Hoá Đơn, Chứng Từ Sử Dụng Trong Thuế Kê Khai Và Nộp Thuế Gtgt


Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng thuế GTGT đầu ra của tháng đó. Số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau (hoặc được xem xét hoàn thuế theo quy định).

Trường hợp hàng hóa dịch vụ mua vào đồng thời dùng để sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT, thì số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng để sản xuất kinh doanh dịch vụ, hàng hoá chịu thuế GTGT. Nếu không hạch toán riêng được thuế đầu vào cho từng loại thì thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ (%) trên doanh số bán ra của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng hàng hoá, dịch vụ bán ra trong tháng của cả 2 loại hàng hoá dịch vụ.

Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng hoá bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại tính vào giá vốn hàng bán của kỳ sau.

Trường hợp cơ sở sản xuất chế biến, mua nguyên liệu là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất bán ra không có hoá đơn thì sẽ được khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ (%) trên giá trị hàng hóa mua vào. Điều này không áp dụng đối với trường hợp các sản phẩm này được làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến hàng XK.

Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hoá) thì số thuế GTGT đầu vào được tính vào giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào.

Phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng Theo phương pháp này:

Số thuế GTGT = GTGT của hàng hoá x Thuế suất GTGT của


phải nộp

dịch vụ chịu thuế

hàng hoá, dịch vụ đó

GTGT của hoá

= Giá thanh toán

_ Giá thanh toán của hàng

hàng hoá, dịch vụ

hàng hoá, dvụ bán ra

dịch vụ mua vào tương ứng

Trong đó:



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Thực trạng kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân và giải pháp - 3


Giá của hàng hoá, dịch vụ bán ra: là giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho người bán, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả.

Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng: xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào (giá mua bao gồm cả thuế GTGT) mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã với những đối tượng nộp thuế:

Không thực hiện hoặc thực hiên không đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.

Không kê khai hoặc quá thời hạn quy định nộp tờ khai đã được thông báo nhưng vẫn không thực hiện đúng; đã nộp tờ khai thuế nhưng kê khai không đúng các căn cứ để xác định thuế GTGT.

Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan tới việc tính thuế GTGT.

Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh mà bị phát hiện.

Trong các trường hợp trên, cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh hoặc căn cứ vào số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định số thuế phải nộp.

III. Hoá đơn, chứng từ sử dụng trong thuế kê khai và nộp thuế GTGT

Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế diễn ra thường xuyên liên tục thông qua việc trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ. Tờ hoá đơn đóng vai trò rất quan trọng, không thể thiếu trong các giao dịch này.

1. Khái quát về hoá đơn, chứng từ thuế giá trị gia tăng


Theo cách quy định về thuế GTGT của nhà nước như hiện nay thì thuế GTGT được quản lý trực tiếp và chủ yếu qua hoá đơn. Mọi thông tin về bên mua, bên bán, doanh thu và số thuế GTGT phải nộp đều được thể hiện trên hoá đơn. Trên nhiều góc độ khác nhau, hoá đơn được nhìn nhận một cách rất khái quát. Trước hết hoá đơn là một bộ phận của ấn chỉ thuế được in theo chỉ định tại các luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn bản pháp quy dùng để quản lý thu thuế cho ngân sách nhà nước. Trong giao dịch, hoá đơn được sử dụng để mua bán hàng hoá - dịch vụ, là chứng từ để đảm bảo chất lượng hàng hoá - dịch vụ và bảo hành hàng hoá. Trong quan hệ thanh toán, hoá đơn được dùng để thanh quyết toán tài chính khi mua hàng cho công ty, cơ quan, tập thểHoá đơn cũng là chứng từ để thu tiền bán hàng và thể hiện doanh số của nội bộ một doanh nghiệp. Trong mối quan hệ giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp thì hoá đơn là chứng từ cơ sở ban đầu dùng để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch toán chi phí thực tế phát sinh, hoàn thuế cà xác định chi phí hợp lệ khi tính thuế, nhất là loại thuế trực thu.

