĐB và các khoản phải nộp theo chế độ quy định ở khâu NK (nếu có).

b) Thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT ghi theo Thông báo nộp thuế của cơ quan Hải quan.

c) Tổng cộng tiền thanh toán (=a+b)

Cơ sở nhận NK ủy thác lập Hoá đơn GTGT riêng để thanh toán tiền hoa hồng ủy thác NK.

Các nghiệp vụ khác

Bán hàng trả góp: thời điểm để xác định doanh thu tính thuế GTGT phát sinh là thời điểm cơ sở kinh doanh đã chuyển giao quyền sử dụng cho bên mua. Tại thời điểm này cơ sở kinh doanh phải thực hiện xuất hoá đơn GTGT và thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu bán hàng trả góp.

Xuất hàng từ kho chứa hàng

Trường hợp kho hàng của các doanh nghiệp đặt khác tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính chỉ tập kết, lưu giữ, trung chuyển hàng hoá cho khách hàng, đảm bảo việc giao hàng hoá đúng kế hoạch theo hợp đồng thì chỉ được xuất hàng theo lệnh và hoá đơn GTGT do trụ sở chính phát hành. Vì vậy, khi giao hàng cho khách hàng, kho hàng không được lập hóa đơn GTGT nữa. Khi doanh nghiệp thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT cho số hàng xuất ra từ kho hàng theo lệnh thì sử dụng hoá đơn GTGT do trụ sở chính phát hành tại cục thuế tỉnh, thành phố nơi đóng


trụ sở chính. Kho hàng không phải kê khai, nộp thuế GTG tại tỉnh, thành phố nơi đặt kho hàng.

Trường hợp kho hàng thực hiên việc bán hàng hóa, phát sinh doanh thu thì kho hàng phải lập và giao cho khách hàng hoá đơn GTGT. Đồng thời phải kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế địa phương nơi đặt kho hàng và sử dụng chính hoá đơn GTGT do kho hàng lập để kê khai và nộp thuế.

Cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hoá, cung ứng dịch vụ có giá trị thấp dưới mức quy định không phải lập hoá đơn, nếu người mua yêu cầu cung cấp hoá đơn thì phải lập hoá đơn theo quy định, trường hợp không lập hoá đơn thì phải lập Bảng kê bán lẻ (theo mẫu số 06/GTGT) để làm căn cứ tính thuế.

Những trường hợp người tiêu dùng mua hàng có giá trị theo quy định phải lập hoá đơn GTGT mà không yêu cầu nhận hoá đơn GTGT thì cơ sở bán hàng vẫn phải lập hoá đơn để làm căn cứ kê khai tính thuế GTGT và liên 2 khách hàng không yêu cầu nhận thì được lưu tại quyển hoá đơn.

Các doanh nghiệp cung cấp các loại thẻ viễn thông in sẵn mệnh giá như: thẻ điện thoại, thẻ Internetthì sử dụng các loại thẻ này như một loại hoá đơn. Khi bán các loại thẻ trên không được lập và giao hoá đơn GTGT cho khách hàng.

Một số chú ý trong nghiệp vụ kế toán thuế GTGT

Trong kế toán thuế GTGT, cần đặc biệt lưu ý những điểm sau đây:

Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó; thời gian kê khai tối đa là 03 tháng, kể từ thời điểm kê khai thuế của tháng phát sinh.

Nếu số thuế phải nộp trong tháng trước là dương, nhưng trong tháng này là âm thì không được dùng số dư tháng trước để bù trừ cho tháng này. Nếu số thuế phải nộp trong tháng trước là âm, trong tháng này là dương nhưng mức âm của tháng trước lớn hơn mức dương của tháng này thì không phải nộp thuế.

Hoàn thuế GTGT khi âm, nhưng phải 3 tháng liên tục âm mới được hoàn thuế.

Ví dụ: tháng 5 là (-100T), tháng 6 là(30T), tháng 7 là( 20T) thì 3 tháng là (-50T) nên được hoàn thuế là 50Triệu đồng.


Cần đặc biệt lưu ý là hóa đơn GTGT phải có dấu tròn thì mới được coi là hóa đơn hợp pháp.

Trong trường hợp ghi sai thuế suất, khi nhận ra phải xuất 1 hoá đơn lần 2 bổ sung cho hoá đơn xuất lần 1 và ghi là: bổ sung cho hóa đơn số series... ngày... tháng...năm...

Một điểm chú ý mà người tiêu dùng cần phải chú ý là khi mua hàng hoá dịch vụ từ 100.000 đồng trở lên phải lập hoá đơn GTGT. Nếu từng lần bán hàng nhỏ hơn

100.000 đồng thì hết ngày phải lập hóa đơn chung cho tổng hàng hoá, không đưa cho khách hàng nào, không được xé ra khỏi vị trí của sổ mà phải được lưu giữ.

