ở tháng thứ 2 sau sinh. Về triệu chứng đau: đau ở vùng khung chậu (45,9% tại Canada), đau vết mổ (83% ở Mỹ), đau vùng lưng (54,5% ở Canada), đau đầu (23%) [54],[60],[63].
Bảng 1.1. Tổng hợp các vấn đề sức khỏe của bà mẹ sau sinh
Vấn đề sức khỏe | Italia* | Pháp* | Thổ Nhĩ Kỳ** | Australia *** | |
1. | Đau lưng | 344 (49,4) | 279 (47,4) | 577 (43,5) | |
2. | Đau đầu | 157 (22,5) | 122 (20,7) | ||
3. | Trĩ | 115 (16,5) | 97 (16,4) | 326 (24,6) | |
4. | Căng giãn tĩnh mạch | 572 (8,2) | 105 (17,9) | ||
5. | Táo bón | 88 (12,6) | 85 (14,5) | 69 (61,7) | |
6. | Tiểu không tự chủ | 12 (1,7) | 45 (7,6) | 172 (10,7) | |
7. | Đái buốt, đái rắt | 7 (1.0) | 18 (3,0) | ||
8. | Nhiễm khuẩn tiết niệu | 10 (1,4) | 11 (1,9) | ||
9. | Nhiễm khuẩn âm đạo | 16 (2,3) | 27 (4,6) | 16 (14,3) | |
10. | Giao hợp đau | 83 (11,9) | 92 (15,6) | 394 (26,3) | |
11. | Lãnh cảm | 122 (17,5) | 147 (24,9) | 242 (18,2) | |
12. | Mất ngủ | 98 (14,1) | 157 (26,7) | 90 (80,4) | |
13. | Lo lắng | 252 (36,2) | 207 (35,2) | ||
14. | Trầm cảm | 142 (20,4) | 112 (19) | 97 (86,6) | 260 (19,6) |
15. | Mệt mỏi | 321 (46,1) | 285 (48,4) | 921 (69,4) | |
16. | Các vấn đề về vú | 80 (71,4) | 203 (16,9) | ||
17. | Ho và cảm lạnh nhiều hơn bình thường | 156 (11,6) | |||
18. | Đau cơ đáy chậu | 279 (21,0) | |||
19. | Vấn đề khác (đau vết mổ) | 147 (60,7) |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà - 1
- Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà - 2
- Mô Tả Thực Trạng Kiến Thức, Thực Hành, Nhu Cầu Chăm Sóc Sau Sinh Của Các Bà Mẹ Đến Sinh Con Tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương Và Bệnh Viện Huyện Ba Vì
- Kiến Thức, Thực Hành Của Bà Mẹ Về Chăm Sóc Sau Sinh
- Chăm Sóc Sau Sinh Tại Nhà Ở Việt Nam
- Nội Dung Của Chăm Sóc Bà Mẹ Và Trẻ Sơ Sinh Sau Sinh Theo Hướng Dẫn Quốc Gia Về Skss
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
*[85], ** [90], ***[98]
Tổng hợp một số các nghiên cứu về sức khỏe bà mẹ sau sinh một số nước trên thế giới, cho thấy có khoảng gần 20 các vấn đề sức khỏe mà bà mẹ đang phải đương đầu trong giai đoạn sau sinh sau khi ra viện, bao gồm các cảm giác về đau, các vấn đề về vú, đường tiết niệu, đường sinh dục và các vấn đề về tâm lý như mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ đến lãnh cảm [85],[90],[98].
- Dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng:
Khẩu phần ăn của bà mẹ có ảnh hưởng lớn đến hồi phục sức khỏe sau sinh, ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của em bé. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, bà mẹ cho con bú trong 6 tháng đầu cần thêm 550 đến 675 Kcal/ngày so với bình thường khoảng từ 2200-2300 Kcal/ngày, tức là sẽ phải đạt từ 2750 đến 2975 Kcal/này. Hiện nay, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, các bà mẹ ở Việt Nam mới chỉ đạt 2100 Kcal/ngày như vậy mới chỉ đảm bảo được 76% nhu cầu tối thiểu của bà mẹ sau sinh [39].
