khách hàng. Do đó chi phí, giá thành sản phẩm dịch vụ tại công ty cũng là vấn đề gây khá nhiều phiền phức đối với ban quản lý công ty vì vừa phải đảm bảo chất lượng dịch vụ vừa phải phù hợp về giá thành sản xuất để làm sao được lòng khách đến và hài lòng khách đi.
Từ những lý do trên đây, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty Cổ phần Du lịch DMZ” trong tháng 9 năm 2014.
Qua đề tại này bản thân cũng hy vọng đóng góp một phần nhỏ những kiến thức đã học tại nhà trường, những vấn đề tôi đã tìm hiểu đựơc qua thời gian thực tập tại công ty góp phần vào việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống, là nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này và tìm hiểu về công ty Cổ phần Du lịch DMZ.
2. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu tình hình và thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty Cổ phần Du lịch DMZ.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm ba mục tiêu sau:
- Một là, làm rõ cơ sở lý luận về chi phí, giá thành dịch vụ trong doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty Cổ phần Du lịch DMZ - 1
- Đối Tượng Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Dịch Vụ
- Tổ Chức Chứng Từ Và Sổ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Dịch Vụ
- Sơ Đồ Hạch Toán Theo Hình Thức “Nhật Ký Chung”
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
- Hai là, tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh, cách thức tập hợp chi phí, phương pháp tính giá thành dịch vụ ăn uống tại công ty Cổ phần Du lịch DMZ.
- Ba là, so sánh với lý luận, rút ra nhận xét đánh giá thực tiễn và đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty Cổ phần Du lịch DMZ.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Du lịch DMZ.
- Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 20/01/2015 đến 15/05/2015, tập trung nghiên cứu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống trong tháng 9 /2014.
- Về nôi dung: Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu cách thức tập hợp chi phí NVLTT, NCTT, SXC và tính giá thành của loại hình dịch vụ ăn uống, không đề cập đến tình hình kế toán chi phí và tính giá thành hoạt động kinh doanh hướng dẫn du lịch, hoạt động kinh doanh vận chuyển, hoạt động kinh doanh buồng ngủ tại Công ty Cổ phần Du lịch DMZ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đã đề ra và đạt hiệu quả cao nhất, trong bài đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau:
- Phương pháp thu thập số liệu: là phương pháp dùng để trang bị những lý luận cơ bản, sử dụng đánh giá công tác kế toán của doanh nghiệp thông qua các phương tiện như sách, báo, Internet, và số liệu từ phòng kế toán. Phương pháp này dùng để hệ thống lại các cơ sở lý luận thu thập thông tin và phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn kế toán trưởng và kế toán viên, Trưởng phòng Hành chính Nhân sự, Kiểm soát viên của công ty để nắm bắt và hiểu rõ hơn về đề tài nghiên cứu và tình hình tài chính của công ty.
- Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép lại những việc mà kế toán viên thực hiện để nhận định nhiệm vụ, chức năng của từng người.
- Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp so sánh: So sánh đối chiếu các chỉ tiêu qua từng năm để phân tích biến động của từng chỉ tiêu. Phương pháp này là để phân tích tình hình biến động lao động, tài sản, nguồn vốn và tình hình kinh doanh của công ty.
Phương pháp phân tích số liệu: Là phương pháp dựa trên số liệu đã thu thập được và so sánh, tiến hành đánh giá các vấn đề liên quan đến tình hình kinh doanh của công ty.
Phương pháp tổng hợp số liệu: là phương pháp dựa trên các số liệu thu thập được tiến hành rút ra những kết luận và đánh giá cần thiết.
Phương pháp kế toán: Là phương pháp sử dụng chứng từ, tài khoản, sổ sách để hệ thống hóa và kiểm soát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục sơ đồ và danh mục tài liệu tham khảo, thì đề tài gồm có ba phần chính:
Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ ăn uống trong ngành dịch vụ du lịch.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ ăn uống tại Công ty Cổ phần Du lịch DMZ.
Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ ăn uống tại công ty Cổ phần Du lịch DMZ.
Phần 3: Kết luận
7. Tóm tắt các nghiên cứu trước
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là một trong những đề tài được thực hiện nhiều cho khóa luận tốt nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau. Trong quá trình tìm hiểu những nghiên cứu trước trong phạm vi thư viện trường Đại học Kinh tế Huế thì tôi đã biết thêm được các đề tài về kế toán có liên quan như:
- Về lĩnh vực xây lắp: Khóa luận “Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế” của Lê Thị Như Luân, Khóa luận “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Xây dựng số 1 – Công trình xây dựng 72 Quảng Ngãi” của Trần Thị Hậu…
- Về lĩnh vực thương mại: Khóa luận “Hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Lâm sản và Thương mại Quảng Bình” của Hoàng Thị Ái…
- Về lĩnh vực Dịch vụ: Khóa luận “Thực trạng và một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vận chuyển bốc xếp tại Cảng Đà Nẵng” của Hoàng Nguyễn Tú Anh, “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tai công ty TM và DV Đăng Tuấn” của Trần Thị Thanh Huyền…
Đa phần các Khóa luận này cũng đều trình bày theo ba nội dung cơ bản:
Hệ thống kiến thức, lý luận chung về chi phí và tính giá thành sản phẩm theo từng lĩnh vực.
Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ tại đơn vị thực tập.
Giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại đơn vị thực tập.
Cụ thể khóa luận “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại công ty TM và DV Đăng Tuấn” mới chỉ đi sâu phân tích lý luận chung về dịch vụ chứ chưa thực sự nêu rõ được cách hạch toán chi phí, cách tính giá thành được thực hiện tại cơ sở thực tập về dịch vụ. Hơn nữa đa số các khóa luận này mới chỉ đề cập đến các giải pháp chung chung chứ chưa đưa ra giải pháp cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí giá thành của cơ sở thực tập, đặc biệt là công tác tiết kiệm chi phí mà vẫn nâng cao được chất lượng dịch vụ.
Trong quá trình tìm hiểu thì tôi nhận thấy rằng đề tài kế toán chi phí và giá thành dịch vụ là chưa có nhiều và vẫn còn mang tính chung chung, chưa thực sự cụ thể về từng hoạt động dịch vụ do đây là một đề tài được đánh giá là tổng hợp và khá là phức tạp theo như đúng bản chất của ngành kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt là trong lĩnh vực chi phí, giá thành dịch vụ ăn uống thì chưa thấy một khóa luận nào tại thư viện của trường đề cập đến. Có thể các khóa luận là các lĩnh vực kinh doanh đa dạng, phong phú và thể hiện tầm hiểu biết, kiến thức của người viết nên vẫn còn hạn hẹp hoặc mang một số khuyết điểm nhất định. Với mong muốn khắc phục một số thiếu sót của các đề tài nêu trên và trình bày những điểm mới trong lĩnh vực mình quan tâm, tại một đơn vị thực tập mới, tôi quyết định thực hiện khóa luận của mình với đề tài “ Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ ăn uống tại Công ty Cổ phần Du lịch DMZ” trong tháng 9 năm 2014. Hy vọng rằng với kiến thức tôi được học tại trường và qua tìm hiểu thực tế tại đơn vị và kết hợp tìm hiểu qua sách, báo, Internet…sẽ giúp tôi hoàn thành một cách tốt nhất đề tài mà tôi đang quan tâm.
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ
THÀNH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TRONG NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH
1.1. Khái niệm dịch vụ, dịch vụ ăn uống
- Theo Luật giá 2013, dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau.
- Theo Luật Thương mại 2005, cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
- Từ khái niệm dịch vụ, có thể hiểu dịch vụ ăn uống là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa bộ phận cung ứng dịch vụ ăn uống và khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu về dịch vụ ăn uống của khách hàng.
1.2. Đặc điểm kinh doanh dịch vụ, dịch vụ ăn uống
Kinh doanh dịch vụ là hoạt động cung ứng lao vụ dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống cho dân cư toàn xã hội. Hoạt động dịch vụ rất đa dạng, phong phú, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như dịch vụ có tính chất sản xuất và dịch vụ không có tính chất sản xuất. (Nguyễn Phú Giang (2008), Kế toán dịch vụ, Học viện tài chính, Hà Nội.
Kinh doanh dịch vụ là ngành cung cấp sản phẩm vô hình, có chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn, chi phí vật liệu thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu của giá thành sản phẩm. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào yếu tố khách quan và chủ quan như điều kiện thời tiết, khí hậu, con người. Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ thường diễn ra một cách đồng thời tại cùng một thời gian và địa điểm. Sản phẩm dịch vụ vì thế sau khi hoàn thành không cất trữ trong kho mà được tiêu dùng tại chỗ. Do vậy, những dịch vụ đã hoàn thành mà chưa tiêu thụ, chưa xác định doanh thu thì toàn bộ chi phí bỏ ra vẫn được coi là sản phẩm dở dang.
Dịch vụ ăn uống là một dịch vụ cơ bản, do đó nó mang đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ. Đó là:
* Tính vô hình tương đối của dịch vụ ăn uống: Tính vô hình của dịch vụ ăn uống là rất trừu tượng, nó là sự trải nghiệm của khách hàng vì họ chỉ có thể cảm nhận được chất lượng khi tiêu dùng dịch vụ, thể hiện qua thao tác phục vụ khách hàng, sự tiện nghi của trang thiết bị, thái độ ân cần niềm nở của nhân viên.
* Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ ăn uống: Cũng giống như các dịch vụ cơ bản khác, trong dịch vụ ăn uống, khi có khách hàng thì mới có sự sản xuất dịch vụ. Khách hàng đóng vai trò là người tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra dịch vụ ăn uống, họ vừa đóng vai trò là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất dịch vụ, vừa là người tiêu dùng dịch vụ.
