Chiến Lược Quốc Gia Về Skss Và Skss Vtn Ở Việt Nam

trình GDSKSS VTN trong trường học và cộng đồng. Sự thay đổi này tập trung vào vấn đề giáo dục dân số, giới và giới tính, SKSSVTN… Tuy nhiên, trên thực tế chương trình này còn nhiều bất cập, không phù hợp với kinh nghiệm sống của VTN, còn né tránh khi đề cập đến các vấn đề nhạy cảm như biện pháp tránh thai, các BLTQĐTD, bạo lực và lạm dụng tình dục… mà chủ yếu dạy về tri thức, ít chú ý đến việc xây dựng kỹ năng sống cho VTN.

Các chương trình GDSKSS tuy chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa tương xứng với vị thế của nó trong sự phát triển chung của xã hội nhưng nó cũng đã có được một số ưu thế ban đầu như:

GDSKSS đã thực sự trở thành bộ phận không thể tách rời của chính sách, kế hoạch phát triển của các Quốc gia.

- Các chương trình này được tiến hành theo phương pháp linh hoạt, theo từng Quốc gia và từng nền văn hóa cụ thể. Tuy vậy, các mục tiêu đề ra đều hướng vào việc làm cho cộng đồng, chủ yếu là tuổi VTN chấp nhận quy mô gia đình nhỏ, có ý thức trách nhiệm cao về các hành vi sinh sản của mình.

- Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều quốc gia đã đưa nội dung giáo dục SKSS vào giảng dạy chính thức trong các nhà trường đặc biệt là cho đối tượng VTN.

- GDSKSS còn được kết hợp với các nội dung giáo dục khác như giáo dục môi trường, giáo dục môi trường, giáo dục suy dinh dưỡng, phòng chống HIV/AIDS.

- Hệ thống các phương pháp giảng dạy các chủ đề nhạy cảm này cũng đã được xây dựng và trực tiếp góp phần vào việc chuyển tải những thông tin, thông điệp về SKSS nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề này cho lứa tuổi VTN.

Libêria: “Đạo luật thông qua chính sách về dân số của quốc gia nhằm phát triển kinh tế - xã hội”(1998) đã khẳng định:

- GDDS được đưa vào giảng dạy chính thức trong và ngoài trường học.

- Giáo dục KHHGĐ cho tất cả thanh niên nông thôn năm 1995 và khắp cả nước vào năm 2000.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

- Đưa ra các biện pháp làm giảm tỷ lệ có thai sớm ở VTN như cập nhật thông tin,GTGT cho VTN, cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho tất cả những người có nhu cầu. Những hình thức này thực sự đem lại hiệu quả vì dễ chấp nhận, dễ thực hiện và tiếp cận.

Hoa Kỳ: “Đạo luật về đời sống gia đình của thanh, thiếu niên” (1998) cho phép Liên bang chuyển tiền cho các tổ chức quần chúng hay tư nhân để làm dịch vụ hay nghiên cứu về mối quan hệ giữa tình dục của thanh niên trược hôn nhân và mang thai, sinh con ở tuổi VTN. Mục đích của các tổ chức này là xóa bỏ hoặc giảm bớt những vấn đề kinh tế - xã hội do những bà mẹ còn ở tuổi VTN gây ra.

Thực trạng giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh huyện giao thủy - tỉnh Nam Định - 3

1.2.3.2. Chiến lược quốc gia về SKSS và SKSS VTN ở Việt Nam

Cũng như phần đông các nước đang phát triển, ở nước ta quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao và tăng nhanh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, chính sách dân số của Việt Nam từ năm 1961 đến trước năm 2000 chủ yếu tập trung vào việc điều chỉnh mức sinh thông qua KHHGĐ, chưa chú ý thích đáng đến các nội dung khác của SKSS. Kể từ sau hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại Cairô năm 1994, nhận thức được tầm quan trọng của việc GDSKSS, ngày 28/11/2000 Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định số 236/2000/QĐ - TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS giai đoạn 2001 - 2010 nhằm chuyển từ định hướng KHHGĐ sang định hướng toàn diện hơn - SKSS với mục tiêu cụ thể là:

- Tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức cũng như sau ủng hộ và cam kết thực hiện các mục tiêu và các nội dung của chăm sóc SKSS trong mọi

tầng lớp nhân dân, trước hết trong lãnh đạo các cấp, người đứng đầu trong các tổ chức đoàn thể.

- Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh. Bảo đảm quyền sinh con và các BPTT có chất lượng của phụ nữ và các cặp vợ chồng. Giảm có thai ngoài ý muốn và các tai biến do nạo hút thai.

- Nâng cao tình trạng sức khỏe của phụ nữ và các bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong mẹ, tử vong trẻ em một cách đồng đều hơn giữa các vùng và các đối tượng, đặc biệt chú ý các vùng khó khăn và các đối tượng chính sách.

- Dự phòng có hiệu quả để làm giảm số mắc bệnh và điều trị tốt các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và các BLTQĐTD, kể cả HIV/AIDS và tình trạng vô sinh.

- Chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt hơn cho người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi và điều trị sớm các trường hợp ung thứ vú và các bệnh ung thư khác của đường sinh sản nam và nữ.

- Cải tiến tình hình SKSS, sức khỏe tình dục của VTN thông qua việc giáo dục, tư vấn cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS phù hợp với lứa tuổi.

- Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới về tính dục và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng tình dục an toàn có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao SKSS và chất lượng cuộc sống.

Vấn đề SKSS bao gồm: mang thai và nạo hút thai ở tuổi VTN, tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua đường sinh sản, BLTQĐTD, HIV/AIDS và các bệnh khác có chiều hướng gia tăng… Chính phủ coi vấn đề sức khỏe bà mẹ trẻ em, KHHGĐ là một bộ phận quan trọng và cấp thiết nhất của SKSS đồng thời cam kết hỗ trợ để thực hiện các vấn đề nêu trên một cách có hiệu quả và nhanh nhất.

1.2.4 GDSKSS VTN cho học sinh lớp 9

1.2.4.1. Mục đích, mục tiêu của việc GDSKSS cho học sinh lớp 9

- Cung cấp thông tin và giáo dục về sức khỏe sinh sản để giúp VTN tự khám phá những tính cách, các tiêu chuẩn và những chọn lựa của riêng mình, đồng thời cũng nâng cao kiến thức và hiểu biết của các em về các vấn đề SKSS. Ở hầu hết các nước, VTN hiếm khi trao đổi với cha mẹ mình hoặc những người lớn tuổi hơn về các chủ đề tình dục (VD: giao hợp, tình dục, hiện tượng có kinh và “mộng tinh”…). Hầu hết thông tin về những chủ đề này thường từ bạn bè đồng lứa là những người ít có kinh nghiệm hiểu biết hoặc hiểu sai như họ, hoặc từ các phương tiện truyền thông không chính thức với xu hướng đại diện cho những hình mẫu rập khuôn hay quá khích về tình dục và giới tính. Do vậy, các em cần được trang bị và cung cấp đầy đủ những thông tin về SKSS để từ đó các em xây dựng được những quan niệm đúng đắn về vai trò và trách nhiệm của người đàn ông và người phụ nữ trong tương lai và vì cuộc sống hạnh phúc cũng như trách nhiệm đối với gia đình của chính bản thân mình.

Cùng với suy nghĩ và nền văn hóa của nước ta mà vấn đề tình dục, SKSS… được coi là vấn đề “phòng the” ít được tuyên truyền và phổ biến kiến thức cho VTN, và không được thiết kế giáo dục một cách chi tiết bài bản, không phù hợp với kinh nghiệm của VTN về QHTD, ít khi động chạm đến các chủ đề như các biện pháp tránh thai, BLTQĐTD, HIV/AIDS, bạo lực và lạm dụng tình dục…đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc GDSKSS VTN, hệ thống giáo dục hiện nay không chỉ dạy về tri thức mà còn chú ý đến việc xây dựng kĩ năng sống cho VTN. Mục đích của GDSKSS VTN là nhằm cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề dân số, SKSS cho VTN, đồng thời hình thành và phát triển thái độ và hành vi giúp học sinh có được những quyết định có trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực này cho cuộc sống hiện tại cũng như trong tương lai.

Theo chương trình hành động của ICPD mục tiêu cơ bản của GDSKSS VTN là: “Giải quyết những vấn đề SKSS và tình dục của VTN, bao gồm: mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn và các BLTQĐTD kể cả HIV/AIDS thông qua việc nâng cao trách nhiệm về lối sống tình dục và sinh sản lành mạnh cùng với việc cung cấp các dịch vụ, tư vấn thích hợp cho lứa tuổi này”.

1.2.4.2. Nội dung của việc GDSKSS VTN cho học sinh lớp 9

Để các em có nhận thức đúng, chủ động tháo gỡ những khó khăn thường gặp về SKSS trong lứa tuổi VTN, khi tiến hành giáo dục cần phải nắm vững những nội dung cụ thể và cần nhấn mạnh, chuyển tải các thông điệp, định hướng thái độ, hành vi cho các em. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của VTN, nội dung giáo dục SKSS bao gồm:

- Tình bạn và tình bạn khác giới

Ở lứa tuổi VTN, tình bạn thường phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong quá trình vươn lên làm người lớn. Trong quan hệ bạn bè, VTN có thể bộc lộ, khám phá, tự kiểm tra và đánh giá bản thân mình bằng cách so sánh mình với những người khác, đồng thừi dựa vào chính mình để tự hiểu mình và tự giáo dục mình và tự hoàn thiện mình. Các em có nhiều nhóm bạn khác nhau thích dành nhiều thời gian để trò chuyện, vui chơi, học tập… Tuy nhiên, kết bạn không chỉ để cho vui mà còn để quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia lúc vui, lúc buồn, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn. Cũng cần nhớ rằng, ở tuổi VTN, tình bạn có thể cuốn hút tới mức làm cho các em có thể xao nhãng việc học hành.

Bước vào giai đoạn cuối của lứa tuổi học sinh THCS thì tình bạn khác giới của các em mang một sắc thái khác so với giai đoạn đầu của lứa tuổi học sinh THCS. Sự hấp dẫn lôi cuốn về ngoại hình, những rung động xúc cảm giữa nam và nữ ở tuổi VTN là điều tự nhiên, trong sáng và cần tôn trọng. Nhưng để giữ gìn được tình cảm trong sáng của tình bạn khác giới

phụ thuộc vào nhiều cách ứng xử có trách nhiệm của cả hai bên. Xây dựng được tình bạn khác giới tốt đẹp sẽ làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú và ý nghĩa.

- Tình yêu và tình dục

Tình yêu đôi lứa là một loại tình cảm đặc biệt, là biểu hiện cao nhất của tình người, thúc đẩy hai người khác giới đi đến hòa nhập về tâm hồn và cả cuộc đời. Ở lứa tuổi VTN các em đã bắt đầu để ý đến nhau và có những rung động, xuất hiện tình cảm mang màu sắc giới tính. Các em thường bị nhầm lẫn giữa tình bạn khác giới với tình yêu, các em chưa hiều tình yêu đích thực nghĩa là như thế nào? Do vậy, VTN bị chi phối nhiều thời gian, ảnh hưởng nhiều đến học tập, thi đua, phấn đấu. Ở tuổi này, các em chưa suy nghĩ chưa chắn, chưa biết làm thế nào để xây dựng một tình yêu trong sáng, đôi khi có những suy nghĩ lệch lạc như: yêu là phải hết mình, yêu là phải có QHTD, có QHTD thì mới giữ được người yêu và có như vậy mới thể hiện được tình yêu… Với lối suy nghĩ đó đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như: có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn… ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, tinh thần cũng như tương lai tươi sáng của các em.