Ăn không đủ lượng và chất trong các bữa ăn hàng ngày, không bổ sung các vi chất dinh dưỡng như Vitamin A, Sắt, Iốt là một nguy cơ có hại cho sức khỏe của bà mẹ sau sinh. Thiếu Iốt làm cho trẻ phát triển chậm trí tuệ. Thiếu Vitamin A gây tổn thương ở mắt cho trẻ như quáng gà, mù do khô mắt. Thiếu Sắt và Folate gây thiếu máu. Trên thế giới, châu Phi, châu Á, châu Mỹ La Tinh là những khu vực có tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt cao. Bà mẹ cần được bổ sung Vitamin A 2 lần, và viên Sắt thường xuyên trong thời gian 4 tuần sau khi sinh. Bổ sung Iốt bằng khẩu phần ăn và các muối trộn Iốt có sẵn trên thị trường [6],[17].
- Vệ sinh, lao động và nghỉ ngơi
Thời kỳ mang thai và sinh nở đã tiêu tốn nhiều năng lượng cũng như sức sức lực của người phụ nữ, vì vậy nếu không có chế độ lao động và nghỉ ngơi
thích hợp trong thời kỳ sau sinh, bà mẹ sẽ có những hệ lụy về sức khỏe như mất ngủ, giảm cân, suy nhược cơ thể, rối nhiễu tâm lý, trầm cảm, tạo điều kiện mắc một số bệnh [29]. Ngoài việc kiêng lao động nặng phòng tránh chảy máu, sa sinh dục, giảm lượng sữa; bà mẹ cũng phải ngủ đủ giấc (từ 8 tiếng/ngày) để phục hồi sức khỏe.
Chế độ vệ sinh thân thể và bộ phận đúng cách sẽ giúp tránh được các nhiễm khuẩn về vú, đường sinh dục, tiết niệu. Bà mẹ vệ sinh thân thể hợp vệ sinh bằng cách tắm nhanh bằng nước ấm, vệ sinh vú và âm hộ hàng ngày.
- Sinh hoạt tình dục và các biện pháp tránh thai sau sinh
Thời điểm kết thúc thời kỳ hậu sản (6 tuần sau sinh) là lúc bà mẹ có thể có sinh hoạt tình dục trở lại, do đó họ cần được cung cấp những kiến thức cơ bản về thời điểm sinh hoạt tình dục cũng như các biện pháp tránh thai sau sinh. Bà mẹ thiếu kiến thức về các biện pháp tránh thai có thể dẫn đến có thai ngoài ý muốn, khoảng cách sinh gần, ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ. Theo kết quả một nghiên cứu năm 1993, công tác tư vấn về các biện pháp tránh thai cho bà mẹ sau đẻ còn chưa được chú ý. Rất nhiều các bà mẹ không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào vì lý do mới sinh và đang cho con bú [7], [21].
1.1.3.2. Những nguy cơ của trẻ sơ sinh
Trong năm 2010, có khoảng 3,1 triệu trẻ em tử vong trong tháng đầu tiên của cuộc sống. Tỷ lệ tử vong sơ sinh có xu hướng giảm trong trẻ em từ 0-28 ngày tuổi giảm từ 4,4 triệu năm 1990 xuống còn 3,1 triệu năm 2010. Tỷ lệ tử vong sơ sinh cũng giảm khoảng 28% từ 32/1.000 trẻ đẻ sống xuống còn 23/1.000 trẻ đẻ sống, tuy nhiên xu hướng giảm này xảy ra rất chậm và không đều [53],[99]. Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới, 60,6% tử vong bà mẹ và 32% tử vong trẻ sơ sinh xảy ra trong vòng 48h sau khi sinh. Các nghiên cứu cho thấy
rằng: nếu mẹ và con được chăm sóc y tế thích hợp sau sinh thì có đến 90% các
trường hợp có thể làm giảm tử vong sơ sinh từ 10% đến 27% [67],[110].
Theo kết quả một số nghiên cứu, sơ sinh thường gặp những vấn đề sức khỏe như: các vấn đề về hô hấp, trẻ sinh non tháng, nhiễm khuẩn, vàng da [8]. Tổng quan về gánh nặng bệnh tật và tử vong sơ sinh khu vực các nước Đông Nam Á năm 2012 cho thấy các nguyên nhân tử vong chính ở trẻ sơ sinh bao gồm: nhiễm khuẩn, non tháng, nhẹ cân, ngạt sơ sinh và các bất thường bẩm sinh. Tỷ lệ tử vong sơ sinh do ngạt: 25%, biến chứng của sinh non: 45%, bất thường bẩm sinh: 16% và nhiễm khuẩn: 14%. Nhiễm khuẩn sơ sinh là một trong những nguyên nhân gây tử vong sơ sinh quan trọng nhất có thể phòng tránh nhưng không thấy có nghiên cứu nào phân tích một cách sâu sắc cũng như cung cấp các số liệu thống kê về tỷ lệ mới mắc [79].
Một nghiên cứu 565 bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại Pakistan năm 2006, cho thấy có khoảng 28% trẻ sơ sinh gặp những vấn đề về sức khỏe tính đến 28 ngày tuổi. Các bà mẹ cho biết các vấn đề sức khỏe của trẻ bao gồm: sốt (45,5%), nôn (27%), khó thở (15,4%), trớ (13,5%). Số ít khoảng 19% số trẻ sơ sinh có triệu chứng nặng hơn như da xanh tái, hạ nhiệt độ, vàng da ...Trong số những trẻ mắc bệnh này, có 82,1% mắc bệnh trong tuần đầu tiên [48].
1.1.4. Nội dung chăm sóc sau sinh về y tế
Năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố Hướng dẫn thực hành Chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh dựa trên các bằng chứng hiện có và sự thống nhất ý kiến của các chuyên gia lúc bấy giờ. Chăm sóc y tế từ khi mang thai đến hết giai đoạn sau sinh được biểu diễn theo sơ đồ sau (Hình 1.1)
Hướng dẫn này có nhiều bất cập vì không đề cập đến thời gian nằm ở phòng sau đẻ, số lượng và thời điểm tiếp xúc giữa mẹ với con và với cán bộ y tế cũng như nội dung cần thực hiện của những lần tiếp xúc đó. Hướng dẫn này
SK vị thành
niên và trước khi mang thai
Giai đoạn
mang thai
Giai đoạn
trước sinh
cũng cung cấp rất ít thông tin về các vấn đề liên quan đến nhiễm HIV, mang thai vị thành niên và các vấn đề về sức khỏe tâm thần [108].
Hậu sản-6 tuần | Sk bà mẹ |
Sơ sinh: 4 tuần | Sk trẻ em |
Hình 1.1. Các giai đoạn chăm sóc y tế của bà mẹ và trẻ sơ sinh
Tiếp theo hướng dẫn năm 1998, năm 2003 TCYTTG công bố Hướng dẫn thực hành thiết yếu về mang thai, sinh nở, chăm sóc sau sinh và chăm sóc sơ sinh nhằm cung cấp thêm những hướng dẫn cho các can thiệp dựa trên bằng chứng ở cấp độ chăm sóc ban đầu [110].
Tài liệu tư vấn kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới về các chăm sóc sau sinh và chăm sóc thời kỳ hậu sản 2008 được một nhóm các chuyên gia quốc tế phát triển dựa trên sự cập nhật về nội dung của hai hướng dẫn năm 1998 và 2003 vì vậy có những thay đổi và tiến bộ cũng như hữu ích hơn. Hướng dẫn này quy định các nội dung chăm sóc và thời điểm chăm sóc dành cho bà mẹ và sơ sinh giai đoạn sau sinh [111]. Ở Việt Nam, Hướng dẫn quốc gia năm 2009 về chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng đã quy định các nội dung chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh [6].
1.1.4.1. Thời điểm chăm sóc sau sinh
Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới năm 1998 chỉ rõ thực hiện chăm sóc sau sinh nên theo mô hình 6-6-6-6. Bao gồm 3-6 giờ sau sinh, 3-6 ngày, 6 tuần và 6 tháng sau sinh [108]. Tuy nhiên, chăm sóc sau sinh trên thực tế cần tiến hành sớm để khuyến khích các hành vi và thực hành chăm sóc kịp thời. Những
thực hành này bao gồm: cho trẻ bú ngay và cho bú hoàn toàn, giữ trẻ đủ ấm, giữ sạch rốn, xác định các dấu hiệu nguy hiểm đúng thời điểm để kịp thời điều trị. Đối với bà mẹ, những thực hành này bao gồm kiểm soát chảy máu, kiểm soát đau, nhiễm khuẩn, tư vấn chăm sóc vú và cho bú, tư vấn về dinh dưỡng, chăm sóc trẻ và kế hoạch hóa gia đình.
Ở những nơi không có điều kiện chăm sóc tại cơ sở y tế, có thể tổ chức chăm sóc tại nhà. Hướng dẫn năm 2008 bổ sung trong khoảng thời gian từ 24-48 giờ đầu tiên là thời điểm nhạy cảm nhất đối với sức khỏe bà mẹ và trẻ em, vì vậy sự chăm sóc y tế vào thời điểm này là cần thiết nhất [111].
Hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009 của Việt
Nam quy định các thời điểm chăm sóc sau sinh cần thiết nhất là [6]: 1- Trong ngày đầu sau đẻ:
2- Tuần đầu tiên sau đẻ
3- Sáu (6) tuần đầu tiên sau đẻ
1.1.4.2. Nội dung chăm sóc sau sinh theo hướng dẫn quốc gia
Trong Hướng dẫn quốc gia về SKSS, các bà mẹ và sơ sinh được theo dõi sức khỏe chặt chẽ trong ngày đầu tiên [6]. Từ ngày thứ 2 đến hết sáu tuần, nếu bà mẹ xuất viện, các cán bộ y tế thực hiện chăm sóc sau sinh cần thực hiện các quy trình:
(1) Hỏi mẹ về sức khỏe mẹ và con
(2) Khám (kiểm tra sự co hồi tử cung, tầng sinh môn, sự tiết sữa, vết mổ.)
(3) Hướng dẫn chăm sóc mẹ và con (theo bảng hướng dẫn chăm sóc của hướng dẫn quốc gia)
(4) Cảnh báo về các bất thường có thể xảy ra.
Các nội dung chăm sóc chính:
- Về phía người mẹ:
+ Vệ sinh hàng ngày
+ Chăm sóc vú
+ Xử trí đau do co bóp tử cung
+ Xử trí vết khâu tầng sinh môn (nếu có)
+ Chế độ ăn uống và sinh hoạt đầy đủ, ngủ 8h/ngày, vận động nhẹ nhàng
+ Tư vấn: giải quyết vấn đề tâm lý (nếu có), hoặc tư vấn nuôi con sữa mẹ, kế hoạch hóa gia đình
- Về phía con:
+ Ngủ màn, nằm chung với mẹ
+ Nuôi con bằng sữa mẹ
+ Chăm sóc mắt
+ Chăm sóc rốn
+ Vệ sinh thân thể và chăm sóc da
+ Tiêm phòng
Nội dung cụ thể về chăm sóc sau sinh sẽ được trình bày tại phần phụ lục
1.1.4.3. Chính sách nghỉ sau sinh của bà mẹ
Phần lớn các nước trên thế giới áp dụng thời gian nghỉ sinh cho các bà mẹ từ 10 đến 20 tuần (Biểu đồ 1.3).
Châu Âu là nơi cho phép thời gian nghỉ sau sinh nhiều nhất. Tại Cộng hòa Séc và Slovakia, bà mẹ có thể nghỉ 2 hoặc 3 và thậm chí là 4 năm sau sinh. Nhà nước sẽ chi trả lương cho bà mẹ trong thời gian nghỉ. Đối với những trẻ khuyết tật, bà mẹ có thể nghỉ đến 6 năm. Mỗi tháng trẻ được hỗ trợ 256 Euro mỗi tháng cho đến hết 2 tuổi, và sau đó giảm đi còn 164,22 Euro mỗi tháng.
Số tuần được nghỉ theo chế độ
120
100
80
60
40
20
0
0
<10
'10-20 20-30
số tuần
>30
số quốc gia
Biểu đồ 1.3. Thời gian nghỉ chế độ sau đẻ ở các quốc gia
Mô hình này cũng được áp dụng tại Áo nơi bà mẹ có thể chọn nghỉ sinh trong thời gian từ 1 đến 3 năm. Thụy Điển áp dụng việc cho nghỉ sinh cả bố và mẹ cho đến 16 tháng, hưởng 80% lương. Phần lương này sẽ do chính phủ và đơn vị chủ quản cùng chi trả. Na-uy cũng có chính sách nghỉ đẻ như vậy. Ở Estonia, bà mẹ được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ đẻ 18 tháng và được gia hạn thêm 70 ngày nữa. Ông bố cũng có thể từ tháng thứ 3 sau sinh (tuy nhiên, lương nghỉ sinh chỉ trả cho 1 người). Tại Anh, bà mẹ được nghỉ 52 tuần, trong đó có 39 tuần được hưởng 90% lương, và thời gian còn lại hưởng £128.73/ tuần [59],[77],[80],[97].
Châu Á, thời gian nghỉ sinh phổ biến là 12 tuần. Ở Li Băng, bà mẹ chỉ được nghỉ 7 tuần nguyên lương. Ở Nepal là 52 ngày. Có 4 quốc gia chưa áp dụng nghỉ đẻ nguyên lương bao gồm Liberia, Papua New Guinea, Swaziland và Mỹ. Ở Mỹ, chính sách nghỉ đẻ ở các tiểu bang rất khác nhau [75],[103]. Ở Việt Nam, thời gian nghỉ sinh của bà mẹ là 24 tuần.