Bán Hàng Không Lập Hóa Đơn, Không Kê Khai Doanh Thu


doanh nghiệp xuất thiếu 4050 sản phẩm quần áo các loại, trị giá hàng hóa vi phạm là 10.620 USD. (17)

Trong các sự việc nêu trên cho thấy trong các vụ xuất khống hàng hóa thường có sự tham gia của rất nhiều bên và cách thức thực hiện hành vi gian lận là kê khai hàng vượt quá số lượng thực tế. Phần chênh lệch giữa số lượng xuất khẩu thực và số kê khai trên giấy tờ chính là phần xuất khống của các doanh nghiệp. Về mặt hàng, các doanh nghiệp thường gian lận đối với mặt hàng nông, lâm, hải sản ; hàng dệt may và các hàng hóa nhận gia công của nước ngoài vì đây là những hàng hóa được nhà nước khuyến khích xuất khẩu.

3. Bán hàng không lập hóa đơn, không kê khai doanh thu

Trong các hành vi gian lận thuế GTGT của các doanh nghiệp hiện nay, bán hàng không xuất hóa đơn, không kê khai doanh thu cũng rất phổ biến hiện nay. Theo cách tính thuế GTGT như hiện nay thì doanh nghiệp kê khai doanh thu đầu ra càng ít càng tốt và kê khai hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào càng nhiều càng ít. Về hành vi bán hàng không xuất hóa đơn thì rất khó xảy ra khi người mua hàng là các doanh nghiệp mua hàng hóa đầu vào để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh vì họ cũng cần có hóa đơn đầu vào để được khấu trừ thuế GTGT. Tuy nhiên đối với việc bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng, những người không có động cơ để lấy hóa đơn thì việc gian lận xảy ra là dễ hiểu và vì thế mà nó trở nên phổ biến. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen lấy hóa đơn thuế GTGT khi đi mua hàng vì phần lớn người tiêu dùng không hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình là phải lấy hóa đơn thuế GTGT khi đi mua hàng. Trước tình hình thực tế như vậy, nhà nước ta ra quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nếu có tình tiết nặng có thể phạt đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi bán hàng không lập hóa đơn để giao cho khách hàng theo đúng quy định của nhà nước. Nhưng xem ra thì quy định này cũng chẳng giải quyết được nhiều vấn đề, thực tế người mua hàng vẫn chưa ý thức được việc lấy hóa đơn GTGT.

Giữa tháng 03/2004, công ty Thuận Dương do bà Trương Lệ Quân làm giám đốc, bị phát hiện đang xuất hàng linh kiện máy tính không hoá đơn. Đội tạm giữ 3


thùng tài liệu và hơn 10.000 đơn vị linh kiện là mainboard, bàn phím, con chute, loa với giá trị khoảng 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty này còn có biểu hiện chuyển ngoại tệ trái phép và kinh doanh trốn thuế như sử dụng bộ hoá đơn khai báo hải quan thấp hơn giá trị hoá đơn thật, nhập hàng nhiều khai ít, bán hàng không xuất hoá đơn trong một thời gian dài. Sau kh điều tra công ty Thuận Dương phát hiện công ty này đã trốn thuế hơn 6 tỷ đồng và gần 250.000 USD. Chi cục quản lý thuế đã truy thu số tiền bán hàng không khai báo và bán hàng đã niêm phong khoảng 12.000USD. (18)

Ngoài ra số lượng doanh nghiệp vi phạm việc không xuất hoá đơn bán hàng còn rất nhiều. Đối với những hàng hoá đắt tiền như hàng điện tử, điện lạnh hay một số hàng nội thất đắt tiền thì số tiền thuế GTGT thất thoát sẽ rất lớn.

Trong thực tế có rất nhiều trường hợp vi phạm với số lượng và giá trị hàng hoá nhỏ, lẻ rất khó phát hiện. Giải quyết được hiện tượng này không chỉ làm tăng thu cho ngân sách nhà nước mà còn là vấn đề về văn hoá kinh doanh và ý thức người tiêu dùng trước vấn nạn của đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

4. Các hình thức gian lận khác

Ngoài các hình thức gian lận phổ biến trên, các doanh nghiệp còn có rất nhiều sai phạm khác góp phần làm thất thu ngân sách nhà nước.