* Tính không đồng nhất của dịch vụ: Do dịch vụ mang tính cá nhân hóa nên rất khó đưa ra các tiêu chuẩn dịch vụ. Đặc biệt là trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, khách hàng thường có những đặc điểm khác nhau về khẩu vị, sở thích, tâm lý nên sẽ cho những cảm nhận khác nhau đối với cùng một mức chất lượng dịch vụ.
* Tính dễ hư hỏng và không cất giữ được của dịch vụ ăn uống: Do tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ ăn uống nên sản phẩm dịch vụ ăn uống không cất trữ được và rất dễ bị hư hỏng.
Ngoài ra, dịch vụ ăn uống còn mang một số đặc điểm riêng:
* Cung về dịch vụ ăn uống thì cố định nhưng cầu thì có xu hướng không ổn định: Nguyên nhân do tính thời vụ của dịch vụ du lịch làm ảnh hưởng đến lượng cầu dịch vụ ăn uống. Do đó cũng ảnh hưởng đến giá cả của dịch vụ.
* Việc phục vụ ăn uống đòi hỏi tính thẩm mỹ cao: Việc nấu ăn, pha chế đồ uống, trang trí món ăn, bài trí phòng ăn phải phù hợp với tính thẩm mỹ của từng loại món ăn, tính chất của bữa ăn, phù hợp với thị hiếu và tập quán ăn uống khác nhau của từng thực khách.
* Mức độ sử dụng lao động trong kinh doanh ăn uống là rất cao : Trong kinh doanh ăn uống, khách hàng phải được phục vụ trực tiếp, không thể cơ khí hóa các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ nên phải đòi hỏi một lượng nhân viên lớn trong một ca làm việc.
* Tính đa dạng, phong phú của dịch vụ ăn uống : Sự đa dạng và phong phú của sản phẩm là do đặc điểm của khách hàng là khác nhau về lứa tuổi, sở thích, tôn giáo, giới tính…
1.3. Các loại hình kinh doanh dịch vụ
Căn cứ vào tính chất của các hoạt động dịch vụ, người ta thường chia thành hai loại dịch vụ chính:
Dịch vụ có tính chất sản xuất
Kinh doanh dịch vụ vận tải
Kinh doanh dịch vụ bưu điện
Dịch vụ không có tính chất sản xuất
Kinh doanh dịch vụ du lịch
Kinh doanh dịch vụ khách sạn
1.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ
1.4.1. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dịch vụ
1.4.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách bình thường, các doanh nghiệp dịch vụ cần phải tiêu hao một lượng lao động sống, lao động vật hóa nhất định.
Các hao phí lao động vật hóa bao gồm: Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí về vật liệu, điện năng, trang thiết bị, công cụ dụng cụ…
Các hao phí về lao động sống như tiền lương, tiền công.
Ngoài ra còn có các khoản chi phí khác mà thực chất là phần giá trị mới sáng tạo ra như các khoản trích theo lương: các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, thuế GTGT không được khấu trừ, lãi vay ngân hàng…
Như vậy, chi phí kinh doanh dịch vụ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp dịch vụ phải chi ra để tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ trong một thời kỳ nhất định, được thể hiện qua hai mặt định tính và định lượng. Mặt định tính thể hiện các yếu tố vật chất phát sinh và tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm dịch vụ. Còn mặt định lượng thể hiện mức tiêu hao cụ thể của từng yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh được biểu hiện qua thước đo tiền tệ.
Trong dịch vụ hiện nay người ta thực hiện hai cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu đó là:
- Phân loại chi phí theo yếu tố.
Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí để phân loại chi phí. Những chi phí có cùng nội dung kinh tế thì được xếp vào cùng một yếu tố chi phí, bất kể chi phí đó phát sinh ở đâu và do nơi nào gánh chịu, đồng thời chỉ những chi phí phát sinh lần đầu, không tính những chi phí luân chuyển nội bộ.
Theo chế độ hiện hành bao gồm 5 yếu tố: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
Cách phân loại chi phí này có tác dụng: phục vụ lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, biết được tỷ trọng từng loại chi phí, làm căn cứ để lập kế hoạch về cung ứng vật tư, bố trí lao động.
- Phân loại chi phí theo khoản mục.
Theo cách phân loại người ta căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí để phân loại. Những chi phí có cùng công dụng kinh tế thì được xếp vào cùng một khoản chi phí, bất kể chi phí đó là chi phí sản xuất hay không. Có các khoản mục chi phí sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
1.4.1.2. Giá thành sản phẩm dịch vụ và phân loại giá thành sản phẩm dịch vụ
Giá thành là biểu hiện bằng tiền mặt của toàn bộ các khoản hao phí về lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác sản phẩm, lao vụ hoàn thành.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hóa giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá thành của hàng hóa, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Trong lý luận cũng như trên thực tế, giá thành sản phẩm được phân loại theo nhiều tiêu thức.
- Phân loại theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành Theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩm gồm:
Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế các kỳ trước và định mức, và các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
Giá thành định mức: cũng được xác định trước khi bước vào kinh doanh song nó lại được xác định trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi cả kỳ kế hoạch.