Nếu bên bán chuyển hàng cho bên mua cầm hoá đơn kèm theo nhưng bị mất thì bên bán chịu trách nhiệm làm mất hoá đơn. Bên bán phải gửi thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu của cơ quan Thuế và chịu phạt. Sau đó bên bán phải xuất lại hoá đơn khác cho bên mua.

Khi bán mà không có chữ ký của người mua ( bán qua fax, điện thoại...), không có chữ ký của thủ trưởng đóng dấu thì phải đóng dấu treo ở bên trái thì mới được sử dụng.

Trong trường hợp người mua làm mất hoá đơn, hai bên phải lập biên bản, xác định nguyên nhân làm mất. Người mua đề nghị bên bán photocopy bảng kê 02, photocopy hoá đơn liên 1, đóng dấu sao y bản chính rồi chuyển hóa đơn liên 1 cho người mua và căn cứ vào bản photocopy này thì bên mua được chấp nhận khấu trừ hoàn toàn vào chi phí mua hàng.

Nếu hóa đơn xuất rồi nhưng tổng số tiền thanh toán thực tế nhỏ hơn trên hóa đơn, sau khi quyết toán mới nhận ra thì xử lý như sau: người bán xuất tiếp hoá đơn của mình cho người mua, kế toán chỉ ghi số chênh lệch. Nhưng phải ghi điều chỉnh giảm của hoá đơn lần 1, ghi vào bảng kê 02. Và khi cộng lại doanh thu trong tháng thì phải trừ đi.

Cuối cùng, đối với trường hợp cán bộ đi mua hàng bị thiếu hoặc thừa hàng thì kế toán cũng phải xuất thêm một hoá đơn nữa để điều chỉnh thay vì sửa chữa trên hoá đơn đã xuất.


Hồ sơ, thủ tục và các chứng từ cần thiết xin hoàn thuế GTGT

Trường hợp cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết; cơ sở kinh doanh đầu tư mới đã đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cơ sở có dự án đầu tư của cơ sở sản xuất đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, có số thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ sử dụng cho dự án đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên được xét hoàn thuế theo quý. Hồ sơ gồm:

Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT nêu rõ lý do hoàn thuế, số thuế đề nghị hoàn, thời gian hoàn (theo mẫu số 10/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 120/2003/TT-BTC).

Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp ( nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại.

Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định thuế gtgt đầu vào, đầu ra ( mẫu số 02/GTGT,03/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 120/2003/TT-BTC).Riêng với hàng hóa, dịch vụ mua vào có sử dụng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì sử dụng Bảng kê mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 120/2003/TT-BTC).

Trường hợp việc kê khai thuế hàng tháng đã đầy đủ và chính xác, phù hợp với Bảng kê khai tổng hợp, cơ sở không phải nộp Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra các tháng để hoàn thuế. Trường hợp có điều chỉnh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra của các tháng trong thời gian hoàn thuế thì cơ sở phải kê khai số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra phát sinh từng tháng trong thời gian hoàn thuế, số thuế điều chỉnh phải giải trình rõ lý do.

Trường hợp cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng.

Đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu, đối tượng hoàn thuế là cơ sở có hàng hoá uỷ thác xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất


khẩu. đối với trường hợp gia công uỷ thác thì đối tượng được hoàn thuế là cơ sở trực tiếp gia công hàng xuất khẩu. Hồ sơ gồm :

Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT nêu rõ lý do hoàn thuế, số thuế đề nghị hoàn, thời gian hoàn (theo mẫu số 10/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 120/2003/TT-BTC).

Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp ( nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại.

Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định thuế gtgt đầu vào, đầu ra ( mẫu số 02/GTGT,03/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 120/2003/TT-BTC).Riêng với hàng hóa, dịch vụ mua vào có sử dụng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì sử dụng Bảng kê mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 120/2003/TT-BTC).

Biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng xuất khẩu( trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên uỷ thác xuất khẩu và bên nhận uỷ thác xuất khẩu( đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công xuất khẩu).

Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở. Bảng kê ghi rõ ràng và đầy đủ các nội dung như trong quy định, gồm: Số, ngày tờ khai xuất khẩu của hàng hoá xuất khẩu( trường hợp uỷ thác xuất khẩu phải ghi số, ngày tờ khai xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác); Số, ngày hợp đồng xuất khẩu hoặc số, ngày hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, uỷ thác gia công đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu, uỷ thác gia công xuất khẩu; Hình thức thanh toán, số, ngày, số tiền của chứng từ thanh toán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu

Trường hợp hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng. Hồ sơ xin hoàn thuế bao gồm: Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT nêu rõ lý do hoàn thuế, số thuế đề nghị hoàn, thời gian hoàn (theo mẫu số 10/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 120/2003/TT-BTC); Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp ( nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại; Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên

Ngày đăng: 20/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*