VTN chưa nên có QHTD vì cơ thể các em chưa phát triển một cách hoàn chỉnh, chưa trưởng thành về mặt tâm lý, chưa đủ điều kiện cũng như kinh nghiệm, kỹ năng sống để phòng tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Tình dục an toàn, có trách nhiệm sẽ phòng ngừa có thai ngoài ý muốn, BLTQĐTD, HIV/AIDS. VTN muốn có cuộc sống tốt đẹp, hãy lập thân, lập nghiệp, chưa nên QHTD và QHTD không an toàn ở tuổi VTN.

Phòng tránh mang thai, phá thai ở tuổi VTN.

Ở tuổi VTN tuy rằng về mặt thể chất các em phát triển chưa hoàn chỉnh, nhưng các em đã có khả năng sinh sản. Do đó, cần phải cung cấp cho các em những kiến thức về SKSS để các em biết thế nào là hiện tượng

thụ thai, mang thai sớm và hậu quả của nó… Đồng thời, cũng cho các em biết rằng:

Chỉ cần QHTD không được bảo vệ dù chỉ một lần bạn gái có thể có thai ngoài ý muốn.

Mang thai, phá thai ở tuổi VTN đều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thầnvà xã hội của cả bạn nam và bạn nữ.

Sử dụng bao cao su đúng cách trong QHTD sẽ giúp VTN tránh mang thai ngoài ý muốn, BLTQĐTD và cả HIV/AIDS…

Bên cạnh việc cung cấp kiến thức cũng phải định hướng đúng đắn cho các em những hành vi, thái độ tích cực sau:

Sau khi QHTD không được bảo vệ cần đến ngay trung tâm y tế chăm sóc SKSS VTN, cơ sở y tế tin cậy để xét nghiệm và phá thai an toàn.

Khi có dấu hiệu mang thai cần chia sẻ với cha mẹ, người thân để được hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần.

Cần đến trung tâm tư vấn SKSSVTN để được cung cấp thông tin và tư vấn cách lựa chọn, sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp với VTN.

Biết thương thuyết với bạn tình sử dụng bao cao su trong QHTD.

- Phòng tránh các BLTQĐTD.

Cung cấp những thông tin, kiến thức để VTN có được những hiều biết và những kỹ năng cơ bản về BLTQĐTD. Các BLTQĐTD là những viêm nhiễm được truyền từ người bệnh sang người lành trong quá trình QHTD. Các bệnh này do các tác nhân gây bệnh gây ra như: siêu vi trùng, ký sinh trùng và vi trùng. BLTQĐTD vô cùng nguy hiểm nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản của cá nhân VTN, mà còn ảnh hưởng đên kinh tế gia đình, sợ phát triển của xã hội, tương lai nòi giống. Cách phòng tránh BLTQĐTD tốt nhất là tìm hiểu, tiếp cận với thông tin, kiến thức, kỹ năng sống và dịch vụ thích hợp để tự bảo vệ bản thân và bạn của mình.

Ngoài những kiến thức cơ bản trên cần cung cấp cho VTN trong việc chăm sóc SKSS, cùng cần giúp cho VTN hiểu được rằng thiều hiểu biết, tiêm chích, truyền máu không an toàn, QHTD sớm và không an toàn là nguyên nhân đưa các em đến với HIV/AIDS. Do đó cách phòng tránh tốt nhất là hãy tìm hiểu, tiếp cận với thông tin, kiến thức, kỹ năng sống để chủ động tự bảo vệ mình và bạn của mình.

- Không kết hôn sớm

Tuổi VTN đã có khả năng sinh sản nhưng điều đó vẫn chưa khẳng định được các em sẽ trở thành những người bố, người mẹ có kinh nghiệm và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con cái. Ở tuổi VTN các em kết hôn sớm khi các em chưa chuẩn bị tốt về mọi mặt như: sức khỏe, tâm lí, kiến thức, kinh tế… sẽ ảnh hưởng đến sự tiến bộ của bản thân, hạnh phúc lứa đôi, sự phát triển của gia đình và tương lai con cái.

- Quyền chăm sóc SKSS. Quyền chăm sóc SKSS được thể hiện:

VTN có quyền được biết đầy đủ thông tin về SKSS, sức khỏe tình dục một cách thường xuyên, liên tục dưới mọi hình thức, trước khi trở thành người lớn.