Hoá đơn còn là một công cụ của nhà nước trong việc quản lý thuế và quản lý tài chính nói chung; đảm bảo công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân sách nhà nước; chống tham nhũng, góp phần xây dung trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực tài chính; góp phần thu đúng chính sách, thu đủ số thuế phải thu; thúc đẩy các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện hạch toán kinh tế và chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ đi vào nề nếp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

2. Các loại hoá đơn, chứng từ sử dụng trong kê khai và nộp thuế GTGT

Tất cả các cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ theo đúng quy định của pháp luật. Hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ quy định đối với các cơ sở kinh doanh như sau:đối với cả các doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp trực tiếp đều có thể sử dụng các loại hoá đơn GTGT do Tổng cục thuế phát hành hoặc hoá đơn do cơ sở sản xuất, kinh doanh tự in và đã đăng ký và được Tổng cục thuế chấp nhận bằng văn bản.


Ngoài hoá đơn được luật thuế GTGT quy định còn có một số chứng từ rất quan trọng, có tính chất tương đương và có giá trị như hoá đơn, đó là các loại bảng kê.

Theo hai phương pháp tính thuế GTGT khác nhau, doanh nghiệp sẽ phỉa sử dụng những mẫu hoá đơn, chứng từ kèm theo khác nhau và được quy định cụ thể như sau:

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: các cơ sở sản xuất kinh doanh theo phương pháp khấu trừ phải sử dụng hoá đơn GTGT. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố: giá bán chưa có thuế, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, giá thanh toán đã có thuế. Hóa đơn thuế GTGT được lập thành 3 liên giống nhau, liên 1 lưu tại doanh nghiệp, liên 2 giao cho khách hàng và liên 3 dùng để thanh toán thuế GTGT.

Trong trường hợp trong hoá đơn không ghi khoản thuế GTGT thì thuế GTGT được xác đinh bằng giá thanh toán theo giá hoá đơn nhân với thuế suất thuế GTGT.

Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ không ghi thuế GTGT trừ trường hợp hàng hoá, dịch vụ đặc thù được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem bưu điện, vé xổ số, vé máy bay

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng các mẫu hoá đơn sau:

Hoá đơn GTGT mẫu 01GTKT – 3LL: Đây là loại hoá đơn dùng cho các tổ chức, cá nhân tính thuế theo phương pháp khấu trừ, bán hàng hoá, dịch vụ với số lượng lớn. Hóa đơn này do người bán lập khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ thu tiền. Mỗi số hoá đơn được lập cho những hàng hoá, dịch vụ có cùng thuế suất.

Hoá đơn 01GTKT – 2LN: là loại hoá đơn sử dụng cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, bán lẻ hàng hoá, dịch vụ với số lượng nhỏ.


Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT sử dụng hoá đơn thông thường. Giá bán hàng hoá dịch vụ là giá thanh toán đã có thuế GTGT (đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế)

Quy định chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tự in hoá đơn thuế GTGT tính thuế theo cả hai phương pháp đều phải đăng ký mẫu hoá đơn, chứng từ với tổng cục thuế và chỉ được sử dụng khi có thông báo bằng văn bản.

Trường hợp cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hoá cho người tiêu dùng, đối với hàng hoá có giá bán dưới mức quy định phải lập hoá đơn bán hàng, nếu cơ sở không lập hoá đơn bán hàng thì phải lập bản kê hàng hoá bán lẻ theo mẫu bản kê của cơ quan thuế để làm căn cứ tính thuế GTGT; trường hợp người mua yêu cầu lập hoá đơn bán hàng thì phải lập hoá đơn bán hàng theo đúng quy định. (3)

IV. Các nghiệp vụ liên quan đến thuế Giá trị gia tăng

Trong phần này, người viết sẽ giới thiệu với bạn đọc các nghiệp vụ, các thủ tục liên quan đến thuế GTGT. Các nghiệp vụ bao gồm đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế. Người viết cũng giới thiệu chi tiết các giấy tờ, thủ tục dùng trong các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến thuế GTGT.

1. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế và hoàn thuế

Thuế GTGT được nhà nước quản lý thông qua hệ thống hoá đơn GTGT (hay còn gọi là hoá đơn đỏ). Mỗi doanh nghiệp khi ra đời đều được phép mua hoá đơn của cơ quan thuế và phải đăng ký nộp thuế tại một cơ quan thuế tại địa phương. Sau đó, cứ đến thời hạn quy định cụ thể doanh nghiệp phải tự kê khai thuế GTGT và nộp tại cơ quan thuế đã đăng ký nộp thuế. Hàng năm cơ quan thuế và doanh nghiệp phải thực hiện việc thanh toán toàn bộ số thuế chưa giải quyết, gọi là quyết toán thuế. Khi quyết toán nếu doanh nghiệp có số thuế chưa nộp đủ thì phải nộp số thuế còn nợ, ngược lại nếu doanh nghiệp có số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra phải nộp thì doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế. Những thủ tục này được nhà nước quy định cụ thể như sau:

Đăng ký nộp thuế


Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT kể cả các cơ sở trực thuộc phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Các tổng công ty, công ty và các cơ sở kinh doanh có các đơn vị chi nhánh trực thuộc đều phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở.

Việc đăng ký nộp thuế theo quy định này nhằm tránh bơ sót các cơ sở kinh doanh, tránh việc thu thuế trùng lặp giữa các cơ quan thuế đối với cùng một cơ sở kinh doanh và là cơ sở để cơ quan thuế theo dõi, quản lý hoạt động kinh doanh cuả cơ sở kinh doanh.

Theo quy định, cơ sở kinh doanh mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế GTGT chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, cơ sở phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh. Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản hoặc thay đổi kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi tiến hành các hoạt động trên.

Kê khai thuế

Cơ sở kinh doanh phải kê khai thuế GTGT từng tháng và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trong vòng 10 ngày đầu của tháng tiếp theo. Trong trường hợp không phát sinh thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫn kê khai và nộptờ khai cho cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ kê khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.

Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thu thuế nơi có cửa khẩu nhập hàng hoá.

Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi.

Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịchvụ có mức thuế suất thuế GTGT khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng


loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở đó kinh doanh.

Nộp thuế

Luật thuế GTGT quy định thuế GTGT nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định sau:

Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo.

Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải nộp thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu. Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu được thực hiện theo thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế nhập khẩu.

Trong kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp kinh doanh khấu trừ thuế, nếu có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh đầu tư mới tài sản cố định, có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định của chính phủ.

Thuế GTGT nộp vào ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam.

Quyết toán thuế

Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán, nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.

Trong trường hợp kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản cơ sở kinh doanh cũng phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định trên.

Hoàn thuế


Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế hàng quý nếu số thuế đầu vào được khấu trừ cuả các tháng trong quý thường xuyên lớn hơn số thuế đầu ra phát sinh trong các tháng trong quý. Những cơ sở kinh doanh xuất khẩu theo theo thời vụ hoặc theo từng thời kỳ với số lượng hàng lớn, nếu phát sinh số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu lớn thì được xét hoàn thuế GTGT từng kỳ.

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, có đầu tư, mua sắm tài sản cố định, nếu giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định được khấu trừ lớn thì được giải quyết hoàn thuế đầu vào của tài sản cố định như sau:

Đối với, cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư mới, đã đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nhưng chưa phát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Trường hợp cơ sở có số thuế GTGT đầ vào của tài sản đầu tư được hoàn lớn thì được xét hoàn thuế từng kỳ.

Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế đầu vào của tài sản đầu tư đã tính khấu trừ sau 3 tháng mà số thuế chưa khấu trừ vẫn lớn hơn số thuế đã được khấu trừ thì được hoang lại số thuế chưa được khấu trừ.

Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản có số thuế nộp thừa sẽ được hoàn thuế. (4)

2. Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến thuế giá trị gia tăng

Hàng ngày, trên thị trường diễn ra rất nhiều loại giao dịch thương mại mà mỗi loại giao dịch này liên quan đến những đối tượng khác nhau, có tính chất khác nhau và có những tác động đến nền kinh tế cũng khác nhau. Vì vậy, Nhà nước đã quy định rất khác nhau đối với các loại giao dịch kinh tế khác nhau này.

Nghiệp vụ mua vào

Trong các nghiệp vụ mua vào của các doanh nghiệp thì nghiệp vụ mua vào trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài cũng được quy định khác nhau để phù hợp với tính chất của nghiệp vụ.

Mua vào trong nước

Ngày đăng: 20/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*