Đăng Ký, Kê Khai, Nộp Thuế, Quyết Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng

để sử dụng được hoàn thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Việc thêm vào này là trái thẩm quyền một cách nghiêm trọng vì thông tư chỉ được hướng dẫn nghị định chứ tuyệt đối không được mở rộng diện hoàn thuế. Đây cũng là biểu hiện của hiện tượng các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT ngày càng xa bản thân Luật Thuế GTGT, làm biến dạng Luật Thuế GTGT và tạo điều kiện cho các hành vi gian lận trong hoàn thuế.

2.3.2.5. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế giá trị gia tăng

Từ 1/7/2007, các qui định liên quan đến quản lý thuế GTGT bao gồm đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế được qui định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Vì vậy, khi thiết kế Luật Thuế GTGT sửa đổi, đã bỏ phần qui định về các nội dung này.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


1. Luận văn khái quát về quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam, đánh giá tổng quan về thực trạng pháp luật thuế GTGT về những mặt được và chưa được.

2. Luận văn đánh giá thực trạng pháp luật thuế GTGT ở nước ta trên một số mặt cụ thể và chỉ ra những bất cập trong các quy định.

3. Những bất cập của pháp luật thuế GTGT đã đặt ra sự tất yếu phải hoàn thiện, đồng thời cũng là cơ sở thực tiễn cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế GTGT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Chương 3‌

NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 10


3.1. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

3.1.1. Nguyên tắc hoàn thiện

- Nguyên tắc công bằng

Tính công bằng là một đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của nhân loại cũng như trong tiến trình phát triển của thuế khóa nói riêng. Trong lĩnh vực thuế khóa, tính công bằng phải được thể hiện trước hết ở việc phân chia gánh nặng của thuế khóa. Bởi có công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế mới tạo ra được động lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như giữ vững được thể chế chính trị. Tuy nhiên đến nay, tiêu thức để đánh giá tính công bằng trong thuế khóa cũng đang có nhiều ý kiến khác nhau.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế, công bằng của thuế khóa phải dựa trên nguyên tắc công bằng theo chiều dọc và công bằng theo chiều ngang. Cụ thể nếu các cá nhân, doanh nghiệp có các điều kiện như nhau thì được đối xử ngang nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, đó là công bằng theo chiều ngang; còn nếu người có khả năng đóng góp thuế nhiều hơn thì phải nộp thuế cao hơn, đó là công bằng theo chiều dọc hay còn gọi là công bằng lũy tiến [28, tr. 143].

Đứng ở giác độ pháp lý chúng tôi cho rằng, tính công bằng của thuế khóa không chỉ được thực hiện ở nguyên tắc công bằng trong chiều ngang và chiều dọc, tức là không chỉ giải quyết sự công bằng giữa những người có nghĩa vụ thuế với nhau mà còn phải đảm bảo sự công bằng giữa nhà nước và người cung cấp nguồn lực tài chính cho nhà nước bằng con đường thuế khóa. Bởi chính họ là người nuôi dưỡng cả bộ máy nhà nước bằng hành vi hợp pháp

của mình - hành vi sản xuất, kinh doanh - được nhà nước thừa nhận và bảo hộ. Sự công bằng này là hết sức quan trọng, bởi lẽ dưới giác độ pháp lý, thuế được xem xét là nghĩa vụ phát sinh giữa các chủ thể với nhà nước trong mối quan hệ của luật công, song trên thực tế sự đảm bảo này ít được đặt ra hoặc được đặt ra ở mức độ hết sức mờ nhạt.

