Chăm Sóc Sau Sinh Tại Nhà Ở Việt Nam


Chi phí của các chương trình chăm sóc tại nhà: nhiều nghiên cứu đề cập đến chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà cho thấy chi phí chăm sóc tại nhà thường cao hơn chăm sóc tại các cơ sở y tế. Để có thể xây dựng dịch vụ chăm sóc tại nhà, cần các loại chi phí như sau: phụ cấp cán bộ, thuốc, dụng cụ/ máy móc, nhiên liệu, phương tiện vận chuyển, và các chi phí khác [71]. Trong khi, các dịch vụ tương tự tại bệnh viện tiết kiệm được các chi phí về di chuyển và phụ cấp cán bộ (vì đã tính vào lương hàng tháng). Nghiên cứu của Stavros Petrou thì lại cho rằng mô hình chăm sóc tại nhà có thể làm giảm chi phí nằm viện trung bình là 1200 franc Thụy Sĩ (chủ yếu là do thời gian nằm viện được rút ngắn) [101].


1.3.2. Chăm sóc sau sinh tại nhà ở Việt Nam

Cũng giống như xu hướng trên thế giới, khoảng trống trong chăm sóc sau sinh ở Việt Nam cũng thể hiện rõ khi số lượng nghiên cứu trong lĩnh vực này khá khiêm tốn so với chăm sóc trước sinh. Một nghiên cứu về thực hành chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại tỉnh Khánh Hòa năm 2005 cho thấy vẫn còn sự thiếu hụt trong chăm sóc sau đẻ và đặc biệt là chăm sóc sơ sinh sau đẻ. Số phụ nữ được nhân viên y tế khám lại sau đẻ: trong vòng 2 giờ sau đẻ là 32,1%; trong vòng 3-12h sau đẻ là 51,2% và số không được khám là 13,1% [26]. Đa số các thăm khám sau sinh lại được tiến hành tại bệnh viện. Các thăm khám tại nhà do y tế thôn bản hoặc/và y tế tư nhân đảm nhiệm [22].

Các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ được khám lại sau sinh cũng rất khác nhau ở các vùng, miền, trong khi tỷ lệ thăm khám sau sinh ở Khánh Hòa chỉ là 52,3%, trong đó 70,6% số lần khám thứ nhất do cán bộ y tế xã thực hiện. Một nghiên cứu khác của Lê Anh Tuấn, Ngô Văn Toàn và CS năm 2010 về chăm sóc sau sinh tại Bình Định cho thấy tỷ lệ các bà mẹ được khám lại trong vòng 28


ngày sau sinh khá cao: 82%. Tuy nhiên, các bà mẹ vùng miền núi có tỷ lệ khám lại không cao [25].

Ở Việt Nam, tỷ lệ cho bú hoàn toàn cả nước là 20,2%. Một số nghiên cứu khác cho thấy : tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn khác nhau ở các tỉnh, dao động từ 0,6% (Khánh Hòa) đến 36,9% (Đà Nẵng). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong một nghiên cứu khác của Lưu Ngọc Hoạt và cộng sự tỷ lệ cho bú hoàn toàn là 30%. Các yếu tố cản trở cho thực hành cho trẻ bú sớm là mẹ thấy không đủ sữa, mệt yếu, mẹ mổ đẻ, mẹ dùng kháng sinh, không được cán bộ y tế khuyên và hỗ trợ. Có đến 40,2% trong số các bà mẹ có con <6 tháng tuổi cho biết lý do không cho bú là do bà mẹ cảm thấy không đủ sữa nữa [18].

Trình độ của nhân viên y tế về chăm sóc sau sinh vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu của Leif Erikson, Nguyễn Thu Nga và cộng sự tại Quảng Ninh, Việt Nam trên 415 cán bộ y tế xã thuộc 115 trạm y tế của 12 huyện cho thấy kiến thức đạt về chăm sóc sức khỏe ban đầu của các nhân viên y tế cao nhất là 60% so với yêu cầu [83].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà đã được một số cơ sở y tế trong và ngoài công lập tiến hành từ một vài năm trở lại đây ở hầu hết các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, …Kết quả tìm kiếm thông tin trên một số trang web và mạng xã hội cho thấy các dịch vụ chăm sóc sau sinh hiện tại có thể chia ra thành hai dạng:

- Dạng 1: dịch vụ do các bệnh viện Phụ sản hoặc bệnh viện bán công, bệnh viện tư nhân cung cấp ví dụ: Bệnh viện Phụ sản trung ương ở Hà Nội, bệnh viện quốc tế Hạnh phúc ở thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Phụ sản Hải Phòng ở thành phố Hải Phòng.

Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà - 6

- Dạng 2: dịch vụ do một số cơ sở y tế tư nhân cung cấp chủ yếu là chăm

sóc và phục hồi sức khỏe, masage thảo dược, xông hơi cho mẹ và tắm bé.


Các công ty cung cấp được biết đến nhiều là Công ty Viet-care (Hà nội), Công ty Mom&Baby care (Đà Nẵng), Jamu Mommy Center (Thành phố Hồ chí minh).

Giá dịch vụ khoảng từ 150.000 đồng/buổi đến 250.000 đồng/buổi cho những chăm sóc đơn giản như tắm và massage da bé, vệ sinh mắt, mũi, rốn, thăm khám và kiểm tra vết mổ, cắt chỉ cho mẹ. Các dịch vụ tắm, xông hơi, massage bằng thảo dược có giá từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng/ gói dịch vụ 10 ngày.

Tuy có nhiều loại dịch vụ chăm sóc sau sinh nhưng lại có rất ít nghiên cứu đánh giá về chất lượng cũng như tác động của những dịch vụ này lên sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Nghiên cứu của Lê Hoài Chương về hoạt động của đơn vị chăm sóc tại nhà bệnh viện Phụ sản trung ương trong thời gian từ 2008-2009 bằng phương pháp hồi cứu cho thấy dịch vụ chăm sóc sau sinh chiếm 67% tổng số dịch vụ tại nhà do bệnh viện cung cấp trong thời gian 2 năm [12]. Với 2413 ca dịch vụ chăm sóc mẹ và bé, phát hiện 61 trường hợp bất thường, trong đó có 16 trường hợp nhiễm trùng hoặc toác vết mổ, 7 trường hợp toác vết khâu tầng sinh môn, 5 trường hợp bí tiểu sau đẻ, 5 trường hợp tắc tia sữa và 3 trường hợp bế sản dịch, 22 trường hợp gặp các bất thường khác cần điều trị. Có 124 trẻ sơ sinh phát hiện bất thường, hầu hết là vàng da bệnh lý: 94 trường hợp và bệnh lý khác: 30 trường hợp [12].

Mặc dù số lượng không nhiều như các nghiên cứu về mang thai và sinh nở, các nghiên cứu chăm sóc sau sinh của các tác giả trên thế giới và tại Việt Nam đã mô tả khái quát về thực trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh với những đặc điểm chung về kiến thức thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ còn có nhiều bất cập, mang đậm mầu sắc của tập quán và phong tục, sự tham gia của nhiều thành viên trong gia đình và sự bỏ ngỏ của hệ thống y tế khi trao toàn


bộ việc chăm sóc sau sinh của bà mẹ và trẻ sơ sinh cho cộng đồng. Giai đoạn sau sinh cũng chứa đựng nhiều nguy cơ về sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, kể cả những nguy cơ về sức khỏe và các nguy cơ tinh thần khác như vấn đề trầm cảm sau sinh. Trong khuôn khổ tìm kiếm của nghiên cứu, chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu nào cả trên thế giới và tại Việt nam phân tích sự thay đổi về kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ khi sử dụng các dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà.


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Địa điểm nghiên cứu

Hai bệnh viện chọn làm cơ sở nghiên cứu đều nằm trên địa bàn thành phố Hà nội. Huyện Ba Vì cách nội thành Hà Nội 30km2 về phía Tây Bắc.



Hà Nội có diện tích 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2011). Hà Nội hiện nay gồm 10

quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành.


Hình 2.1. Bản đồ Hà nội


2.1.1. Bệnh viện Phụ sản trung ương

Là bệnh viện đầu ngành trong lĩnh vực sản phụ khoa và sơ sinh. Nằm giữa trung tâm của thủ đô Hà Nội, điều kiện đi lại khá thuận tiện. Bệnh viện hàng năm


tiếp nhận 20.000 ca đẻ trong điều kiện cơ sở vật chất của một bệnh viện 260 giường (từ năm 1966). Do đó, tình trạng quá tải với 2-3 bà mẹ cùng điều trị trên 1 giường hiện đang ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng của dịch vụ. Để khắc phục tình trạng này, bệnh viện đã thành lập đơn vị chăm sóc tại nhà, bao gồm các dịch vụ: (1) chăm sóc sau đẻ, (2) chăm sóc sau phẫu thuật, (3) khám thai định kỳ, (4) siêu âm sản phụ khoa, (5) khám sản khoa và sơ sinh. Dịch vụ chăm sóc sau đẻ chú trọng đến việc thăm khám, kiểm tra sức khỏe và bất thường ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Sự khác biệt trong việc cung cấp dịch vụ này với can thiệp của nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể trong phần mô tả can thiệp.


