Tổ Chức Chứng Từ Và Sổ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Dịch Vụ


và phân tích chi phí. Nếu coi việc tính giá thành là công tác chủ yếu thì tập hợp chi phí sản xuất có tính quyết định đến mức độ chính xác của việc tính giá thành. Chi phí sản xuất được tính vào giá thành trên cơ sở tổng hợp phân bổ theo những phương pháp phân bổ khoa học.

1.7. Tổ chức chứng từ và sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ

1.7.1. Tổ chức chứng từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ

Khi hạch toán chi phí, cần tổ chức các chứng từ sau: Chứng từ kế toán chi phí NVLTT

- Phiếu xuất kho

- Hóa đơn GTGT (trường hợp mua NVL sử dụng trực tiếp không qua kho) Chứng từ kế toán chi phí NCTT

- Bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH Chứng từ kế toán chi phí SXC

- Chứng từ phản ánh chi phí vật tư: Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, Bảng kê hóa đơn chứng từ mua vật tư không nhập kho mà đưa vào sử dụng ngay.

- Chứng từ phản ánh khấu hao TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao.

- Chứng từ phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài: Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng, các chứng từ chi tiền mặt như: Phiếu chi, Hóa đơn tiền điện, nước dùng cho sản xuất.

- Chứng từ phản ánh các khoản thuế, phí, lệ phí doanh nghiệp phải nộp, đã nộp.

- Chứng từ phản ánh các khoản chi phí bảo hiểm khác.


1.7.2. Tổ chức sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ.

- Sổ chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ chi tiết cho các TK 621, TK 622, TK 627, TK 154.

- Bảng kê NVL sử dụng cho sản xuất, Bảng kê các khoản mua ngoài bằng tiền mặt…

- Sổ Nhật ký chung, nhật ký chi tiền

- Sổ cái các TK 621, TK 622, TK 627, TK 154.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DMZ


2.1. Tổng quan về công ty

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Du lịch DMZ có tên tiếng anh là DMZ Tourist Joint Stock Company.

Ngành nghề kinh doanh: khách sạn, nhà hàng, quán Bar. Giám đốc đương nhiệm: Lê Xuân Phương.

Địa chỉ: số 21 Đội Cung, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện thoại: 84.54.393.2293 – Fax: (84-54) 3817.357.

Email: info@dmz.com.vn Website: www.dmz.com.vn

Được thành lập theo Giấy phép kinh doanh số 3300560304-001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Huế cấp ngày 9/9/1994.

Vốn pháp định là 12 tỷ VNĐ.

Quá trình hoạt động của công ty như sau:

Công ty Cổ phần DMZ nằm ở trung tâm khu vực du lịch của thành phố Huế, bao gồm ba cơ sở: DMZ Bar ở số 60, đường Lê Lợi; Nhà hàng Little Italy nằm ở số 10, Nguyễn Thái Học, và DMZ Hotel nằm tại 21 Đội Cung.

Năm 1994 quán Bar ra đời với cái tên DMZ viết tắt của từ Demilitarized Zone

nghĩa là " Khu phi quân sự ".

Năm 2002, Nhà hàng Little Italy – Nhà hàng ẩm thực Ý đầu tiên trên thành phố Huế được thành lập và Công ty Cổ phần Du lịch DMZ cũng xưng danh trong hàng ngũ các doanh nghiệp tại Huế từ đây.

Sau gần mười năm hoạt động, DMZ TIC (Trung tâm Thông tin Du lịch DMZ) nằm ở tầng đầu tiên của DMZ Bar được thiết kế và xây dựng với mục tiêu chính để hỗ trợ khách địa phương và quốc tế và quảng bá điểm đến chất lượng và dịch vụ trên toàn Việt Nam.