Thực trạng kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân và giải pháp - 7

Không ghi đầy đủ hoặc ghi sai các yếu tố trên hoá đơn như địa chỉ, mã số thuế. Các doanh nghiệp làm ăn không chân chính có thể cố tình ghi sai các chi tiết trên hoá đơn GTGT để gây khó khăn cho khâu kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế.

Ghi chênh lệch giữa các liên hoá đơn, giá trị hàng hoá, dịch vụ trên liên giao cho khách hàng cao hơn trị giá hàng hoá, dịch vụ trên các liên còn lại. Sở dĩ như vậy là vì đối với liên hoá đơn giao cho khách hàng là hoá đơn đầu vào đối với khách mua hàng, vì vậy họ muốn hoá đơn đầu vào càng cao càng tốt để được hoàn thuế GTGT nhiều hơn. Còn đối với doanh nghiệp bán hàng, thì hoá đơn bán hàng của họ dùng để làm sơ sở tính thuế GTGT nộp ngân sách nhà nước. Hơn nữa, với cơ chế và cách kiểm tra nhưu hiện nay thì xác suất những hoá đơn sai phạm này bị kiểm tra là rất thấp. Vì vậy, doanh nghiệp làm thế nào để khai giá trị hàng bán càng thấp càng tốt.


Sử dụng hoá đơn của đơn vị khác bằng cách xin hoặc mua của họ khi đã báo mất với cơ quan thuế. Theo quy định hiện nay, khi doanh nghiệp làm mất hoá đơn thì phải thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý và những hoá đơn đã báo mất này đương nhiên không được lưu hành nữa. Tuy nhiên, do cách quản lý lỏng lẻo như hiện nay, các doanh nghiệp vẫn sử dụng những hoá đơn đã báo mất này để cấp cho các doanh nghiệp khác nhằm được khấu trừ hay hoàn thuế đầu vào.

Sử dụng hoá đơn do bộ tài chính phát hành nhưng đã được sử dụng sau đó tẩy xoá để dùng lại. Với cách này, một hoá đơn doanh nghiệp có thể sử dụng quay vòng nhiều lần để khai khống hàng hoá nhằm gian lận thuế của nhà nước khi mà cơ quan thuế không kiểm tra những hoá đơn mà doanh nghiệp đã kê khai này.

Viết hoá đơn bán hàng không đúng ngày bán thực tế hoặc thậm chí có trường hợp trước cả ngày mua hoá đơn tại cơ quan thuế. Doanh nghiệp làm cách này để đẩy hoá đơn hiện tại sang kỳ nộp thuế trước để cơ quan thuế không kiểm tra nữa và sẽ trốn được thuế trong kỳ hiện tại.

Kê khai hóa đơn dịch vụ không được khấu trừ của hàng hoá không dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo quy định, trong trường hợp hàng hóa dịch vụ mua vào đồng thời dùng để sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT, thì số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng để sản xuất kinh doanh dịch vụ, hàng hoá chịu thuế GTGT. Nếu không hạch toán riêng được thuế đầu vào cho từng loại thì thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ (%) trên doanh số bán ra của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng hàng hoá, dịch vụ bán ra trong tháng của cả 2 loại hàng hoá dịch vụ. Như vậy, doanh nghiệp có thể gian lận bằng cách kê khai toàn bộ số hàng hoá, dịch vụ mua vào (để sản xuất cả hàng hoá, dịch vụ chịu và không chịu thuế GTGT) hoặc kê khai với tỷ lệ lớn hơn thực tế cho hàng hoá, dịch vụ đầu vào sản xuất hàng hoá chịu thuế.

Lập hồ sơ hợp đồng kinh tế khống hoặc với đối tác không có thực để chiếm dụng tiền hoàn thuế. Tương tự như trường hợp xuất hoá đơn khống hoặc xuất khẩu khống thì lập hợp đồng khống cũng là một hình thức gian lận thường gặp trong các


doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lập hợp đồng khống mua bán hàng hoá nhằm được hoàn thuế đầu vào.‌

III. Nguyên nhân của tình trạng gian lận và trốn thuế Giá trị gia tăng tại Việt Nam hiện nay

Trong quá trình tìm hiểu thực trạng thực thi luật thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay, người viết cũng tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân của tình trạng này để có một cái nhìn tổng quát nhất về hiện trạng áp dụng Luật thuế GTGT ở Việt Nam nhằm đưa ra được giải pháp khắc phục thực trạng này một cách hiệu quả và triệt để.