Các em có quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS thuận tiện, phù hợp. Các cán bộ chuyên môn, dịch vụ cần tạo mọi điều kiện để các em có thể thực hiện được quyền của mình.

Các em cần được sự giúp đỡ, an ủi khi các em bị vi phạm quyền.

VTN cần được giúp đỡ để có nhận thức đúng và thực hiện quyền sinh sản đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội một cách tốt nhất.

1.2.4.3. Nguyên tắc của việc GDSKSS cho học sinh lớp 9

Vấn đề GDSKSS cho VTN là vấn đề quan trọng, cần thiết, tuy nhiên cũng là một lĩnh vực phức tạp và tế nhị. Vì vậy, ngoài việc phải đảm

bảo những nguyên tắc chung như: tính khoa học, tính giáo dục, tính thực tiễn… như các môn học khác, cần phải chú ý đến những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Đảm bảo sự tin cậy trong GDSKSS

Sự tin cậy là điều kiện cơ bản để GDSKSS đạt hiệu quả cao. Nếu như nhà giáo dục tạo được sự thân thiện, cởi mở gần gũi đối với VTN sẽ giúp cho các em thành thực bộc lộ những băn khoăn, thắc mắc, suy nghĩ mà bản thân đang gặp phải cũng như sẽ dễ tiếp nhận những lời khuyên hay sự giúp đỡ từ phía nhà giáo dục. Bởi lẽ, nội dung GDSKSS là một lĩnh vực hết sức tế nhị. Do vậy, nhà giáo dục phải tạo cho các em sự tin tưởng, gần gũi, dễ tiếp xúc và phải tạo được mối quan hệ bền vững, tốt đẹp đối với VTN, tránh dùng các biện pháp “cấm đoán” một cách thô bạo hay chế giễu các em khiến các em không thể chấp nhận được.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo tôn trọng sự thật và trong trắng trong GDSKSS

Tính khách quan, tôn trọng sự thật trong GDSKSS phải đi đôi với viêc trình bày vấn đề mà trẻ yêu cầu một cách trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Tránh cách nói mập mờ, khó hiểu cũng như trình bày sự thật một cách tục tĩu điều đó sẽ kích thích trí tò mò của trẻ. Tùy thuộc sự phát triển tâm sinh lý của các em cũng như tùy theo tính chất đạo đức của vấn đề muốn trình bày mà có những giải thích cần thiết mở rộng phạm vi ảnh hưởng tích cự đối với VTN.

Nguyên tắc 3: Đảm bảo chuẩn bị tích cực cho sự phát triển của

VTN.

Những tác động giáo dục phải là những tác động mang tính chất

định hướng cho VTN. Để có thể thực hiện tốt điều này những nhà giáo dục phải hiểu được những diễn biến tâm lý của VTN, những diễn biến trong tâm hồn trong sang của các em bằng sự gần gũi, thân thiện và những biện pháp kín đáo tế nhị. Không phải những kiến thức muốn trình bày cho các

em trình bày vào thời điểm nào cũng mang lại hiệu quả cao, nhất là những kiến thức “tế nhị” của SKSS. Do vậy, nhà giáo dục phải xác định thời gian, địa điểm thuận lợi cho việc cung cấp những thông tin giáo dục điêù đó có tác dụng khắc sâu những ấn tượng, những thông tin đầu tiên và sẽ góp phần tích cực vào việc hình thành tính cách, hành vi đối xử tốt cho các em. Góp phần ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của những nguồn tin sai lệch từ bên ngoài đang từng ngày tác động vào các em.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của VTN, của lớp học, yêu cầu giáo dục đặc trưng thích hợp với đối tượng, phải phù hợp với phong tục tập quán của từng vùng, từng địa phương.