Vào tháng Tư năm 2010, Công ty xây dựng thêm DMZ Hotel tại 21 Đội Cung, trung tâm của thành phố Huế. Công ty cũng huy động cổ phiếu và vốn của xã viên để liên tục thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch của Việt Nam.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng

- Cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: ăn uống, vui chơi, giải trí, tham quan, hội họp…

- Nâng cao được sức cạnh tranh về chất lượng dịch vụ về tất cả các hoạt động như lưu trú, dịch vụ bổ sung, và hoạt động ăn uống với các nhà hàng, khách sạn khác.

- Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch Việt nam để tổ chức hoạt động Du lịch cho khách tham quan trong và ngoài nước.

- Quan hệ với Hội đồng Du lịch trong nước và trên thế giới để trao đổi kinh nghiệm và phối hợp đào tạo cán bộ.

Nhiệm vụ

- Thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác du lịch, vận dụng vào những hoạt động du lịch tại Công ty.

- Tổ chức và bảo đảm hoạt động kinh doanh, hoạt động lưu trú, phục vụ nhu cầu du lịch của du khách.

- Tổ chức kinh doanh theo nguyên tắc hạch toán kinh tế kinh doanh XHCN, lấy thu bù chi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về Thuế và pháp luật Nhà nước liên quan.

2.1.3. Bộ máy quản lý

Công ty Cổ phần Du lịch DMZ là đơn vị hạch toán độc lập, hệ thống bộ máy quản lý của công ty được tổ chức thành phòng ban, mỗi phòng ban thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhất định như sau:

- Ban giám đốc: chịu trách nhiệm chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động của công ty và quyết định mọi hoạt động của công ty theo đúng luật định.

- Bộ phận quản lý: có chức năng lập kế hoạch kinh doanh cho giám đốc công ty và giao nhiệm vụ cho các bộ phận thực hiện theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch đề ra.

- Ban Kiểm soát: chịu trách nhiệm theo dõi, tổ chức, kiểm tra các hoạt động, nghiệp vụ và các quy định mà Công ty ban hành, giúp cho Công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả.


- Phòng kế toán: chịu trách nhiệm quản lý tiền vốn, tài sản của công ty, tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chế độ ban hành, giúp cho giám đốc thực hiện công tác giám đốc tài chính nhằm đảm bảo cho công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.

- Bộ phận bếp: chịu trách nhiệm chế biến ra các món ăn ngon chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu, các cuộc liên hoan, tiệc cưới, hội nghị... theo yêu cầu của khách hàng.

- Bộ phận bàn: có trách nhiệm phục vụ nhiệt tình chu đáo bữa ăn, các bữa tiệc cưới, hội nghị của khách trong suốt thời gian ăn tại công ty.

- Bộ phận bar: chịu trách nhiệm cung cấp, pha chế các đồ uống, đồ tráng miệng theo yêu cầu của khách hàng từ khi khách đến dùng bữa tới khi khách ra về.

- Phòng Marketing và sale: Có nhiệm vụ phân tích khách hàng và kênh tiêu thụ; tìm hiểu thị trường và các đơn vị cạnh tranh trong khu vực; lập kế hoạch quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi; đồng thời tham mưu cho Ban giám đốc về việc lập kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện…

- Phòng IT: Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, lắp đặt, bảo trì các loại máy móc quan trọng của công ty. Thiết kế, cài đặt các phần mềm cần thiết và dùng riêng cho nội bộ công ty. Bộ phận này giữ vị trí khá quan trọng trong bộ máy tổ chức công ty.

- Phòng Hành chính – Nhân sự: Có trách nhiệm phụ trách về mặt nhân sự, tổ chức quản lý toàn bộ công nhân viên của công ty. Phụ trách việc tính lương, quản lý thang bậc lương của từng người trong từng phòng ban, cơ sở trực thuộc, tham mưu cho Ban giám đốc về mặt tổ chức lao động tiền lương.

- Bộ phận bảo vệ: chịu trách nhiệm về sự an toàn cho khách hàng và tài sản của công ty.