1. Hệ thống pháp luật có nhiều bất cập

Như đã phân tích ở trên thì thuế GTGT là một sắc thuế tiến bộ, tuy nhiên việc áp dụng thuế GTGT một cách đại trà như ở Việt Nam hiện nay là không hợp lý vì đIều kiện kinh tế, xã hội, đội ngũ cán bộ, cơ sở hạ tầngở nước ta hiện nay chưa đáp ứng được điều kiện tương xứng với một sắc thuế tiên tiến như thuế GTGT. Chính hệ thống pháp luật mà trước hết là thuế GTGT đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp gian lận thuế như hiện nay. Ngoài ra, các bộ luật hỗ trợ khác như luật hình sự, luật giáo dục, luật doanh nghiệp cũng chứa đựng những điều bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng luật thuế GTGT.

Luật thuế GTGT

Mặc dù nhà nước ta áp dụng chính sách “hoàn trước, kiểm sau” là để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp nhưng do trình độ quản lý còn yếu kém, ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp còn thấp nên đã gây nên nhiều thất thoát cho ngân sách nhà nước.

Theo quy trình hoàn thuế được quy định thì doanh nghiệp muốn được hoàn thuế thì trước tiên doanh nghiệp phải nộp hồ sơ xin hoàn thuế, có giải trình rõ ràng về các khoản mục thu chi, đặc biệt phải giải thích được tại sao số thuế đầu vào lại lớn hơn số thuế đầu ra và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của lời khai. Sau 15 ngày kiểm tra, đối chiếu các hoá đơn chứng từ trong bộ hồ sơ, cơ quan thuế hoàn thuế cho doanh nghiệp. Trong trường hợp có dấu hiệu khả nghi cần xác minh,


điều tra thì thời hạn hoàn thuế là 30 ngày. Nhưng thực tế với đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn trình độ thì khoảng thời gian đó là quá ngắn để có thể xác minh lại tính trung thực cuả hồ sơ. Theo số liệu thu thập được thì đến tháng 1 năm 2003, riêng tại thành phố Hồ Chí Minh đã có tới 15.000 doanh nghiệp, trong năm 2002, cơ quan thuế đã phát ra hơn 5 triệu tờ hoá đơn GTGT. Trong khi đó số cán bộ thuế tại thành phố HCM là 3300 , trong đó chỉ có 50% là có nghiệp vụ. Nhẩm tính,nếu tất cả các hoá đơn đều được kiểm tra thì mỗi cán bộ thuế phải xác minh trung bình hơn 3000 tờ hoá đơn. Điều này là không thể. Thực tế, việc kiểm tra xác minh chỉ thực hiện với các doanh nghiệp được hoàn thuế còn các doanh nghiệp chỉ mới được khấu trừ thì chưa tính tới. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thì việc kiểm tra gát gao hơn vì số thuế được hoàn thường rất lớn. Nhưng chỉ riêng đối với các doanh nghiệp này, thì cơ quan thuế cũng chưa thể kiểm tra hết được. (19)

Xét về các quy định cụ thể đối với hoá đơn chứng từ:

Đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, quy định hiện hành là không phải lập bảng kê hoá đơn bán hàng (mẫu 02/GTGT). Do vậy cơ quan thuế không có cơ sở để kiểm tra, đối chiếu việc sử dụng hoá đơn của các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, trong khi các hoá đơn này vẫn được khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua vào.

Đối với số hàng hoá bán lẻ cho khách không lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị bán hàng phải lập một hoá đơn chung cho số hàng hoá này và liên 2 (giao cho khách) được lưu tại quyển. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện quy định này và vẫn xé liên 2 gây thất lạc, mất. Đồng thời một số doanh nghiệp đã lợi dụng việc không phải giao liên 2 cho khách hàng để báo mất những liên 2 này và dùng để xuất hàng hoá, dịch vụ cho các đơn vị hoặc bán cho người khác sử dụng.

Mức phạt đối với các hành vi vi phạm chế độ quản lý sử dụng hoá đơn mới đã tăng nhiều lần so với trước kia. Việc gia tăng mức nộp phạt nhằm tăng cường tính cưỡng chế và góp phần răn đe và nâng cao ý thức chấp hành chế độ quản lý sử dụng hoá đơn. Đây là chủ trương đúng đắn của Chính phủ và bộ tài chính nhất là trong


giai đoạn các doanh nghiệp sai phạm nhiều như hiện nay. Tuy nhiên, quy định xử phạt không nên dừng lại ở các đối tượng trực tiếp vi phạm mà phải quy định xử phạt cả những đối tượng có liên quan đến hành vi vi phạm. Ví dụ như trường hợp viết hoá đơn không đầy đủ các chỉ tiêu trên hoá đơn thì người viết bị phạt 100.000- 300.000đồng/1 tờ hoá đơn, nhưng chưa có quy định xử phạt đối với người nhận hoá đơn chưa được viết đầy đủ đó. Hay trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ không viết hoá đơn, người bán bị xử phạt 2.000.000-7.000.000đồng trong khi không có quy định cụ thể về mức xử phạt, hình thức xử lý đối với người mua không yêu cầu người bán lập hoá đơn. Có quy định như vậy mới khiến tất cả các đối tượng liên quan có trách nhiệm trong việc nộp thuế, giúp giảm bớt tiêu cực trong công tác thực thi thuế GTGT.

Chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn quy định người bán không phải xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới 100.000đồng. Ngay từ khi ban hành Luật thuế GTGT, nhà nước đã quy định nội dung này nhưng đến thời điểm này, quy định trên không còn phù hợp nữa và cần thiết phải thay đổi. Nếu vẫn tiếp tục áp dụng quy định này sẽ đi ngược với quan điểm khuyến khích lập hóa đơn khi cung ứng hàng hóa dịch vụ và thói quen lập và nhận hóa đơn khi mua bán hàng hóa, dịch vụ dù giá trị nhỏ. Việc nhận hóa đơn ngay cả khi mua hàng hóa có giá trị nhỏ sẽ giúp mọi người làm quen với việc nhận hóa đơn và dần dần sẽ trở thành ý thức của mọi người.

Đối với quy trình hoàn thuế: Luật thuế GTGT quy định “hoàn thuế trong trường hợp có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” là quyết định là mất đi tính thực thi của luật thuế GTGT. Hơn nữa với quy định này sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng và tùy tiện trong quá trình quyết định hoàn thuế vì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể quyết định doanh nghiệp nào được hoàn thuế. Trong trường hợp ngành thuế nghi ngờ doanh nghiệp gian lận thuế GTGT, cần có thời gian để xác minh thì thời hạn 15 ngày là không đủ, bởi vì việc xác minh các hóa đơn mất rất nhiều thời gian, thậm chí không được cơ quan thuế các địa phương phản hồi. Theo báo cáo của cơ quan thuế thì có khoảng 50% số hồ sơ gửi đi xác


minh là được phản hồi. Trong trường hợp này, ngành thuế buộc phải hoàn thuế cho doanh nghiệp. Do bức xúc với tình trạng ngân sách nhà nước bị rút ruột do gian lận thuế GTGT, hiện nay cơ quan thuế chỉ đảm bảo hoàn thuế theo thời hạn 15 ngày trong những trường hợp thanh toán qua ngân hàng, những trường hợp xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới hoặc thanh toán tiền mặt thì ngành thuế không đảm bảo thời hạn 15 ngày. Điều này lại dẫn đến vi phạm luật. Việc hoàn thuế hiện nay là dựa trên những hóa đơn, chứng từ, nhưng bản thân những hóa đơn, chứng từ đó (đã phát sinh trong vòng 3 tháng trước đó) lại không được đảm bảo tính trung thực. Đây là thời gian đủ để các doanh nghiệp thực hiện phi vụ lừa đảo rồi bỏ trốn. Vì vậy cần thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn từ xa chứ không phải chờ đến khi doanh nghiệp xin hoàn thuế GTGT mới bắt đầu việc kiểm tra, hay thậm chí là khi phát hiện những dấu hiệu gian lận mới điều tra để truy thu thuế GTGT đã hoàn hoặc khấu trừ. Thêm nữa, việc chấp nhận khấu trừ khống đối với các loại hàng nông, lâm, thủy hải sản mua của nông đan trên cơ sở lập bảng kê là kẽ hở để các doanh nghiệp gian lận thuế GTGT.

Hiện tại các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hoá chịu thuế TTĐB do không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nên các doanh nghiệp này không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế TTĐB. Số thuế GTGT đầu vào buộc phải tính vào chi phí kinh doanh làm cho tăng giá thành lên. Các cơ sở kinh doanh thương mại hàng hoá chịu thuế TTĐB không có thuế GTGT đầu vào để được khấu trừ nên thuế GTGT phải nộp cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các mặt hàng này. Dưới áp lực của nền kinh tế thị trường, họ tìm cách trốn thuế, gian lận thuế của nhà nước để tự tăng sức cạnh tranh cho mình.

Tình trạng xuất khẩu hàng hoá qua biên giới đất liền và một số trường hợp xuất hàng cho công ty của người Việt Nam ở nước ngoài phổ biến thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, không phù hợp với quy định thanh toán hàng hoá xuất khẩu , gây nhiều sơ hở để các doanh nghiệp lợi dụng trong kê khai hàng hoá xuất khẩu để lấy tiền hoàn thuế của nhà nước.


Về việc quy định mức khấu trừ theo tỷ lệ % để xác định số thuế phải nộp hoặc được hoàn: Ngoài trường hợp được khấu trừ theo hoá đơn GTGT, Luật thuế GTGT còn quy định cho khấu trừ theo tỷ lệ 3% đối với hàng hoá mua vào có hoá đơn thông thường (hoá đơn mua hàng của hộ kinh doanh) và tỷ lệ 2% đối với hàng hoá nông, lâm, thuỷ hải sản, đất,cát, sỏi,mua của người bán không có hoá đơn, được khấu trừ theo bảng kê để phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt Nam, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở kinh doanh các mặt hàng này. Lợi dụng quy định này, nhiều đơn vị khai khống cả về số lượng và giá trị của hàng hoá mua vào, bán ra đặc biệt là hàng nông sản xuất khẩu để lấy tiền ngân sách nhà nước. (20)

Về tổ chức quản lý đối với cơ quan thuế: việc triển khai thực hiện các quy trình quản lý, các văn bản chỉ đạo của Tổng cục thuế chưa được coi trọng, chưa phát huy được hiệu quả. Việc phối hợp quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế chưa có quy chế cụ thể, chưa đáp ứng đúng được yêu cầu công tác quản lý thuế. Sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý thu với các bộ phận thanh tra, kiểm tra ở cơ quan thuế các cấp chưa chặt chẽ, mang tính rời rạc, riêng lẻ dẫn đến thông tin và kết hợp không kịp thời khi phát hiện đối tượng nộp thuế có các hành vi gian lận, trốn thuế hoặc có hành vi không chấp hành các quy định của cơ quan thuế. Thêm nữa, chương trình kế hoạch thanh tra kiểm tra chưa được xây dựng và thực hiện tốt, nếu có thì cũng chưa rõ ràng, cụ thể, không có trọng tâm, trọng điểm. Và một vấn đề rất quan trọng nữa đó là công tác thanh tra, kiểm tra về thuế nếu không bị khiếu nại, tố cáo thì hầu như không được phúc tra nên dẫn tới việc buông lỏng quản lý, tạo điều kiện cho một số cán bộ thoái hoá thông đồng với doanh nghiệp gây thất thu ngân sách nhà nước.

Hơn nữa, như đã nói ở trên thì các doanh nghiệp làm ăn gian lận thường sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nên càng khó khăn hơn cho việc xác minh, như trong trường hợp các doanh nghiệp tạo thành một đường dây có hệ thống thì việc xác minh gặp rất nhiều khó khăn do chưa áp dụng công nghệ thông tin vào các nghiệp vụ thuế.

Do những sơ hở này mà số doanh nghiệp gian lận thuế của nhà nước chiếm tỷ lệ rất cao. Theo thống kê, tiến hành kiểm tra sau khi hoàn thuế với 3311 đơn vị đã có

Ngày đăng: 20/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*