Vấn đề đảm bảo sự công bằng giữa nhà nước và người nộp thuế phụ thuộc rất lớn ở việc xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế nói chung và nghĩa vụ thuế GTGT nói riêng. Bởi vì nếu xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT quá sớm thì sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi ích kinh tế của đối tượng nộp thuế, không tạo ra được động lực phát triển sản xuất kinh doanh và chính điều này lại ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nuôi dưỡng của thuế. Song ngược lại nếu xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT quá muộn thì không đảm bảo được nguồn thu ổn định vững chắc cho NSNN, cũng như không phát huy được chức năng của thuế gián thu là nhằm động viên trước một phần thu nhập quốc dân cho NSNN để đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu và phát triển kinh tế xã hội của nhà nước. Vì vậy, khi xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT cần phải giải quyết hài hòa thỏa đáng mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp, phải có sự san sẻ cần thiết cho nhau giữa lợi ích và trách nhiệm. Tất nhiên cũng phải thấy rằng tính công bằng trong thuế khóa vẫn không thể thoát khỏi phạm trù nhận thức cũng như quan điểm của mỗi Chính phủ trong từng thời kỳ nhất định.

- Nguyên tắc hiệu quả và thuận tiện

Qui định của pháp luật thuế GTGT cần phải đảm bảo tính hiệu quả ở hai phương diện, hiệu quả đối với nền kinh tế và hiệu quả hành chính thuế hay còn gọi hiệu quả tổ chức thu thuế.

Hiệu quả đối với nền kinh tế: xét về phương diện kinh tế, hành vi đánh thuế của Chính phủ dù bất kỳ dưới hình thức nào cũng đều có tác động phân bổ lại nguồn lực của xã hội và chịu sự chi phối của hai tác nhân có xu hướng

vận động không đồng nhất là nhà nước và các lực lượng của thị trường. Sự tác động này có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào tính chất và độ co giãn của quan hệ cung cầu trên trị trường.

Song việc đánh thuế của Chính phủ không đơn giản chỉ là sự phân phối lại thu nhập từ các đối tượng nộp thuế vào trong tay nhà nước mà còn gây ra những tác động phụ đến hiệu quả chung của nền kinh tế. Tác động phụ này xẩy ra có thể theo xu hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Theo xu hướng tiêu cực được gọi là tác động suy giảm hiệu quả chung của nền kinh tế do thuế gây ra hay còn gọi là sự méo mó do thuế gây ra.

Theo xu hướng tích cực được gọi là tác động tăng hiệu quả chung của nền kinh tế do thuế gây ra hay còn gọi là tác động phụ tích cực.

Khi xây dựng qui định cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng nhằm hạn chế tác động suy giảm hiệu quả của thuế đối với nền kinh tế.

Hiệu quả hành chính thuế: Khi thu thuế bao giờ cũng phát sinh chi phí, gồm chi phí trực tiếp quản lý của cơ quan thuế và chi phí gián tiếp do người nộp thuế phải gánh chịu. Nếu chi phí bỏ ra để thu thuế cao hơn hoặc bằng số thuế thu được thì rõ ràng việc thu thuế như vậy là không hiệu quả.

Tính hiệu quả phải được đặt trên nền tảng thuận tiện. Thuận tiện được thể hiện ở sự dễ dàng thực hiện, dễ quản lý và có khả năng thích ứng với các hoạt động kinh tế nhạy cảm và dễ thay đổi.

- Nguyên tắc hiện thực

Thuế được huy động nhằm tập trung nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Phương thức huy động tập trung nguồn lực của thuế sử dụng là phương pháp chuyển giao tài chính bắt buộc, không hoàn trả. Đặc biệt nguồn huy động tập trung thông qua thuế là tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong nước tạo ra. Đối với thuế GTGT, xét về mặt nguyên tắc chưa có doanh thu thì chưa có nghĩa vụ thuế và ngược lại kể từ thời điểm

xác định đã có doanh thu thì nghĩa vụ thuế đồng thời cũng được phát sinh. Đây là nguyên tắc hết sức cơ bản cần được coi là nguyên tắc nền tảng để xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện

Việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế GTGT không chỉ nhằm khắc phục những vấn đề được đặt ra từ thực trạng điều chỉnh pháp luật thuế GTGT mà còn xuất phát từ yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như đòi hỏi mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa thì mục tiêu bảo hộ và tạo nguồn thu thông qua thuế quan không còn mấy tác dụng, nguồn thu từ thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ hạn hẹp dần, trong khi đó khả năng nâng cao nguồn thu từ thuế trực thu cũng hết sức hạn hữu, bởi mức thu nhập của dân cư ở nước ta rất thấp, nên trước mắt giải pháp khả thi hơn cả là nâng cao vai trò của các loại thuế gián thu trong đó vai trò của thuế GTGT là hết sức quan trọng. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật thuế GTGT và cơ chế bảo đảm thực hiện được đặt ra như một tất yếu để đảm bảo nâng cao vai trò bù đắp sự suy giảm nguồn thu của NSNN.

Xuất phát từ những vấn đề đặt ra từ thực trạng điều chỉnh pháp luật thuế GTGT và những yêu cầu hoàn thiện pháp luật thuế GTGT, việc hoàn thiện pháp luật thuế GTGT ở nước ta hiện nay được đặt ra như một tất yếu. Việc hoàn thiện phải đảm bảo các phương hướng cơ bản sau:

- Trước hết pháp luật thuế GTGT phải phản ánh đúng và khoa học bản chất của thuế GTGT, đảm bảo thuế GTGT là loại thuế gián thu mang bản chất liên hoàn và tính trung lập kinh tế cao, đánh vào hoạt động chuyển giao hàng hóa và cung cấp dịch vụ được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng theo phương pháp khấu trừ. Bởi chúng tôi cho rằng một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá

tính khoa học của một văn bản qui phạm pháp luật là văn bản đó có phản ánh đúng bản chất của sự vật hiện tượng hay không? Và chỉ khi phản ánh đúng bản chất của sự vật hiện tượng thì pháp luật mới đủ sức mạnh để điều chỉnh các quan hệ xã hội cần điều chỉnh.

- Hoàn thiện pháp luật thuế GTGT phải gắn liền và trên cơ sở hoàn thiện chính sách thuế GTGT. Xét về tổng thể, hệ thống pháp luật về thuế nói chung và pháp luật thuế GTGT nói riêng có mối quan hệ hữu cơ với các chính sách thuế, các chính sách kinh tế tài chính của nhà nước. Pháp luật về thuế phản ánh, thể hiện và nhằm thực hiện các chính sách thuế, trong đó góp phần đảm bảo thực hiện các mục tiêu và chức năng của thuế như đảm bảo nguồn thu cho NSNN, thực hiện chức năng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thông qua điều tiết thu nhập, điều tiết sản xuất. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật thuế GTGT không thể tách rời và phải trên cơ sở hoàn thiện chính sách thuế thuế GTGT.

- Mở rộng phạm vi và nâng cao về qui mô của Luật Thuế GTGT bằng cách đưa ra một số nội dung mà hiện nay đang được qui định trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật vào Luật Thuế GTGT, để đảm bảo nguyên tắc: không có luật thuế thì không có nghĩa vụ thuế, luật thuế là cơ sở pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thu nộp thuế và để phù hợp với thẩm quyền của Quốc hội được qui định trong Hiến pháp cũng như để đảm bảo thực quyền của Quốc hội trong việc quyết định chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, qui định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế đồng thời để đáp ứng đòi hỏi tự thân của cơ chế điều chỉnh pháp luật thuế GTGT ở nước ta hiện nay. Tất nhiên, khi hoàn thiện pháp luật thuế GTGT cần tính đến mặt khách quan luôn tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu phải điều chỉnh và khả năng thực tế điều chỉnh của pháp luật. Vấn đề là ở chỗ phải xử lý một cách tế nhị và đúng mức mâu thuẫn khách quan này để đảm bảo giá trị phổ biến của pháp luật thuế GTGT. Mặc dù đây là vấn đề hết sức khó đối với các nhà làm luật trong lĩnh vực kinh tế.

- Hoàn thiện pháp luật thuế GTGT theo hướng đơn giản, ổn định, công bằng, hiệu quả và đáp ứng xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, đồng

thời phải phát huy vai trò đảm bảo nguồn thu cho NSNN của thuế GTGT trong điều kiện cắt giảm thuế quan và vai trò điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội của nhà nước theo hướng khuyến khích phát triển sản xuất đặc biệt khuyến khích hoạt động xuất khẩu kể cả hàng hoá và dịch vụ, tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp phát triển…

- Hoàn thiện pháp luật thuế GTGT phải gắn liền với sự hoàn thiện của cả hệ thống pháp luật thuế đặc biệt là pháp luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và pháp luật thuế Xuất nhập khẩu. Pháp luật thuế GTGT là một bộ phận của hệ thống pháp luật thuế và phạm vi đánh thuế GTGT bao hàn cả các hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa tiêu thụ đặc biệt. Vì vậy, khi hoàn thiện pháp luật thuế GTGT cũng cần phải quan tâm đúng mức vấn đề này để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và sự "bọc lót" lẫn nhau của cả hệ thống pháp luật thuế.

- Chú trọng tính kỹ thuật pháp lý bằng các phạm trù, khái niệm kinh tế, tài chính về thuế phải được chuyển hóa, diễn đạt, thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lý trong các qui định của pháp luật thuế GTGT mà trong đó sử dụng các định nghĩa pháp lý là hết sức cần thiết và đặc biệt phải tôn trọng đúng mức những khía cạnh pháp lý của thuế GTGT để đảm bảo thực thi nghĩa vụ thuế GTGT, đồng thời, nâng cao giá trị ngăn chặn các vi phạm của pháp luật thuế GTGT.‌


3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

3.2.1. Sửa đổi bổ sung một số qui định về phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế giá trị gia tăng

Về đối tượng chịu thuế GTGT, những đối tượng hiện nay pháp luật thuế GTGT qui định không thuộc diện chịu thuế GTGT phải chuyển thành những đối tượng được miễn thuế GTGT. Bởi vì như đã phân tích, khi nói đến đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT là nói đến đối tượng không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế GTGT, còn khi nói đối tượng

được miễn trừ thuế GTGT là nói đến hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế GTGT nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, quyết định cho miễn trừ nghĩa vụ thuế bởi một điều luật đặc biệt.

Mặt khác, để đảm bảo thuế GTGT là thuế tiêu dùng đánh trên bình diện rộng có tính liên hoàn và trung lập kinh tế cao, pháp luật thuế GTGT cần phải thu hẹp diện miễn thuế GTGT bằng cách chuyển một số "hàng hóa, dịch vụ" hiện nay đang nằm trong diện "không thuộc đối tượng chịu thuê GTGT" sang diện các đối tượng chịu thuế GTGT hoặc loại bỏ một số hàng hóa, dịch vụ đang nằm trong phạm vi này, tức mở rộng đối tượng thuộc diện chịu thuế GTGT.

Để phù hợp với cơ cấu chuyển dịch kinh tế cũng như thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, đưa nông nghiệp tiến liên một bước sản xuất lớn như đường lối của Đảng và nhà nước đã đưa ra chúng tôi thấy cũng cần thiết bổ sung vào đối tượng chịu thuế GTGT các mặt hàng là sản phẩm ở khâu sản xuất nông nghiệp để đảm bảo thực hiện thuế GTGT liên hoàn và thống nhất ở tất cả các lĩnh vực SXKD. Đồng thời, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp có quyền khấu trừ thuế GTGT đầu vào như vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị nông nghiệp…

Trên cơ sở các phân tích và nhận định trên chúng tôi kiến nghị: Điều 4 cần sửa đổi là: Đối tượng được miễn thuế giá trị gia tăng.

Chuyển một số hàng hóa, dịch vụ tại Điều 4 sang diện đối tượng chịu thuế, cụ thể:

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu;

- Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng;

- Sản phẩm muối;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024