2.1.2. Bệnh viện đa khoa Ba Vì

Nằm tại huyện miền núi phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, với diện tích 420 km2, dân số gần 30 vạn người. Toàn huyện có 30 xã, 01 thị trấn, trong đó khu vực miền núi có 07 xã, 01 xã giữa sông còn lại là vùng đồi gò và ven sông do vậy việc đi lại khám chữa bệnh của nhân dân đến trung tâm là khá xa, nơi xa nhất đến bệnh viện là 40 km. Bệnh viện tiếp nhận khoảng 20,000 lượt bệnh nhân đến khám, trong đó khoảng 2,500 ca đẻ hàng năm. Khoảng cách từ Ba Vì đến Hà nội khoảng > 30km. Do điều kiện địa lý nằm khá xa Hà nội so với các huyện ngoại thành khác.


2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm hai thiết kế nghiên cứu riêng biệt.

- Đối với mục tiêu 1: “Mô tả thực trạng về kiến thức, thực hành và nhu cầu chăm sóc sau sinh của bà mẹ đến sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và bệnh viện Ba Vì” chúng tôi sử dụng một nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả của nghiên cứu này được sử dụng như một cơ sở để xây dựng mô hình can thiệp.


- Đối với mục tiêu 2 : "đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà của hai bệnh viện" chúng tôi xây dựng một nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng.

2.2.1. Thiết kế mô tả cắt ngang:

2.2.1.1. Thời gian nghiên cứu:

Thời gian tiến hành thu thập số liệu cho nghiên cứu từ tháng 2 đến 4/2011.

2.2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

- Bà mẹ vừa sinh con:

Các sản phụ sinh con tại hai bệnh viện Phụ sản trung ương và bệnh viện huyện Ba Vì

Điều kiện tuyển chọn:

1. Sống ở khu vực lân cận Hà Nội và Ba Vì

2. Mẹ và con có sức khỏe ổn định khi ra viện

3. Cam kết tự nguyện tham gia nghiên cứu

4. Thời gian nằm viện ≥ 24h. Do bảng câu hỏi nghiên cứu khá dài, mất nhiều thời gian (kể cả thời gian để bà mẹ hồi phục sau khi sinh mới tiến hành phỏng vấn) nên điều kiện này được đưa vào nghiên cứu để phòng ngừa việc mất số liệu do thời gian bà mẹ nằm viện không đủ để tiến hành điều tra.

- Đại diện người chăm sóc (thành viên trong gia đình đình của sản phụ)

Người chăm sóc chính cho sản phụ và em bé (mẹ chồng, mẹ đẻ, chồng, chị em gái, cô, dì, em chồng…) được tham gia vào phần nghiên cứu để làm rõ thêm về các thông tin chăm sóc sau sinh tại cộng đồng cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, cũng như những yếu tố tác động đến kiến thức và thực hành sau sinh tại cộng đồng. Người giúp đỡ chính là người trực tiếp tham gia nhiều nhất vào công tác chăm sóc cho bà mẹ và sản phụ, được xác nhận bởi bà mẹ.


2.2.1.3. Cỡ mẫu:

- Đối tượng: Bà mẹ vừa sinh

Sử dụng công thức tính cỡ mẫu:


Z2 1-α/2 p(1-p)

n= d2


Trong đó:

n: cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu cho mẫu ngẫu nhiên đơn

p: % phụ nữ có kiến thức chăm sóc sau sinh đạt yêu cầu theo nghiên cứu của Lê Thị Vân, 2003 là 40% [40].

q =(1-p): % phụ nữ có thực hành về CSSS chưa đạt là 60%

d: Độ chính xác mong muốn , d=0,05

Z2 1-α/2 = 1,96, α= 0,05

Thay vào công thức, ta có cỡ mẫu nghiên cứu là 368.

Lấy mẫu tại hai địa điểm nghiên cứu: thành thị và nông thôn, mỗi nhóm là: 368, tổng số mẫu tối thiểu là: 736 bà mẹ.

Thực tế đã thu thập được 762 bà mẹ trong đó ở thành thị: 389 bà mẹ và nông thôn là 373 bà mẹ.

- Đối tượng: đại diện gia đình/ người chăm sóc chính:

Tại mỗi địa bàn (thành thị và nông thôn) chọn 10 mẫu đại diện để phỏng vấn sâu.


2.2.1.4. Cách chọn mẫu:

- Bà mẹ: Lấy tất cả các trường hợp đủ điều kiện đến đăng ký sinh con tại hai bệnh viện trong thời gian nghiên cứu. Lấy cho đến đủ số lượng mỗi nhóm đại diện cho thành thị và nông thôn.

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí