Kiến Thức, Thực Hành Của Bà Mẹ Về Chăm Sóc Sau Sinh


1.2. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh

1.2.1. Kiến thức và thực hành CSSS của bà mẹ trên thế giới


1.2.1.1. Kiến thức, thực hành sau sinh nói chung:

Kiến thức về chăm sóc sau sinh có ý nghĩa rất cơ bản đối với bà mẹ vì có thể giúp phát hiện sớm và xử trí kịp thời các bất thường của bà mẹ và trẻ sơ sinh giai đoạn này, góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong mẹ-con. Bổ sung và nâng cao kiến thức còn giúp các bà mẹ có thực hành chăm sóc bản thân và con một cách khoa học [60].

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, kiến thức và thực hành về chăm sóc sau sinh của bà mẹ chưa được chính bản thân bà mẹ và các thành viên khác trong gia đình quan tâm nhiều như kiến thức về mang thai và sinh nở. Một nghiên cứu của tác giả Kimberly Smith (2004) trên 428 bà mẹ ở Mali cho thấy có 80% bà mẹ khẳng định cần có kiến thức và thực hành chăm sóc trước sinh, trong khi tỷ lệ trả lời đối với chăm sóc sau sinh chỉ có 60%. Nghiên cứu này cũng cho thấy có 21,1% các bà mẹ không biết cần phải đi khám lại sau sinh, 18% các bà mẹ cho rằng chỉ đi khám sau sinh khi xuất hiện bất thường, chỉ có 2,1% các bà mẹ cho rằng cần thiết phải có cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe trong vòng hai tuần đầu sau sinh [79]. Về kiến thức, nghiên cứu của Reza Sharafi (2013) trên 316 bà mẹ tại Iran cho thấy, 78,5% bà mẹ có kiến thức về chăm sóc sơ sinh của các bà mẹ ở mức trung bình. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng là 13,3%. Có 8,2% bà mẹ không có kiến thức về chăm sóc con sau sinh [95].

1.2.1.2.Các kiến thức, thực hành sau sinh chuyên biệt:


Về chăm sóc bà mẹ: Các nghiên cứu về chăm sóc bà mẹ giai đoạn sau sinh có số lượng rất ít. Một số các nghiên cứu được tìm thấy về chủ đề này là nghiên cứu định tính, phân tích tác động của các yếu tố tập quán lên thực hành chăm sóc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.


bà mẹ sau sinh. Nghiên cứu tại Bangladesh cho thấy chỉ có 32% trong số các bà mẹ sau sinh tham gia nghiên cứu được khám lại, 86,4% các bà mẹ được uống Vitamin A [62].

Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà - 5

Về chăm sóc sơ sinh: nhiều nghiên cứu cho thấy bà mẹ ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển còn chưa có kiến thức đầy đủ, hoặc có kiến thức, thực hành sai về chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Ví dụ về chăm sóc rốn, mặc dù TCYTTG đã khuyến cáo phải giữ rốn trẻ sạch sẽ, khô ráo, không được bôi bất cứ một loại thuốc hoặc chất nào lên bề mặt nếu không có chỉ định của bác sỹ, vẫn có nhiều bà mẹ bôi dầu mù tạt, nghệ, phân bò, mỡ kháng sinh lên cuống rốn. Nghiên cứu của Padiyah cho thấy có 25% bà mẹ bôi dầu dừa lên cuống rốn, 2% các bà mẹ thậm chí bôi cả tro bếp lên cuống rốn của trẻ [88]. Nghiên cứu của các tác giả khác ở Ấn Độ và Kenya cho thấy chỉ có 50% các bà mẹ có thực hành đúng về chăm sóc rốn [88], [91]

Hầu hết các bà mẹ đều biết mục tiêu của tiêm chủng là phòng bệnh nhưng

rất ít các bà mẹ biết các bệnh nào có thể phòng tránh bằng tiêm vắcxin [88].


Kiến thức và thực hành của bà mẹ cũng có ảnh hưởng nhiều đến hành vi cho bú mẹ. Một nghiên cứu của tác giả Shrestha (Nepal) cho thấy có đến 25% các bà mẹ thiếu kiến thức và 20% các bà mẹ thực hành không đúng về cho con bú. Trong một nghiên cứu khác của Norhan Zeki Shaker trên 1000 bà mẹ vừa sinh con tại Irắc năm 2009, có tới 50% các bà mẹ dừng cho con bú trước 3 tháng tuổi với các lý do lần lượt là bà mẹ cảm thấy không đủ sữa cho con bú (35,1%), trẻ không bú (29,7%), bà mẹ có bệnh lý (9%) và bà mẹ không thích cho bú (8,1%) [91].