- Bộ phận lễ tân: chịu trách nhiệm quan hệ trực tiếp với khách hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và là cầu nối giữa khách với các bộ phận trực tiếp khác như quản lý, kế toán, bộ phận bàn, bếp...

- Bộ phận bảo trì: Chuyên sửa chữa, bảo trì, lắp đặt các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong công ty.

- Bộ phận buồng: Có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh, không gian, bố trí, sắp xếp các đồ đạc trong phòng ngủ của khách lưu trú tại khách sạn sao cho có tính thẩm mỹ và khoa học.























Giám đốc




























Tổng điều hành




Ban kiểm soát
































Quản lý Bar




Quản lý khách sạn

Quản

lý nhà hàng

























Phòng Marketing và sale


Phòng k toán

ế


Phòng IT

Phòng HCNS
























Bộ

phận lễ tân




Bộ phận Buồng


Bộ phận bảo vệ



Bộ phận bảo trì


Bộ phận bếp


Bộ phận bar


Bộ phận bàn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty Cổ phần Du lịch DMZ - 4


Quan hchc năng:

Quan hqun lý:


Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty


(nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)


2.1.4. Đặc điểm về lao động

Năm 2013, tình hình lao động gần như là không biến động so với năm 2012 về các chỉ tiêu. Do đó, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biến động về tình hình lao động của Công ty Cổ phần Du lịch DMZ năm 2013 và năm 2014.

Bảng 2.1. Tình hình lao động tại công ty



Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

so sánh

Số lượng

%

Số lượng

%

+/-

%

Tổng số lao động

120

100.00

145

100.00

25

4.68

I. Trình độ ngoại ngữ


Tiếng Anh

95

79.17

125

86.21

30

31.58

Ngoại ngữ Khác

25

20.83

20

13.79

(5)

(25)

II. Phân theo tính chất công việc


Lao động trực tiếp

41

34.17

65

44.83

24

58.54

Lao động gián tiếp

79

65.83

80

55.17

1

1.26

III. Phân theo trình độ


Trên Đại học

6

5

7

4.83

1

16.67

Đại học

42

35

46

31.72

4

9.52

Cao đẳng, trung cấp

40

33.33

55

37.93

15

37.5

Sơ cấp

32

26.67

37

25.52

5

15.63

Năm 2014 tổng số lao động của công ty là 145 người, công ty đã tăng cường thêm đội ngũ nhân lực, tăng 25 người, ứng với 4.68% so với năm 2013. Trong đó lao động trực tiếp tăng 24 người tương đương tăng 58.54%, lao động gián tiếp tăng 1 người tương đương 1.26%.


Do đặc thù nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với khách nước ngoài nên công ty đã tăng cường trình độ ngoại ngữ của lao động, năm 2014 số lao động biết tiếng Anh tăng từ 95 lên 125 người, tăng thêm 30 người ứng với 31.58% so với năm trước. Số lao động biết ngoại ngữ khác giảm 5 người từ 25 xuống còn 20 người, giảm 25%. Số lao động biết tiếng Anh càng ngày càng tăng chứng tỏ công ty đang giảm thiểu số lao động không biết ngoại ngữ xuống và chỉ nhận thêm lao động có khả năng sử dụng ngoại ngữ vào phục vụ trong công ty.

Ngoài ra, công ty còn bổ sung thêm lao động có trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng. Năm 2014, số lao động có trình độ trên đại học là 7 người, tăng 1 người, trình độ đại học tăng 4 người lên 46 người, trình độ cao đẳng, trung cấp tăng 15 người lên 55 người. Đặc biệt những lao động có trình độ đại học và trên đại học được đưa vào phân bổ chủ yếu trong các bộ phận sử dụng trí óc nhiều hơn như phòng kế toán, phòng Marketing, phòng IT và các chức vụ quản lý.

Có thể thấy, công ty đang ngày càng tăng chất lượng của đội ngũ nhân lực để đảm bảo cho công ty hoạt động bền vững, phát triển hơn.

2.1.5. Tình hình vốn và nguồn vốn

Nguồn vốn của Công ty còn hạn hẹp, chủ yếu là vốn góp cá nhân và sự đóng góp cổ phần nhỏ lẻ của người thân và bạn bè. Đến thời điểm hiện tại, nguồn vốn của Công ty xấp xỉ là 11 tỷ VNĐ, giảm gần 1 tỷ VNĐ so với nguồn vốn khi mới thành lập. Nguồn vốn giảm có thể do công ty giảm thiểu chi phí đi vay, nợ hoặc là giảm vốn chủ sở hữu do tình hình kinh tế càng ngày càng khó khăn.

Bảng 2.2. Tình hình Tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty

Đvt: VNĐ


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng tài sản

10,358,569,871

10,510,649,635

10,846,963,798

Tài sản ngắn hạn

1,518,068,911

1,845,560,154

2,449,776,491

Tài sản dài hạn

8,840,500,960

8,643,106,512

8,397,187,307

Tổng nguồn vốn

10,358,569,871

10,510,649,635

10,846,963,798

Tổng Nợ phải trả

3,521,876,765

4,783,096,590

5,855,967,072

Tổng Vốn chủ sở hữu

6,836,693,106

5,727,553,045

4,990,996,726

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty CPDL DMZ).


Nhìn chung qua ba năm tổng tài sản của công ty không thay đổi nhiều: năm 2012 hơn 10.3 tỷ, năm 2013 hơn 10.4 tỷ, năm 2014 là hơn 10.8 tỷ, tăng nhiều nhất cũng gần 400 triệu đồng, tương ứng tăng 3.2% so với năm 2013. Tài sản của công ty ổn định về cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Tài sản ngắn hạn năm 2014 là gần 2.5 tỷ đồng, tăng 604 triệu đồng, tương ứng tăng 32.74% so với năm 2013 và tăng 61.37% so với năm 2012. Tài sản dài hạn, năm 2013 là hơn 8.6 tỷ đồng tăng 152 triệu so với năm 2012 tăng 1.47%, đến năm 2014 giảm đi 246 triệu đồng, tương đương giảm 2.85% so với năm 2013. Tài sản dài hạn của công ty giảm là tăng tính thanh khoản của công ty, và cũng có thể do công ty không muốn đầu tư thêm vào việc xây dựng kho bãi, cơ sở mới…Trong thị trường du lịch tại Huế có sự cạnh tranh lớn giữa các khách sạn thì việc mở rộng quy mô sẽ không giúp tăng lợi nhuận, thay vào đó sẽ tốn kém thêm các chi phí quản lý, hơn nữa hiện nay công ty vẫn chưa hoạt động hết công suất của mình.

Tương tự như tổng tài sản, nguồn vốn của công ty không thay đổi nhiều qua hai năm. Khoản nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, trung bình qua mỗi năm đều tăng thêm 1 tỷ, từ 3.5 tỷ năm 2012 lên 5.8 tỷ năm 2014, tương đương tăng 66.27%, và chủ yếu là vay ngắn hạn. Nợ phải trả tăng lên làm cho công ty tăng chiếm dụng vốn của người khác.

Vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm, năm 2014 vốn chủ sở hữu là gần 5 tỷ, giảm hơn 700 triệu đồng so với năm 2013, tương đương giảm 12.86% so với năm 2013, và giảm hơn 1.8 tỷ so với năm 2012, tương đương giảm 27%. Vốn chủ sở hữu giảm chưa thể kết luận là công ty làm ăn không có lãi, có thể là do công ty đang tận dụng khoản tiền đi vay hơn so với việc bỏ chính vốn của mình ra để đầu tư.

2.1.6. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh

Thanh toán

Khách đến (ăn tiệc)

Bộ phận lễ tân

Bộ phận bàn

Bộ phận bếp

Quy trình thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống của công ty theo các giai đoạn sau:



Sơ đồ 2.2. Quy trình hoạt động kinh doanh của công ty

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/01/2024