Chúng ta biết rằng ở mỗi một giai đoạn phát triển của con người sự nhận thức sẽ khác nhau, do vậy mà khi giải thích về các vấn đề của SKSS cho VTN cũng phải phù hợp với lứa tuổi. Ở mỗi môi trường khác nhau thì sự nhận thức cũng như trình độ của các em cũng khác nhau, những điều mà VTN thành niên ở thành phố hiểu nhưng điều đó không có nghĩa là các em ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã hiểu. Do đó tùy thuộc vào đặc điểm của VTN ở từng vùng miền mà ta truyền tải kiến thức cũng như những kĩ năng cho phù hợp điều đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta “né tránh” trước những câu hỏi của các em vì cho rằng các em còn trẻ con, mà phải giải thích cho các em hiểu với những lời nói dễ hiểu, gần gũi. Chúng ta cũng cần tìm những dịp phù hợp, thuận tiện để nói chuyện chứ không phải chờ các em hỏi mới nói vì đây là một vấn đề tế nhị, khó nói.

Nguyên tắc 5: Đảm bảo việc phát huy vai trò và tính tự giáo dục của VTN dười sự hướng dẫn của tổ chức thanh niên và sự chỉ đạo của người lớn.

1.2.4.4. Các phương pháp GDSKSS VTN

Trong cuộc sống, con người – đặc biệt là VTN luôn phải đối mặt với những vấn đề có liên quan đến SKSS. Do vậy, các em cần phải có kỹ

năng sống nhằm đảm bảo tác động tích cực lên cuộc sống của các em. Khi những kỹ năng này của VTN được phát triển thì các em sẽ có đủ tự tin cũng như sẽ có được những hành vi đúng đắn. Muốn đạy được điều đó trong công tác GDSKSS phải đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần nâng cao vai trò tích cực chủ động của học sinh và phải đảm bảo thông qua các hoạt động các em có thể tự khám và chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng mới. Ta có thể kể đến một số phương pháp sau:

* Phương pháp động não

Mô tả phương pháp

Động não là phương pháp giúp giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Đây là một phương pháp có ích để “ lôi ra” một danh sách các thông tin.

Cách tiến hành

Có thể tiến hành theo các bước sau:

- GV nêu câu hỏi hoặc vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.

- Khích lệ HS phát biểu, đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.

- Liệt kê tất cả các ý kiến lên bảng hoặc giấy Ao không loại trừ một ý kiến nào trừ trường hợp trùng lặp.

- Phân loại các ý kiến.

- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng.

- Tổng hợp ý kiến của HS, hỏi xem có thắc mắc hay bổ sung gì không VD: Để tìm hiểu quan niệm tình yêu. GV có thể sử dụng phương pháp

động não, nêu câu hỏi: Tình yêu là gì?

Yêu cầu HS nêu quan niệm của mình hoặc những quan niệm của các em biết về tình yêu. Các ý kiến của HS được liệt kê và tìm ra điểm chung.

- Cuối cùng GV kết luận và đưa ra quan niệm chính xác về tình yêu trong SGK Giáo dục công dân lớp 9.

Lưu ý

- Có thể sử dụng để lí giải bất kì một vấn đề nào, song đặc biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trong thực tế cuộc sống của HS

- Có thể dùng cho cả câu hỏi có phần kết đóng và kết mở.

- Tất cả các ý kiến của HS cần được GV chấp nhận, khuyến khích không nên phê phán, nhận định đúng, sai ngay

- Cuối giờ GV nên nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của tất cả HS.

* Phương pháp thảo luận nhóm

Mô tả phương pháp

Là phương pháp đặt học sinh vào môi trường học tập (nghiên cứu, thảo luận…) theo các nhóm học sinh.

Thảo luận nhóm được sử dụng rông rãi nhằm giúp HS tham gia một cách tích cực, chả động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.

Cách tiến hành

- GV nêu chủ đề thảo luận, chia nhóm, giao câu hỏi, yêu cầu thảo luận cho mỗi nhóm, quy định thời gian thảo luận và phân công vị trí ngồi thảo luận cho mỗi nhóm.

- Các nhóm tiến hành thảo luận.

- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung ý kiến.

- GV tổng kết các ý kiến

VD: Trong bài 12 : “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân”SGK Giáo dục công dân lớp 9 ( NXB Giáo dục – 2008) GV có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm về các vấn đề sau:

- Thế nào là tình yêu?

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 25/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí