Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Theo Phương Pháp Khấu Trừ

2. Ngày 10/9: xuất kho 30.000 lít để sản xuất thành rượu màu có nồng độ 17̊ với định mức tiêu hao vật liệu là 1 lít rượu trắng/1,5 lít rượu màu. Toàn bộ số rượu màu sản xuất được đóng chai có thể tích 0,5 lít/chai.

3. Ngày 15/9: xuất bán 10.000 chai với, giá vốn là 115.000 đồng/chai, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 143.750 đồng/chai.

4. Ngày 20/9: xuất bán 20.000 chai cho công ty Nam An để xuất khẩu với giá vốn là 110.000 đồng/chai, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 145.000 đồng/chai.

5. Ngày 25/9: xuất kho bán 500 chai làm quà tặng cho khách mời trong hội nghị khách hàng với giá vốn 120.000 đồng/chai.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Biết rằng:

- Thuế suất thuế nhập khẩu của rượu trên 20̊ là 80%.

- Thuế suất thuế nhập khẩu của rượu dưới 20̊ là 5%.

- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu trên20̊ là 40%, của rượu dưới20̊ là 20%.

- Tỷ giá ngoại tệ là 21.500 đồng/USD.

Câu 3. Công ty thuốc lá Hoàng Lan trong tháng 4/2015 có tài liệu như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

1. Ngày 05/4: doanh nghiệp nhập khẩu 2.000 tấn sợi thuốc lá, giá trên hợp đồng ngoại thương là 510 USD/tấn, chưa bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế là 58 USD/tấn. Doanh nghiệp đã thanh toán toàn bộ tiền hàng và chi phí vận chuyển bằng tiền gửi ngân hàng.

2. Ngày 10/4: doanh nghiệp xuất kho 600 tấn để sản xuất thuốc lá điếu, định mức tiêu hao nguyên vật liệu là 0,3 kg/bao, số bao thuốc lá được nhập kho đủ.

Kế toán thuế - 8

3. Ngày 2/4: Xuất kho 400 tấn bán sợi thuốc lá bán cho công ty thuốc lá Điện Biên với giá 30.500.000 đồng/tấn (giá chưa có thuế), khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản.

4. Ngày 15/4: doanh nghiệp xuất 100.000 cây để bán cho khách hàng X với giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 155.000 đồng/cây, khách hàng còn nợ chưa thanh toán. Biết giá vốn là 125.000 đồng/cây.

5. Ngày 28/4: doanh nghiệp xuất hết số cây thuốc còn lại bán cho công ty kinh doanh nhập khẩu Y để xuất khẩu với giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 170.000 đồng/cây, khách hàng còn nợ chưa thanh toán. Công ty Y trong tháng chỉ xuất khẩu

85.000 cây với giá FOB Hải Phòng là 8 USD/cây. Số còn lại bán cho 1 doanh nghiệp

thương mại trong nước với giá chưa có thuế giá trị gia tăng 180.000 đồng/cây. Biết giá vốn là 12.500.000 đồng.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Biết rằng:

- Thuế suất thuế nhập khẩu của sợi thuốc lá là 30%.

- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá là 65%.

- Tỷ giá 21.100 đồng/USD.

Bài 4. Tại Công ty Thuốc lá Thăng Long trong tháng 4/20XX có tài liệu sau:

1. Nhập khẩu một dây chuyền sản xuất loại trong nước chưa sản xuất được về làm tài sản cố định với giá CIF Hải Phòng là 35.000$.

2. Nhập khẩu 2.000 tấn sợi thuốc lá, giá trên hợp đồng ngoại thương là 1.000$/tấn, chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế là 56$/tấn.

3. Xuất kho 600 tấn để sản xuất thước lá điếu, định mức tiêu hao nguyên vật liệu là 0,3 kg/bao.

4. Số sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ hết trong kỳ với giá 57.750 đồng/cây.

5. Xuất kho 400 tấn sợi thước lá bán cho Công ty Thuốc lá Điện Biên với giá

16.500.000 đồng /tấn (giá chưa có thuế).

Yêu cầu:

1. Tính thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt công ty Thuốc lá Thăng Long phải nộp.

2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Biết rằng:

- Thuế suất thuế xuất nhập khẩu là 30%.

- Thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá điếu là 65%.

- Thuế suất thuế GTGT đối với các loại hàng hóa dịch vụ khác là 10%.

- Tỷ giá hối đoái 1USD = 21.000 VND.

Bài 5. Công ty nước giải khát ABC trong quý II năm 20XX có tài liệu sau:

1. Nhập khẩu một thiết bị lọc nước loại trong nước chưa sản xuất được về làm TSCĐ giá mua tại cửa khẩu 100.000$.

2. Trong tháng sản xuất được 6.000.000 chai nước ngọt và 1.000.000 chai bia, toàn bộ số sản phẩm trên được tiêu hết với giá 2.000 đồng/chai nước ngọt (chưa bao gồm thuế GTGT) và 5.600 đồng/chai bia.

3. Chi phí tiền điện phục vụ cho sản xuất là 1.200.000.000 đồng (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

4. Chi phí vận chuyển phải trả là 164.619.000 đồng (bao gồm cả thuế GTGT).

5. Nguyên vật liệu mua ngoài là 7.560.000.000 đồng (chưa bao gồm thuế GTGT).

6. Tổng chi phí tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên là 25.564.000 đồng.

7. Trong năm doanh nghiệp vay của cán bộ công nhân viên 500.000.000 đồng trong 3 tháng với mức lãi suất là 1%/tháng.

Yêu cầu:. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Biết rằng:

- Thuế suất thuế xuất nhập khẩu là 30%.

- Thuế suất thuế TTĐB của bia chai là 75%.

- Thuế suất thuế GTGT đối với hoạt động vận chuyển là 5%, đối với các loại hàng hóa dịch vụ khác là 10%.

- Tỷ giá hối đoái 1USD = 21.000 VND.

- Lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại là 0,75%/tháng.

Bài 6. Tài liệu tại Công ty TNHH Quốc An tính VAT theo phương pháp khấu trừ vào tháng 1/N như sau (đơn vị tính: đồng):

1. Ngày 8/1, nhập kho 4.500 kg vật liệu A theo hoá đơn số 0004235 ngày 8/1/N của Công ty Bài Thơ với giá mua 292.500.000 đồng. Công ty thuê Công ty vận tải Thành Hưng vận chuyển số vật liệu trên với tổng số tiền phải trả 945.000 đồng. Căn cứ hóa đơn 0045681 ngày 8/1/N của công ty Thành Hưng, công ty đã thanh toán bằng tiền mặt. Tiền hàng công ty chưa thanh toán.

2. Ngày 15/1, công ty tiến hành nhập khẩu một dây chuyền sản xuất loại trong nước đã sản xuất được về làm tài sản cố định với giá trên hợp đồng ngoại thương số AU 7580-NK là 45.000$ trong đó bao gồm cả chi phí vận tải và bảo hiểm quốc tế là 2.000$, công ty thanh toán tiền hàng bằng tiền gửi ngân hàng.

3. Công ty thuê công ty Airport vận chuyển dây chuyền về công ty với tổng số tiền thanh toán bằng tiền mặt là 735.000 đồng theo hóa đơn 0001255 ngày 16/1/N.

4. Ngày 20/1, công ty thanh toán tiền điện thoại cho công ty VNPT trên hóa đơn số 0006750-VNPT với giá thanh toán là 22.000.000 đồng bằng tiền gửi ngân hàng.

5. Công ty xuất bán 1.500 sản phẩm X cho công ty Hải An với tổng số tiền thu được 643.500.000 đồng trên hóa đơn số 0009021 ngày 25/1, giá vốn hàng bán 280.000 đồng/sản phẩm. Tiền hàng khách hàng còn nợ chưa thanh toán.

6. Công ty xuất bán 593 sản phẩm X cho công ty thương mại Hà Nội với đơn giá bao gồm thuế GTGT là 429.000 đồng/sản phẩm theo hóa đơn số 0009022 ngày 28/1, giá vốn 280.000 đồng/sản phẩm đã thu bằng tiền gửi ngân hàng.

7. Kết chuyển và xác định các loại thuế phải nộp trong kỳ.

Yêu cầu:

1. Tính và lập tờ khai các khoản thuế TTĐB.

2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Biết rằng:

- Thuế suất thuế xuất nhập khẩu là 30%.

- Thuế suất thuế TTĐB của sản phẩm X là 30%.

- Thuế suất thuế GTGT đối với hoạt động vận chuyển là 5%, đối với các loại hàng hóa dịch vụ khác là 10%.

- Tỷ giá hối đoái 1USD = 21.000 VND.

- Đầu kỳ và cuối kỳ không có nguyên vật liệu dở dang.

- Mã số thuế của công ty Quốc An: 01-050181-2.

- Địa chỉ của công ty: 188 – Lê Thị Riêng – Quận I – TP Hồ Chí Minh.

- Mã số thuế của các doanh nghiệp mua, bán tự do.

CHƯƠNG 3.

KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG


3.1. Kế toán thuế giá trị gia tăng

3.1.1. Kế toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

3.1.1.1. Kế toán thuế giá trị gia tăng đầu vào

a. Chứng từ sử dụng.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ phải sử dụng các loại hoá đơn chứng từ sau.

- Hoá đơn GTGT Mẫu số: 01/GTKT3/001

- Tờ khai thuế GTGT Mẫu số: 01/GTGT

- Bảng kê Mẫu số 02A/GTGT, 02B/GTGT, 02C/GTGT

- Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào Mẫu số: 03/GTGT

b. Nguyên tắc xác định thuế GTGT được khấu trừ

Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (gọi là thuế đầu vào) như sau.

- Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.

- Đối với vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.

Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào Tài khoản 133. Cuối kỳ kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh số bán ra trong kỳ. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng hoá bán ra trong kỳ.

Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn liên quan đến hàng đã bán thì phân bổ vào giá vốn hàng bán trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương

pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, hoặc dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi mà được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và không hạch toán vào tài khoản 133. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ mua vào.

- Nếu số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ số thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định.

- Trường hợp cơ sở mua vật tư, hàng hoá không có hoá đơn, chứng từ hoặc có hoá đơn, chứng từ nhưng không phải là hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn GTGT nhưng không ghi số thuếGTGT ngoài giá bán thì không được khấu trừ thuế đầu vào, trừ các trường hợp quy định dưới đây.

- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT (Hoá đơn đặc thù) thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế để xác định giá không có thuế GTGT và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo công thức:

Giá chưa có thuế GTGT

Giá thanh toán (tiền bá n vé, bán tem, …)

=

1 + Thuế suấ t củ a hàng hóa, dịch vụ đó


Thuế GTGT đầu vào = Giá chưa có thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT

- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế GTGT phải nộp của tháng đó, thời gian kê khai tối đa là 3 tháng kể từ thời điểm kê khai thuế của tháng phát sinh. Đối với tài sản cố định nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định của pháp luật.

c. Kết cấu, nội dung phản ánh tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.

Để hạch toán thuế GTGT đầu vào kế toán sử dụng Tài khoản 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. Tài khoản 133 chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT. Nội dung kết cấu tài khoản này như sau.

Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Bên Có: - Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ

- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại

- Số thuế GTGT của hàng mua trả lại

Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT được hoàn lại nhưng chưa được hoàn lại

Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 1331- Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ.

+ Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định.

Tài khoản 1331 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

Tài khoản 1332 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

d. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ thuế GTGT đầu vào

(1) Khi mua nguyên vật liệu, công cụ, hàng hoá dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT kế toán, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156 - Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331 - Tổng số tiền thanh toán

(2) Khi mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng ngay vào sản xuất các loại sản phẩm, dịch vụ chịu thuế GTGT kế toán, ghi:

Nợ TK 621, 627, 641,... Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331 - Tổng số tiền thanh toán

(3) Khi mua vật tư, hàng hoá thuộc diện chịu thuế GTGT được gửi bán hoặc bán ngay cho khách hàng, căn cứ vào hoá đơn GTGT mua về, kế toán ghi:

Nợ TK 157, 632 - Giá mua chưa có thuế Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331,... Tổng số tiền thanh toán

(4) Khi mua TSCĐ dùng để sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hoá,

dịch vụ chịu thuế GTGT kế toán, ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (TK 1332)

Có TK 111, 112, 311,... Tổng giá thanh toán

(5) Khi mua vật tư, hàng hoá dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào bao gồm giá có cả thuế GTGT đầu vào (giá thanh toán) và chi phí thu mua, vận chuyển (nếu có).

Nợ TK 152, 153 - Giá có cả thuế GTGT đầu vào Nợ TK 156 - Giá có cả thuế GTGT đầu vào

Có TK 331, 111, 112 - Tổng giá thanh toán

(6) Khi mua TSCĐ dùng chung cho hoạt động SXKD chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì khoản thuế đầu vào vẫn phản ánh vào tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trên cơ sở doanh thu chịu thuế GTGT và doanh thu không chịu thuế GTGT trong tổng doanh thu. Số thuế GTGT không được khấu trừ thì hạch toán vào chi phí của đối tượng sử dụng TSCĐ.

(6a) Nếu số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ lớn kế toán, ghi: Nợ TK 242- Chi phí trả trước

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Khi phân bổ vào chi phí của đối tượng sử dụng sẽ ghi: Nợ TK 627, 641, 642,...

Có TK 242- Chi phí trả trước

(6b) Nếu số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nhỏ thì hạch toán thẳng vào chi phí của đối tượng sử dụng, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642,...

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

(7) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ bao gồm giá mua, chi phí thu mua, vận chuyển và thuế nhập khẩu (nếu có).

Nợ TK 152, 156, 211, 635...

Có TK 111, 112, 331, 515...

Có TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu (Chi tiết thuế NK)

(7a) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá chịu thuế GTGT thì sẽ ghi:

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022