Trong thời kỳ sau sinh, một số phụ nữ không những không được chăm sóc

mà còn có nguy cơ bị bạo hành. Một nghiên cứu tại Thụy Điển cho thấy 24%


phụ nữ bị đe dọa bạo hành hay lạm dụng thể xác, tình dục, bạo hành gia đình cũng tăng cao từ 10-19% và mức độ trầm trọng hơn so với thời kỳ tiền sản . Bạo hành phụ nữ trong thời kỳ hậu sản gây nên tình trạng căng thẳng tinh thần hay trầm cảm cao gấp 6 lần so với những phụ nữ không bị bạo hành. Hậu quả của bạo hành thường rất nặng nề vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của bà mẹ và trẻ sơ sinh [60].

1.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành sau sinh của bà mẹ

Các nghiên cứu cũng cho thấy có nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh. Những yếu tố này bao gồm các yếu tố về đặc điểm của mẹ như độ tuổi, trình độ học vấn, số con, nghề nghiệp, nơi cư trú. Các đặc điểm khác như: nơi sinh con, số ngày nằm viện, và yếu tố tập quán cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành của bà mẹ giai đoạn sau sinh [74], [100]. Đa số các nghiên cứu đều chỉ ra rằng các bà mẹ có điều kiện sống tốt hơn, thu nhập cao và trình độ học vấn cao thì có kiến thức, thực hành chăm sóc sơ sinh tốt hơn [94]

Một nghiên cứu ở Ấn Độ 1935 đối tượng nghiên cứu cho thấy có 66% các bà mẹ thành thị sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại sau khi kết thúc thời kỳ hậu sản, trong khi tỷ lệ này ở nông thôn chỉ có 41% [80]. Ngoài ra, việc xuất viện quá sớm sau sinh của bà mẹ (2-3 giờ sau sinh) dẫn đến việc bà mẹ mất cơ hội được hướng dẫn về chăm sóc sau sinh bởi các cán bộ y tế. Nơi sinh cũng quyết định đến việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sau sinh. Các bà mẹ sinh con tại nhà được khám lại sau sinh chiếm tỷ lệ là: 7,5%, trong khi tỷ lệ khám lại sau sinh ở các bà mẹ sinh con ở các cơ sở y tế là 71% [102].

Yếu tố cộng đồng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành của bà mẹ. Trong các cộng đồng châu Á, người quyết định về ăn uống,


chăm sóc cho bà mẹ và trẻ sơ sinh thường là một thành viên khác trong gia đình, chứ không phải bản thân bà mẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy người quyết định là mẹ chồng chiếm: 30,9%, chỉ có 24,2% bà mẹ được tự quyết định trong việc chăm sóc cho bản thân và cho con [106]. Một nghiên cứu khác của tác giả Jyoti Kulkami tại Ấn Độ trên 100 bà mẹ cho thấy một trong những nguyên nhân không cho trẻ bú sớm đối với các bà mẹ có con so là ngượng phải cho bú trước mặt mọi người [74]. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy tập quán có tác động nhiều đến các hành vi kiêng khem trong ăn uống, sinh hoạt của các bà mẹ sau sinh [72], [82].


1.2.2. Kiến thức, thực hành về CSSS của bà mẹ tại Việt Nam

Có ít nghiên cứu về kiến thức, thực hành của bà mẹ trong thời kỳ sau sinh được tìm thấy ở Việt Nam. Kết quả của một số nghiên cứu về lĩnh vực này cho thấy kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ còn có nhiều bất cập. Nghiên cứu của Trịnh Hữu Vách năm 2009 tại 14 tỉnh miền bắc và Tây Nguyên cho thấy kiến thức của phụ nữ về các dấu hiệu nguy hiểm cho bà mẹ sau sinh rất yếu, chỉ có 42,1% phụ nữ sau sinh được chăm sóc tại nhà bởi cán bộ y tế, y tế thôn bản và bà đỡ dân gian. Chỉ có 14,9% biết thời điểm cần sử dụng BPTT sau đẻ [43]. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Lê Thị Vân và Vương Tiến Hòa về thực trạng công tác chăm sóc sau sinh tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2003 cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về CSSS đạt là 40%, trong khi kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm chỉ đạt 25,6%, kiến thức về các biện pháp KHHGĐ cũng chỉ đạt 29,2%. Chỉ có 50,7% và 59,5% các bà mẹ có kiến thức phải bổ sung viên Sắt và Vitamin A thời kỳ sau sinh [41],[42].

Tổng quan hệ thống của UNFPA (2007) cũng cho thấy kiến thức của bà mẹ về chăm sóc sau sinh rất thấp. Khoảng 3/4 các bà mẹ biết thời điểm cho bú mẹ. Tuy nhiên các bà mẹ không biết về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho con,


cũng như sử dụng BPTT đúng cách. Đặc biệt các bà mẹ ở miền núi, KAP về làm mẹ an toàn khá thấp (Kiến thức khá: 13,1%, thái độ đúng: 36,4%, và thực hành đúng: 10%) [105].

Không chỉ yếu, và thiếu kiến thức, thực hành về CSSS, ở Việt Nam còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố về giá trị, niềm tin truyền thống hay gọi là tập quán. Nghiên cứu của Lê Minh Thi, 2003 tại Ân Thi, Hưng Yên cho thấy thời gian ở cữ theo quan niệm truyền thống là 100 ngày (3 tháng 10 ngày). Bà mẹ trong thời gian ở cữ cũng phải tuân theo rất nhiều các kiêng kỵ trong chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Ví dụ, kiêng gội đầu và tắm bằng nước lạnh, kiêng xem tivi, đọc sách, kiêng ăn cá và những chất tanh, kiêng ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Tác giả chia ra 3 cấp độ của các tập quán chăm sóc sau sinh, bao gồm: (1) các yếu tố ích lợi: bao gồm các thực hành có lợi cho sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh như ăn nhiều thức ăn, tránh uống các đồ uống nóng như rượu., (các yếu tố trung tính: không có lợi hay có hại cho sức khỏe BMTE như không chải đầu, không soi gương, không gọi điện thoại, nhét bông vào tai, mặc áo dài tay (trong thời tiết nóng), đi tất, không cắt móng chân, móng tay và (3) nhóm yếu tố gây hại: bao gồm kiêng ăn một số loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng như cá, hoa quả, hải sản, thịt bò, kiêng uống nhiều nước, không sử dụng biện pháp tránh thai trong thời kỳ hậu sản [82].

Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy thời kỳ sau sinh, các bà mẹ không chỉ đối mặt với các vấn đề về vệ sinh, dinh dưỡng, theo dõi sức khỏe cho con mà còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe của chính bản thân bà mẹ, trong đó có cả vấn đề liên quan đến trầm cảm sau sinh. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Ngọc trên 1387 bà mẹ sau sinh tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có 27 (2%) bà mẹ bị trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, có đến 48,7% bà mẹ sau sinh cho biết học đã từng bị bạo hành sau sinh từ bạo hành tâm lý như sỉ nhục,


chê bai, mắng chửi, đến đấm đá, xô đẩy, gây thương tích hay ép buộc quan hệ tình dục. Tác giả cũng cảnh báo nguy cơ bị trầm cảm trong nhóm các bà mẹ bị bạo hành là 6,2 lần sau khi đã kiểm soát các yếu tố tác động [23].

Một nghiên cứu khác của Fisher và cộng sự tại thành phố Hồ Chí Minh trên 506 bà mẹ sau sinh cũng cho thấy có 33% bà mẹ có chỉ số sàng lọc trầm cảm theo thang đánh giá trầm cảm sau sinh Endinburg (EPDS).12 điểm và có 19% các bà mẹ sau sinh đã từng có ý định tự sát [71].


1.3. Các mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà

1.3.1. Mô hình chăm sóc tại nhà sau sinh trên thế giới

Trên thế giới, hiện nay đang tồn tại 3 mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà (hay còn gọi là chăm sóc sau sinh dựa vào cộng đồng). Trong mỗi mô hình chăm sóc đều chứa đựng hai phần không thể thiếu, đó là (1) thăm khám, phát hiện bất thường chuyển tuyến điều trị, (2) tư vấn nâng cao sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh [86].

- Mô hình thứ nhất: thăm khám sau sinh do cán bộ y tế thực hiện.

- Mô hình thứ hai: Thăm khám sau sinh do cán bộ cộng đồng thực hiện.

- Mô hình thứ ba: thăm khám sau sinh do cán bộ cộng đồng và cán bộ y tế thực hiện.

Ở mô hình thứ nhất, cán bộ y tế được đào tạo chính quy hoặc đang làm ở các cơ sở y tế công, đến thăm khám và trực tiếp tư vấn cho bà mẹ. Nhiều quốc gia đã áp dựng chương trình này như ở hầu hết các quốc gia châu Âu, Hy Lạp, Indonesia, Philippines, Zimbabwe, Nêpan, Ấn độ, Băngladet [86], [107].

Ví dụ ở Hà Lan, sản phụ được quyền lựa chọn sinh con tại nhà hoặc tại các nhà hộ sinh hoặc tại bệnh viện. Chương trình thăm khám tại nhà trong vòng 1 tuần sau sinh được trả bằng bảo hiểm y tế được áp dụng cho các bà mẹ. Những


người chăm sóc gọi là: kraamverzorgsters, người phải hoàn thành một chương trình đào tạo về chăm sóc sau sinh trong 3 năm. Kraamverzorgsters sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc sau sinh từ 1 tuần cho đến 10 ngày. Dịch vụ chăm sóc này bao gồm: kiểm tra sức khỏe, trợ giúp bà mẹ cho trẻ bú, nấu nướng và làm các công việc nhà. Bà mẹ có thể nghỉ ngơi và an tâm về sức khỏe của bản thân và con mình với dịch vụ chăm sóc sau sinh này [59].

Một nghiên cứu của tác giả Ransjo-Arvidson năm 1998 trên các sản phụ Zimbabwe đẻ thường tại bệnh viện cho thấy các thăm khám sau sinh tại nhà do hộ sinh thực hiện vào ngày 3,7,28,42 sau sinh có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh của trẻ sơ sinh và làm tăng khả năng phản ứng của bà mẹ nếu phát hiện thấy bất thường [93].

Ở mô hình thứ hai, các thăm khám thường không mang tính chuyên môn, chỉ chú trọng vào một chương trình cụ thể như tư vấn cụ thể. Ví dụ: chương trình tư vấn chăm sóc sơ sinh tại nhà để làm giảm tỷ lệ chết sơ sinh ở Ấn Độ trong hai thập kỷ vừa qua. Một nghiên cứu của Sazawal và Black 2003 tại Ấn Độ cho thấy các cán bộ cộng đồng cung cấp thuốc uống kháng sinh điều trị viêm phổi tại nhà có thể làm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh từ 13 đến 30% [97]. Chương trình thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ tại Ghana (2001-2002) cũng sử dụng cán bộ cộng đồng cung cấp thông tin về sữa mẹ cho bà mẹ mới sinh con, các ông chồng và mẹ chồng. Đây chính là chương trình giáo dục đồng đẳng về nuôi con bằng sữa mẹ [47].

Ở mô hình thứ ba, cán bộ cộng đồng thực hiện tư vấn chăm sóc sau sinh. Sau đó cán bộ y tế thực hiện các thăm khám chuyên môn. Ví dụ: chương trình dựa vào cộng đồng thực hiện KHHGĐ cho phụ nữ sau đẻ tại Chilê (1999) hay Guatemala (2002). Cán bộ cộng đồng tư vấn sau đó giới thiệu các bà mẹ đến


thực hiện các biện pháp tránh thai cụ thể tại các cơ sở y tế, đồng thời theo dõi và xử trí nếu có biến chứng [47], [49].

Hiệu quả của các chương trình chăm sóc tại nhà: ở Thụy Sĩ, một nghiên cứu của Stavros Petrou năm 2004 trên 459 bà mẹ cho thấy mô hình thăm khám của nhân viên y tế sau sinh tại nhà có thể làm giảm thời gian nằm viện của các bà mẹ đến 41 giờ (65 giờ của nhóm sử dụng mô hình so với 106 giờ của nhóm không sử dụng mô hình) [101]. Một nghiên cứu can thiệp khác tại 6 nước đang phát triển gồm Bolivia, Malawi, Mali, Bangladesh, Nepal và Pakistan do Chương trình cứu sống trẻ em của Tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế tiến hành cho thấy tỷ lệ sơ sinh trong 3 ngày đầu được chăm sóc bởi cán bộ y tế tăng từ 2-5 lần so với tỷ lệ trước can thiệp. Chương trình này đào tạo các cán bộ y tế cộng đồng thực hành các chăm sóc sơ sinh cơ bản tại nhà sản phụ và thay đổi các thói quen chăm sóc có lợi cho sức khỏe. Can thiệp cũng chú trọng đến tăng cường nhận thức về chăm sóc sau sinh tại cộng đồng. Sử dụng các cán bộ y tế hiện đang công tác tại cộng đồng trong vòng 6 đến 18 tháng. Kết quả chương trình cho thấy mô hình này có thể được triển khai tại cộng đồng trong khoảng thời gian ngắn đã mở rộng được tỷ lệ trẻ sơ sinh được thăm khám tại nhà lên nhiều lần so với trước can thiệp [69]. Mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà bởi cán bộ y tế là có thể làm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh. Theo một công bố của Tổ chức y tế thế giới và tổ chức Nhi đồng Liên hiệp quốc năm 2009, ở các nước phát triển, đặc biệt là những nơi có tỷ lệ tử vong sơ sinh cao, thăm khám sau sinh tại nhà do cán bộ y tế thực hiện có thể làm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh từ 30-61%. Chăm sóc tại nhà bao gồm các thực hành chăm sóc cơ bản như: cho bú mẹ sớm, thực hiện da kề da, tăng cường vệ sinh, khử khuẩn như rửa tay bằng xà phòng khi tiếp xúc với trẻ và vệ sinh rốn tốt. Ở các nước phát triển, mô hình chăm sóc tại nhà sau sinh có tác động làm tăng tỷ lệ bú mẹ và cải thiện các kỹ năng làm cha mẹ trong thời kỳ này [70].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022